Trắc nghiệm Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đáp án – Ngữ văn 7

Bộ 9 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 7.

1 1627 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Bài giảng Ngữ văn 7 Bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Câu 1: Nhận xét nào đúng về bài ca dao số 1?

Ở đâu năm cửa, nàng ơi? 
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? 
Sông nào bên đục bên trong? 
......
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh, 
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây. 

A. Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

B. Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là : lời đáp của cô gái.

C. Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

D. Hình thức đối đáp này không phố biến trong ca dao, dân ca.

Đáp án: C

Câu 2: Các địa danh trong bài ca dao số 1 thuộc vùng nào ở nước ta?

A. Vùng Bắc Bộ

B. Vùng Trung Bộ

C. Vùng Nam Bộ

D. Cả ba miền đất nước

Đáp án: C

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa của việc hỏi- đáp các địa danh của chàng trai và cô gái trong bài ca dao số 1?

A. Họ muốn thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

B.  Thông qua lời hỏi đáp, nhân vật trữ tình muốn chia sẻ hiếu biết về những danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

C. Họ là những con người hiểu biết, tài hoa, lịch lãm, tế nhị. 

D. Họ muốn khoe khoang sự hiểu biết của bản thân về quê hương, đất nước.

Đáp án: C

Câu 4: Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ?

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

A. Dòng thơ dài với 12 tiếng, gợi lên  cảm giác cánh đồng lúa như trải dài ra mênh mông, vô tận.

B. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, điệp ngữ và phép đối xứng.

C. Sử dụng từ ngữ địa phương, mang phong cách đặc trưng cho vùng miền.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: C

Câu 5: Lối hát đối đáp, trao duyên thường diễn ra trong những lễ hội quan họ. Theo em, bài ca dao “ở đâu năm cửa..." thuộc kiểu hát nào? 

A. Hát chào mời 

B. Hát đố hỏi 

C. Hát xe kết 

D. Hát giã bạn

Đáp án: B

Giải thích: Kiểu hát trao duyên là kiểu hát đối đáp đố hỏi giữa các đôi nam thanh nữ tú

Câu 6: Địa danh nào sau đây không nằm ở Hồ Gươm? 

A. Chùa Một Cột 

B. Đền Ngọc Sơn 

C. Tháp Rùa 

D. Tháp Bút

Đáp án: A

Giải thích: Chùa Một Cột ở Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Câu 7: Từ nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao:

Đường vô… quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô… thì vô…

A. Xứ Huế 

B. Xứ Lạng 

C. Xứ Nghệ 

D. Xứ Nam

Đáp án: D

Câu 8: Vẻ đẹp của cô gái trong bài ca dao “Đứng bên ni đồng…” là vẻ đẹp? 

A. Rực rỡ và quyến rũ 

B. Trong sáng và hồn nhiên 

C. Trẻ trung và đầy sức sống 

D. Mạnh mẽ và đầy bản lĩnh

Đáp án: C

Câu 9: Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước, con người có những đặc điểm chung gì? 

A. Gợi nhiều hơn tả 

B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên 

C. Chỉ tả chi tiết đặc điểm tiêu biểu nhất 

D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ ít miêu tả

Đáp án: A

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Từ láy có đáp án

Trắc nghiệm Quá trình tạo lập văn bản có đáp án

Trắc nghiệm Những câu hát than thân có đáp án

Trắc nghiệm Những câu hát châm biếm có đáp án

Trắc nghiệm Đại từ có đáp án

1 1627 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: