Một cửa hàng có 7 bao gạo, mỗi bao gạo nặng 142kg

Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Toán có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Toán tốt hơn. Mời các bạn đón xem:

1 63 14/10/2024


Đề bài: Một cửa hàng có 7 bao gạo, mỗi bao gạo nặng 142kg. Ngày thứ nhất cửa hàng bán được 250kg gạo. Ngày thứ hai cửa hàng bán được 274kg gạo. Hỏi sau hai ngày, cửa hàng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

* Phương pháp

- Bước 1. Tính tổng số kg gạo mà cửa hàng có.

- Bước 2.

+ Cách 1: Tính tổng lượng bán trong hai ngày.

Sau đó tính lượng gạo còn lại trong cửa hàng.

+ Cách 2: Tính lượng gạo còn lại sau ngày thứ nhất. Tính lượng gạo còn lại sau ngày thứ hai so với lượng còn lại ngày thứ nhất.

* Lời giải

Ban đầu cửa hàng có số ki-lô-gam gạo là:

142 x 7 = 994 (kg)

Sau ngày thứ nhất, cửa hàng còn lại số ki-lô-gam gạo là:

994 – 250 = 744 (kg)

Sau hai ngày, cửa hàng còn lại số ki-lô-gam là:

744 – 274 = 470 (kg)

Đáp số: 470kg gạo

* Các dạng bài toán về các phép toán số tự nhiên,số nguyên:

+) Phép cộng số tự nhiên

a + b = c

(số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Tính chất phép cộng:

+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Tính chất

Phát biểu

Kí hiệu

Giao hoán

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a

Kết hợp

Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

(a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0

Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.

a + 0 = 0 + a = a

+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).

+) Phép trừ số tự nhiên

a – b = c (a b)

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

+) Phép trừ số nguyên

Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:

a – b = a + (– b).

Chú ý: Phép trừ trong không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong luôn thực hiện được.

+) Quy tắc dấu ngoặc

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.

a + (b + c) = a + b + c

a + (b – c) = a + b – c.

• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.

a – (b + c) = a – b – c

a – (b – c) = a – b + c.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6

Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án - Toán 6

1 63 14/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: