Lý thuyết Số nguyên âm chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 1: Số nguyên âm chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 1,250 18/04/2023
Tải về


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 1: Số nguyên âm – Cánh diều

+ Các số – 1, – 2, – 3, ... là các số nguyên âm. Số nguyên âm được nhận biết bằng dấu “–”  ở trước số tự nhiên khác 0.

Ví dụ: – 5, – 10, – 10 000, ….

+ Cách đọc số nguyên âm: Có hai cách đọc số nguyên âm

Ví dụ: – 7 là số nguyên âm, đọc là âm bảy hoặc trừ bảy.

+ Số nguyên âm được sử dụng trong nhiều tình huống thực tiễn cuộc sống.

Chẳng hạn,

- Số nguyên âm được dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0 °C

Ví dụ: Nhiệt độ 5 độ dưới 0 °C được viết là  – 5 °C. đọc là: âm năm độ C.

- Số nguyên âm được dùng để chỉ độ cao dưới mực nước biển.

Ví dụ: Một thị trấn nhỏ gần thành phố Rốt-téc-đam (Rotterdam, Hà Lan) là một vùng đất trũng dưới mực nước biển xấp xỉ 7 m. Ta nói độ cao trung bình của vùng đất đó là – 7 m.

- Số nguyên âm được đùng để chỉ số tiền nợ, cũng như để chỉ số tiền lỗ trong kinh doanh.

Ví dụ: Khi ông Huy nợ 50 000 đồng thì ta có thể nói ông Huy có – 50 000 đồng.

Khi báo cáo kết quả kinh doanh, nếu bị lỗ 40 000 000 đồng thì ta có thể nói lợi nhuận là – 40 000 000 đồng.

- Số nguyên âm được dùng để chỉ thời gian trước Công nguyên.

Ví dụ: Nhà toán học Py-ta-go (Pythagoras) sinh năm – 570, nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên.

Bài tập tự luyện  

Bài 1.

a) Đọc các số sau: – 9, – 17.

b) Viết các số sau: trừ hai mươi lăm; âm ba trăm bốn mươi tám.

Lời giải:

a) Số – 9 được đọc là: "âm chín" hoặc là "trừ chín";

Số – 17 được đọc là: "âm mười bảy" hoặc "trừ mười bảy".

b) Số "trừ hai mươi lăm" được viết là: – 25;

Số "âm ba trăm bốn mươi tám" được viết là: – 348.

Bài 2. Viết số nguyên âm biểu thị các tình huống sau:

a) Ông An nợ ngân hàng 5 000 000 đồng;

b) Bà Ban kinh doanh bị lỗ 600 000 đồng.

Lời giải:

a) Ông An nợ ngân hàng 5 000 000 đồng, có nghĩa là ông An có – 5 000 000 đồng;

b) Bà Ban kinh doanh bị lỗ 650 000 đồng, có nghĩa là bà Ba có – 650 000 đồng.

Bài 3. Viết số nguyên âm chỉ năm có các sự kiện sau:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên;

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

Lời giải:

a) Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước Công nguyên.

 Vậy có nghĩa là nó được tổ chức năm – 776.

b) Nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm 287 trước Công nguyên.

Vậy có nghĩa là nhà toán học Ác-si-mét (Archimedes) sinh năm – 287.

B. Trắc nghiệm Số nguyên âm (Cánh diều 2023) có đáp án

I. Nhận biết

Câu 1: Chọn đáp án sai. Số – 64 được đọc là:

A. Âm sáu mươi tư

B. Trừ sáu mươi tư

C. Âm sáu mươi bốn

D. Sáu mươi bốn

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có số – 64 được đọc là: âm sáu mươi tư hoặc trừ sáu mươi tư hoặc âm sáu mươi bốn.

Còn sáu mươi bốn là số 64. Do đó đáp án D sai.

Câu 2: Viết số sau: âm bốn trăm hai mươi ba.

A. 423

B. – 423

C. 234

D. + 423

Đáp án: B

Giải thích:

Số âm bốn trăm hai mươi ba được viết là – 423.

Câu 3: Cho các số: – 8; – 67; 0; 23; 58. Có bao nhiêu số nguyên âm trong các số đã cho?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Trong các số đã cho, có hai số là số nguyên âm, đó là – 8 và – 67.

Câu 4: Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ ở một số thành phố thuộc vùng xứ lạnh trong một ngày mùa đông:

Thành phố

Nhiệt độ

Moscow

– 9°C

Saint Peterburg

– 8°C

Vladivostok

– 12°C

Hãy cho biết nhiệt độ của thành phố Saint Peterburg?

A. – 8°C

B. – 9°C

C. – 10°C

D. – 12°C

Đáp án: A

Giải thích:

Theo bảng đã cho, ta thấy nhiệt độ của thành phố Saint Peterburg trong một ngày mùa đông là – 8°C.

Câu 5: Theo bảng ở Câu 4, hãy cho biết nhiệt độ của thành phố Moscow trong một ngày mùa đông là:

A. âm tám độ C

B. âm mười độ C

C. âm chín độ C

D. chín độ C

Đáp án: C

Giải thích:

Theo bảng đã cho ở Câu 4, ta thấy nhiệt độ của thành phố Moscow trong một ngày mùa đông là – 9°C, đọc là âm chín độ C.

 II. Thông hiểu - Vận dụng

Câu 1: Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

A. Số 0 là số nguyên âm

B. Số 1 là số nguyên âm

C. Số – 7 là số nguyên âm

D. Số 0 không là số tự nhiên

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có số 0 là số tự nhiên và không phải số nguyên âm nên A và D sai.

Số 1 là số tự nhiên và không phải số nguyên âm nên B sai.

Số – 7 là số nguyên âm nên C đúng.

Câu 2: Ông Hải kinh doanh bị lỗ 700 000 000 đồng, số nguyên âm biểu thị số tiền bị lỗ của ông Hải là:

A. – 700 đồng

B. – 700 000 đồng

C. – 700 000 000 đồng

D. 700 000 000 đồng

Đáp án: C

Giải thích:

Ông Hải kinh doanh bị lỗ 700 000 000 đồng, số nguyên âm biểu thị số tiền bị lỗ của ông Hải là – 700 000 000 đồng.

Câu 3: Nhà toán học Euclid sống vào thế kỉ 3 TCN, số nguyên âm biểu thị thế kỉ đó là:

A. 3

B. – 3

C. 0

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

Nhà toán học Euclid sống vào thế kỉ 3 TCN, số nguyên âm biểu thị thế kỉ đó là – 3.

Câu 4: Số phần tử của tập hợp số nguyên âm là

A. 5 phần tử.

B. 10 phần tử.

C. 100 phần tử.

D. vô số phần tử.

Đáp án: D

Giải thích:

Các số – 1, – 2, – 3, … là các số nguyên âm.

Do đó tập hợp các số nguyên âm có vô số phần tử.

Câu 5: Dãy nào dưới đây gồm hai số nguyên âm và một số tự nhiên?

A. – 18, – 45, 23

B. 36, 48, – 72

C. 34, – 45, 0

D. 0, 121, – 60

Đáp án: A

Giải thích:

Quan sát các đáp án ta thấy ở đáp án A, các số – 18, – 45 là số nguyên âm và 23 là số tự nhiên, nên dãy này gồm 2 số nguyên âm và một số tự nhiên.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Lý thuyết Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

Lý thuyết Bài 4: Phép nhân và phép chia các số tự nhiên

Lý thuyết Bài 5: Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên

Lý thuyết Bài 6: Thứ tự thực hiên các phép tính

1 1,250 18/04/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: