Khi nào dùng denta và denta phẩy? Cách tính denta và denta phẩy

Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Toán có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Toán tốt hơn. Mời các bạn đón xem:

1 768 26/08/2024


Khi nào dùng denta và denta phẩy? Cách tính denta và denta phẩy

1. Lý thuyết về denta

Trong toán học, đặc biệt là Toán 9, ký hiệu Δ chỉ một biệt thức trong phương trình bậc hai mà dựa vào từng giá trị của delta ta có thể kết luận được số nghiệm của phương trình bậc hai.

*Nếu Δ > 0, phương trình có hai nghiệm phân biệt.

*Nếu Δ = 0, phương trình có một nghiệm kép.

*Nếu Δ < 0, phương trình không có nghiệm thực.

+ Ngoài ra delta còn dùng để kí hiệu cho đường thẳng mà các bạn sẽ được học ở các lớp cao hơn.

Tóm lại, "Delta" trong toán học có thể đề cập đến ký hiệu chữ cái trong bảng chữ Hy Lạp hoặc có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải phương trình bậc hai và đại diện cho đường thẳng trong các lớp toán cao hơn.

2. Khi nào dùng denta và denta phẩy

Phương trình dạng ax2 + bx + c = 0

Denta: Dùng cho mọi trường hợp

Công thức denta: ∆ = b2 – 4ac

Denta phẩy: Nên dùng khi hệ số b chia hết cho 2

Công thức denta phẩy: ∆’ = b’2 – ac trong đó b' = b2.

3. Cách tính denta và denta phẩy trong phương trình bậc 2

- Tính Δ = b2 - 4ac

+ Nếu Δ > 0, phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt:

x1=-b + 2a; x2=-b-2a

+ Nếu Δ = 0, phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm kép x1 = x2 = -b2a

+ Nếu ∆ < 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 không có nghiệm thực

- Tính Δ' = b'2 - ac trong đó b' = -b2 (được gọi là công thức nghiệm thu gọn)

+ Nếu ∆' > 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt:

x1=-b' + 'a; x2=-b' - 'a

+ Nếu ∆' = 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm kép: x1 = x2 = -b'a

+ Nếu ∆' < 0 thì phương trình ax2 + bx + c = 0 không có nghiệm thực.

4. Bảng tổng quát nghiệm của phương trình bậc 2

Khi nào dùng denta và denta phẩy? Cách tính denta và denta phẩy (ảnh 1)

5. Bài tập vận dụng

Bài 1. Cho phương trình x2 - 6x + m2 - 4m = 0(1)

a, Tìm m để phương trình có nghiệm x = 1

b, Tìm m để phương trình có nghiệm kép

c, Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt

Lời giải:

a, x = 1 là nghiệm của phương trình (1). Suy ra thay x = 1 vào phương trình (1) có:

12 - 6.1 + m2 - 4m = 0 m2 - 4m - 5 = 0 (2)

Xét phương trình (2)

'=b'2-ac = (-2)2-1.(-5) = 9 >0

Phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt m1 = 5 và m2 = -1

Vậy với m = 5 hoặc m = -1 thì x = 1 là nghiệm của phương trình (1)

b, Xét phương trình (1) có:

'=b'2-ac = (-3)2-1.(m2-4m)= -m2+4m + 9

Để phương trình (1) có nghiệm kép khi và chỉ khi '=0

-m2+4m+9=0 (2)

Sử dụng công thức nghiệm để giải phương trình (2) có m= 2±13

Vậy với m= 2±13 thì phương trình (1) có nghiệm kép

c, Xét phương trình (1) có:

'=b'2-ac = (-3)2-1.(m2-4m)= -m2+4m + 9

Để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt khi và chỉ khi '>0

-m2+4m + 9 > 02-13<m<2 +13

Vậy với 2-13<m<2 +13 thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.

Bài 2. Tìm m để phương trình 2x2 - 4x + m = 0

a) Có hai nghiệm phân biệt

b) Có nghiệm kép

c) Vô nghiệm

d) Có nghiệm

Lời giải:

Xét phương trình 2x2 - 4x + m = 0 với các hệ số a = 2 (a 0), b = - 4, c = m

Ta có '=22-2m=4-2m

a) Để phương trình có 2 nghiệm phân biệt thì '>0

4 -2m>0 m<2

b) Để phương trình có nghiệm kép thì '=0

4 -2m=0 m=2

c) Để phương trình vô nghiệm thì '<0

4 -2m<0 m<2

d) Để phương trình có nghiệm thì '0

4 -2m0 m2

Bài 3. Cho phương trình x² – 2(m + 1)x + m² + m +1 = 0

Tìm các giá trị của m để phương trình có nghiệm

Trong trường hợp phương trình có nghiệm là x1, x2 hãy tính theo m

Bài 4: Cho phương trình (2m – 1)x² – 2(m + 4 )x +5m + 2 = 0 (m12)

Tìm giá trị của m để phương trình có nghiệm.

Khi phương trình có nghiệm x1, x2, hãy tính tổng S và tích P của hai nghiệm theo m.

Tìm hệ thức giữa S và P sao cho trong hệ thức này không có m.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:

1 768 26/08/2024


Xem thêm các chương trình khác: