1500 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án (Phần 81)
Bộ 1000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án Phần 81 hay nhất được biên soạn và chọn lọc giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi môn Toán.
1500 câu hỏi ôn tập Toán (Phần 81)
Lời giải:
Gọi số cần tìm có dạng
Vì số đã cho có chữ số hàng trăm là 5 nên b = 5
Số đã cho chia hết cho cả 2 và 5 nên phải có chữ số tận cùng là 0, hay d = 0
Khi đó ta có số
Vì số cần tìm là số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau nên suy ra a = 9 và c = 8.
Vậy số cần tìm là 9580.
Câu 2: Tìm x, y thỏa mãn 2x2 + y2 + 9 = 6x + 2xy.
Lời giải:
2x2 + y2 + 9 = 6x + 2xy
⇔ 2x2 + y2 + 9 – 6x – 2xy = 0
⇔ (x – 3)2 + (x – y)2 = 0
Ta thấy: (x – 3)2 + (x – y)2 ≥ 0 với mọi x, y
Nên để đẳng thức xảy ra thì: ⇔ x = y = 3
Vậy x = y = 3.
Lời giải:
Tổ 1 chăm sóc nhiều hơn tổ 2 số mét vuông rừng là:
2500 + 400 = 2900 (m2)
Lúc đầu tổ 2 chăm sóc số mét vuông rừng là:
(28500 – 2900) : 2 = 12800 (m2)
Lúc đầu tổ 1 chăm sóc số mét vuông rừng là:
28500 – 12800 = 15700 (m2).
Lời giải:
Giả sử a + b + c + d = 0 ⇒ b + c = −(a + d)
Cộng từng vế các điều kiện trên ta được
abc + bcd + cda + dab − (a + b + c + d) = 0
⇒ abc + bcd + cda + dab = 0
⇔ bc(a + d) + ad(b +c) = 0
⇔ bc(a + d) − ad(a + d) = 0
⇔ (a + d)(bc − ad) = 0
TH1: a + d = 0
Từ : abc – d = 1,bcd – a = 2, ta cộng lại ta được
abc + bcd−(a + d) = 3
⇔ bc(a + d)−(a + d) = 3
⇔ (a + d)(bc − 1) = 3
⇔ 0 = 3 (Vô lí)
Th2 : bc – ad = 0
Nếu b = 0 ⇒ a + c + d = 0(1)
Từ abc –d = 1 ⇒ 0 −d = 1 ⇒ d = −1
Từ bcd – a =2 ⇒ a = −2
Từ dab – c =−6 ⇒ c = 6
Lúc này ⇒ a + c + d = − 2 + 6 + (−1) = 3 ≠ 0 (Trái với (1)
Do đó b ≠ 0, tương tự d ≠ 0
Từ bc – ad = 0 ⇒ ab = cd (b, d ≠ 0)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
⇒
⇒ a = −b ⇒ a + b = 0
Tương tụ như với a + d = 0 ⇒ Vô lí
Vậy a + b + c + d ≠ 0 (đpcm).
Câu 5: Cho dãy số (un) có u1 = 4 và un+1 = 3un – 2. Tìm số hạng thứ 5 của dãy.
Lời giải:
Ta có: u2 = 3u1 – 2 = 3.4 – 2 = 10
u3 = 3u2 – 2 = 3.10 – 2 = 28
u4 = 3u3 – 2 = 3.28 – 2 = 82
u5 = 3u4 – 2 = 3.82 – 2 = 244.
Lời giải:
Gọi số hạng đầu là u1, công bội là q
Ta có: q = 3
un = u1 . qn–1 = u1 . 3n–1 = 486
Suy ra: u1 . 3n = 486 . 3 = 1458
728 =
⇔ u1(3n – 1) = 728 . 2 = 1456
⇔ u1 . 3n – u1 = 1456
⇔ 1458 – u1 = 1456
⇔ u1 = 1458 – 1456 = 2
Vậy số hạng đầu của cấp số nhân là 2.
Lời giải:
Số gạo tẻ là:
120 . 65% : 100% = 78 (kg)
Số gạo nếp là:
120 – 78 = 42 (kg)
Lời giải:
Số viên gạch bông đủ để lát 1m2 nền nhà là: 125 : 5 = 25 (viên)
Nền nhà của bác Vinh lát hết số viên gạch bông là: 1425 – 125 = 1300 (viên)
Diện tích nền nhà của bác Vinh là: 1300 : 25 = 52 (m2).
Lời giải:
+ Gọi số có 3 chữ số khác nhau có dạng:
+ Để số có 3 chữ số chia hết cho 9 ⇒ Tổng a + b + c phải chia hết cho 9
+ Tập hợp các số mà tổng của chúng chia hết cho 9 là:
A = {0, 5, 4}
⇒ Các số đó là: 540, 450, 504, 405 ⇒ Vậy có 4 số
B = {2, 3, 4}⇒ Đảo vị trí 3 số ta có: 3!
C = {1, 3, 5}⇒ Đảo vị trí 3 số ta có: 3!
Vậy có: 4 + 3! + 3! = 16 số.
Lời giải:
Bán kính biển báo là : 50 : 2 = 25 (cm)
Diện tích biển báo là : 25 x 25 x 3,14 = 1962,5 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật là : 1962,5 x 20 : 100 = 392,5 (cm2)
Diện tích phần tô đậm là : 1962,5 – 392,5 = 1570 (cm2).
Câu 11: Một cấp số cộng (un) có u9 = 47; công sai d = 5. Số 10092 là số hạng thứ mấy trong cấp số cộng?
Lời giải:
Ta có: u9 = u1 + 8d = 47
Suy ra: u1 = 47 – 8.5 = 7
Gọi số 10092 là số hạng thứ n trong cấp số cộng
Ta có: 10092 = u1 + (n – 1)d
⇔ 10092 = 7 + (n – 1).5
⇔ 5n – 5 + 7 = 10092
⇔ 5n = 10090
⇔ n = 2018
Vậy 10092 là số hạng thứ 2018 của cấp số cộng.
Lời giải:
Để đựng hết 40 lít mật ong thì người đó cần số chai là:
40 : 0,72 = 55 (chai) và dư 0,4 lít
Do thừa 0,4 lít mật ong nên cần thêm 1 chai nữa.
Vậy tổng số chai người đó cần là:
55 + 1 = 56 (chai).
a) Có thể chia được thành bao nhiêu nhóm học sinh?
b) Có thể chia nhiều nhất bao nhiêu nhóm học sinh?
Lời giải:
Để số học sinh nam và nữ trong các nhóm bằng nhau thì số học sinh nam bằng số học sinh nữ và phải là ước chung của 36 và 40
Ta có:
36 = 22 . 32 và 40 = 23 . 5
⇒ ƯC (36; 40) = 22 = 4
a) Có thể chia nhóm như sau:
+) Chia được 2 nhóm. Nhóm có 18 nam và 20 nữ.
+) Chia được 4 nhóm. Nhóm có 9 nam và 10 nữ.
b) Có thể chia nhiều nhất 4 nhóm với mỗi nhóm có 9 nam và 10 nữ.
Câu 14: Tìm số dư trong phép chia 0,6159 : 0,52 ( số thương chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân).
Lời giải:
Ta có: 0,6159 : 0,52 = 1,18 (dư 0,0023)
Vậy số dư của phép chia khi lấy 2 chữ số ở phần thập phân là 0,0023.
Câu 15: Tìm x biết: x(x + 2)(x2 + 2x + 2) + 1 = 0.
Lời giải:
x(x + 2)(x2 + 2x + 2) + 1 = 0
⇔ (x2 + 2x)(x2 + 2x + 2) + 1 = 0
Đặt x2 + 2x = t
Ta có: t(t + 2) + 1 = 0
⇔ t2 + 2t + 1 = 0
⇔ (t + 1)2 = 0
⇔ t = – 1
Khi đó: x2 + 2x = – 1
⇔ x2 + 2x + 1 = 0
⇔ (x + 1)2 = 0
⇔ x = – 1
Vậy x = –1.
Câu 16: 5,34 km2 = …ha.
Lời giải:
1 km2 = 100 ha
Nên 5,34 km2 = 534 ha.
Câu 17: Diện tích hình vuông tăng lên gấp 4 lần, hỏi độ dài mỗi cạnh hình vuông tăng lên gấp mấy lần?
Lời giải:
Gọi cạnh hình vuông ban đầu là: a (a > 0)
Diện tích hình vuông ban đầu là: a.a (đon vị đo)
Diện tích hình vuông lúc sau là: a . a . 4 (đơn vị đo) = a . a . 2 . 2 = (a . 2) . (a . 2)
Cạnh của hình vuông lúc sau là: a . 2 (đơn vị đo)
Cạnh hình vuông đó tăng số lần là:
a . 2 : a = 2 (lần)
Vậy cạnh hình vuông ban đầu phải tăng 2 lần thì diện tích hình vuông mới gấp 4 được.
Câu 18: Năm nay bố 32 tuổi và gấp 4 lần tuổi con. Hỏi sau 4 năm nữa tuổi bố gấp mấy lần tuổi con?
Lời giải:
Năm nay con có số tuổi là:
32 : 4 = 8 (tuổi)
4 năm nữa bố có số tuổi là:
32 + 4 = 36 (tuổi)
4 năm nữa con có số tuổi là:
8 + 4 = 12 (tuổi)
4 năm nữa tuổi bố gấp tuổi con số lần là:
36 : 12 = 3 (lần)
Lời giải:
Coi 5 nữ sinh là X .
Số cách sắp xếp X và nam sinh là 7!
Số cách sắp xếp 5 nữ sinh trong X là 5!
Số cách sắp xếp sao cho các nữ sinh luôn ngồi cạnh nhau: 7!.5! = 604800.
Câu 20: Tìm x để 3 số: 1 − x, x2, 1 + x theo thứ tự lập thành một cấp số cộng?
Lời giải:
Do 3 số đã cho lập thành một cấp số cộng nên số ở giữa phải bằng trung bình cộng của 2 số còn lại. Do đó ba số: 1 − x, x2, 1 + x lập thành một cấp số cộng khi và chỉ khi
x2 − (1 − x) = 1 + x – x2
⇔ 2x2 = 2
⇔ x = ±1.
Lời giải:
Vì 3 lần đáy bé bằng 4 lần chiều cao nên tỉ số giữa chiều cao và đáy bé là
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 4 = 7 (phần)
Đáy bé của hình thang đó là:
28,7 : 7 × 4 = 16,4 (dm)
Chiều cao của hình thang đó là:
28,7 – 16,4 = 12,3 (dm)
Đáy lớn của hinhg thang đó là:
16,4 + 1,2 = 17,6 (dm)
Diện tích hình thang là:
(17,6 + 16,4) . 12,3 : 2 = 209,1 (dm2).
Câu 22: Tính diện tích phần tô đậm biết AB = 16 cm.
Lời giải:
Độ dài đường kính nửa đường tròn là:
16 : 2 = 8 (cm)
Bán kính nửa đường tròn là:
8 : 2 = 4 (cm)
Diện tích 4 nửa đường tròn là:
3,14 . 42 . 2 = 100,48 (cm2)
Ta thấy chiều rộng hình chữ nhật bằng 1 nửa AB nên chiều rộng hình chữ nhật là: 16 : 2 = 8 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
16 . 8 = 128 (cm2)
Diện tích phần tô đậm là:
128 – 100,48 = 27,52 (cm2)
Câu 23: Tính nhanh 1152 – (374 + 1152) + (–65 + 374).
Lời giải:
1152 − (374 + 1152) + (−65 + 374)
= 1152 – 374 – 1152 – 65 + 374
= (1152 − 1152) + (−374 + 374) + (−65)
= 0 + 0 + (−65)
= −65.
Lời giải:
Số cái bát đem bán là:
600 – 69 = 531 (cái)
Sô tiền bán 531 cái bát với giá 6000 đồng là:
531 . 6000 = 3186000 (đồng)
Coi giá vốn mua bát là 100%
Số tiền bán bát chiếm số phần trăm số tiền vốn là:
100% + 18% = 118% (tiền vốn)
Số tiền vốn là:
3186000 : 118 . 100 = 2700000 (đồng)
Số tiền mua 1 cái bát là:
2700000 : 600 = 4500 (đồng)
Ta có 1 tá = 12 cái
Số tiền mua mỗi tá bát là:
4500 . 12 = 54000 (đồng)
Đáp số: 54000 đồng.
Lời giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là: 26 : 2 = 13 (m)
Gọi chiều dài hình chữ nhật là a (m) thì chiều rộng hình chữ nhật là 13 – a (m)
Theo bài ra ta có:
a : (13 – a) = 1,6
⇔ a = 1,6 (13 – a)
⇔ a = 20,8 – 1,6a
⇔ 2,6a = 20,8
⇔ a = 8
Suy ra: chiều dài hình chữ nhật là 8m
Chiều rộng hình chữ nhật là:
13 – 8 = 5 (m)
Diện tích hình chữ nhật là:
8 . 5 = 40 (m2).
a) Hỏi giá một bộ quần áo thể thao sau khi được giảm là bao nhiêu tiền ?
Lời giải:
a) Giá một bộ quần áo thể thao sau khi được giảm là:
7800000 . (100% – 20%) = 6240000 (đồng)
b) Giá một bộ quần áo thể thao sau khi giảm thêm 10% là:
6240000 . (100% – 10%) = 5616000 (đồng)
Một bộ quần áo thể thao lời được số tiền là:
27500000 : 25 = 1100000 (đồng)
Giá vốn của một bộ quần áo là:
5616000 – 1100000 = 4516000 (đồng)
Câu 27: Tam giác thường có cạnh huyền không?
Lời giải:
Tam giác thường không có cạnh huyền.
Tam giác có cạnh huyền là tam giác vuông.
Lời giải:
Gọi số sản phẩm được giao của mỗi tổ theo kế hoạch lần lượt là a và b (sản phẩm, 0 ≤ a, b ≤ 600)
Theo kế hoạch hai tổ sản xuất 600 sản phẩm nên ta có a + b = 600 (1)
Do áp dụng kĩ thuật mới nên tổ I vượt mữa 18% và tổ hai vược mức 21%, vì vậy họ đã hoàn thành vượt 120 sản phẩm nên ta có:
0,18a + 0,21b = 120(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình, nhân cả hai vế của phương trình (1) với 0,21 rồi trừ đi (2) ta được:
0,03a = 6 ⇔ a = 200
⇒ b = 400
Vậy theo kế hoặc tổ I được giao 200 sản phầm, tổ II được giao 400 sản phẩm.
Lời giải:
Gọi phần quà chia được nhiều nhất là x
Theo bài ra, ta có:
300 chia hết cho x
240 chia hết cho x
420 chia hết cho x
⇒ x ∈ ƯCLN(300; 240; 420)
Ta lại có:
300 = 22.3.52
240 = 24.3.5
420 = 22.3.5.7
⇒ x ∈ ƯCLN (300; 240; 420) = 22.3.5 = 60
Vậy có thể chia được nhiều nhất 60 phần quà.
Câu 30: Cho a + b + c = 0. Chứng minh a3 + b3 + c3 = abc.
Lời giải:
Từ a + b + c = 0 suy ra: a = –(b+c)
a3 = –(b + c)3 = –[b3 + c3 + 3bc(b + c)] = –b3 – c3 + 3abc
⇒ a3 + b3 + c3 = abc.
Câu 31: Cho hàm số y = (m – 2)x + m + 1 (d)
a) Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất ?
b) Với giá trị nào của m thì hàm số đã cho là hàm số đồng biến?
c) Tìm m để (d) song song với (d1): y = 3x + 2.
d) Vẽ đồ thị hàm số với m = 5.
Lời giải:
a) Hàm số bậc nhất khi m – 2 ≠ 0
⇔ m ≠ 2
b) Hàm số đồng biến khi m – 2 > 0
⇔ m > 2
c) (d)//(d1):y=3x+2 khi m – 2 = 3; m + 1 ≠ 2
⇔ m = 5; m ≠ 1
⇒ m = 5
d) Khi m = 5 ta có: y = (5 – 2)x + 5 + 1 = 3x + 6
Đường thẳng y = 3x + 6 đi qua A(0;6), B(–2;0)
Lời giải:
Ba mặt phẳng (ACD) , ( BCD) , (P) đôi một cắt nhau theo các giao tuyến CD, IJ, MN.
Vì IJ // CD ( IJ là đường trung bình của tam giác BCD) nên theo định lí 2 ta có IJ // MN.
Vậy tứ giác IJNM là hình thang.
Nếu M là trung điểm của AC thì N là trung điểm của AD.
Khi đó tứ giác IJNM có một cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau nên là hình bình hành.
Lời giải:
Gọi cạnh của cái lều là a (m)
Diện tích cái lều là a2
Cạnh của mảnh vườn hình vuông là: 8 + 8 + a = a + 16
Ta có: (a + 16)2 – a2 = 448
⇔ a2 + 32a + 256 – a2 – 448 = 0
⇔ 32a – 192 = 0
⇔ a = 6
Vậy cạnh của cái lều là 6 m.
Diện tích cái lều là:
6 . 6 = 36 (m2).
Lời giải:
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật đó là:
26 : 4 = 6,5 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó là:
6,5 . 26 = 169 (m2)
Coi mảnh đất hình chữ nhật đó là 100% thì diện tích đất làm nhà là
169 : 100 . 62,5 = 105,625 (m2)
Đáp số: 105,625 m2.
b) Nhiều nhất có bao nhiêu tổ. Lúc đó số nam, số nữ trong mỗi tổ là bao nhiêu ?
Lời giải:
a) Gọi số tổ chia được là x (tổ), x > 1, x thuộc ℕ
Ta có: 16 ⋮ x; 24 ⋮ x
⇒ x ∈ ƯC (16, 24)
Ta có: 16 = 24; 24 = 23.3
ƯCLN (16, 24) = 23 = 8
ƯC (16, 24) = {1; 2; 4; 8} có 4 số
x ∈ ƯC (16, 24) = Ư(8) > 1 = {2; 4; 8}
Vậy có 3 cách chia.
b) Ta có: ƯCLN (16, 24) = 23 = 8
Nên số tổ chia được nhiều nhất chính là ƯCLN(16, 24) = 8
Lúc đó số nam mối tổ là:
16 : 8 = 2 (bạn)
Số nữ mỗi tổ là:
24 : 8 = 3 (bạn).
a) Số tiền bạn Tín mang theo có đủ để mua bàn ủi và bộ lau nhà hay không? Vì sao?
Lời giải:
a) Số tiền 1 bàn ủi (sau khi khuyến mãi) là:
350000 – 350000 . 20% = 280000 (đồng)
Số tiền 1 bộ lau nhà (sau khi khuyến mãi) là:
280000 – 280000 . 25% = 210000 (đồng)
Tổng số tiền là:
280000 + 210000 = 490000 (đồng) < 1200000 đồng
Vậy số tiền bạn Tín mang theo đủ để mua bàn ủi và bộ lau nhà.
b) Số tiền 1 balô (sau khi khuyến mãi) là:
630000 – 630000 . 10% = 567000 (đồng)
Tổng số tiền mua đồ (khi chưa giảm giá) là:
350000 + 280000 + 630000 = 1260000 (đồng)
Tổng số tiền mua đồ (sau khi giảm) là:
490000 + 567000 = 1057000 (đồng)
Bạn Tín được giảm số % khi đi mua đồ là:
(1260000 – 1057000) : 1260000 . 100% = 16.1%.
Lời giải:
Diện tích sân bóng đó là:
105 . 68 = 7140 (m²)
Số tiền ban quản lý phải trả để mua cỏ là:
120000 . 7140 = 856800000 (đồng)
2. Mô tả cách sử dụng học liệu số trong hoạt động dạy học.
Lời giải:
1. Các học liệu số phục vụ cho hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Toán bài: Hình thoi Toán lớp 4.
– Hoạt động: Củng cố kiến thức , ôn luyện.
– Mục đích:
+ Giúp học sinh nhận dạng được thế nào là hình thoi.
+ Cách tính diện tích, chu vi của hình thoi.
+ Các tính chất của hình thoi.
– Các học liệu:
+ Powpoint.
+ Video.
+ Các nguồn web / link phục vụ trò chơi học tập: Quizz.
2. Mô tả sử dụng học liệu số:
– Đối với powpoint : Trình chiếu , mô tả những hình ảnh sinh động nhiều màu sắc giúp học sinh tiếp thu nhanh, nhớ lâu.
– Video: Xem những video liên quan đến hình thoi có ứng dụng liên quan đến thực tế cuộc sống xung quanh.
– Quizz: Kết hợp với việc học , tạo game trên hình thức học qiuzz giúp học sinh hứng thú, là công cụ tốt để triển khai kiểm tra năng lực nhận thức và vận dụng của học sinh cuối buổi học.
Vai trò của học liệu trong giáo dục:
– Tạo động lực cho giáo viên.
– Hỗ trợ và góp phần cải thiện các phương pháp giáo dục.
– Giúp người học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học.
Câu 39: Diện tích bề mặt Trái đất có bao nhiêu ki lô mét vuông?
Lời giải:
Diện tích bề mặt Trái đất khoảng 510 100 000 km2.
Câu 40: Tìm góc tạo bởi đường thẳng y = 2x – 1 với trục Ox.
Lời giải:
Đường thẳng y = 2x – 1 cắt trục Ox tại điểm A(12;0); B(0;−1)
Vì hệ số của đường thẳng là 2 > 0 nên góc tạo bởi đường thẳng với Ox là góc nhọn.
tan α = ⇒ α ≈ 63,43°.
Câu 41: Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + ... + n.
Lời giải:
Ta thấy: 2 – 1 = 1, 3 – 2 = 1. Vậy khoảng cách giữa hai số hạng bằng 1
Số hạng đầu dãy là 1
Số hạng cuối dãy là n
Số các số hạng là: (n – 1) : 1 + 1 = n
Tổng S = .
Lời giải:
Gọi số học sinh của bốn khối 6, 7, 8, 9 là a, b, c, d (a, b, c, d ∈ ℕ*)
Theo bài ra ta có: a + b + c + d = 600
Vì a, b, c, d tỉ lệ nghịch với 9, 8, 7, 6 nên ta có:
Suy ra: a = 20.9 = 180
b = 20.8 = 160
c = 20.7 = 140
d = 20.6 = 120
Vậy số học sinh của bốn khối 6, 7, 8, 9 lần lượt là 180, 160, 140, 120 học sinh.
Câu 43: Từ các số 0, 1, 2, 7, 8, 9 lập được bao nhiêu số chẵn có năm chữ số khác nhau?
Lời giải:
Gọi số cần tìm có dạng (a ≠ 0; a ≠ b ≠ c ≠ d ≠ e)
Từ các số đã cho, để lập được số chẵn thì e ∈ {0; 2; 8}
TH1: Nếu e = 0
Có 5 cách chọn a
Có 4 cách chọn b
Có 3 cách chọn c
Có 2 cách chọn d
Suy ra có: 5 . 4 . 3 . 2 = 120 (cách)
TH2: Nếu e = 2 hoặc e = 8
Có 4 cách chọn a (vì a khác 0)
Có 4 cách chọn b
Có 3 cách chọn c
Có 2 cách chọn d
Suy ra có: 4 . 4 . 3 . 2 . 2 = 192 (cách)
Vậy có: 120 + 192 = 312 (cách) lập được số thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Lời giải:
Giá của chiếc tủ lạnh vào tháng 6 là:
10000000 – 10000000 . 5% = 9500000 (đồng)
Giá của chiếc tủ lạnh vào tháng 7 là:
9500000 – 9500000 . 10% = 8550000 (đồng)
Giá tiền chênh lệch vào tháng 7 so với giá niêm yết là:
10000000 – 8550000 = 1450000 (đồng).
Lời giải:
Diện tích một viên gạch là:
30 . 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng là:
900 . 200 = 180000 (cm2)
Đổi: 180000 cm2 = 18 m2.
Câu 46: Cho x – y = 1. Chứng minh x3 – y3 = 1 + 2xy.
Lời giải:
Xét x3 – y3 = (x – y)(x2 + xy + y2)
= x2 + xy + y2
= (x– y)2 + 2xy
= 1 + 2xy
Vậy x3 – y3 = 1 + 2xy.
Lời giải:
Ta có: OA = OB (bán kính)
MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
⇒ OM là trung trực của AB ⇒ OM ⊥ AB tại I.
ΔOAM vuông tại A đường cao AI
⇒ OI.OM = OA2 (hệ thức giữa cạnh và đường cao).
Lời giải:
Ta chọn các quả cầu theo trình tự sau:
Công đoạn 1, Chọn quả cầu xanh: 7 cách chọn (Vì cầu xanh được chọn tuỳ ý từ 1 đến 7)
Công đoạn 2, Chọn quả cầu vàng: có 7 cách chọn (Vì số đánh trên cầu vàng không được chọn lại số đã đánh trên quả cầu xanh đã chọn)
Công đoạn 3, Chọn quả cầu đỏ: có 8 cách chọn (Vì số trên quả cầu đỏ chọn không được chọn lại các số mà quả cầu xanh và quả cầu vàng đã chọn)
Tổng kết, số cách lấy ra 3 quả cầu khác màu và khác số là 7.7.8 = 392 cách chọn.
Lời giải:
Gọi cạnh hình vuông ban đầu là a(cm)
Ta có: (a + 25%) . 4 = 15
⇔ (a + 0,25) . 4 = 15
⇔ 4a + 1 = 15
⇔ 4a = 14
⇔ a = 3,5 (cm)
Chu vi hình vuông ban đầu là:
3,5 . 4 = 14 (cm)
Lời giải:
6 giờ = 360 phút
Số lần nhân đôi là: 360 : 20 = 18 (lần)
Số vi khuẩn sinh ra là: 218 = 262144.
Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)