Chứng minh rằng n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n

Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Toán có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Toán tốt hơn. Mời các bạn đón xem:

1 986 19/10/2024


Chứng minh rằng n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n

Đề bài: Chứng minh rằng n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.

*Phương pháp giải:

- ta tách n^3 - n ra trước để nhìn thấy dễ hơn thứ tự các hạng tử: n(n-1)(n+1)

- xét thứ tự các hạng tử ( do n luôn nguyên )

+ (n-1)n: 2 số liên tiếp nên sẽ chia hết cho 2

+ Tương tự: (n-1).n.(n+1) chia hết cho 3

+ do chia hết cho 2 và 3 nên cũng sẽ chia hết cho 6

*Lời giải:

Ta có: n3 – n = n(n2 – 1) = n(n – 1)(n + 1).

Với n ℤ thì (n – 1), n, (n + 1) là ba số nguyên liên tiếp.

+) Trong 3 số nguyên liên tiếp sẽ có ít nhất 1 số chẵn nên n(n – 1)(n + 1) chia hết cho 2.

+) Trong 3 số nguyên liên tiếp sẽ có 1 số chia hết cho 3 nên n(n – 1)(n + 1) chia hết cho 3.

Do đó tích n(n – 1)(n + 1) chia hết cho cả 2 và 3.

Mà 2 và 3 là hai số nguyên tố cùng nhau nên tích đó chia hết cho 6 hay n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.

* Lý thuyết và các dạng bài về quan hệ chia hết - tính chất chia hết

Khái niệm về chia hết

Cho hai số tự nhiên a và b b0.

Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b . q thì ta nói a chia hết cho b. Khi a chia hết cho b, ta nói a là bội của b và b là ước của a.

Lưu ý:

+ Nếu số dư trong phép chia a cho b bằng 0 thì a chia hết cho b, kí hiệu là ab .

+ Nếu số dư trong phép chia a cho b khác 0 thì a không chia hết cho b, kí hiệu là ab.

Cách tìm bội của một số

Để tìm các bội của nn* ta có thể lần lượt nhân n với 0, 1, 2, 3, …. Khi đó, các kết quả nhận được đều là bội của n.

Cách tìm ước của một số

Để tìm các ước của số tự nhiên n lớn hơn 1 ta có thể lần lượt chia n cho các số tự nhiên từ 1 đến n. Khi đó, các phép chia hết cho ta số chia là ước của n.

Tính chất chia hết của một tổng

Tổng quát: Nếu tất cả các số hạng của tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.

Cụ thể đối với tổng 2 số hạng:

Nếu ambm thì a+bm .

Khi đó ta có: (a + b) : m = a : m + b : m.

Tính chất chia hết của một hiệu

Tổng quát: Nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho cùng một số thì hiệu chia hết cho số đó.

Cụ thể: Với ab:

Nếu ambm thìabm.

Khi đó ta có: (a – b) : m = a : m – b : m.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:

Lý thuyết Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều

Trắc nghiệm Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết (Cánh diều) có đáp án - Toán 6

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:

1 986 19/10/2024


Xem thêm các chương trình khác: