Lý thuyết Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều
Với lý thuyết Toán lớp 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 6.
A. Lý thuyết Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc– Cánh diều
I. Phép trừ số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b:
a – b = a + (– b).
Chú ý: Phép trừ trong không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn phép trừ trong luôn thực hiện được.
Ví dụ: (– 10) – 15 = (– 10) + (– 15) = – (10 + 15) = – 25
6 – 18 = 6 + (– 18) = – (18 – 6) = – 12
II. Quy tắc dấu ngoặc
• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc.
a + (b + c) = a + b + c
a + (b – c) = a + b – c.
• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu của các số hạng trong ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.
a – (b + c) = a – b – c
a – (b – c) = a – b + c.
Ví dụ: Tính (– 147) – (13 – 47).
Ta có:
(– 147) – (13 – 47)
= (– 147) – 13 + 47 (quy tắc dấu ngoặc)
= (– 147) + 47 – 13 (tính chất giao hoán)
= [(– 147) + 47] – 13 (tính chất kết hợp)
= [– (147 – 47)] – 13
= (– 100) – 13
= (– 100) + (– 13)
= – (100 + 13)
= – 113.
Bài tập tự luyện
Bài 1. Thực hiện các phép tính sau
a) 5 – (7 – 9);
b) (– 3) – (4 – 6).
Lời giải:
a) Ta có: 5 – (7 – 9) = 5 – [7 + (– 9)]
= 5 – (– 2)
= 5 + 2 = 7
b) Ta có: (– 3) – (4 – 6) = (– 3) – [4 + (– 6)]
= (– 3) – (– 2) = (– 3) + 2
= – (3 – 2) = – 1
Bài 2. Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét, biết rằng ông sinh năm – 287 và mất năm – 212.
Lời giải:
Tuổi thọ của nhà bác học Ác – si – mét là:
– 212 – (– 287) = – 212 + 287 = 75 (tuổi)
Vậy tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét là 75 tuổi.
Bài 3. Chứng minh rằng
(a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c) = – (a + b – c)
Lời giải:
Áp dụng quy tắc dấu ngoặc.
Ta có: (a – b) – (b + c) + (c – a) – (a – b – c)
= a – b – b – c + c – a – a + b + c
= (a – a – a) + (– b – b + b) + (– c + c + c)
= (– a) + (– b) + c
= – (a + b – c) (đpcm).
B. Trắc nghiệm Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc (Cánh diều 2023) có đáp án
I. Nhận biết
Câu 1: Kết quả của phép tính 23 – 17 là:
A. – 40
B. – 6
C. 40
D. 6
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 2: Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:
A. – 3
B. 3
C. – 7
D. 7
Đáp án: D
Giải thích:
Khoảng cách giữa hai điểm 5 và – 2 trên trục số là:
5 – (– 2) = 5 + 2 = 7.
Câu 3: Tính 125 – 200
A. – 75
B. 75
C. – 85
D. 85
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 4: Kết quả của phép tính (– 98) + 8 + 12 + 98 là:
A. 0
B. 4
C. 10
D. 20
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có: (– 98) + 8 + 12 + 98
= [(– 98) + 98] + (8 + 12)
= 0 + 20 = 20
Câu 5: Tổng a – (b – c – d) bằng:
A. a – b – c – d
B. a + b – c – d
C. a – b + c + d
D. a + b + c + d
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 6: Nếu a + c = b + c thì:
A. a = b
B. a < b
C. a > b
D. Cả A, B, C đều sai.
Đáp án: A
Giải thích:
II. Thông hiểu
Câu 1: Chọn câu đúng:
A. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = 20
B. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = – 20
C. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = 30
D. (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100) = – 10
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có: (– 7) + 1 100 + (– 13) + (– 1 100)
= [(– 7) + (– 13)] + [1 100 + (– 1 100)]
= – 20 + 0 = – 20
Câu 2: Kết quả của phép tính 898 – 1 008 là:
A. Số nguyên âm
B. Số nguyên dương
C. Số lớn hơn 3
D. Số 0
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có: 898 – 1 008 = 898 + (– 1 008) = – (1 008 – 898) = – 110
Số – 110 là một số nguyên âm nên A đúng.
Câu 3: Hãy ghép mỗi dòng ở cột A với một dòng ở cột B để được đáp án đúng:
Cột A |
Cột B |
|
1. (2017 – 1994) – 2017 |
a) 0 |
|
2. (527 – 2018) – (27 – 2018) |
b) – 1994 |
|
3. (– 24) – (76 – 100) |
c) 500 |
A. 1 – b; 2 – c; 3 – a
B. 1 – a; 2 – c; 3 – b
C. 1 – a; 2 – b; 3 – c
D. 1 – c; 2 – a; 3 – b
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có:
(2017 – 1994) – 2017
= 2017 – 1994 – 2017
= (2017 – 2017) – 1994
= – 1994
(527 – 2018) – (27 – 2018)
= 527 – 2018 – 27 + 2018
= (527 – 27) + (2018 – 2018)
= 500
(– 24) – (76 – 100)
= – 24 – 76 + 100
= – (24 + 76) + 100
= – 100 + 100 = 0
Vậy ta nối 1 – b; 2 – c; 3 – a.
Câu 4: Chọn câu đúng:
A. 170 – 228 = 58
B. 228 – 892 < 0
C. 782 – 783 > 0
D. 675 – 908 > – 3
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có:
• 170 – 228 = 170 + (– 228) = – (228 – 170) = – 58 ≠ 58 nên A sai.
• 228 – 892 = 228 + (– 892) = – (892 – 228) = – 664 < 0 nên B đúng.
• 782 – 783 = 782 + (– 783) = – (783 – 782) = – 1 < 0 nên C sai.
• 675 – 908 = 675 + (– 908) = – (908 – 675) = – 233 < – 3 nên D sai.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 5: Phép nhân các số nguyên
Lý thuyết Bài 6: Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên
Lý thuyết Tổng hợp lý thuyết Chương 2
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Luyện viết Ngữ văn lớp 6 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch Sử 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 6 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 – Cánh diều
- Giải sbt Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 6 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 6 – Cánh diều
- Giải sgk GDCD 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết GDCD 6 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 6 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tin học 6 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 6 – Cánh Diều
- Giải sgk Tiếng Anh 6 - ilearn Smart World
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 i-learn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 6 - iLearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 6 iLearn Smart World theo Unit có đáp án