Vẽ đồ thị hàm số y = –x^2 (P) và hàm số y = –2x – 3 (D) trên cùng hệ tọa độ

Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Toán có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Toán tốt hơn. Mời các bạn đón xem:

1 508 02/02/2024


Vẽ đồ thị hàm số y = –x2 (P) và hàm số y = –2x – 3 (D) trên cùng hệ tọa độ

Đề bài:

a) Vẽ đồ thị hàm số y = –x2 (P) và hàm số y = –2x – 3 (D) trên cùng hệ tọa độ.

b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (D).

c) Gọi giao điểm (P) và (D) là A. Tính độ dài từ A đến B(5; –7).

Lời giải:

a) Bảng giá trị của hàm số y = –x2:

x

–2

–1

0

1

2

y

–4

–1

0

–1

–4

Bảng giá trị của hàm số y = –2x – 3:

x

–2

–1

0

y

1

–1

–3

Đồ thị:

Tài liệu VietJack

b) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (D): –x2 = –2x – 3

x2 – 2x – 3 = 0

(x – 3)(x + 1) = 0

x = 3 hoặc x = –1.

Với x = 3, ta có: y = –32 = –9.

Với x = –1, ta có: y = –(–1)2 = –1.

Vậy giao điểm của (P) và (D) là M(–1; –1), N(3; –9).

c) Trường hợp 1: A ≡ M(–1; –1).

Gọi H là giao điểm của hai đường thẳng x = 5 và y = –1.

Suy ra tọa độ H(5; –1).

Ta có: MH = 5 + 1 = 6, BH = 7 – 1 = 6.

Tam giác MBH vuông tại H: MB2 = MH2 + BH2 (Định lí Pytago).

= 62 + 62 = 72.

Suy ra MB=62 .

Trường hợp 2: A ≡  N(3; –9).

Ta thực hiện tương tự trường hợp 1, ta được: NB=22 .

Vậy độ dài từ A đến B(5; –7) lần lượt là 62  (khi A(–1; –1)) và 22  (khi A(3; –9)).

Xem thêm các câu hỏi ôn tập Toán chọn lọc, hay khác:

1 508 02/02/2024


Xem thêm các chương trình khác: