Lý thuyết Tia đơn giản – Toán lớp 6 Cánh diều

Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 4: Tia đơn giản chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.

1 721 23/04/2023


A. Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Tia đơn giản - Cánh diều

1. Tia

- Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.

Chú ý:

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Tia gốc O ở hình trên được đọc và viết là tia OA; không được đọc và viết là tia AO.

Ví dụ 1:

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trên hình vẽ có hai tia là tia Ox và tia Oy.

2. Hai tia đối nhau

Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng gọi là hai tia đối nhau.

Ví dụ 2. Cho điểm A thuộc đường thẳng xy, điểm B thuộc tia Ax, điểm C thuộc tia Ay. Tìm các tia đối của tia Ax, tia đối của tia Cy.

Hướng dẫn giải

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong hình vẽ trên:

+ Các tia đối của tia Ax là: tia Ay, tia AC.

+ Các tia đối của tia Cy là: tia Cx, tia CB, tia CA.

3. Hai tia trùng nhau

Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Chú ý: Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc.

Ví dụ 3. Cho điểm A thuộc đường thẳng xy, điểm B thuộc tia Ax, điểm C thuộc tia Ay. Tìm các tia trùng với tia Ax, các tia trùng với tia By.

Hướng dẫn giải

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Trong hình vẽ trên:

+ Tia trùng với tia Ax là: tia AB;

+ Các tia trùng với tia By là: tia BA, tia BC.

Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho điểm O thuộc đường thẳng xy. Điểm M thuộc tia Ox, điểm N thuộc tia Oy. Đánh dấu X vào các ô trống trong bảng sau để xác định mỗi câu sau Đúng hoặc Sai.

Câu

Đúng

Sai

Tia Mx và tia Ny là hai tia đối nhau

 

 

Các tia MN, MO, My là các tia trùng nhau.

 

 

Các tia OM, Oy đối nhau

 

 

Trong các tia OM, MO, NM không có hai tia nào đối nhau

 

 

Tia Ox và tia Mx là hai tia trùng nhau

 

 

Hướng dẫn giải

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

Câu

Đúng

Sai

Tia Mx và tia Ny là hai tia đối nhau

 

X

Các tia MN, MO, My là các tia trùng nhau.

X

 

Các tia OM, Oy đối nhau

X

 

Trong các tia OM, MO, NM không có hai tia nào đối nhau

X

 

Tia Ox và tia Mx là hai tia trùng nhau

 

X

Bài 2. Cho hình vẽ sau:

Tia | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

a) Kể tên những tia đối nhau;

b) Kể tên những tia trùng nhau;

c) Tia EB  và tia ED có đối nhau không? Vì sao?

d) Tia ED và tia DA có trùng nhau không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

a) Các tia đối nhau:

+ Tia CO và tia CD;

+ Tia BO và tia BE;

+ Tia BA và tia BC;

+ Tia EA và tia ED;

b) Các tia trùng nhau:

+ Tia OC và tia OD;

 + Tia OB và tia OE;

+ Tia DE và tia DA;

+ Tia DC và tia DO;

+ Tia EB và tia EO;

+ Tia CB và tia CA;

+ Tia AB và tia AC.

c) Tia EB và tia ED không đối nhau vì không cùng nằm trên một đường thẳng.

d) Tia ED và tia DA không trùng nhau vì không có chung gốc.

B. Trắc nghiệm Tia đơn giản (Cánh diều 2023) có đáp án

Câu 1. Kể tên các tia trong hình vẽ sauA. Ox  

B. Ox, Oy, Oz, Ot                     

C. Ox, Oy, Oz

D. xO, yO, zO, tO

Đáp án: B

Giải thích: Các tia trong hình vẽ là: Ox, Oy, Oz, Ot

Câu 2. Cho AB và Ax là hai tia trùng nhau. Hãy chọn hình vẽ đúng.

A.

B.

C.

D.

Đáp án: A

Giải thích:

Hình A: Hai tia AB và Ax chung gốc A
Hai tia AB và Ax cùng nằm trên nửa đường thẳng chứa tia Ax
Nên hai tia AB và Ax là hai tia trùng nhau.

Hình B: Hai tia AB, Ax đối nhau nên loại.

Hình C: Hai tia AB, Ax chỉ có chung mỗi điểm A nên không trùng nhau.

Hình D: Hình vẽ tia Ax chưa đúng.

Câu 3. Cho tia AB, lấy M thuộc tia AB. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. M và A nằm cùng phía so với B

B. M và B nằm cùng phía so với A

C. A và B nằm cùng phía so với M

D. M nằm giữa A và B

Đáp án: B

Giải thích:

Vì M thuộc tia AB nên M có thể nằm giữa A và B hoặc B nằm giữa A và M
Ta có hình vẽ: 

Th1:

Từ hình vẽ ta thấy đáp án C sai nên loại C.

Th2:


Từ hình vẽ ta thấy đáp án A, D sai nên loại A, D.

Cả hai hình vẽ đều có M và B nằm cùng phía so với A nên B đúng.

Câu 4. Cho hai tia đối nhau MA và MB, X là 1 điểm thuộc tia MA. Trong 3 điểm X, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

A. chưa kết luận được

B. X

C. B  

D. M

Đáp án: D

Giải thích:

Theo đề bài ta có hình vẽ:


Vì hai tia MA, MB đối nhau và X thuộc tia MA và BB thuộc tia MB nên điểm M nằm giữa hai điểm B, X

Câu 5. Trong hình vẽ sau, có bao nhiêu tia

A. 2  

B. 0  

C. 4        

D. 1

Đáp án: C

Giải thích:

Có các tia là Ox, Oy, Oz, Ot.

Vậy có 4 tia.

Câu 6. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau:

+ Vẽ hai tia phân biệt Ox và Oy chung gốc nhưng không đối nhau, không trùng nhau

+ Vẽ đường thẳng aa′ cắt hai tia Ox; Oy theo thứ tự tại A và B(khác O)

+ Vẽ điểm C nằm giữa hai điểm A; B sau đó vẽ tia Oz đi qua C

Có bao nhiêu tia phân biệt trên hình vẽ thu được.

A. 6  

B. 12   

C. 9  

D. 15

Đáp án: B

Giải thích:

Trả lời:


Các tia phân biệt trong hình là:

Ox, Oy, Oz, Aa, Aa′, Ca, Ca′, Ba, Ba′, Ax, By, Cz

Có tất cả 12 tia phân biệt.

Câu 7. Cho hình vẽ sauMột cặp tia đối nhau là:

A. Ut, UV  

B. Us, Vt         

C. Vs, Vt  

D. Vs, Ut

Đáp án: C

Giải thích:

Các cặp tia đối nhau có trong hình là:

Us, Uv hoặc Us, Ut; Vt, VU hoặc Vt, Vs

Đối chiếu với các đáp án ta thấy đáp án C đúng.

Câu 8. Cho hình vẽ sauKể tên các tia trùng nhau trên hình vẽ

A. Tia UV và tia Ut; tia VU và tia Vs  

B. Tia Us và tia Vs; tia VU và tia Vs

C. Tia Ut và tia Ut; tia VU và tia Vs           

D. Tia UV và tia Ut; tia VU và tia Us

Đáp án: A

Giải thích:

Các cặp tia trùng nhau trong hình là: tia UV và tia Ut; tia VU và tia Vs

Câu 9Vẽ đường thẳng mn. Lấy điểm O trên đường thẳng mn, trên tia Om lấy điểm A, trên tia On lấy điểm B.

Một cặp tia đối nhau gốc O  là:

A. OB, AO                 

B. mO, nO    

C. OA, Om     

D. OA, On

Đáp án: D

Giải thích:

Các cặp tia đối nhau gốc O là: OA, OB (hoặc OA, On hoặc OB, Om hoặc Om, On)

Câu 10Vẽ đường thẳng mn. Lấy điểm O trên đường thẳng mn, trên tia Om lấy điểm A, trên tia On lấy điểm B.

Một cặp tia đối nhau gốc B  là:

A. Bn, BA                  

B. BO, BA 

C. Bm, BA

D. OB, Bn

Đáp án: A

Giải thích:

Trả lời:

Các cặp tia đối nhau gốc B là: Bn, BO hoặc Bn, BA hoặc Bn, Bm

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Góc đơn giản

Lý thuyết Ôn tập Chương 6

Lý thuyết Bài 1: Tập hợp

Lý thuyết Bài 2: Tập hợp các số tự nhiên

Lý thuyết Bài 3: Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên

1 721 23/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: