Vẽ đồ thị hàm số y = 2x, cách giải chi tiết, giải thích vì sao lại như thế

Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Toán có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Toán tốt hơn. Mời các bạn đón xem:

1 1,670 05/11/2024


Vẽ đồ thị hàm số y = 2x, cách giải chi tiết, giải thích vì sao lại như thế

Đề bài: Vẽ đồ thị hàm số y = 2x, cách giải chi tiết, giải thích vì sao lại như thế ?

*Lời giải:

Cho:

x = 0 y = 0 O(0; 0)

x = 1 y = 2 A(1; 2)

Đồ thị hàm số y = 2x đi qua điểm O và A có đồ thị hàm số như hình vẽ.

Tài liệu VietJack

*Phương pháp giải:

- Nắm lại cách vẽ đồ thị hàm số: lấy tầm 2 tọa độ điểm thuộc đồ thị. Từ 2 điểm đó trên trục số Oxy ta sẽ ra được đường thẳng đi qua 2 điểm đó chính là đồ thị của hàm số

*Lý thuyết cần nắm và các dạng bài toán về hàm số bậc nhất và cách vẽ đồ thị:

Đồ thị hàm số bậc nhất

Hàm số bậc nhất y = ax + b với a0 có đồ thị là một đường thẳng.

- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b;

- Song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0; trùng với y = ax nếu b = 0.

Kí hiệu là d: y = ax + b.

Cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất

Xét đường thẳng d: y = ax + b với a0

Bước 1: Xét hệ số b

- Nếu b = 0 ta có d: y = ax đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm A(1; a)

- Nếu b0 thì d đi qua hai điểm A(0; b) và Bba;0

Bước 2:

- Nếu b = 0, ta vẽ đường thẳng d đi qua hai điểm O(0; 0) và A(1; a). Đường thẳng d là đồ thị hàm số.

- Nếu b ≠ 0, ta vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A(0; b) và Bba;0. Đường thẳng d là đồ thị hàm số.

Các dạng bài tập

Dạng 1: Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất

Phương pháp giải: Xét đường thẳng d: y = ax + b với a0

- Nếu b = 0 ta có d: y = ax đi qua gốc tọa độ O(0; 0) và điểm A(1; a)

- Nếu b0 thì d đi qua hai điểm A(0; b) và Bba;0.

Dạng 2: Xác định điểm thuộc hay không thuộc đồ thị hàm số

Phương pháp giải: Cho hàm số y = ax + b và M(m, n) với a 0

Cách 1: Ta biểu diễn điểm M và đồ thị hàm số d: y = ax +b trên cùng một hệ trục tọa độ

Nếu điểm M thuộc đồ thị hàm số thì điểm đó nằm trên đường thẳng d

Nếu điểm M không thuộc đồ thị hàm số thì điểm M không nằm trên đường thẳng d.

Cách 2: Ta thay tọa độ điểm M vào hàm số

Nếu am + b = n thì M thuộc đồ thị hàm số

Nếu am + b n thì M không thuộc đồ thị hàm số.

Dạng 3: Xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng

Phương pháp giải: Cho hai đường thẳng d: y = ax + b và d’: y = a’x + b’ với a, a’ 0

Để tìm tọa độ giao điểm d và d’ ta làm như sau:

Cách 1: Phương pháp đại số:

Bước 1: Xét phương trình hoành độ giao điểm của d và d’

ax + b = a’x + b’

Bước 2: Từ phương trình hoành độ giao điểm ta tìm được x, thay x vào d hoặc d’ để tìm y

Bước 3: Kết luận giao điểm

Cách 2: Dùng phương pháp tọa độ

Bước 1: Vẽ d và d’ trên cùng một hệ trục tọa độ

Bước 2 Từ hình vẽ xác định tọa độ giao điểm

Bước 3: Kết luận giao điểm

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Hàm số bậc nhất và cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất (có đáp án 2024) - Toán 9

Trắc nghiệm Đồ thị của hàm số y = ax + b (có đáp án 2024) – Toán 9

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:

1 1,670 05/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: