Cho đường tròn (O) và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M kẻ hai tiếp tuyến

Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Toán có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Toán tốt hơn. Mời các bạn đón xem:

1 286 13/11/2024


Cho đường tròn (O) và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M kẻ hai tiếp tuyến

Đề bài: Cho đường tròn (O) và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (A và B là hai tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của OM và AB. Kẻ đường kính BC của (O). Chứng minh OI.OM = OA2

*Lời giải:

Tài liệu VietJack

Ta có: OA = OB (bán kính)

MA = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)

OM là trung trực của AB OM AB tại I.

ΔOAM vuông tại A đường cao AI

OI.OM = OA2 (hệ thức giữa cạnh và đường cao).

*Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau của đường tròn:

Định lí: Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.

*Lý thuyến cần nắm và dạng toán về tiếp tuyến đường tròn:

Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn

Một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn khi nó đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó.

Chú ý: Ta có các tính chất của tiếp tuyến như sau:

Tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với bán kính tại tiếp điểm.

Khoảng cách từ tâm của đường tròn đến tiếp tuyến luôn bằng bán kính của đường tròn đó.

Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Định lí: Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:

Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.

Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.

Đường tròn nội tiếp tam giác

- Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, còn tam giác gọi là tam giác ngoại tiếp đường tròn.

- Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao của ba đường phân giác các góc trong tam giác.

Các dạng bài toán về tiếp tuyến của đường tròn và cách giải – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Cho tam giác ABC có D là giao của ba đường phân giác nên D là tâm đường tròn nội tiếp tam giác.

Khi đó D cách đều ba cạnh tam giác.

Đường tròn bàng tiếp tam giác

- Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với phần kéo dài của hai cạnh tam giác còn lại thì gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác.

- Với mỗi tam giác, ta xác định được ba đường tròn bàng tiếp.

- Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác được xác định bởi giao của hai đường phân giác góc ngoài của hai đỉnh tạo thành cạnh mà đường tròn tiếp xúc.

Các dạng bài toán về tiếp tuyến của đường tròn và cách giải – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Cho tam giác ABC có I là giao của hai đường phân giác ngoài góc B và góc C nên I là tâm đường tròn bàng tiếp tam giác.

Dạng 1: Chứng minh một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn

Phương pháp giải: Để chứng minh một đường thẳng a là tiếp tuyến của đường tròn (O;R) tại điểm C ta làm như sau:

Cách 1: Chứng minh điểm C thuộc (O) và a vuông góc với OC tại C.

Cách 2: Kẻ OH vuông góc với a tại H. Chứng minh OH = OC = R.

Cách 3: Vẽ tiếp tuyến a’ của (O;R) tại C. Chứng minh a trùng a’.

Dạng 2: Tính độ dài

Phương pháp giải:Nối tâm với tiếp điểm rồi vận dụng tính chất của tiếp tuyến và sử dụng các công thức về hệ thức lượng trong tam giác vuông.

Dạng 3: Chứng minh hai đường thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc

Phương pháp giải: Dùng tính chất tiếp tuyến, hai tiếp tuyến cắt nhau.

Dạng 4: Chứng minh tiếp tuyến, tính độ dài, số đo góc dựa vào tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

Phương pháp giải: Chúng ta sử dụng các nội dung kiến thức sau

- Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau

- Khái niệm đường tròn nội tiếp, đường tròn bàng tiếp tam giác

- Các hệ thức lượng trong tam giác vuông

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết

Lý thuyết Tiếp tuyến của đường tròn - Toán 9 Chân trời sáng tạo

50 Bài tập Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn Toán 9 mới nhất

Toán 9 Bài 3 giải vở bài tập (Cánh diều): Tiếp tuyến của đường tròn

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:

1 286 13/11/2024


Xem thêm các chương trình khác: