Lý thuyết Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 964 18/04/2023
Tải về


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 9: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 – Cánh diều

I. Dấu hiệu chia hết cho 3

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.

Ví dụ:

+ Số 102 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 2 = 3 chia hết cho 3 thì số 102 chia hết cho 3.

+ Số 321 có tổng các chữ số là 3 + 2 + 1 = 6 chia hết cho 3 thì số 321 chia hết cho 3.

II. Dấu hiệu chia hết cho 9

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.

Ví dụ:

+ Số 792 có tổng các chữ số là 7 + 9 + 2 = 18 chia hết cho 9 thì số 792 chia hết cho 9.

+ Số 108 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 8 = 9 chia hết cho 9 thì số 108 chia hết cho 9.

Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho các số 104, 627, 3 114, 5 123, 6 831 và 72 102. Trong các số đó:

a) Số nào chia hết cho 3? Vì sao?

b) Số nào không chia hết cho 3? Vì sao?

c) Số nào chia hết cho 9? Vì sao?

d) Số nào chia hết cho 3, nhưng không chia hết cho 9? Vì sao?

Lời giải:

Ta áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và dấu hiệu chia hết cho 9 để thực hiện bài tập này.

a) Trong các số đã cho ta có:

+ Số 627 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3.

+ Số 3 114 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 3.

+ Số 6 831 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 3.

+ Số 72 102 chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3.

b) Ta có:

+ Số 104 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 1 + 0 + 4 = 5 không chia hết cho 3.

+ Số 5 123 không chia hết cho 3 vì tổng các chữ số 5 + 1 + 2 + 3 = 11 không chia hết cho 3.

c) Ta có:

+ Số 3 114 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 3 + 1 + 1 + 4 = 9 chia hết cho 9.

+ Số 6 831 chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 8 + 3 + 1 = 18 chia hết cho 9.

d) Ta có:

+ Số 627 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 6 + 2 + 7 = 15 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

+ Số 72 102 chia hết cho 3 và không chia hết cho 9 vì tổng các chữ số 7 + 2 + 1 + 0 + 2 = 12 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Bài 2. Chứng minh rằng tích của 3 số tự nhiên liên tiếp luôn chia hết cho 3.

Lời giải:

Gọi 3 số tự nhiên liên tiếp là n; n + 1; n + 2 (với n)

Tích của ba số tự nhiên liên tiếp là n(n + 1)(n + 2)

Mọi số tự nhiên n khi chia cho 3 có thể nhận số dư là 0, 1, 2.

     + Nếu r = 0 thì n chia hết cho 3. Khi đó n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.

     + Nếu r = 1 thì n có dạng n = 3k + 1 (k )

       Ta có: n + 2 = 3k + 1 + 2 = 3k + 3 = 3(k + 1) chia hết cho 3.

       Do đó: n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.

     + Nếu r = 2 thì n có dạng n = 3k + 2 (k )

     Khi đó: n + 1 = 3k + 2 + 1 = 3(k + 1) chia hết cho 3.

     Do đó: n(n + 1)(n + 2) chia hết cho 3.

Vậy tích của ba số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3.

B. Trắc nghiệm Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 (Cánh diều 2023) có đáp án

I. Nhận biết

Câu 1: Hãy chọn câu sai.

A. Một số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 3

B. Một số chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 9

C. Một số chia hết cho 10 thì số đó chia hết cho 5

D. Một số chia hết cho 45 thì số đó chia hết cho 9

Đáp án: B

Giải thích:

Câu B sai vì: Một số chia hết cho 3 thì chưa chắc đã chia hết cho 9. Ví dụ 3 chia hết cho 3 nhưng 3 không chia hết cho 9.

Câu 2: Trong các số: 333; 354; 360; 2 457; 1 617; 152, số nào chia hết cho 9?

A. 333     

B. 360     

C. 2457     

D. Cả A, B, C đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:   

+ Số 333 có tổng các chữ số là 3 + 3 + 3 = 9 ⁝ 9 nên 333 chia hết cho 9.

+ Số 360 có tổng các chữ số là 3 + 6 + 0 = 9 ⁝ 9 nên 360 chia hết cho 9.  

+ Số 2 475 có tổng các chữ số là 2 + 4 + 7 + 5 = 18 ⁝ 9 nên 2 475 chia hết cho 9.

Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Trong các số 2 055; 6 430; 5 041; 2 341; 2 305.

A. Các số chia hết cho 5 là 2 055; 6 430; 2 341

B. Các số chia hết cho 3 là 2 055 và 6 430.

C. Các số chia hết cho 5 là 2 055; 6 430; 2 305.

D. Không có số nào chia hết cho 3.

Đáp án: C

Giải thích:

+ Vì số 2 341 có chữ số tận cùng là 1 nên nó không chia hết cho 5, do đó đáp án A sai.

+ Số 2 055 có tổng các chữ số là 2 + 0 + 5 + 5 = 12 chia hết cho 3 nên 2 055 chia hết cho 3 nên đáp án D sai.

+ Số 6 430 có tổng các chữ số là 6 + 4 + 3 + 0 = 13 không chia hết cho 3 nên 6 430 không chia hết cho 3 nên đáp án B sai.

+ Các số chia hết cho 5 là 2 055; 6 430; 2 305 vì chúng có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 nên đáp án C đúng.

Câu 4: Cho các số: 123, 345, 567, 789. Có bao nhiêu số chia hết cho 3?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

+ Số 123 có tổng các chữ số là 1 + 2 + 3 = 6 chia hết cho 3 nên 123 chia hết cho 3.

+ Số 345 có tổng các chữ số là 3 + 4 + 5 = 12 chia hết cho 3 nên 345 chia hết cho 3.

+ Số 567 có tổng các chữ số là 5 + 6 + 7 = 18 chia hết cho 3 nên 567 chia hết cho 3.

+ Số 789 có tổng các chữ số là 7 + 8 + 9 = 24 chia hết cho 3 nên 789 chia hết cho 3.

Vậy có tất cả 4 số chia hết cho 3.

Câu 5: Số nào chia hết cho 9 trong các số sau đây?

A. 12 787

B. 23 568

C. 67 378

D. 70 461

Đáp án: D

Giải thích:

Trong các số đã cho, ta thấy số 70 461 có tổng các chữ số là 7 + 0 + 4 + 6 + 1= 18 chia hết cho 9 nên 70 461 chia hết cho 9.

II. Thông hiểu

Câu 1: Tổng (hiệu) chia hết cho 9 là:

A. 1 215 + 1 356

B. 6 543 – 1 234

C. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 + 27

D. 1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 + 27

Đáp án: D

Giải thích:

Vì 3 . 6 = 18 chia hết cho 9 nên theo tính chất chia hết của một tích ta có

1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 chia hết cho 9 

Lại có 27 có tổng các chữ số là 2 + 7 = 9 chia hết cho 9 nên 27 chia hết cho 9

Do đó theo tính chất chia hết của một tổng ta có:

1 . 2 . 3 . 4 . 5 . 6 + 27 chia hết cho 9.

Câu 2: Tìm số thích hợp ở dấu * để số 3*7¯ chia hết cho 9.

A. * = 1

B. * = 3

C. * = 8

D. * = 9

Đáp án: C

Giải thích:

Số 3*7¯ có tổng các chữ số là 3 + * + 7 = 10 + *

Ta có 3*7¯ chia hết cho 9 thì 10 + * cũng phải chia hết cho 9

Trong các đáp án đã cho, ta thấy chỉ có * = 8 là thỏa mãn (vì 10 + 8 = 18 chia hết cho 9).

Vậy * = 8.

Câu 3: Số nào trong các số sau đây là bội của cả 2, 3, 5 và 9?

A. 4 536

B. 3 240

C.  9 805

D. 12 065

Đáp án: B

Giải thích:

Số là bội của cả 2, 3, 5 và 9 là số chia hết cho cả 4 số đó.

Trong các số đã cho ta thấy số 3 240 chia hết cho cả 2 và 5 (vì có chữ số tận cùng là 0)

Lại có 3 + 2 + 4 + 0 = 9 chia hết cho cả 3 và 9.

Nên số 3 240 chia hết cho cả 3 và 9.

Vậy 3 240 là số cần tìm.

Câu 4: Tổng (hiệu) chia hết cho 3 là:

A. 562 – 123

B. 20 987 + 123 789  

C. 1 . 2 . 3 . 4 – 12

D. 1 . 2. 3. 4 + 14

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 3 chia hết cho 3 nên theo tính chất chia hết chủa một tích ta có 1 . 2 . 3 . 4 chia hết cho 3, lại có 12 chia hết cho 3 nên theo tính chất chia hết của một hiệu ta có 1 . 2 . 3 . 4 – 12 chia hết cho 3.

Câu 5: Cho năm số 0; 1; 3; 5; 7. Số tự nhiên nhỏ nhất có ba chữ số khác nhau chia hết cho 3 được lập từ các số trên là:

A. 135

B. 357

C. 105

D. 103

Đáp án: C

Giải thích:

Số chia hết cho 3 là số có tổng các chữ số chia hết cho 3.

Trong năm số trên, bộ ba số có tổng chia hết cho 3 là {0; 1; 5}; {1; 3; 5}; {3; 5; 7}

Vì số cần tìm là nhỏ nhất trong các số có thể tạo thành nên số đó là 105.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số

Lý thuyết Bài 11: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Lý thuyết Bài 12: Ước chung và ước chung lớn nhất

Lý thuyết Bài 13: Bội chung và bội chung nhỏ nhất

Lý thuyết Tổng hợp lý thuyết Chương 1

1 964 18/04/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: