Lý thuyết Phép cộng các số nguyên tố chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên tố chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 972 18/04/2023
Tải về


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 3: Phép cộng các số nguyên – Cánh diều

I. Phép cộng hai số nguyên cùng dấu

1. Phép cộng hai số nguyên dương

Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: 7 + 5 = 12

2. Phép cộng hai số nguyên âm

Để cộng hai số nguyên âm, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ đấu “–” trước mỗi số

Bước 2. Tính tổng của hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1

Bước 3. Thêm dấu “–” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 80) + (– 6) = – (80 + 6) = – 86

Chú ý:

+ Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

+ Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

II. Phép cộng hai số nguyên khác dấu

Để cộng hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau:

Bước 1. Bỏ dấu “–” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

Bước 2. Trong hai số nguyên dương nhận được ở Bước 1, ta lấy số lớn hơn trừ đi số nhỏ hơn

Bước 3. Cho hiệu vừa nhận được dấu ban đầu của số lớn hơn ở Bước 2, ta có tổng cần tìm.

Ví dụ: (– 6) + 3 = – (6 – 3) = – 3

Chú ý: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.

Chẳng hạn, – 7 và 7 là hai số nguyên đối nhau, ta có: (– 7) + 7 = 0.

III. Tính chất của phép cộng các số nguyên

Phép cộng các số nguyên có các tính chất sau:

+ Giao hoán: a + b = b + a;

+ Kết hợp: (a + b) + c = a + ( b + c);

+ Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a;

+ Cộng với số đối: a + (– a) = (– a) + a = 0.

Ví dụ: Tính: a) 51 + (– 97) + 49;                b) 65 + (– 42) + (– 65).

Lời giải:

a) 51 + (– 97) + 49

= 51 + 49 + (– 97)         (tính chất giao hoán)

= (51 + 49) + (– 97)       (tính chất kết hợp)

= 100 + (– 97)

= 100 – 97

= 3.

b) 65 + (– 42) + (– 65)

= 65 + (– 65) + (– 42)              (tính chất giao hoán)

= [65 + (– 65)] + (– 42)           (tính chất kết hợp)

= 0 + (– 42)                             (cộng với số đối)

= – 42.                                     (cộng với số 0)

 

Bài tập tự luyện

Bài 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? Giải thích.

a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương.

b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm.

c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương.

Lời giải:

a) Tổng của hai số nguyên dương là số nguyên dương là phát biểu đúng.

b) Tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm là phát biểu đúng.

c) Tổng của hai số nguyên cùng dấu là số nguyên dương là phát biểu sai vì tổng của hai số nguyên âm là số nguyên âm, không phải là số nguyên dương.

Ví dụ: – 3 và – 7 là hai số nguyên âm nên nó là hai số nguyên cùng dấu

Tổng của – 3 và – 7 là (– 3) + (– 7) = – (3 + 7) = – 10 là một số nguyên âm, không phải là số nguyên dương.

Bài 2. Tính một cách hợp lí:

a) 48 + (– 66) + (– 34);

b) 2 896 + (–2 021) + (– 2 896).

Lời giải:

a) 48 + (– 66) + (– 34)

= 48 + [(– 66) + (– 34)]           (tính chất kết hợp)

= 48 + [– (66 + 34)]

= 48 + (– 100)

= – (100 – 48)

= – 52.

b) 2 896 + (– 2 021) + (– 2 896)

= 2 896 + (– 2 896) + (– 2 021)                  (tính chất giao hoán)

= [2 896 + (– 2 896)] + (– 2 021)      (tính chất kết hợp)

= 0 + (– 2 021)                                  (cộng hai số đối nhau)

= – 2 021.                                         (cộng với 0)

Bài 3. Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là – 15 000 000 đồng; tháng thứ hai là 40 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.

Lời giải:

Lợi nhuận tháng đầu tiên của cửa hàng là – 15 000 000 đồng

Lợi nhuận tháng thứ hai của cửa hàng là 40 000 000 đồng

Do đó lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó là:

(– 15 000 000) + 40 000 000 = 25 000 000 (đồng)

Vậy lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng là 25 000 000 đồng.

B. Trắc nghiệm Số nguyên tố. Hợp số (Cánh diều 2023) có đáp án

Câu 1: Kết quả của phép tính 25 + 15 là:

A. 40     

B. 10     

C. 50     

D. 30

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 25 + 15 = 40

Câu 2: Kết quả của phép tính (– 100) + (– 50) là:

A. – 50     

B. 50     

C. 150     

D. – 150

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: (– 100) + (– 50) = – (100 + 50) = – 150

Câu 3: Tổng của hai số – 313 và – 211 là:

A. 534.     

B. 524     

C. – 524     

D. – 534

Đáp án: C

Giải thích:

Tổng của hai số – 313 và – 211 là: (– 313) + (– 211) = –  (313 + 211) = – 524.

Câu 4: Tổng của – 161 và – 810 là:

A. – 971

B. 971

C. – 649

D. 649

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: – 161 + (– 810) = –  (161 + 810) = – 971

Câu 5: Kết quả của phép tính (– 50) + 30 là:

A. – 20     

B. 20     

C. – 30     

D. 80

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: (– 50) + 30 = –  (50 – 30) = – 20

Câu 6: Số nguyên nào dưới dây là kết quả của phép tính 52 + (– 122)?

A. – 70     

B. 70     

C. 60     

D. – 60

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: 52 + (– 122) = –  (122 – 52) = – 70

Câu 7: Tính (– 909) + 909.

A. 1818     

B. 1     

C. 0     

D. – 1818

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: (– 909) + 909 = 909 – 909 = 0

Câu 8: Phép cộng các số nguyên có tính chất nào sau đây:

A. Giao hoán     

B. Kết hợp

C. Cộng với số 0     

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Tính chất của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối. Vậy đáp án A, B, C đúng nên D là đáp án chính xác nhất.

Câu 9: Kết quả của phép tính (– 89) + 0 là:

A. – 89     

B. – 90     

C. 0     

D. 89

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: (– 89) + 0 = – 89 (tính chất cộng với số 0).

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

Lý thuyết Bài 5: Phép nhân các số nguyên

Lý thuyết Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên

Lý thuyết Tổng hợp lý thuyết Chương 2

Lý thuyết Bài 1: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác

1 972 18/04/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: