Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 1,847 16/04/2023
Tải về


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên – Cánh diều

I. Phép cộng

1. Phép cộng hai số tự nhiên

                    a + b = c

        (số hạng) + (số hạng) = (tổng)

Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34

2. Tính chất của phép cộng các số tự nhiên

+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.

Tính chất

Phát biểu

Kí hiệu

Giao hoán

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

a + b = b + a

Kết hợp

 

Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

 

(a + b) + c = a + (b + c)

Cộng với số 0

Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó.

a + 0 = 0 + a = a

+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).

Ví dụ: Tính: 65 + 97 + 35

Lời giải:

   65 + 97 + 35

= 65 + 35 + 97     (tính chất giao hoán)

= (65 + 35) + 97   (tính chất kết hợp)

= 100 + 97

= 197

II. Phép trừ

1. Phép trừ hai số tự nhiên

                a – b = c     (a  b)

(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)

Ví dụ: 12 – 7 = 5; 23 – 3 = 20

 2. Lưu ý

+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c.

+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.

Ví dụ: Tìm số tự nhiên x, biết: 125 + (237 – x) = 257.

Lời giải:

125 + (237 – x) = 257

           237 – x   = 257 – 125

           237 – x   = 132

                     x   = 237 – 132

                    x   = 105

Vậy x = 105.

Bài tập tự luyện

Bài 1. Tính:

a) 126 + 49 + 74 + 51;

b)  515 – 15 – 219.

Lời giải:

a) 126 + 49 + 74 + 51

= 126 + 74 + 49 + 51              (tính chất giao hoán)

= (126 + 74) + (49 + 51)                   (tính chất kết hợp)

= 200 + 100

= 300

b) 515 – 15 – 219

= (515 – 15) – 219        

= 500 – 219

= 281

Bài 2. Nga đi nhà sách mua đồ dùng học tập. Nga mua sách giáo khoa hết 50 000 đồng, mua truyện tranh hết 20 000 đồng, mua bút hết 15 000 đồng.

a) Hỏi Nga phải trả tất cả bao nhiêu tiền?

b) Nếu Nga đưa cho người bán hàng 100 000 đồng, thì Nga được trả lại bao nhiêu tiền?

Lời giải:

a) Nga mua sách giáo khoa hết 50 000 đồng, mua truyện tranh hết 20 000 đồng, mua bút hết 15 000 đồng.

Tổng số tiền Nga phải trả là:

50 000 + 20 000 + 15 000 = 85 000 (đồng)

b) Vì số tiền Nga phải trả là 85 000 đồng và Nga đưa cho người bán hàng là 100 000 đồng nên Nga được trả lại số tiền là:

100 000 – 85 000 = 15 000 (đồng)

Đáp số: a) 85 000 đồng;

                   b) 100 000 đồng.

B. Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (Cánh diều 2023) có đáp án

Câu 1. Tính nhanh tổng 53 + 25 + 47 + 75?

A. 200     

B. 201     

C. 300     

D. 100

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 53 + 25 + 47 + 75 = (53 + 47) + (25 + 75)

                                      = 100 + 100 = 200

Câu 2: Kết quả của phép tính: 2 346 + 3 457 là

A. 5 703

B. 5 803

C. 5 793

D. 5 903

Đáp án: B

Giải thích:

Ta đặt tính rồi tính như sau:

Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Vậy 2 346 + 3 457 = 5 803.

Câu 3: Phép tính x – 4 thực hiện được trong tập số tự nhiên khi:

A. x > 4

B. x  4

C. x = 3

D. x < 4

Đáp án: B

Giải thích:

Lý thuyết: Phép tính a – b  thực hiện được trong tập số tự nhiên khi a  b

Do đó: Phép tính x – 4 thực hiện được trong tập số tự nhiên khi x 4.

Câu 4: Cho phép trừ: 367 – 59, chọn kết luận đúng.

A. 367 là số trừ

B. 59 là số bị trừ

C. 59 là hiệu

D. 367 là số bị trừ

Đáp án: D

Giải thích:

Phép trừ: 367 – 59 có 367 là số bị trừ và 59 là số trừ.

Câu 5: Kết quả của phép trừ 23 456 – 14 267 là:

A. 9 189

B. 9 198

C. 10 198

D. 10 928

Đáp án: A

Giải thích:

Ta đặt tính rồi tính:

Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Vậy 23 456 – 14 267 = 9 189.

Câu 6: Kết quả của phép tính 117 + 39 + 83 là:

A. 339

B. 239

C. 139

D. 439

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 117 + 39 + 83 = (117 + 83) + 39 = 200 + 39 = 239.

Câu 7: Cho phép tính: 2 342 + 123 = 2 465. Chọn câu sai:

A. 2 342 được gọi là số hạng

B. 123 được gọi là số hạng

C. 2 465 là tổng

D. 2 342 gọi là tổng

Đáp án: D

Giải thích:

Phép tính: 2 342 + 123 = 2 465 có 2 342 và 123 là các số hạng, 2 465 là tổng.
Vậy đáp án A, B, C đúng và đáp án D sai.

Câu 8: Một số tự nhiên a bất kì cộng với số 0 thì:

A. bằng a

B. bằng a + 1

C. bằng a – 1

D. bằng a + 2

Đáp án: A

Giải thích:

Một số tự nhiên a bất kì cộng với số 0 thì bằng chính nó, nghĩa là a + 0 = a.

Câu 9: Kết quả của phép tính 418 – 18 – 100 là:

A. 200

B. 300

C. 400

D. 100

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 418 – 18 – 100 = (418 – 18) – 100 = 400 – 100 = 300.

Câu 10: Hiệu của số 12 300 và 1 200 là:

A. 11 100

B. 11 111

C. 1 100

D. 12 100

Đáp án: A

Giải thích:

Hiệu của 12 300 và 1 200 là kết quả của phép tính: 12 300 – 1 200.

Ta đặt tính rồi tính như sau:

Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên có đáp án - Toán lớp 6 Cánh diều (ảnh 1)

Vậy 12 300 – 1 200 = 11 110.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên

Lý thuyết Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Lý thuyết Bài 6: Thứ tự thực hiên các phép tính

Lý thuyết Bài 7: Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết

Lý thuyết Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5

1 1,847 16/04/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: