Tổng hợp câu hỏi môn Toán (phần 1)
-
115 lượt thi
-
200 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
18/12/2024Xét các số nguyên dương chia hết cho 3. Tổng số 50 số nguyên dương đầu tiên của dãy số đó bằng
Đáp án đúng là: C
Các số nguyên dương thỏa mãn bài toán lập thành một cấp số cộng với số hạng đầu và công sai d = 3
Do đó = 3825
Phương pháp giải:
Tổng n số hạng đầu tiên của cấp số cộng có số hạng đầu u1, công sai d là: Sn =
Lý thuyết về cấp số cộng
I. ĐỊNH NGHĨA
Cấp số cộng là một dãy số (hữu hạn hoặc vô hạn), trong đó kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều bằng số hạng đứng ngay trước nó cộng với một số không đổi d.
Số d được gọi là công sai của cấp số cộng.
Nếu (un) là cấp số cộng với công sai d, ta có công thức truy hồi
un+1 = un + d với n ∈ N*
Đặc biệt khi d = 0 thì cấp số cộng là một dãy số không đỗi (tất cả các số hạng đều bằng nhau).
II. SỐ HẠNG TỔNG QUÁT
Định lí 1
Nếu cấp số cộng (un) có số hạng đầu u1 và công sai d thì số hạng tổng quát un được xác định bởi công thức:
un = u1 + (n – 1 )d với n ≥ 2
III. TÍNH CHẤT CÁC SỐ HẠNG CỦA CẤP SỐ CỘNG
Định lí 2
Trong một cấp số cộng, mỗi số hạng (trừ số hạng đầu và cuối) đều là trung bình cộng của hai số hạng đứng kề với nó, nghĩa là
IV. TỔNG n SỐ HẠNG ĐẦU CỦA MỘT CẤP SỐ CỘNG
Định lí 3
Cho cấp số cộng (un). Đặt Sn = u1 + u2 + u3 +…+ un. Khi đó
Chú ý: Vì un = u1 + (n – 1)d nên công thức trên có thể viết lại là
Câu 2:
18/12/2024Tìm y
y : 3,1 = 1,47 (dư 0,013)
Lời giải:
y : 3,1 = 1,47 (dư 0,013)
y = 1,47 x 3,1 + 0,013
y = 4,57
Phương pháp giải: Áp dụng quy tắc của phép nhân và phép chia
*Dạng toán tìm x
Phương pháp chung:
Áp dụng các quy tắc
Đối với phép cộng: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
Đối với phép trừ:
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Đối với phép nhân: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
Đối với phép chia:
+ Muốn tìm số bị chia ta thấy thương nhân với số chia
+ Muốn tìm số chia ta thấy số bị chia chia cho thương
+ Với phép chia có dư: muốn tìm số bị chia ta lấy thương x số chia + số dư
Câu 3:
18/12/2024Tìm x
a) x x 0,8 = 1,2 x 4,5 b) 45,54 : x = 18 : 5
Lời giải:
a) x x 0,8 = 1,2 x 4,5
x x 0,8 = 5,4
x = 5,4 : 0,8
x = 6,75
Vậy x = 6,75.
b) 45,54 : x = 18 : 5
45,54 : x = 3,6
x = 45,54 : 3,6
x = 12,65
Vậy x = 12,65.
Phương pháp giải: Tìm x
* Lý thuyết mở rộng
Dạng toán tìm x:
Phương pháp chung:
Áp dụng các quy tắc
Đối với phép cộng: Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
Đối với phép trừ:
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
Đối với phép nhân: Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết
Đối với phép chia:
+ Muốn tìm số bị chia ta thấy thương nhân với số chia
+ Muốn tìm số chia ta thấy số bị chia chia cho thương
+ Với phép chia có dư: muốn tìm số bị chia ta lấy thương x số chia + số dư
Câu 4:
18/12/2024Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7.
Lời giải:
Số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7 là 1357.
Phương pháp giải:
Xác định đúng vị chữ các chữ số
* Mở rộng kiến thức
Lý thuyết hàng và lớp
1. Hàng và lớp
Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
2. So sánh các số có nhiều chữ số
Ví dụ 1: So sánh 99578 và 100000.
Số 99578 có ít chữ số hơn số 100000 nên 99578 < 100000 hay 100000 > 99578.
Ví dụ 2: So sánh 693251 và 693500.
Hai số này có số chữ số bằng nhau.
Các chữ số hàng trăm nghìn đều bằng 6, hàng chục nghìn đều bằng 9, hàng nghìn đều bằng 3.
Đến hàng trăm có 2 < 5.
Vậy: 693251 < 693500 hay 693500 > 693251.
Câu 5:
18/12/2024Cho hình bát diện đều cạnh a. Gọi S là tổng diện tích tất cả các mặt của hình bát diện đó. Tính S.
Đáp án đúng là: C
Hình bát diện đều có 8 mặt là các tam giác đều:
Diện tích 1 mặt cũng chính là diện tích của 1 tam giác đều cạnh a: S1 =
Tổng diện tích tất cả các mặt của hình bát diện: S = 8.S1 =
Phương pháp giải:
Tính diện tích 1 mặt là diện tích 1 tam giác đều
Tổng diện tích bằng 1 mặt x 8
* Mở rộng kiến thức
I. KHỐI ĐA DIỆN LỒI
Khối đa diện (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện giới hạn (H) được gọi là đa diện lồi.
Một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miền trong của nó luôn nằm về một phía đối với mỗi mặt phẳng đi qua một mặt của nó.
II . KHỐI ĐA DIỆN ĐỀU
Định nghĩa
Khối đa diện đều là một khối đa diện lồi có hai tính chất sau đây:
- Các mặt là những đa giác đều n cạnh.
- Mỗi đỉnh là đỉnh chung của đúng p cạnh.
Khối đa diện đều như vậy gọi là khối đa diện đều loại {n, p}.
Định lí
Chỉ có năm khối đa diện đều. Đó là:
- Loại {3; 3}: khối tứ diện đều.
- Loại {4; 3}: khối lập phương.
- Loại {3; 4}: khối bát diện đều.
- Loại {5; 3}: khối 12 mặt đều.
- Loại {3; 5}: khối 20 mặt đều.
Khối đa diện đều | Số đỉnh | Số cạnh | Số mặt | Loại | |
Tứ diện đều | 4 | 6 | 4 | {3;3} | |
Khối lập phương | 8 | 12 | 6 | {4;3} | |
Bát diện đều | 6 | 12 | 8 | {3;4} | |
Mười hai mặt đều | 20 | 30 | 12 | {5;3} | |
Hai mươi mặt đều | 12 | 30 | 20 | {3;5 |
Câu 6:
18/12/2024Tính diện tích toàn phần của hình trụ có bán kính đáy a và đường cao a
Đáp án đúng là: D
Lời giải:
Phương pháp giải:
Công thức tính diện tích xunh quanh hình trụ: Sxq = 2Rh
Công thức tính diện tích hình tròn: S =
* Mở rộng kiến thức
1. Công thức tính diện tích xung quanh hình trụ
- Diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay là giới hạn của diện tích xung quanh của hình lăng trụ đều nội tiếp hình trụ đó khi số cạnh đáy tăng lên vô hạn.
- Công thức tính: Sxq = 2πrh =2πrl
Trong đó: r là bán kính của đường tròn đáy
h là chiều cao của khối trụ.
l là độ dài đường sinh.
2. Công thức tính diện tích toàn phần
Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng diện tích 2 đáy.
Stp= Sxq + 2Sd = 2πrh + 2πr2 = 2πr(r+h)
Câu 7:
18/12/2024Tính
Lời giải:
Phương pháp giải:
- Phép cộng phân số
- Phép nhân phân số
- Rút gọn phân số
* Kiến thức mở rộng
I. Cộng trừ phân số
1. Cộng, trừ các phân số cùng mẫu số
Quy tắc: Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số ta cộng (hoặc trừ) hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
Ví dụ 1:
Lưu ý: Sau khi làm phép tính cộng (hoặc trừ) hai phân số, nếu thu được phân số chưa tối giản thì ta phải rút gọn thành phân số tối giản.
2. Cộng, trừ các phân số khác mẫu số
Quy tắc: Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng.
Ví dụ 1:
3. Tính chất của phép cộng phân số
+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các phân số trong một tổng thì tổng của chúng không thay đổi.
+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba thì ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng của hai phân số còn lại.
+ Cộng với số 0: Phân số nào cộng với 0 cũng bằng chính phân số đó.
Lưu ý: ta thường áp dụng các tính chất của phép cộng phân số trong các bài tính nhanh.
II. Nhân, chia phân số
1. Phép nhân hai phân số và các tính chất của phép nhân hai phân số
a) Phép nhân hai phân số
Quy tắc: Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Lưu ý:
+) Sau khi làm phép nhân hai phân số, nếu thu được phân số chưa tối giản thì ta phải rút gọn thành phân số tối giản.
+) Khi nhân hai phân số, sau bước lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số, nếu tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số nào đó thì ta rút gọn luôn, không nên nhân lên sau đó lại rút gọn.
Ví dụ quay lại với ví dụ 2 ở bên trên, ta có thể làm như sau:
b) Các tính chất của phép nhân phân số
+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các phân số trong một tích thì tích của chúng không thay đổi.
+) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân phân số thứ nhất với tích của hai phân số còn lại.
+) Tính chất phân phối: Khi nhân một tổng hai phân số với phân số thứ ba, ta có thể nhân lần lượt từng phân số của tổng với phân số thứ ba rồi cộng các kết quả đó lại với nhau.
+) Nhân với số 1: Phân số nào nhân với 1 cũng bằng chính phân số đó.
Lưu ý: ta thường áp dụng các tính chất của phép nhân phân số trong các bài tính nhanh.
2. Phép chia hai phân số
a) Phân số đảo ngược
Phân số đảo ngược của một phân số là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
Ví dụ: Phân số đảo ngược của phân số là phân số .
b) Phép chia hai phân số
Quy tắc: Muốn chia một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
Ví dụ:
Câu 8:
18/12/2024Tìm số tự nhiên x bé nhất trong các số 2; 3; 4; 5 sao cho 2,6 × x > 7
Lời giải:
Nếu x = 2 ta được: 2,6 × 2 = 5,2 < 7 (loại)
Nếu x = 3 ta được: 2,6 × 3 = 7,8 > 7
Nếu x = 4 ta được: 2,6 × 4 = 10,4 > 7
Nếu x = 5 ta được: 2,6 × 5 = 13 > 7
Vậy số tự nhiên bé nhất chọn là x = 3
Phương pháp giải:
Thay các trường hợp x
* Kiến thức mở rộng
1. Cách nhân một số thập phân với một số thập phân
Quy tắc: Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:
a) 13,5 × 2,4
b) 2,56 × 4,8
Bài giải
a) Ta đặt tính rồi làm như sau:
- Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên
- Hai thừa số có tất cả hai chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra hai chữ số kể từ phải sang trái
Vậy: 13,5 × 2,4 = 32,4
b) Ta đặt tính rồi làm như sau:
- Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.
- Hai thừa số có tất cả ba chữ số ở phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra ba chữ số kể từ phải sang trái .
Vậy: 2,56 × 4,8 = 12, 288
2. Các tính chất của phép nhân số thập phân
+) Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.
a × b = b × a
+) Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
(a × b) × c = a × (b × c)
3. Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; …
Quy tắc: Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.
Ví dụ 1: Nhân nhẩm:
a) 12,8 × 0,1
b) 724,6 × 0,01
c) 4774 × 0,001
d) 59632,7 × 0,0001
Cách giải:
a) 12,8 × 0,1 = 1,28
b) 724,6 × 0,01 = 7,246
c) 4774 × 0,001 = 4,774
d) 59632,7 × 0,0001 = 5,96327
Chú ý: Nếu số chữ số ở phần nguyên của một số ít hơn số chữ số 0 của các số 0,1; 0,01; 0,001 thì khi nhân hai số ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên trái phần nguyên của số đó rồi nhân như bình thường.
Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.
Câu 9:
18/12/2024Tỉ số phần trăm của hai số 135 và 400 là:
Đáp án đúng là: C
Lời giải:
Tỉ số phần trăm của hai số 135 và 400 là:
.
Phương pháp giải:
Cách tính phần trăm của 2 số a, b đó chính là lấy số a đem chia số b và nhân cho 100. Chúng ta sẽ ghi ký hiệu phần trăm (%) ở đằng sau kết quả mình nhận được. Cụ thể là:
(a : b) x 100 = a/b x 100 (%)
*Kiến thức mở rộng
1. Tỉ số phần trăm là gì?
Tỷ số của hai số là thương của phép chia số a cho số b với b khác 0, được viết dưới dạng a / b hoặc a : b.
Tỷ số phần trăm chính là tỉ số của hai số mà ở đó ta sẽ quy mẫu số của tỉ số về số 100. Tỷ số phần trăm thường được sử dụng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng này so với lượng khác. Ví dụ: 2/100 = 2%, 35/100 = 35%
Ký hiệu thường dùng là “%” – ký hiệu phần trăm. Ví dụ: 50% (đọc là “năm mươi phần trăm”) tương đương với 50/100, nói cách khác là 0,5.
2. Tỉ số phần trăm có ý nghĩa gì?
Trong toán học, phần trăm là tỉ số thể hiện dưới dạng phân số có mẫu số là 100. Tương tự, một số hệ thống diễn đạt phân số có mẫu số là 1000 được gọi là hệ thống phần nghìn. Phần trăm được sử dụng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng so với một lượng khác. Cụ thể đại lượng thứ nhất thường thể hiện phần tương ứng hoặc phần thay đổi so với đại lượng thứ hai.
Câu 10:
18/12/2024Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1, bằng 1.
Lời giải:
Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1.
Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
Nếu tử số bằng mẫu số thì phân số bằng 1.
* Kiến thức mở rộng
1. Khái niệm phân số
- Phân số bao gồm tử số và mẫu số, trong đó tử số là một số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới dấu gạch ngang.
- Cách đọc phân số: Khi đọc phân số ta đọc tử số trước rồi đọc “phần” sau đó đọc đến mẫu số.
Ví dụ: Phân số được đọc là một phần tám.
- Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
Ví dụ: 3 : 5 =
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
Ví dụ: 6 = ; 18 = ; ....
- Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
Ví dụ: 1= ; 1 = ;...
- Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
Ví dụ: 0 = ; 0 = ;...
2. Tính chất cơ bản của phân số
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
- Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
Ví dụ: ;
3. Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số
Dạng 1: Rút gọn phân số
Bước 1: Xét xem cả tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1
Bước 2: Chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho số vừa tìm được
Bước 3: Cứ làm thế cho đến khi tìm được phân số tối giản
Chú ý: Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho số nào lớn hơn 1
Ví dụ:
Dạng 2: Quy đồng mẫu số các phân số
a) Trường hợp mẫu số chung bằng tích của hai mẫu số của hai phân số đã cho
Bước 1: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số thứ nhất nhân với mẫu số của phân số thứ hai
Bước 2: Lấy cả tử số và mẫu số của phân số thứ hai nhân với mẫu số của phân số thứ nhất
Ví dụ: Quy đồng hai phân số và
MSC: 12
b) Mẫu số của một trong các phân số chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại
Bước 1: Lấy mẫu số chung là mẫu số mà chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại
Bước 2: Tìm thừa số phụ
Bước 3: Nhân cả tử số và mẫu số của các phân số còn lại với thừa số phụ tương ứng
Bước 4: Giữ nguyên phân số có mẫu số chia hết cho mẫu số của các phân số còn lại
Ví dụ: Quy đồng mẫu số hai phân số và .
MSC = 16
Câu 11:
18/12/2024Một phép chia có số chia là 5, số dư là 1. Để phép chia là phép chia hết thì cần thêm vào số bị chia bao nhiêu đơn vị?
Lời giải:
Một phép chia có số chia là 5, số dư là 1, để phép tính chia là phép tính chia hết thì số bị chia cần tăng thêm 4 đơn vị
Giải thích:
Khi thêm 4 đơn vị vào số bị chia, phép chia khi đó sẽ "dư" 4 + 1 = 5 hay là phép chia hết
* Kiến thức mở rộng
I. Phép chia có dư
II. Phép chia hết
- Phép chia hết là phép chia có dư bằng 0.
III. Dấu hiệu chia hết
1. Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 sẽ chia hết cho 2.
Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 sẽ chia hết cho 5.
Các số có hai chữ số tận cùng chia hết cho 4 thì sẽ chia hết cho 4.
Các số có ba chữ số tận cùng chia hết cho 8 thì sẽ chia hết cho 8.
Các số có hai chữ số tận cùng chia hết cho 25 thì sẽ chia hết cho 25.
2. Các số tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
Các số tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
3. Các số chia hết cho 2 và 3 thì chia hết cho 6 (Các số chẵn chia hết cho 3).
Các số có tổng các chữ số hàng chẵn trừ đi tổng các chữ số hàng lẻ hoặc ngược lại chia hết cho 11 thì chia hết cho 11.
4. Nắm được một số tính chất của phép chia hết và phép chia có dư:
+ Nếu tất cả các số hạng trong một tổng đều chia hết cho một số thì tổng đó chia hết cho số đó. Nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho một số thì hiệu chia hết cho số đó.
+ Nếu tổng (hiệu) của tất cả các số dư của mỗi số hạng (số bị chia và số chia) trong một tổng (hiệu) mà chia hết cho n thì tổng (hiệu) đó chia hết cho n.
+ A và B có cùng số dư khi chia cho m thì A - B chia hết cho n.
+ Nếu A chia hết cho n, B chia hết cho m thì tích A × B chia hết cho n × m.
Câu 12:
13/12/2024Một đội y tế gồm có 220 nữ và 280 nam dự định chia thành các nhóm sao cho số nữ và số nam ở mỗi nhóm đều nhau, biết số nhóm chia được nhiều hơn 1 nhóm và không lớn hơn 5 nhóm. Hỏi có thể chia thành mấy nhóm? Khi đó mỗi nhóm có bao nhiêu nam bao nhiêu nữ.
Lời giải:
Gọi số nhóm chia được là x (x ∈ ℕ*, 1 < x ≤ 5).
Vì số nam và số nữ ở mỗi nhóm đều như nhau nên 220 ⋮ x và 280 ⋮ x. Do đó, x là ước chung của 220 và 280
Ta có: 220 = 22.5.11
280 = 23.5.7
ƯCLN (220; 280) = 22.5 = 4.5 = 20
ƯC (220; 280) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}
Vì số nhóm lớn hơn 1 và quá 5 nên số nhóm có thể là 2; 4 hoặc 5.
+) Với số nhóm là 2
Số nam mỗi nhóm là: 280 : 2 = 140 (nam)
Số nữ mỗi nhóm là: 220 : 2 = 110 (nữ)
+) Với số nhóm là 4
Số nam mỗi nhóm là: 280 : 4 = 70 (nam)
Số nữ mỗi nhóm là: 220 : 4 = 55 (nữ)
+) Với số nhóm là 5
Số nam mỗi nhóm là: 280 : 5 = 56 (nam)
Số nữ mỗi nhóm là: 220 : 5 = 44 (nữ).
Phương pháp giải:
Bước 1: Tìm ước chung của 220 và 280
Bước 2: Xác định số nhóm dựa trên điều kiện đề bài đưa ra
Bước 3: Kiểm tra từng trường hợp
* Kiến thức mở rộng
ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT
1. Định nghĩa: Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
2. Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung.
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm
Ví dụ: Tìm ƯCLN (54;90)
+ Phân tích các số ra thừa số nguyên tố
54 = 2.33
90 = 2.32.5
Thừa số nguyên tố chung là 2 và 3. Số mũ nhỏ nhất của 2 là 1, số mũ nhỏ nhất của 3 là 2
Vậy ƯCLN (54;90) = 2.32 = 18
Chú ý:
+ Nếu các số đã cho không có thừa số nguyên tố chung thì ƯCLN của chúng bằng 1.
+ Hai hay nhiều số có ƯCLN bằng 1 gọi là các số nguyên tố cùng nhau.
+ Trong các số đã cho, nếu số nhỏ nhất là ước của các số còn lại thì ƯCLN của các số đã cho chính là số nhỏ nhất ấy.
3. Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN
Để tìm ước chung của các số đã cho, ta có thể tìm các ước của ƯCLN của các số đó.
Ví dụ: Tìm các ước chung của 54 và 90
Ta đã chỉ ra ở ví dụ trên ƯCLN (54; 90) = 18
Các ước của 18 là: 1; 2; 3; 6; 9; 18.
Vậy ƯC (54; 90) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Câu 13:
17/12/2024Cho các đơn thức:
Liệt kê các đơn thức thu gọn trong các đơn thức đã cho và thu gọn các đơn thức còn lại.
Lời giải:
Các đơn thức B và D là đơn thức đã thu gọn.
Ta thu gọn đơn thức A và C như sau:
A = 4x(−2)x2y = [4 . (−2)] (x . x2)y = −8x3y;
.
Phương pháp giải:
- Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
- áp dụng các tính chất của phép nhân và phép nâng lên lũy thừa.
* Kiến thức mở rộng
1. Thu gọn đơn thức
⦁ Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.
⦁ Để thu gọn đơn thức, ta thực hiện:
Bước 1. Đổi chỗ và nhóm các hệ số thành một nhóm, các biến thành một nhóm.
Bước 2. Thực hiện phép nhân, phép nâng lên lũy thừa trong từng nhóm.
Chú ý:
+ Một số cũng được coi là một đơn thức thu gọn chỉ có phần hệ số.
+ Trong các đơn thức thu gọn, mỗi biến chỉ được viết một lần.
+ Khi viết một đơn thức thu gọn, ta thường viết hệ số trước, phần biến sau; các biến được viết theo thứ tự trong bảng chữ cái.
Ví dụ minh họa:
Ví dụ. Thu gọn các đơn thức sau:
Hướng dẫn giải:
Thu gọn đơn thức:
3x.x2 = 3.x1+2 = 3x3.
.
2. Bậc của đơn thức
Tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác 0 gọi là bậc của đơn thức đó.
Chú ý: + Số thực khác 0 là đơn thức bậc không.
+ Số 0 được gọi là đơn thức không có bậc.
Với những đơn thức chưa thu gọn, ta nên thu gọn đơn thức trước, khi đó, bậc của đơn thức thu gọn chính là bậc của đơn thức ban đầu.
*Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến.
Câu 14:
18/12/2024Khối lăng trụ tam giác có bao nhiêu đỉnh?
Đáp án đúng là: B
Lời giải:
Khối lăng trụ tam giác có 6 đỉnh
* Kiến thức mở rộng
Hình lăng trụ đứng tam giác có:
- Có 6 đỉnh
- Có 2 mặt đáy cùng là tam giác và song song với nhau, 3 mặt bên là các hình chữ nhật.
- Các cạnh bên bằng nhau
- Chiều cao là độ dài một cạnh bên.
Hình lăng trụ đứng tứ giác có:
- Có 8 đỉnh
- 2 mặt đáy cùng là tứ giác và song song với nhau, 4 mặt bên là các hình chữ nhật.
- Các cạnh bên bằng nhau.
- Chiều cao là độ dài một cạnh bên.
Chú ý: Hình hộp chữ nhật cũng là một hình lăng trụ đứng tứ giác
Câu 15:
18/12/2024Hình lăng trụ lục giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
Đáp án đúng là: D
Lời giải:
Lục giác đều có 6 trục đối xứng là 3 đường chéo và 3 đường thẳng đi qua trung điểm cặp cạnh đối.
Ứng với mỗi trục đối xứng của lục giác đều ta có một mặt phẳng đối xứng của lăng trụ lục giác đều.
Ngoài ra, lăng trụ lục giác đều còn có một mặt phẳng đối xứng đi qua trung điểm của các cạnh bên.
Vậy lăng trụ lục giác đều có tất cả 7 mặt phẳng đối xứng.
* Kiến thức mở rộng
Hình lăng trụ lục giác đều là một thể ba chiều, với hai mặt đáy là hình lục giác đều và các mặt bên là hình chữ nhật. Cấu trúc này tạo nên tính đối xứng và đẹp mắt, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực từ kiến trúc đến khoa học tự nhiên.
Đặc Điểm Hình Lăng Trụ Lục Giác
-
Hai mặt đáy là hình lục giác đều.
-
Các mặt bên là hình chữ nhật, vuông góc với mặt đáy.
-
Cạnh bên và đáy tạo nên hình lăng trụ đứng.
Công Thức Tính Diện Tích và Thể Tích
Kích thước | Công thức |
---|---|
Diện tích đáy | Sđáy = |
Diện tích xung quanh | Sxq = 6.a.h |
Thể tích | V = Sđáy x h = |
Ứng Dụng Thực Tế
-
Kiến trúc: Sử dụng trong thiết kế các cấu trúc của tòa nhà, vì hình dáng độc đáo và vững chắc.
-
Kỹ thuật: Áp dụng trong thiết kế các bộ phận máy móc, đặc biệt là trong các cấu trúc khung gầm.
-
Khoa học môi trường: Cấu trúc tổ ong trong tự nhiên là ví dụ điển hình, tối đa hóa không gian mà không làm tăng trọng lượng.
-
Công nghệ nano: Ứng dụng trong nghiên cứu vật liệu mới với tính chất vật lý, hóa học đặc biệt.
Câu 16:
18/12/2024Hình chóp ngũ giác có số mặt và số cạnh là:
Đáp án đúng là: C
Lời giải:
Hình chóp ngũ giác có 5 mặt bên +1 mặt đáy. 5 cạnh bên và 5 cạnh đáy.
=> Hình chóp ngũ giác có 6 mặt và 10 cạnh. Tổng số mặt và cạnh là 16
* Kiến thức mở rộng
Hình chóp ngũ giác là một khối đa diện đặc biệt với đáy là hình ngũ giác và các mặt bên là tam giác. Khái niệm này có nhiều ứng dụng không chỉ trong hình học mà còn trong thiết kế và kiến trúc.
Định Nghĩa và Các Đặc Điểm Cơ Bản
-
Đỉnh của hình chóp ngũ giác có thể được định nghĩa là điểm nối từ đáy đến đỉnh không nằm trên mặt phẳng đáy.
-
Chiều cao của hình chóp là khoảng cách từ đỉnh tới mặt đáy.
-
Diện tích xung quanh của hình chóp ngũ giác có thể tính bằng tổng diện tích các mặt bên. Công thức tính là , trong đó a là cạnh đáy và l là chiều dài đường cao của một mặt bên.
-
Diện tích mặt đáy có thể tính bằng Sđáy =
-
Thể tích của hình chóp ngũ giác tính theo công thức V =
Diện Tích và Thể Tích
Để tính diện tích toàn phần của hình chóp ngũ giác, ta cần cộng diện tích xung quanh với diện tích mặt đáy. Công thức tính diện tích toàn phần là:
Stp =
Trong đó: a là cạnh đáy
h: là chiều dài đường cao của mặt đáy
l: chiều dài đường cao một mặt bên
Công thức tính thể tích hình chóp ngũ giác khi biết chiều cao và cạnh đáy là: V =
Ứng Dụng
Hình chóp ngũ giác không chỉ hữu ích trong học thuật mà còn trong nghệ thuật và thiết kế. Nó được sử dụng để tạo ra các cấu trúc có tính thẩm mỹ cao, cũng như trong các mô hình toán học và vật lý phức tạp.
Các kiến trúc sư và nhà thiết kế thường xuyên sử dụng hình chóp ngũ giác để tạo ra các kiến trúc độc đáo và bắt mắt.
Vẽ Hình Chóp Ngũ Giác
-
Bắt đầu với việc vẽ một đường tròn và chọn một điểm trên đường tròn làm điểm khởi đầu.
-
Sử dụng compa để đánh dấu các điểm còn lại, tạo thành một ngũ giác đều.
-
Nối các điểm này với nhau để hình thành ngũ giác đáy.
-
Vẽ đường thẳng từ điểm trên cao (đỉnh của chóp) xuống các đỉnh của ngũ giác.
-
Hoàn thiện hình chóp bằng cách vẽ các cạnh nối từ đỉnh chóp đến các đỉnh của ngũ giác.
Câu 17:
18/12/2024Hình chiếu đứng của hình hộp chữ nhật có hình dạng
Đáp án đúng là: D
Lời giải:
- Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ, hình chóp đều: hình chiếu có dạng là hình dạng các mặt bao của nó.
* Kiến thức mở rộng
- Đặc điểm hình chiếu vuông góc của hình chóp tứ giác đều
Hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là tam giác cân cạnh a chiều cao hát
Hình chiếu bằng là hình vuông cạnh a
- Đặc điểm hình chiếu vuông góc của hình hộp chữ nhật
chiếu đứng có hình dạng hình chữ nhật có chiều dài a chiều rộng b
hình chiếu bằng có hình dạng hình chữ nhật với chiều dài a chiều rộng b
Hình chiếu cạnh có chiều dài h chiều rộng b
- Đặc điểm hình chiếu vuông góc của hình lăng trụ tam giác đều
Hình chiếu đứng có dạng hình chữ nhật khối chiều dài là h chiều rộng là a
Hình chiếu bằng có dạng tam giác đều với các cạnh bằng nhau và bằng a chiều cao là h
Hình chiếu cạnh có dạng hình chữ nhật với chiều dài h chiều rộng b
Câu 18:
18/12/2024Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc hai?
Đáp án đúng là: C
Lời giải:
Hàm số bậc hai là hàm số cho bởi công thức y = ax2 + bx + x với a, b, c là các hằng số và a ≠ 0.
Vậy trong các hàm số đã cho thì hàm số y = – 3x2 + 1 là hàm số bậc hai với các hệ số a = – 3, b = 0 và c = 1.
Chú ý: Hàm số không phải là hàm số bậc hai, mà đây là hàm số có thể đưa về dạng bậc hai nếu ta đặt .
* Kiến thức mở rộng
Hàm số bậc hai được cho bởi công thức
y = ax2 + bx + c (a ≠ 0).
Tập xác định của hàm số này là D = R
Hàm số y = ax2 (a ≠ 0) đã học ở lớp 9 là một trường hợp riêng của hàm số này.
I. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC HAI
Đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c (a ≠ 0) là một đường parabol có đỉnh là điểm I, có trục đối xứng là đường thẳng x = -. Parabol này quay bề lõm lên trên nếu a > 0, xuống dưới nếu a < 0.
Cách vẽ
Để vẽ parabol y = ax2 + bx + c (a≠0) ta thực hiện các bước
1) Xác định tọa độ của đỉnh I
2) Vẽ trục đối xứng x = - .
3) Xác định tọa độ các giao điểm của parabol với trục tung (điểm (0; c)) và trục hoành (nếu có).
Xác định thêm một số điểm thuộc đồ thị, chẳng hạn điểm đối xứng với điểm (0; c) qua trục đối xứng của parabol, để vẽ đồ thị chính xác hơn.
4) Vẽ parabol.
Khi vẽ parabol cần chú ý đến dấu của hệ số a (a > 0 bề lõm quay lên trên, a < 0 bề lõm quay xuống dưới).
II. CHIỀU BIẾN THIÊN CỦA HÀM SỐ BẬC HAI
Dựa vào đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c (a≠0) ta có bảng biến thiên của nó trong hai trường hợp a > 0 và a < 0 như sau
Từ đó, ta có định lí dưới đây
Định lí
Nếu a < 0 thì hàm số y = ax2 + bx + c nghịch biến trên khoảng (–∞; -); đồng biến trên khoảng (-; +∞).
Nếu a > 0 thì hàm số y = ax2 + bx + c đồng biến trên khoảng (–∞; -) nghịch biến trên khoảng (-; +∞).
Câu 19:
18/12/2024Mệnh đề nào sau đây sai?
Đáp án đúng là: A
Lời giải:
Ta xét các đáp án:
Đáp án A: Hai tam giác có diện tích bằng nhau chưa chắc bằng nhau nên A sai.
Đáp án B: Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau nên B đúng.
Đáp án C: Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều nên có ba góc bằng nhau nên C đúng.
Tương tự đáp án D cũng là tam giác đều nên D đúng.
* Kiến thức mở rộng
Các trường hợp bằng nhau của tam giác
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
Để kí hiệu sự bằng nhau của tam giác ABC và tam giác A’B’C’ ta viết :
a. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Xét có:
AB = A’B’
AC = A’C’
BC = B’C’
thì
b. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
c. Trường hợp bằng nhau thứ ba của hai tam giác: góc – cạnh – góc
Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
• Hai cạnh góc vuông
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (cạnh – góc – cạnh )
• Cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh đó
Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau ( góc – cạnh – góc )
• Cạnh huyền – góc nhọn
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau ( góc – cạnh – góc)
• Cạnh huyền – cạnh góc vuông
Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Câu 20:
18/12/2024Gọi M; N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB; AC của tam giác đều ABC. Đẳng thức nào sau đây đúng?
Đáp án đúng là: D
Lời giải:
Ta có M; N lần lượt là trung điểm của AB và AC nên MN chính là đường trung bình của ABC
=> MN = hay BC = 2 MN
=>
* Kiến thức mở rộng
1. Định nghĩa vectơ:
Vectơ là đoạn thẳng có hướng, nghĩa là trong hai điểm mút của đoạn thẳng đã chỉ rõ điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối.
Vectơ có điểm đầu là A, điểm cuối là B ta kí hiệu :
Vectơ còn được kí hiệu là:
Vectơ – không là vectơ có điểm đầu trùng điểm cuối. Kí hiệu là
2. Hai vectơ cùng phương, cùng hướng
- Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ gọi là giá của vectơ
- Hai vectơ có giá song song hoặc trùng nhau gọi là hai vectơ cùng phương
- Hai vectơ cùng phương thì hoặc cùng hướng hoặc ngược hướng.
Ví dụ: Ở hình vẽ trên trên (hình 2) thì hai vectơ và cùng hướng còn và ngược hướng.
Đặc biệt: vectơ – không cùng hướng với mọi véc tơ.
3. Hai vectơ bằng nhau
- Độ dài đoạn thẳng gọi là độ dài véc tơ , kí hiệu .
Vậy .
- Hai vectơ bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài.
Ví dụ: (hình 1.3) Cho hình bình hành khi đó
Câu 21:
18/12/2024Điểm cực đại của đồ thị hàm số y = x3 + 3x2 + 2 là
Đán án đúng là: C
Lời giải:
- TXĐ: D =
y = x3 + 3x2 + 2
=> y' = 3x2 + 6x
y '= 0
Bảng biến thị của đồ thị hàm số:
Từ bảng biến thiên ta thấy điểm cực đại của hàm số là (-2; 6)
Phương pháp giải:
- Tìm TXĐ
- Tính y', cho y' = 0 tìm được x
- Vẽ bảng biến thiên
* Kiến thức mở rộng
Cách tìm cực đại, cực tiểu của hàm số nhờ đạo hàm:
Quy tắc 1:
1. Tìm tập xác định.
2. Tính f'(x). Tìm các điểm tại đó f'(x) bằng 0 hoặc f'(x) không xác định.
3. Lập bảng biến thiên.
4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
Quy tắc 2:
1. Tìm tập xác định.
2. Tính f'(x). Giải phương trình f'(x) = 0 và kí hiệu xi (i = 1, 2, 3, ...) là các nghiệm của nó.
3. Tính f"(x) và f"(xi)
4. Nếu f"(xi) > 0 thì xi là điểm cực tiểu.
Nếu f"(xi) < 0 thì xi là điểm cực đại.
Câu 22:
18/12/2024Đạo hàm của hàm số y = 3x là:
Đáp án đúng là: D
Lời giải:
y ' = (3x)' = 3x ln3
Phương pháp giải:
Nắm vững bảng quy tắc đạo hàm
* Kiến thức mở rộng
1. Định nghĩa đạo hàm
Giới hạn nếu có của tỉ số giữa số gia của hàm số và số gia của đối số tại , khi số gia của đối số tiến dần tới 0, được gọi là đạo hàm của hàm số tại điểm .
Cho hàm số xác định trên và :
==
Nếu hàm số có đạo hàm tại thì nó liên tục tại điểm đó.
2. Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa
Quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa:
+ Bước 1: Giả sử ∆x là số gia của đối số tại x0; tính :
∆y= f( x0+ ∆x)- f( x0) .
+ Bước 2: Lập tỉ số ∆y/∆x.
+ Bước 3:
3. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số
* Định lí: Nếu hàm số y= f( x) có đạo hàm tại x0 thì nó liên tục tại điểm đó.
* Chú ý:
+ Nếu hàm số y= f(x) gián đoạn tại x0 thì hàm số không có đạo hàm tại điểm đó.
+ Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.
4. Đạo hàm một bên, Đạo hàm trên khoảng, trên đoạn
a. Đạo hàm bên trái, bên phải
+ Nếu tồn tại giới hạn( hữu hạn) bên phải
ta gọi giới hạn đó là đạo hàm bên phải của hàm số y= f(x) tại x=x0 và kí hiệu f'(x0+)
+ Tương tự; đạo hàm bên trái của hàm số là
Hệ quả : Hàm số y= f(x) có đạo hàm tại x0 khi và chỉ khi tồn tại f'(x0+) và f;(x0-) đồng thời f' (x0+ )=f'(x0-) .
b. Đạo hàm trên khoảng, trên đoạn
Hàm số y=f(x) có đạo hàm trên (a;b) nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm thuộc (a; b).
Hàm số y= f(x) có đạo hàm trên[a;b] nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm thuộc khoảng (a; b) đồng thời tồn tại đạo hàm trái tại x= b và đạo hàm phải tại x= a.
5. Ý nghĩa hình học của đạo hàm
Định lí: Đạo hàm của hàm số y= f(x) taị điểm x=x0 là hệ số góc của tiếp tuyến M0T của đồ thị hàm số y= f( x) tại điểm M0(x0; f(x0)).
Định lí: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y= f(x) tại điểm M0(x0; f(x0)) là:
y – y0= f’(x0) ( x- x0)
trong đó y0= f( x0)
6. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm
a. Vận tốc tức thời.
Xét chuyển động thẳng xác định bởi phương trình: s= s(t); với s= s(t) là một hàm số có đạo hàm. Vận tốc tức thời tại thời điểm t0 là đạo hàm của hàm số s= s(t) tại t0:
v(t0) = s’(t0)
b. Cường độ tức thời.
Nếu điện lượng Q truyền trong dây dẫn là một hàm số của thời gian: Q= Q(t) ( là hàm số có đạo hàm) thì cường độ tức thời của dòng điện tại thời điểm t0 là đạo hàm của hàm số Q= Q(t) tại t0:
I(t0)= Q’(t0) .
Câu 23:
09/01/2025Một nhà máy có 180 công nhân, người ta dự định chia thành 5 tổ nhưng sau đó lại chia thành 6 tổ. Hỏi mỗi tổ ít hơn dự định là bao nhiêu công nhân?
* Lời giải:
Nếu theo dự định thì mỗi tổ có số công nhân là:
180 : 5 = 36 (công nhân)
Lúc sau người ta lại chia mỗi tổ có số công nhân là:
180 : 6 = 30 (công nhân)
Mỗi tổ ít hơn dự định số công nhân là
36 – 30 = 6 (công nhân)
* Phương pháp giải:
Cách giải và trình bày bài toán rút về đơn vị.
Bước 1: Tìm giá trị của một đơn vị.
Bước 2: Tìm giá trị của các nhóm theo yêu cầu.
* Lý thuyết nắm thêm về rút về đơn vị:
Các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (dạng 1):
Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần như thế (thực hiện phép nhân)
Các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (dạng 2)
Bước 1: Tìm giá trị một phần – rút về đơn vị (thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm số phần – số đơn vị (thực hiện phép chia)
MỘT SỐ DẠNG TOÁN
Dạng 1: Giải bài toán rút về đơn vị
Dạng 2: Giải bài toán rút về đơn vị đi một đại lượng)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 24:
09/01/2025Một trại nuôi gà có số gà trống bằng 30% số gà mái. Nếu trại mua thêm 60 con gà trống thì số gà trống bằng 40% số gà mái. Hỏi lúc đầu trại nuôi tất cả bao nhiêu con gà?
* Lời giải:
Vì số gà mái không đổi nên 60 con gà trống ứng với số phần trăm là
40% - 30% = 10% ( số gà mái)
Số gà mái ban đầu là :
60 : 10 x 100 = 600( con)
Số gà trống ban đầu là
600 x 30 : 100 = 180 ( con)
Lúc đầu có tất cả số con gà là :
600 + 180 = 780 ( con)
Đáp số : 780 con
* Phương pháp giải:
áp dụng công thức tính tỉ số phần trăm khi biết tổng:
- Tính phần trăm khi biết tổng thể với a là một số, b là tổng thể, ta tính như sau: (a/b)*100 (%).
* Lý thuyết nắm thêm về tỉ số phần trăm:
1. Tỉ số phần trăm là gì?
Tỷ số của hai số là thương của phép chia số a cho số b với b khác 0, được viết dưới dạng a / b hoặc a : b.
Tỷ số phần trăm chính là tỉ số của hai số mà ở đó ta sẽ quy mẫu số của tỉ số về số 100. Tỷ số phần trăm thường được sử dụng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng này so với lượng khác. Ví dụ: 2/100 = 2%, 35/100 = 35%
Ký hiệu thường dùng là “%” – ký hiệu phần trăm. Ví dụ: 50% (đọc là “năm mươi phần trăm”) tương đương với 50/100, nói cách khác là 0,5.
2. Tỉ số phần trăm có ý nghĩa gì?
Trong toán học, phần trăm là tỉ số thể hiện dưới dạng phân số có mẫu số là 100. Tương tự, một số hệ thống diễn đạt phân số có mẫu số là 1000 được gọi là hệ thống phần nghìn. Phần trăm được sử dụng để biểu thị độ lớn tương đối của một lượng so với một lượng khác. Cụ thể đại lượng thứ nhất thường thể hiện phần tương ứng hoặc phần thay đổi so với đại lượng thứ hai.
3. Công thức tính tỉ số phần trăm
- Cách tính tỉ số phần trăm của 1 số
Trong toán học, phần trăm là tỷ lệ được hiển thị dưới dạng phân số với mẫu số luôn luôn bằng 100. Ngoài ra, phần trăm còn được biểu diễn ở dạng khác bằng cách dùng ký hiệu % mà bạn thường gặp như 1%, 5%, 10%,… Điều đặc biệt là phần trăm không có đơn vị đo lường.
Bạn sẽ thường thấy rằng phần trăm được dùng để chỉ ra mức độ (hay độ lớn) của một lượng này so với một lượng kia. Ví dụ, một lớp học có 30 học sinh, trong đó có 15 học sinh là nữ thì ta có thể nói rằng số học sinh nữ chiếm tỉ lệ 50% trong tổng số học sinh của lớp học đó.
Để hiểu rõ hơn về tỷ lệ phần trăm, dưới đây là cách tính phần trăm của 1 số:
- Tính phần trăm khi biết tổng thể với a là một số, b là tổng thể, ta tính như sau: (a/b)*100 (%).
Ví dụ, một một lớp học có 20 học sinh, trong đó có 5 học sinh là nữ. Thì ta có, 20 học sinh là tổng thể, 5 học sinh nữ là số bạn cần so sánh. Ta có phép tính như sau: (5/20)*100(%).
- Tính phần trăm khi chưa biết tổng thể với a là một số, b là một số, ta tính như sau: a/(a+b))*100 hay b/(a+b))*100 (%).
- Cách tính phần trăm của 2 số
Cách tính phần trăm của 2 số a, b đó chính là lấy số a đem chia số b và nhân cho 100. Chúng ta sẽ ghi ký hiệu phần trăm (%) ở đằng sau kết quả mình nhận được. Cụ thể là:
(a : b) x 100 = a/b x 100 (%)
- Cách tính phần trăm của một tổng
Đây là cách tính phần trăm được dùng nhiều nhất trong tất cả. Khi tính phần trăm 1 tổng, bạn sẽ biết đại lượng này chiếm bao nhiêu phần trong tổng chung.
Cách tính phần trăm A so với tổng (A+B): A/(A+B)*100
- Cách tính phần trăm tăng trưởng so sánh
Một khái niệm vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế mà bạn đã nghe qua đó là phần trăm tăng trưởng. Vậy phần trăm tăng trưởng là gì? Là mức độ tăng trưởng hay phát triển mà một doanh nghiệp, công ty hay thậm chí là nền kinh tế đó tăng/giảm nhanh/chậm so với những quý/kỳ/năm trước đó.
Công thức để tính phần trăm tăng trưởng: % tăng trưởng=(năm cần tính – năm trước)/năm trước*100
- Cách tính phần trăm hoàn thành công việc
Sẽ có đôi khi ta cũng cần đến cách tính phần trăm để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Giờ đây, công thức này còn được nâng cấp lên để tính tỷ lệ hoàn thành công việc theo dự kiến giúp cho việc hoạch định kế hoạch được tốt hơn,…
Công thức tính phần trăm hoàn thành công việc: (số công việc đã hoàn thành x/ số công việc phải hoàn thành y)*100
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Tỉ số phần trăm (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 5
50 Bài toán về tỉ số phần trăm lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 25:
09/01/2025Một trang trại cần thuê xe vận chuyển 450 con lợn và 35 tấn cám. Nơi cho thuê xe chỉ có 12 xe lớn và 10 xe nhỏ. Một chiếc xe lớn có thể chở 50 con lợn và 5 tấn cám. Một chiếc xe nhỏ có thể chở 30 con lợn và 1 tấn cám. Tiền thuê một xe lớn là 4 triệu đồng, một xe nhỏ là 2 triệu đồng. Hỏi phải thuê bao nhiêu xe mỗi loại để chi phí thuê xe là thấp nhất?
* Lời giải:
Gọi x, y (xe) lần lượt là số xe loại lớn, số xe loại nhỏ cần thuê (x, y ≥ 0, x, y ∈ ℤ).
Suy ra T = 4x + 2y (triệu đồng) là số tiền thuê xe.
Do đó yêu cầu bài toán ⇔ T nhỏ nhất.
Theo đề, ta có hệ: (*)
Vẽ các đường thẳng d1: 50x + 30y = 450 và d2: 5x + y = 35 trên cùng một hệ trục tọa độ.
Tiếp theo, ta lấy điểm M(7; 5). Khi đó ta có: (đúng).
Suy ra miền nghiệm của hệ (*) là phần ngũ giác ABCDE, kể cả các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA, với A(5; 10), B(6; 5), C(9; 0), D(12; 0), E(12; 10).
Ta có TA = 40, TB = 34, TC = 36, TD = 48, TE = 68.
Do đó T nhỏ nhất ⇔ x = 6, y = 5.
Vậy trang trại phải thuê 6 xe lớn, 5 xe nhỏ để chi phí thuê xe là thấp nhất.
* Phương pháp giải:
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
• Miền nghiệm của hệ bất phương trình là giao của các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ.
• Để biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, ta làm như sau:
+ Trong cùng mặt phẳng toạ độ, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ bằng cách gạch bỏ phần không thuộc miền nghiệm của nó.
+ Phần không bị gạch là miền nghiệm cần tìm.
* Lý thuyết nắm thêm về hệ bất phương trình
Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
• Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là một hệ gồm một số bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y. Mỗi nghiệm chung của các bất phương trình trong hệ được gọi là một nghiệm của hệ bất phương trình đó.
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
• Miền nghiệm của hệ bất phương trình là giao của các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ.
• Để biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn, ta làm như sau:
+ Trong cùng mặt phẳng toạ độ, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ bằng cách gạch bỏ phần không thuộc miền nghiệm của nó.
+ Phần không bị gạch là miền nghiệm cần tìm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn – Toán 10 Cánh diều
Giải Toán 10 Bài 4 (Kết nối tri thức): Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Câu 26:
09/01/2025Mua 7m vải phải trả 455 000 đồng. Hỏi mua 4,2m vải cùng loại phải trả ít hơn bao nhiêu tiền?
* Lời giải:
Số tiền mua 1 mét vải là:
455000 : 7 = 65000 (đồng)
Số tiền mua 4,2 mét vải là;
65000 × 4,2 = 273000 (đồng)
Số tiền phải trả ít hơn là:
455000 – 273000 = 182000 (đồng)
Đáp số: 182 000 đồng.
* Phương pháp giải:
Tính số tiền mua 1 mét vải
Tính số tiền để mua 4,2m vải
Từ đó tính ra số tiền phải trả ít hơn
* Lý thuyết nắm thêm về số thập phân:
Các phân số có mẫu số là 10; 100; 1000;... được gọi là các phân số thập phân.
Ví dụ: là các phân số thập phân.
Cấu tạo số thập phân
Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
Các dạng bài tập
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Dạng 4: Phép chia số thập phân
1. Phương pháp giải
- Chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia
- Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,... chữ số.
- Chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001, ... thực chất là nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân:
+ Viết dấu phẩy vào bên phải số thương
+ Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp
+ Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
- Chia một số thập phân cho một số thập phân:
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 27:
09/01/2025Một hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch (H.11.1)
Tóm tắt:
Gạch có: m = 1,6kg; V = 1200cm3
Mỗi lỗ có: V0 = 192cm3
Khối lượng riêng D = ?
Trọng lượng riêng d = ?
* Lời giải:
D = 1960,8 kg/m3; d= 19608 N/m3
Thể tích thực của hòn gạch là:
Vt = 1200 – (192 x 2) = 816 cm3 = 0,000816 m3
Khối lượng riêng của gạch:
Trọng lượng riêng của gạch: d = 10 x D = 19607,8 N/m3
* Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính khối lượng riêng:
Từ đó áp dụng mối liên hệ D và d ta có: d= 10xD
* Lý thuyết nắm thêm về trọng lượng riêng, khối lượng riêng
1. Khối lượng riêng
- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Hay nói cách khác: Khối lượng của 1m3 của một chất được gọi là khối lượng riêng của chất đó.
2. Công thức tính khối lượng riêng
Công thức:
Trong đó:
m là khối lượng của vật (kg)
V là thể tích của vật (m3)
D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3)
Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3).
1 g/cm3 = 1000 kg/m3
3. Trọng lượng riêng
- Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.
- Hay nói cách khác là: Trọng lượng của 1m3 của một chất được gọi là trọng lượng riêng của chất đó.
4. Công thức tính trọng lượng riêng
Công thức:
Trong đó:
P là trọng lượng của vật (N)
V là thể tích của vật (m3)
d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3)
5. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng
Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:
Ta có:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Công thức tính khối lượng riêng và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Câu 28:
09/01/2025Cho đoạn thẳng AB và M là điểm nằm trên đoạn AB sao cho AM = . Tìm k trong
* Lời giải:
M là điểm nằm trên đoạn AB và
.
* Phương pháp giải:
vận dụng các phép tính toán trong vecto về tổng, hiệu và tích để biến đổi
* Lý thuyết nắm thêm về vecto
• Vectơ trong không gian
Vectơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng.
Chú ý:
Cho đoạn thẳng AB trong không gian. Nếu ta chọn điểm đầu là A, điểm cuối là B thì ta có một vectơ, kí hiệu là , đọc là “vectơ AB”.
Khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của vectơ, vectơ còn được kí hiệu là , ...
• Các khái niệm có liên quan đến vectơ trong không gian như: giá của vectơ, độ dài của vectơ, vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng, vectơ – không, hai vectơ bằng nhau, hai vectơ đối nhau, … được phát biểu tương tự như trong mặt phẳng.
- Tổng của hai vectơ
Trong không gian, cho hai vectơ . Lấy một điểm A tùy ý, vẽ , .
Vectơ được gọi là tổng của hai vectơ và , kí hiệu là .
Chú ý:
• Phép lấy tổng hai vectơ còn được gọi là phép cộng vectơ.
• Phép cộng vectơ trong không gian cũng có các tính chất như phép cộng vectơ trong mặt phẳng, chẳng hạn: Phép cộng vectơ trong không gian cũng có các tính chất giao hoán, kết hợp, cộng với vectơ – không. Do đó, ta cũng định nghĩa được tổng của ba vectơ trong không gian.
• Khi thực hiện phép cộng vectơ trong không gian, ta vẫn có thể áp dụng quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành như đối với vectơ trong mặt phẳng.
Đối với vectơ trong không gian, ta cũng có các quy tắc sau:
• Với ba điểm A, B, C trong không gian, ta có: (quy tắc ba điểm);
• Nếu ABCD là hình bình hành thì (quy tắc hình bình hành).
• Nếu ABCD.A'B'C'D' là hình hộp thì (quy tắc hình hộp).
- Hiệu của hai vectơ
• Trong không gian, cho hai vectơ . Hiệu của vectơ và vectơ là tổng của vectơ với vectơ đối của vectơ , kí hiệu là .
Phép lấy hiệu của hai vectơ còn được gọi là phép trừ vectơ.
Đối với vectơ trong không gian, ta có quy tắc sau:
• Với ba điểm O, A, B trong không gian, ta có: (quy tắc hiệu).
Tương tự như trong mặt phẳng, trong không gian ta cũng có định nghĩa sau:
Cho số thực k ≠ 0 và vectơ . Tích của số k với vectơ là một vectơ, kí hiệu là , được xác định như sau:
• Cùng hướng với vectơ nếu k > 0, ngược hướng với vectơ nếu k < 0;
• Có độ dài bằng |k| . | |.
Quy ước: 0. = , k. = . Do đó, k. = khi và chỉ khi k = 0 hoặc = .
Chú ý:
• Phép lấy tích của một số với một vectơ gọi là phép nhân một số với một vectơ.
• Phép nhân một số với một vectơ trong không gian có các tính chất sau:
Với hai vectơ bất kì , và hai số thực h, k ta có:
+ k( + ) = k + k ; k(- ) = k − k ;
+ (h + k) = h + k ;
+ h(k ) = (hk) ;
+ 1 = ; (−1) = − .
• Hai vectơ , khác là cùng phương khi và chỉ khi có một số thực k ≠ 0 sao cho .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Vectơ và các phép toán vectơ trong không gian – Toán lớp 12 Cánh diều
Toán 12 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Vectơ và các phép toán trong không gian
Câu 29:
09/01/2025Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, và SA = 2a. Gọi M là điểm nằm trên cạnh CD. Tính thể tích khối chóp S.ABM theo a?
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Ta có .
* Phương pháp giải:
áp dụng công thức tính thể tích hình chóp để tính: V =
* Lý thuyết nắm thêm về hình chóp
Hình chóp tứ giác đều có:
- Đáy là hình vuông.
- 4 cạnh bên bằng nhau.
- 4 mặt bên là các tam giác cân bằng nhau và có chung một đỉnh.
- 4 cạnh đáy bằng nhau là bốn cạnh của hình vuông đáy.
- Chân đường cao trùng với giao điểm của hai đường chéo của mặt đáy.
Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng nửa chu vi đáy với độ dài trung đoạn.
( là diện tích xung quanh, p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn)
Thể tích của hình chóp tam giác đều (hình chóp tứ giác đều) bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
(V là thể tích, là diện tích đáy, h là chiều cao)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 30:
09/01/2025Cả hai hộp có 13,6kg chè. Nếu chuyển từ hộp thứ nhất sang hộp thứ hai 1,2kg chè thì số ki – lô – gam chè đựng trong mỗi hộp bằng nhau. Hỏi trong mỗi hộp, lúc đầu có bao nhiêu ki – lô – gam chè?
* Lời giải:
Số ki – lô – gam chè trong mỗi hộp bằng nhau khi đã sang:
13,6 : 2 = 6,8 (kg)
Số - ki –lô gam chè có trong hộp thứ nhất lúc đầu là:
6, 8 + 1,2 = 8(kg)
Số ki – lô –gam chè có trong hộp thứ hai lúc đầu là:
6, 8 – 1,2 = 5,6 (kg)
Đáp số: 8,0kg; 5,6kg
* Phương pháp giải:
Tính số kg chè mua mỗi hợp khi bằng nhau: chia đôi ra
Tính sô kg chè ở hộp thứ nhất ( nhiều hơn - phép cộng )
Tính số kg chè ở hộp thứ hai
* Lý thuyết nắm thêm về phép toán số thập phân
Cấu tạo số thập phân
Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
Các dạng bài tập
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Dạng 4: Phép chia số thập phân
1. Phương pháp giải
- Chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia
- Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,... chữ số.
- Chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001, ... thực chất là nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,...
- Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân:
+ Viết dấu phẩy vào bên phải số thương
+ Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp
+ Nếu còn dư nữa, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
- Chia một số thập phân cho một số thập phân:
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 31:
09/01/2025Lớp 9A và lớp 9B của một trường THCS dự định làm 90 chiếc đèn ông sao để tặng các em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung Thu. Nếu lớp 9A làm trong 2 ngày và lớp 9B làm trong 1 ngày thì được 23 chiếc đèn; nếu lớp 9A làm trong 1 ngày và lớp 9B làm trong 2 ngày thì được 22 chiếc đèn. Biết rằng số đèn từng lớp làm được trong mỗi ngày là như nhau, hỏi nếu cả hai lớp cùng làm thì hết bao nhiêu ngày để hoàn thành công việc đã dự định ?
* Lời giải:
Gọi số đèn mà lớp 9A, lớp 9B làm được trong 1 ngày lần lượt là .
Theo bài ra ta có hệ phương trình
Giải hệ phương trình trên ta thu được .
Suy ra trong một ngày cả 2 lớp làm được 8 + 7 = 15 chiếc đèn.
Vậy nếu cả 2 lớp cùng làm thì hết ngày sẽ xong công việc đã dự định.
* Phương pháp giải:
Gọi ẩn và điều kiện xác định cho ẩn
Từ đề bài lập các phương trình. Từ đó ta được 1 hệ phương trình 2 ẩn
Giaỉ hệ phương trình vừa lập
* Lý thuyết nắm thêm về hệ phương trình
Để giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình ta thực hiện qua ba bước sau:
Bước 1: Lập hệ phương trình:
- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện, đơn vị thích hợp cho các ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các đại lượng đã biết;
- Lập hệ phương trình biểu diễn sự tương quan của các đại lượng.
Bước 2: Giải các hệ phương trình vừa tìm được.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện ban đầu và kết luận bài toán.
II. Các dạng toán
Dạng 1: Bài toán chuyển động
Phương pháp giải: Vận dụng một số kiến thức về chuyển động sau:
- Với ba đại lượng tham gia là quãng đường (S); vận tốc (v); thời gian (t), ta có công thức liên hệ giữa ba đại lượng như sau:
S = vt
Với: S là quang đường có đơn vị là km; m…
v là vận tốc có đơn vị là km/h; m/s…
t là thời gian có đơn vị là h; s…
- Khi vật chuyển động trên dòng nước ta có:
Dạng 2: Bài toán công việc làm chung làm riêng
Phương pháp giải: Khi giải một bài toán làm chung làm riêng công việc ta cần chú ý đến một số đại lượng sau:
- Có ba đại lượng tham gia bài toán là:
+ Toàn bộ công việc.
+ Phần công việc làm được trong một đơn vị thời gian.
+ Thời gian hoàn thành một phần công việc hoặc toàn bộ công việc.
- Nếu một đội (một người,…) làm xong công việc trong x ngày thì mỗi ngày đội đó làm được (công việc), làm a ngày thì được (công việc).
- Ta thường coi toàn bộ công việc là 1.
Dạng 3: Bài toán về quan hệ các số
Phương pháp giải: Ta sử dụng một số kiến thức sau đây:
- Biểu diễn số có hai chữ số trong đó a là chữ số hàng chục và b là chữ số hàng đơn vị và ;.
- Biểu diễn số có ba chữ số , trong đó a là chữ số hàng trăm b là chữ số hàng trục; c là chữ số hàng đơn vị và ;;.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 32:
09/01/2025Hai đội công nhân cùng làm chung một công việc thì sau 15 ngày làm xong. Nếu đội thứ nhất làm riêng trong 3 ngày rồi dừng lại và đội thứ hai làm tiếp công việc đó trong 5 ngày thì cả hai đội hoàn thành được 25% công việc. Hỏi mỗi đội làm riêng thì bao nhiêu ngày mới hoàn thành xong công việc trên.
* Lời giải:
- Gọi thời gian để đội thứ nhất và đội thứ hai làm riêng một mình hoàn thành xong công việc lần lượt là x và y (x > 15, y > 15), đơn vị (ngày).
Một ngày đội thứ nhất làm được (công việc).
Một ngày đội thứ hai làm được (công việc).
- Vì hai đội cùng làm trong 15 ngày thì hoàn thành xong công việc. Như vậy trong một ngày cả hai đội làm được (công việc). Suy ra, ta có phương trình : (1).
- Ba ngày đội đội thứ nhất làm được (công việc).
- Năm ngày đội thứ hai làm được (công việc).
- Vì đội thứ nhất làm trong 3 ngày rồi dừng lại đội thứ hai làm tiếp trong 5 ngày thì cả hai đội hoàn thành xong (công việc). Suy ra, ta có phương trình : (2).
- Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình : (TMĐK).
- Vậy thời gian để đội thứ nhất làm riêng một mình hoàn thành xong công việc là 24 (ngày) và thời gian để đội thứ hai làm riêng một mình hoàn thành xong công việc là 40 (ngày).
* Phương pháp giải:
Gọi ẩn và điều kiện xác định cho ẩn
Từ đề bài lập các phương trình. Từ đó ta được 1 hệ phương trình 2 ẩn
Giaỉ hệ phương trình vừa lập
* Lý thuyết nắm thêm về hệ phương trình
Để giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình ta thực hiện qua ba bước sau:
Bước 1: Lập hệ phương trình:
- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện, đơn vị thích hợp cho các ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các đại lượng đã biết;
- Lập hệ phương trình biểu diễn sự tương quan của các đại lượng.
Bước 2: Giải các hệ phương trình vừa tìm được.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện ban đầu và kết luận bài toán.
II. Các dạng toán
Dạng 1: Bài toán chuyển động
Phương pháp giải: Vận dụng một số kiến thức về chuyển động sau:
- Với ba đại lượng tham gia là quãng đường (S); vận tốc (v); thời gian (t), ta có công thức liên hệ giữa ba đại lượng như sau:
S = vt
Với: S là quang đường có đơn vị là km; m…
v là vận tốc có đơn vị là km/h; m/s…
t là thời gian có đơn vị là h; s…
- Khi vật chuyển động trên dòng nước ta có:
Dạng 2: Bài toán công việc làm chung làm riêng
Phương pháp giải: Khi giải một bài toán làm chung làm riêng công việc ta cần chú ý đến một số đại lượng sau:
- Có ba đại lượng tham gia bài toán là:
+ Toàn bộ công việc.
+ Phần công việc làm được trong một đơn vị thời gian.
+ Thời gian hoàn thành một phần công việc hoặc toàn bộ công việc.
- Nếu một đội (một người,…) làm xong công việc trong x ngày thì mỗi ngày đội đó làm được (công việc), làm a ngày thì được (công việc).
- Ta thường coi toàn bộ công việc là 1.
Dạng 3: Bài toán về quan hệ các số
Phương pháp giải: Ta sử dụng một số kiến thức sau đây:
- Biểu diễn số có hai chữ số trong đó a là chữ số hàng chục và b là chữ số hàng đơn vị và ;.
- Biểu diễn số có ba chữ số , trong đó a là chữ số hàng trăm b là chữ số hàng trục; c là chữ số hàng đơn vị và ;;.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 33:
09/01/2025Số cách sắp xếp 3 học sinh nam và 3 học sinh nữ vào một dãy ghế hàng ngang có 6 chỗ ngồi là
Đáp án đúng là: D
* Lời giải:
Mỗi cách sắp xếp 3 học sinh nam và 3 học sinh nữ vào một dãy ghế hàng ngang có 6 chỗ ngồi là một hoán vị của 6 phần tử.
Số cách xếp là: .
* Phương pháp giải:
vận dụng các quy tắc về xắp xếp: hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp để làm
Số các hoán vị của n phần tử là: Pn = n(n-1)...2.1 = n!
* Lý thuyết nắm thêm
-
Định nghĩa
Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ∈ ℕ*).
Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
1. Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m+n cách thực hiện.
2. Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
3. Hoán vị:
Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
- Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử.
- Số các hoán vị của n phần tử là: Pn = n(n-1)...2.1 = n!
4. Chỉnh hợp:
Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
- Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
- Số các chỉnh hợp chập k của n phần tử là:
5. Tổ hợp:
Giả sử A có n phần tử (n ≥ 1).
- Mỗi tập hợp gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho. (1 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n phần tử là:
6. Công thức nhị thức Niu-tơn:
(a + b)n = Cn0an + Cn1an - 1b + … + Cnkan - kbk + … + Cnn-1abn-1 + Cnnbn
7. Phép toán trên các biến cố:
- Giả sử A là biến cố liên quan đến một phép thử.
Khi đó, tập Ω\A được gọi là biến cố đối của biến cố A, kí hiệu là A−.
- Giả sử A và B là hai biến cố liên quan đến một phép thử:
+ Tập A ⋃ B được gọi là hợp của các biến cố A và B.
+ Tập A ⋂ B được gọi là giao của các biến cố A và B.
+ Nếu A ⋂ B = ∅ thì ta nói A và B xung khắc.
8. Xác suất của biến cố:
Giả sử A là biến cố liên quan đến phép thử chỉ có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện. Khi đó, xác suất của biến cố A là:
trong đó: n(A) là số phần tử của A; còn n(Ω) là số các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
9. Tính chất của xác suất:
Giả sử A và B là các biến cố liên quan đến một phép thử có một số hữu hạn kết quả đồng khả năng xuất hiện.
P(∅) = 0, P(Ω) = 1
0 ≤ P(A) ≤ 1, với mọi biến cố A.
Nếu A và B xung khắc, thì P(AB) = P(A) + P(B) (công thức cộng xác suất)
Với mọi biến cố A, ta có: P(A−) = 1 – P(A).
A và B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi P(A.B) = P(A).P(B).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Tổ hợp - xác suất hay, chi tiết
Câu 34:
09/01/2025Một tổ công nhân dự định làm xong 240 sản phẩm trong 1 thời gian nhất định. Nhưng thực tế khi thực hiện, nhờ cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày tổ làm tăng thêm được 10 sản phẩm so với dự định. Do đó tổ đã hoàn thành công việc sớm hơn dự định 2 ngày. Hỏi theo dự định mỗi ngày tổ làm được bao nhiêu sản phẩm?
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 35:
09/01/2025Một đội xe theo kể hoạch chở hết 140 tấn hàng trong một số ngày quy định. Do mỗi ngày đội đó chử vượt mức 5 tấn nên đội đã hoàn thành kế hoạch sớm hơn thời gian quy định 1 ngày và chở thêm được 10 tấn. Hỏi theo kế hoạch đội xe chở hàng hết bao nhiêu ngày?
* Lời giải:
Gọi số ngày theo kế hoạch đội xe chở hết hàng là x (ngày) (Điều kiện )
Theo kế hoạch mỗi ngày đội xe chở là: 140 : x = (tấn hàng).
Số ngày thực tế đội xe chở hàng là: x - 1 (ngày)
Thực tế đội xe chở được là: 140 + 10 = 150 (tấn hàng).
Theo thực tế mỗi ngày đội xe chở là:
(tấn hàng).
Theo giả thiết, ta có phương trình:
.
Suy ra (nhận); (loại).
Vậy theo kế hoạch đội xe chở hết hàng trong 7 ngày
* Phương pháp giải:
áp dụng phương trình bậc hai một ẩn để lập phương trình và giải tìm nghiệm
* Lý thuyết nắm thêm
Nhận biết phương trình bậc hai một ẩn
Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng
ax2 + bx + c = 0,
trong đó x là ẩn; a, b, c là những số cho trước gọi là hệ số và a ≠ 0.
Cách giải phương trình bậc hai một ẩn dạng khuyết
– Giải một phương trình bậc hai là tìm tất cả các nghiệm của nó.
– Ta giải một số phương trình bậc hai dạng ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0), mà khuyết số hạng bậc nhất (tức là b = 0) hoặc khuyết số hạng tự do (tức là c = 0) bằng phương pháp đặt nhân tử chung đưa về dạng tích hoặc dùng hằng đẳng thức để đưa vế trái về một bình phương.
Chú ý:
⦁ Nếu A.B = 0 thì A = 0 hoặc B = 0;
⦁ Nếu A2 = B (B ≥ 0) thì hoặc
Chú ý: Để giải phương trình bậc hai dạng x2 + bx = c, ta có thể cộng thêm vào hai vế của phương trình với cùng một số thích hợp để vế trái có thể biến đổi thành một bình phương. Từ đó có thể giải phương trình đã cho.
3. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
3.1. Cách giải phương trình bậc hai
Để giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) trong trường hợp tổng quát, ta làm như sau:
– Chuyển hạng tử tự do c sang vế phải: ax2 + bx = –c.
– Chia cả hai vế của phương trình cho hệ số a của x2:
– Cộng vào hai vế của phương trình nhận được với để vế trái có thể biến đổi thành bình phương của một biểu thức: hay
Kí hiệu ∆ = b2 – 4ac và gọi là biệt thức của phương trình (∆ đọc là “đenta”). Khi đó, ta có thể viết lại phương trình cuối dưới dạng
3.2. Công thức nghiệm của của phương trình bậc hai
Xét phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0).
Tính biệt thức ∆ = b2 – 4ac.
⦁ Nếu ∆ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
⦁ Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép
⦁ Nếu ∆ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Phương trình bậc hai một ẩn - Toán 9 Kết nối tri thức
Giải Toán 9 Bài 2 (Cánh diều): Phương trình bậc hai một ẩn
Câu 36:
09/01/2025Một đội công nhân đặt kế hoạch sản xuất 250 sản phẩm. Trong 4 ngày đầu, họ thực hiện đúng kế hoạch. Mỗi ngày sau đó, họ đều vượt mức 5 sản phẩm nên đã hoàn thành công việc sớm hơn 1 ngày so với dự định. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày đội công nhân đó làm được bao nhiêu sản phẩm? Biết rằng năng suất làm việc của mỗi công nhân là như nhau
* Lời giải:
Gọi số sản phẩm mỗi ngày đội công nhân đó làm theo kế hoạch là x(sp).ĐK
Khi đó, số sản phẩm mỗi ngày đội công nhân đó làm trong thực tế là x + 5 (sp)
Thời gian hoàn thành công việc theo kế hoạch là (ngày)
Số sản phẩm làm được trong 4 ngày đầu là: 4x (sp)
Số sản phẩm còn lại phải làm là 250 - 4x (sp)
Thời gian làm 250 - 4x (sp) còn lại là (ngày).
Theo bài toán ta có PT:
Giải PT này ta được: (nhận)
(loại)
Vậy số sản phẩm mỗi ngày đội công nhân đó làm theo kế hoạch là 25 sản phẩm.
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 37:
09/01/2025Một đội công nhân phải trồng 96 cây xanh. Đội dự định chia đều số cây cho mỗi công nhân nhưng khi chuẩn bị trồng thì có 4 công nhân được điều đi làm việc khác nên mỗi công nhân còn lại phải trồng thêm 4 cây. Hỏi lúc đầu đợi công nhân có bao nhiêu người?
* Lời giải:
Gọi x (người) là số công nhân lúc đầu của đội
Số công nhân làm việc thực tế là x - 4 (người).
Số cây xanh mỗi công nhân trồng theo dự định là (cây).
Số cây xanh mỗi công nhân trồng theo thực tế là (cây).
Do mỗi công nhân còn lại phải trồng thêm 4 cây nên ta có phương trình:
Đối chiều điều kiện và thử lại ta thấy x = 12 thỏa mãn.
Vậy số công nhân lúc đầu của đội là 12 người.
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 38:
09/01/2025Có một cái bể nước và 3 chiếc vòi. Hai vòi đầu chảy vào bể còn vòi thứ ba tháo nước từ bể ra. Nếu bể cạn mà chỉ mở vòi I thì sau 3 giờ đầy bể. Nếu bể cạn mà chỉ mở vòi II thì sau 4 giờ đầy bể. Nếu bể đầy mà chỉ mở vòi III thì sau 6 giờ bể cạn. Hỏi nếu bể đang có nước mà mở 3 vòi cùng một lúc thì sau bao lâu sẽ đầy bể?
* Lời giải:
Nếu vòi 1 chảy một mình thì được số phần bể là :
1 : 3 = (bể)
Nếu vòi 2 chảy một mình thì được số phần bể là :
1 : 4 = (bể)
Nếu vòi 3 chảy một mình thì chảy được số phần bể là :
1 : 6 = (bể)
Nếu cả ba vòi cùng chảy thì được số phần bể là :
+ - = (bể)
Nếu bể cạn thì mở cả ba vòi thì sau số giờ sẽ đầy bể là :
1 : = (giờ)
Đáp số : giờ
* Phương pháp giải:
- Nếu bể cạn thì mình vòi I sẽ chảy được số phần bể là 1/3
- Như vậy mình vòi II sẽ chảy được 1/4 bể
Tương tự cho vòi 3
Cộng tổng 3 phần bể từ 3 vòi chảy lại sẽ ra được số phần bể mà cả 3 vòi cùng chảy
* Lý thuyết nắm thêm
Các dạng bài tập
Dạng 1: Phép cộng phân số
1. Phương pháp giải
Phép cộng phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Cộng phân số cùng mẫu số: Ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Cộng phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi cộng các phân số đó lại với nhau.
Dạng 2: Phép trừ phân số
1. Phương pháp giải
Phép trừ phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Trừ phân số cùng mẫu số: Ta trừ tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Trừ phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi trừ các phân số đó lại với nhau.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
-Muốn nhân các phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Dạng 4: Phép chia phân số
1. Phương pháp giải
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Phân số đảo ngược là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Các phép toán với phân số lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 39:
09/01/2025Cứ 4 đội công trình ghép được 80 ống nước. Mỗi ống dài 8m. Hỏi :
a) Sau 7 ngày đội thợ đó ghép được bao nhiêu ống nước (Biết 1 ngày làm 8 giờ và năng suất lao động như nhau).
b) Đường ống nước ghép được dài mấy ki-lô-mét.
* Lời giải:
a)
Mỗi giờ đội ghép được số ống nước:
80 : 4 = 20 (ống nước)
7 ngày đội làm việc số giờ là:
7 x 8 = 56 (giờ)
7 ngày đội ghép được số ống nước là:
56 x 20 = 1120 (ống nước)
Đáp số: 1120 ống nước
b)
Độ dài ống nước là: 1120 x 8 = 8960m = 8,96 km
* Phương pháp giải:
Tính mỗi đội xem ghét được bao nhiêu ống nước
Tính xem 7 ngày gội làm việc mấy giờ
Từ đó tìm ra 7 ngày đội ghép được số ống nước
* Lý thuyết nắm thêm
Dạng 1: Thực hiện phép tính.
Để thực hiện phép tính bằng cách hợp lí nhất (tính nhanh), ta cần đưa về tổng, hiệu, tích, thương của số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn … và áp dụng các tính chất:
+ Tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Chia một tổng cho một số.
Dạng 2: Tìm x.
Xác định vai trò của số đã biết và số chưa biết trong phép tính, sau đó áp dụng:
+ Phép cộng: Số hạng chưa biết = Tổng – Số hạng đã biết.
+ Phép trừ: Số trừ = Số bị trừ – Hiệu; Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
+ Phép nhân: Thừa số chưa biết = Tích : Thừa số đã biết.
+ Phép chia hết: Số chia = Số bị chia : Thương; Số bị chia = Số chia . Thương.
Dạng 3: Bài toán có lời văn.
Dạng 4: Toán về phép chia có dư.
Trong phép chia có dư:
+ Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư (0 < Số dư < Số chia).
+ Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương.
+ Thương = (Số bị chia – Số dư) : Số chia.
+ Số dư = Số bị chia – Số chia x Thương.
Dạng 5: Tìm số chưa biết trong một phép tính.
+ Phép cộng và phép trừ: Tính lần lượt theo cột từ phải sang trái. Chú ý những trường hợp có “nhớ”.
+ Phép nhân: Thực hiện phép nhân từ phải sang trái, suy luận từng bước để tìm ra những số chưa biết.
+ Phép chia: Đặt tính và lần lượt thực hiện phép chia từ hàng lớn nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Toán lớp 5 trang 9 (Kết nối tri thức) Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
Câu 40:
09/01/2025Cửa hàng ngày đầu tiên bán được 7,5 tấn xi măng. Ngày thứ hai bán hơn ngày đầu là 1,25 tấn xi măng. Ngày thứ 3 bán nhiều hơn mức trung bình của cả ba ngày là 1,75 tấn xi măng. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng đó bán được mấy tấn xi măng?
* Lời giải:
Ngày thứ hai bán được số xi măng là :
7,5 + 1,25 = 8,75 (tấn)
Vì ngày thứ ba bán được nhiều hơn mức trung bình của cả ba ngày là 1,75 tấn xi măng nên ngày thứ ba phải bù cho hai ngày đầu 1,75 tấn để trung bình cộng của 3 ngày bằng trung bình cộng của hai ngày đầu.
Trung bình của cả ba ngày bán được là :
(7,5 + 8,75 + 1,75) : 2 = 8 ( tấn)
Ngày thứ ba bán được số xi - măng là :
8 + 1,75 = 9,75 ( tấn)
Đáp số : 9,75 tấn
* Phương pháp giải:
Cộng số thập phân
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
* Lý thuyết nắm thêm
-Phân số thập phân là phân số có mẫu số là 10; 100; 1000;...
-Một số phân số có thể viết dưới dạng phân số thập phân.
-Những phân số mà 10; 100; 1000... không chia hết cho mẫu số thì không thể viết dưới dạng phân số thập phân.
Cấu tạo số thập phân
Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
Dạng 1: Đọc và viết các phân số thập phân
1. Phương pháp giải
Chúng ta đọc và viết phân số thập phân giống như đọc và viết phân số. Viết tử số ở phía trên, mẫu số ở phía dưới dấu gạch ngang.
Dạng 2: Viết các phân số thành phân số thập phân
1. Phương pháp giải
Để viết được các phân số dưới dạng phân số thập phân: Ta lấy 10; 100; 1000;... chia cho mẫu số. Được bao nhiêu ta nhân cả tử số và mẫu số với số đó. Ta được phân số mới là phân số thập phân.
Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Phân số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 41:
09/01/2025Có một công việc nếu Phương làm một mình thì sau 5 giờ xong, còn nếu Minh làm một mình thì sau 6 giờ xong. Hai bạn cùng làm việc đó trong 2 giờ sau đó Phương bận việc khác không làm nữa. Hỏi Minh tiếp tục làm xong công việc còn lại sau bao lâu sẽ xong?
* Lời giải:
Phương làm 1 giờ được số phần công việc là
1 : 5 = (công việc)
Minh làm 1 giờ được số phần công việc là
1 : 6 = (công việc)
Hai bạn làm trong 2 giờ được số phần công việc là :
2 x ( + ) = (công việc)
Số phần công việc còn lại là :
1 - = (công việc)
Minh làm một mình số phần công việc còn lại hết số thời gian là
: = (giờ) = 1giờ 36 phút
Đáp số : 1 giờ 36 phút
* Phương pháp giải:
Tính xem 1h phương làm được mấy phần công việc
Tính xem 1h Minh làm được mấy phần công việc
Tính tổng số phần công việc cả 2 bạn làm được trong 2h
* Lý thuyết nắm thêm
Các dạng bài tập
Dạng 1: Phép cộng phân số
1. Phương pháp giải
Phép cộng phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Cộng phân số cùng mẫu số: Ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Cộng phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi cộng các phân số đó lại với nhau.
Dạng 2: Phép trừ phân số
1. Phương pháp giải
Phép trừ phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Trừ phân số cùng mẫu số: Ta trừ tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Trừ phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi trừ các phân số đó lại với nhau.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
-Muốn nhân các phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Dạng 4: Phép chia phân số
1. Phương pháp giải
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Phân số đảo ngược là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Các phép toán với phân số lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 42:
09/01/2025Chi đoàn lớp 12A có 20 đoàn viên trong đó có 12 đoàn viên nam và 8 đoàn viên nữ. Tính xác suất khi chọn 3 đoàn viên có ít nhất 1 đoàn viên nữ.
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Chọn 3 đoàn viên trong 20 đoàn viên có cách .
Gọi X là biến cố “chọn được 3 đoàn viên có ít nhất 1 đoàn viên nữ”
TH1: Chọn được 2 nam và 1 nữ => có cách.
TH2: Chọn được 1 nam và 2 nữ => có cách.
TH3: Chọn được 0 nam và 3 nữ => có cách.
Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến có X là n = 528 + 336 + 56 = 920.
Vậy xác suất cần tính là:
* Phương pháp giải:
Phương pháp giải:
+ Tính gián tiếp xác suất thông qua biến cố đối.
- Xác định phép thử T và tính số phần tử của không gian mẫu
- Xác định biến cố A, từ đó suy ra biến cố
- Tính số phần tử tập mô tả biến cố và tính xác suất
* Lý thuyết nắm thêm
a) Công thức cộng xác suất
- Nếu thì A và B được gọi là hai biến cố xung khắc.
- Nếu hai biến cố A, B xung khắc nhau thì
- Nếu các biến cố A1 ; A2; A3 ; … An đôi một xung khắc với nhau thì
- Công thức tính xác suất của biến cố đối:
- Mở rộng: Với hai biến cố bất kì cùng liên quan đến phép thử thì:
b) Công thức nhân xác suất
- Hai biến cố gọi là độc lập nếu việc xảy ra hay không xảy ra của biến cố này không ảnh hưởng tới xác suất xảy ra biến cố kia.
- Nếu A và B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi
- Một cách tổng quát, nếu k biến cố A1,A2,A3,...,Ak là độc lập thì
* Chú ý:
Nếu A và B độc lập thì A và độc lập, B và độc lập, và độc lập. Do đó nếu A và B độc lập thì ta còn có các đẳng thức
Dạng 1: Tính xác suất của biến cố xung khắc, biến cố đối
Phương pháp giải:
+ Tính gián tiếp xác suất thông qua biến cố đối.
- Xác định phép thử T và tính số phần tử của không gian mẫu
- Xác định biến cố A, từ đó suy ra biến cố
- Tính số phần tử tập mô tả biến cố và tính xác suất
- Xác suất biến cố A là .
+ Tính biến cố xung khắc:
- Xác định biến cố xung khắc
- Tính biến cố xung khắc theo công thức cộng xác suất.
Dạng 2: Tính xác suất sử dụng công thức cộng và nhân
Phương pháp giải:
Bước 1: Xác định biến cố của các xác suất, có thể gọi tên các biến cố A; B; C; D để biểu diễn.
Bước 2: Tìm mối quan hệ giữa các biến cố vừa đặt tên, biểu diễn biến cố trung gian và quan trọng nhất là biến cố đề bài đang yêu cầu tính xác suất thông qua các biến cố ở bước 1.
Bước 3: Sử dụng các mối quan hệ vừa xác định ở bước 2 để chọn công thức cộng hay công thức nhân phù hợp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Công thức tính xác suất và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Câu 43:
09/01/2025Một cửa hàng có 6 hộp bút chì như nhau đựng tổng cộng 144 cây bút chì, cửa hàng đã bán hết 4 hộp bút chì. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cây bút chì?
* Lời giải:
Mỗi hộp đựng số bút chì là:
144 : 6 = 24 (cây)
Cửa hàng đã bán hết số bút chì là:
4 x 24 = 96 (cây)
Cửa hàng còn lại số bút chì là:
144 – 96 = 48 (cây)
Đáp số: 48 cây bút chì
* Phương pháp giải:
Cách giải và trình bày bài toán rút về đơn vị.
Bước 1: Tìm giá trị của một đơn vị.
Bước 2: Tìm giá trị của các nhóm theo yêu cầu.
* Lý thuyết nắm thêm về rút về đơn vị:
Các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (dạng 1):
Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần như thế (thực hiện phép nhân)
Các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (dạng 2)
Bước 1: Tìm giá trị một phần – rút về đơn vị (thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm số phần – số đơn vị (thực hiện phép chia)
MỘT SỐ DẠNG TOÁN
Dạng 1: Giải bài toán rút về đơn vị
Dạng 2: Giải bài toán rút về đơn vị đi một đại lượng)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 44:
09/01/2025Nếu trung bình cứ 20 giây có 1 em bé ra đời thì có bao nhêu em bé ra đời trong 1 phút, 1 giờ, 1 ngày?
* Lời giải:
Tóm tắt
1 phút= 60 giây
1 giờ = 60 × 60 = 3600 giây
1 ngày= 24 × 3600 = 86400 giây
20 giây: 1 em bé ra đời
1 phút, 1 giờ, 1 ngày: ? em bé ra đời
Số em bé ra đời trong 1 phút là:
60 : 20 = 3 (em bé)
Số em bé ra đời trong 1 giờ là:
3600 : 20 = 180 ( em bé)
Số em bé ra đời trong 1 ngày:
86400 : 20 = 4320 (em bé)
* Phương pháp giải:
Đổi đơn vị thời gian cho phù hợp
1 phút= 60 giây
1 giờ = 60 × 60 = 3600 giây
1 ngày= 24 × 3600 = 86400 giây
* Lý thuyết nắm thêm
Bảng đơn vị đo thời gian
1 thế kỉ = 100 năm
1 tuần lễ = 7 ngày
1 năm = 12 tháng
1 ngày = 24 giờ
1 năm = 365 ngày
1 giờ = 60 phút
1 năm nhuận = 366 ngày
1 phút = 60 giây
Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận.
Tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai có 31 ngày.
Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một có 30 ngày.
Tháng hai có 28 ngày (vào năm nhuận có 29 ngày)
Cộng số đo thời gian
Phương pháp chung:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép cộng các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo thời gian ở đơn vị bé có thể chuyển đổi sang đơn vị lớn thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn .
Trừ số đo thời gian
Phương pháp chung:
- Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép trừ các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
- Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Bảng đơn vị đo thời gian(mới 2024 + Bài Tập) - Toán lớp 5
Câu 45:
09/01/2025Tính diện tích xung quanh của hình trụ biết hình trụ có bán kính đáy a và đường cao
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h.
- Diện tích xung quanh: Sxq = 2πRh.
* Lý thuyết nắm thêm
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh AB cố định, ta được một hình trụ.
- Hai hình tròn (A) và (B) bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song được gọi là hai đáy của hình trụ.
- Đường thẳng AB được gọi là trục của hình trụ.
- Mỗi vị trí của CD được gọi là một đường sinh. Các đường sinh vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài của đường sinh là chiều cao của hình trụ.
Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h.
- Diện tích xung quanh: Sxq = 2πRh.
- Diện tích toàn phần: Stp = 2πRh + 2πR2.
- Thể tích: V = πR2h.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ (2024) chính xác nhất
50 Bài tập Hình Trụ, Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ Toán 9 mới nhất
Câu 46:
09/01/2025Tổng số cân nặng của hai anh em là 67 kg biết rằng 3/5 cân nặng của em bằng 5/14 cân nặng của anh. Hỏi mỗi anh em nặng bao nhiêu ki-lo-gam?
* Lời giải:
Tỉ số cân nặng của em so với cân nặng của anh là:
Tổng số phần bằng nhau là:
42 + 25 = 67 ( phần)
Giá trị của mỗi phần là:
67 : 67 = 1 (kg)
Số cân nặng của anh: 42 (kg)
Số cân nặng của em là: 25 (kg)
Đáp số: Anh nặng 42 kg;
Em nặng 25 kg.
* Phương pháp giải:
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
* Lý thuyết nắm thêm
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
Dạng 1: Cho biết cả tổng và hiệu
1. Phương pháp giải
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
Dạng 2: Cho biết hiệu nhưng dấu tổng
1. Phương pháp giải
Cần phải tìm tổng trước, sau đó mới áp dụng công thức và giải bài.
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
Dạng 3: Cho biết tổng nhưng dấu hiệu
1. Phương pháp giải
Cần phải tìm hiệu trước, sau đó mới áp dụng công thức và giải bài.
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải
35 Bài tập Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó lớp 4 (có đáp án)
Câu 47:
10/01/2025Trên 1 dòng sông, để đi được 10km, 1 chiếc xuồng tiêu tốn a lít dầu khi xuôi dòng và tiêu tốn (a+2) lít dầu khi ngược dòng. Viết biểu thức biểu thị số lít dầu mà xuồng tiêu tốn để đi từ bến A ngược dòng bến B, rồi quay lại A. Biết khoảng cách giữa 2 bến là b ( km )
* Lời giải:
Số lít dầu tiêu tốn khi đi xuôi dòng 1km là:(lít)
Số lít dầu tiêu tốn khi đi ngược dòng 1km là: (lit)
Số lít dầu tiêu tốn khi đi xuôi dòng 1km và ngược dòng 1km là: (lít)
Số lít dầu mà xuồng tiêu tốn khi đi từ bến A ngược dòng đến bến B và quay lại bến A là: (lit)
* Phương pháp giải:
Tính số lít dầu tiêu tốn khi đi 1 km xuôi dòng, 1 km ngược dòng rồi tính số lít tiêu tốn khi đi quãng sông đó.
* Lý thuyết nắm thêm
1. Phép cộng các phân thức đại số
a) Quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức
Muốn cộng hai phân thức cùng mẫu thức ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức (tương tự như cộng hai phân số cùng mẫu).
b) Quy tắc cộng hai phân thức khác mẫu thức
Bước 1: Quy đồng mẫu thức
Bước 2: Cộng hai phân thức cùng mẫu vừa tìm được.
c) Tính chất của phép cộng
Cho ba phân thức với
+ Tính giao hoán:
+ Tính kết hợp:
+ Cộng với 0: .
2. Phép trừ các phân thức đại số
a) Phân thức đối
- Hai phân thức được gọi là đối nhau nếu tổng của chúng bằng 0.
- Phân thức là phân thức đối của với và ngược lại phân thức là phân thức đối của phân thức . Ta có: .
Như vậy: và .
b) Quy tắc trừ hai phân thức đại số
Muốn trừ phân thức cho phân thức ta lấy phân thức cộng với phân thức đối của :
với .
3. Phép nhân các phân thức đại số
a) Quy tắc nhân phân thức
Muốn nhân hai phân thức ta nhân tử thức với tử thức và mẫu thức với mẫu thức
với .
b) Tính chất của phép nhân:
Cho ba phân thức với
- Tính giao hoán:
- Tính kết hợp:
- Tính phân phối:
4. Phép chia các phân thức đại số
a) Hai phân thức nghịch đảo
- Hai phân thức nghịch đảo là hai phân thức mà tích của chúng bằng 1.
- Nếu là một phân thức khác 0 thì , do đó:
+ Phân thức nghịch đảo của là .
+ Phân thức nghịch đảo của là .
b) Quy tắc chia hai phân thức.
Muốn chia phân thức cho phân thức , ta nhân phân thức với nghịch đảo của phân thức
Tức là .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 48:
10/01/2025Trong 100 học sinh lớp 10, có 70 học sinh nói được tiếng Anh, 45 học sinh nói được tiếng Pháp và 23 học sinh nói được cả hai tiếng Anh và Pháp. Hỏi có bao nhiêu học sinh không nói được tiếng Anh và tiếng Pháp?
* Lời giải:
Lớp học 100 học sinh được chia làm 3 nhóm:
Không nói được tiếng
Nói được 1 thứ tiếng hoặc Anh hoặc Pháp
Nói được cả 2 thứ tiếng Anh và Pháp
Tổng số học sinh không biết và nói được 1 thứ tiếng là:
100 – 23 = 77 (học sinh)
Số học sinh chỉ nói được tiếng Anh là:
70 – 23 = 47 (học sinh)
Số học sinh nói được tiếng pháp là:
45 – 23 = 22 (học sinh)
Số học sinh nói được tiếng Anh hoặc Pháp là:
47 + 22 = 69 (học sinh)
Ta có số học sinh không biết tiếng và số học sinh chỉ biết 1 thứ tiếng là 77 học sinh. Trong đó 69 học sinh chỉ nói được 1 thứ tiếng.
Số học sinh không biết tiếng Anh hoặc Pháp là:
77 – 69 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
* Phương pháp giải:
Tính số học sinh chỉ nói được Tiếng anh
Tính số học sinh chỉ nói được Tiếng Pháp
Từ đó tính tổng số học sinh nói được 2 tiếng
* Lý thuyết nắm thêm
Dạng 1: Thực hiện phép tính.
Để thực hiện phép tính bằng cách hợp lí nhất (tính nhanh), ta cần đưa về tổng, hiệu, tích, thương của số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn … và áp dụng các tính chất:
+ Tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Chia một tổng cho một số.
Dạng 2: Tìm x.
Xác định vai trò của số đã biết và số chưa biết trong phép tính, sau đó áp dụng:
+ Phép cộng: Số hạng chưa biết = Tổng – Số hạng đã biết.
+ Phép trừ: Số trừ = Số bị trừ – Hiệu; Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
+ Phép nhân: Thừa số chưa biết = Tích : Thừa số đã biết.
+ Phép chia hết: Số chia = Số bị chia : Thương; Số bị chia = Số chia . Thương.
Dạng 3: Bài toán có lời văn.
Dạng 4: Toán về phép chia có dư.
Trong phép chia có dư:
+ Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư (0 < Số dư < Số chia).
+ Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương.
+ Thương = (Số bị chia – Số dư) : Số chia.
+ Số dư = Số bị chia – Số chia x Thương.
Dạng 5: Tìm số chưa biết trong một phép tính.
+ Phép cộng và phép trừ: Tính lần lượt theo cột từ phải sang trái. Chú ý những trường hợp có “nhớ”.
+ Phép nhân: Thực hiện phép nhân từ phải sang trái, suy luận từng bước để tìm ra những số chưa biết.
+ Phép chia: Đặt tính và lần lượt thực hiện phép chia từ hàng lớn nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Toán lớp 5 trang 9 (Kết nối tri thức) Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
Câu 49:
10/01/2025Quan sát sơ đồ sau rồi trả lời các câu hỏi:
a) Quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà ngoại dài gấp mấy lần quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà nội?
b) Quãng đường từ nhà ông bà ngoại đến nhà ông bà nội dài bao nhiêu ki-lô-mét?
* Lời giải:
a) Quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà ngoại dài gấp quãng đường từ nhà Dung đến nhà ông bà nội số lần là:
27 : 9 = 3 (lần)
b) Quãng đường từ nhà ông bà ngoại đến nhà ông bà nội dài:
27 + 9 = 36 (km)
Đáp số: a) 3 lần; b) 36 km
* Phương pháp giải:
Thực hiện phép tính toán cộng trừ nhân chia các số tự nhiên
* Lý thuyết nắm thêm
Dạng 1: Thực hiện phép tính.
Để thực hiện phép tính bằng cách hợp lí nhất (tính nhanh), ta cần đưa về tổng, hiệu, tích, thương của số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn … và áp dụng các tính chất:
+ Tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Chia một tổng cho một số.
Dạng 2: Tìm x.
Xác định vai trò của số đã biết và số chưa biết trong phép tính, sau đó áp dụng:
+ Phép cộng: Số hạng chưa biết = Tổng – Số hạng đã biết.
+ Phép trừ: Số trừ = Số bị trừ – Hiệu; Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
+ Phép nhân: Thừa số chưa biết = Tích : Thừa số đã biết.
+ Phép chia hết: Số chia = Số bị chia : Thương; Số bị chia = Số chia . Thương.
Dạng 3: Bài toán có lời văn.
Dạng 4: Toán về phép chia có dư.
Trong phép chia có dư:
+ Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư (0 < Số dư < Số chia).
+ Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương.
+ Thương = (Số bị chia – Số dư) : Số chia.
+ Số dư = Số bị chia – Số chia x Thương.
Dạng 5: Tìm số chưa biết trong một phép tính.
+ Phép cộng và phép trừ: Tính lần lượt theo cột từ phải sang trái. Chú ý những trường hợp có “nhớ”.
+ Phép nhân: Thực hiện phép nhân từ phải sang trái, suy luận từng bước để tìm ra những số chưa biết.
+ Phép chia: Đặt tính và lần lượt thực hiện phép chia từ hàng lớn nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Toán lớp 5 trang 9 (Kết nối tri thức) Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
Câu 50:
10/01/2025Có bao nhiêu cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 10 học sinh?
Đáp án đúng: A
* Lời giải:
Mỗi cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 10 học sinh tương ứng với một tổ hợp chập 2 của tập có 10 phần tử. Vậy số cách chọn 2 học sinh từ 10 học sinh là
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 51:
10/01/2025Có bao nhiêu cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 8 học sinh?
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Mỗi cách chọn học sinh từ một nhóm 8 học sinh là một tổ hợp chập 2 của 8.
Vậy số cách chọn là .
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 52:
10/01/2025có bao nhiêu cách chọn 3 viên bi từ một cái hộp có 4 viên bi
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Số cách chọn 3 viên bi từ một cái hộp có 4 viên bi là C34=4
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 53:
10/01/2025Một phòng họp có 250 chỗ ngồi được chia thành từng dãy, mỗi dãy có số chỗ ngồi như nhau. Vì có đến 308 người dự họp nên ban tổ chức phải kê thêm 3 dãy ghế, mỗi dãy ghế phải kê thêm 1 chỗ ngồi nữa thì vừa đủ. Hỏi lúc đầu ở phòng họp có bao nhiêu dãy ghế và mỗi dãy ghế có bao nhiêu chỗ ngồi?
* Lời giải:
Gọi x là số dãy ghế ban đầu
y là số chỗ ngồi mỗi dãy ban đầu.
ĐK:
Theo đề ta có tổng số chỗ ngồi ban đầu là: x.y=250 (1)
Số người dự họp thực tế là: (2)
Thay (1) vào (2)
Thay (3) vào (1) suy ra: (55-3y)y=250
+ (loại)
+ suy ra
Vậy ban đầu có 25 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 10 chỗ ngồi.
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 54:
10/01/2025Một phòng họp dự định có 120 người dự họp ốp nhưng khi họp có 160 người dự nên phải kế thêm hai dãy ghế và mỗi dãy kêu thêm một ghế nữa thì vừa đủ tính số dãy ghế dự định lúc đầu biết rằng số dãy ghế lúc đầu của trong phòng nhiều hơn 20 dãy ghế và số ghế mỗi dãy bằng nhau
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 55:
10/01/2025Cho tập hợp A có 10 phần tử, số tập con gồm 2 phần tử của A là
Đáp án đúng là: C
* Lời giải:
Số tập con gồm 2 phần tử của A là .
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 56:
10/01/2025Cho tập hợp A có 15 phần tử. Số tập con gồm hai phần tử của A bằng
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Số tập hợp con của A là .
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 57:
10/01/2025Cho tập hợp M có 30 phần tử. Số tập con gồm 5 phần tử của M là
Đáp án đúng: A
* Lời giải:
Số tập con có 5 phần tử của M là
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 58:
10/01/2025Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học?
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
Ag sinh ra bám vào thanh Cu tạo cặp điện cực Cu-Ag, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa.
* Phương pháp giải:
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương:
M → Mn+ + ne
Kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất oxi hóa mà kim loại có thể tham gia phản ứng thường là chất khí, hơi nước, dung dịch axit...
* Lý thuyết nắm thêm
I. Khái niệm
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương:
M → Mn+ + ne
II. Các dạng ăn mòn kim loại
Có hai dạng ăn mòn kim loại là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
1. Ăn mòn hóa học
a. Nguyên nhân: do kim loại có phản ứng hóa học trực tiếp với các chất ở môi trường xung quanh.
Ví dụ: Ngâm dinh sắt trong dung dịch H2SO4 loãng
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2
b. Điều kiện: kim loại được đặt trong môi trường có chứa chất oxi hóa mà kim loại có thể tham gia phản ứng thường là chất khí, hơi nước, dung dịch axit...
c. Bản chất: là quá trình oxi hóa - khử trong đó kim loại đóng vai trò chất khử. Electron chuyển trực tiếp từ kim loại vào môi trường.
2. Ăn mòn điện hóa học
a. Khái niệm
- Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa -khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
b. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học
+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là 2 cặp kim loại khác nhau hoặc cặp kim loại với phi kim….
+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
+ Các điện cực phải cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
⇒ Thiếu một trong 3 điều kiện trên sẽ không xảy ra ăn mòn điện hóa học.
Trong tự nhiên, sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp, có thể xảy ra đồng thời cả ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
III. Chống ăn mòn kim loại
Sự ăn mòn kim loại gây tổn thất to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Để bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn có thể sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp bảo vệ bề mặt
Dùng những chất bền vững với môi trường để phủ ngoài mặt những đồ vật bằng kim loại như bôi dầu, mỡ, sơn, mạ, tráng men…
2. Phương pháp điện hóa
- Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa và kim loại hoạt động hơn bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.
- Ví dụ để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các lá Zn vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li). Phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, các lá Zn là cực âm.
+ Ở anot (cực âm): Zn bị oxi hóa Zn → Zn2+ + 2e
+ Ở catot (cực dương): O2 bị khử 2H2O + O2 + 4e → 4OH-
- Kết quả vỏ tàu bị bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn. Nhưng tốc độ ăn mòn điện hóa của Zn trong điều kiện này tương đối nhỏ và vỏ tàu được bảo vệ trong thời gian dài. Sau một thời gian người ta thay những lá Zn bị ăn mòn thành những lá Zn khác.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Sự ăn mòn kim loại (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 12
Câu 59:
10/01/2025Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số khác nhau đươc lập từ các chữ số 1,2,3,4,5,6?
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Số các số thỏa mãn đề bài là số.
* Phương pháp giải:
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 60:
10/01/2025Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 3 chữ số đôi một khác nhau được lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6
Đáp án đúng: D.
* Lời giải:
Gọi số cần tìm là
Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 lập được số các số tự nhiên gồm 3 chữ số đôi một khác nhau là (số).
* Phương pháp giải:
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 61:
10/01/2025Có bao nhiêu tam giác mà ba đỉnh của nó được lấy từ các đỉnh của một lục giác đều?
Đáp án đúng là: B
* Lời giải:
Một lục giác đều có 6 đỉnh.
Số tam giác mà ba đỉnh của nó được lấy từ các đỉnh của một lục giác đều là:
(tam giác)
Vậy có 20 tam giác được lấy từ các đỉnh của một lục giác đều.
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 62:
10/01/2025Một đoàn xe vận tải dự định điều số xe cùng loại để vận chuyển 40 tấn hàng. Lúc sắp khởi hành, đoàn xe được giao thêm 14 tấn nữa. do đó phải điều thêm 2 xe cùng loại và mỗi xe ban đầu phải chở thêm nửa tấn nữa. tính số xe phải điều theo dự định
* Lời giải:
Gọi x là số xe phải điều theo dự định, điều kiện (xe)
Với x xe vận chuyển 40 tấn hàng, suy ra mỗi xe phải chở số tấn hàng theo dự định là (tấn hàng)
Vì đoàn xe phải nhận thêm 14 tấn hàng nên số hàng lúc sau là 40 + 14 = 54 (tấn hàng)
Vì đoàn xe phải điều thêm 2 xe nên số xe lúc sau là x + 2 chiếc, và mỗi xe phải chở số hàng lúc sau bằng (tấn hàng)
Vì mỗi xe phải chở thêm nửa tấn nên ta có phương trình
- Giải phương trình:
- Kết luận:
Vậy số xe dự định phải điều là 10 xe hoặc 16 xe.
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 63:
10/01/2025Một tập hợp có 10 phần tử. Tập hợp này có bao nhiêu tập hợp con có 3 phần tử?
Đáp án đúng là D
* Lời giải:
Số tập hợp con có 3 phần tử trong số 10 phần tử là tổ hợp chập 3 của 10 phần tử hay
* Phương pháp giải:
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 64:
10/01/2025trong không gian oxyz mặt phẳng alpha x + 2y + 3z - 6 = 0 cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Ta có (α) cắt trục tung Oy tai điểm có x=z=0 nên nên y=3.
* Phương pháp giải:
Ta có (α) cắt trục tung Oy tại điểm có x=z=0
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.
• Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
• Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
• Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
• Tọa độ của điểm trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x; y; z) hoặc M(x; y; z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M.
Nhận xét: Nếu điểm M có tọa độ (x; y; z) đối với hệ tọa độ Oxyz thì:
- Hình chiếu vuông góc của M trên các trục Ox, Oy và Oz có tọa độ lần lượt là (x; 0; 0), (0; y; 0) và (0; 0; z).
- Hình chiếu vuông góc của M trên các mặt phẳng (Oxy), (Oyz) và (Ozx) có tọa độ lần lượt là (x; y; 0), (0; y; z), (x; 0; z).
• Tọa độ của vectơ trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho vectơ tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết hoặc .
Nhận xét:
- Tọa độ của vectơ cũng là tọa độ của điểm M sao cho
- Trong không gian, cho hai vectơ và . Khi đó, nếu và chỉ nếu .
• Tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM; yM; zM) và N(xN; yN; zN). Khi đó: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
50 bài toán về cực trị tọa độ không gian (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 65:
10/01/2025Trong không gian Oxyz, mặt phẳng đi qua M(1;2;3) và song song với mặt phẳng x-2y+3z-1=0 có phương trình là
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Do song song với mặt phẳng x-2y+3z-1=0 nên mặt phẳng cần tìm sẽ là x - 2y + 3z + c = 0
Thay điểm M vào để tìm ra c
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.
• Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
• Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
• Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
• Tọa độ của điểm trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x; y; z) hoặc M(x; y; z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M.
Nhận xét: Nếu điểm M có tọa độ (x; y; z) đối với hệ tọa độ Oxyz thì:
- Hình chiếu vuông góc của M trên các trục Ox, Oy và Oz có tọa độ lần lượt là (x; 0; 0), (0; y; 0) và (0; 0; z).
- Hình chiếu vuông góc của M trên các mặt phẳng (Oxy), (Oyz) và (Ozx) có tọa độ lần lượt là (x; y; 0), (0; y; z), (x; 0; z).
• Tọa độ của vectơ trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho vectơ tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết hoặc .
Nhận xét:
- Tọa độ của vectơ cũng là tọa độ của điểm M sao cho
- Trong không gian, cho hai vectơ và . Khi đó, nếu và chỉ nếu .
• Tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM; yM; zM) và N(xN; yN; zN). Khi đó: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
50 bài toán về cực trị tọa độ không gian (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 66:
10/01/2025Phương trình mặt phẳng đi qua điểm A(1; 2; -1) và vuông góc với hai mặt phẳng có phương trình 2x + y = 0 và x = z + 1
Đáp án đúng là: A
* Lời giải:
Hai mặt phẳng có phương trình 2x + y = 0 và x = z + 1 lần lượt có hai véc-tơ pháp tuyến là
Phương trình mặt phẳng vuông góc với hai mặt phẳng trên nên suy ra véc-tơ pháp tuyến vuông góc với hai véc-tơ pháp tuyến
Ta suy ra được
= (-1; 2; -1) = -(1; -2; 1)
Phương trình mặt phẳng đi qua A(1; 2; -1) nhận (1; -2; 1) làm véc-tơ pháp tuyến là
(x - 1) - 2(y - 2) + (z + 1) = 0
==> x - 2y + z + 4 = 0.
* Phương pháp giải:
Xác định vecto pháp tuyến từ hai phương trình 2x+y=0 và x=z+1
Phương tình cần tìm vuông góc với hai mặt phẳng trên nên sẽ tìm ra được vecto pháp tuyến từ hai vecto pháp tuyến trên
Từ đó viết ra được phương tình mặt phẳng cần tìm
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.
• Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
• Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
• Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
• Tọa độ của điểm trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x; y; z) hoặc M(x; y; z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M.
Nhận xét: Nếu điểm M có tọa độ (x; y; z) đối với hệ tọa độ Oxyz thì:
- Hình chiếu vuông góc của M trên các trục Ox, Oy và Oz có tọa độ lần lượt là (x; 0; 0), (0; y; 0) và (0; 0; z).
- Hình chiếu vuông góc của M trên các mặt phẳng (Oxy), (Oyz) và (Ozx) có tọa độ lần lượt là (x; y; 0), (0; y; z), (x; 0; z).
• Tọa độ của vectơ trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho vectơ tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết hoặc .
Nhận xét:
- Tọa độ của vectơ cũng là tọa độ của điểm M sao cho
- Trong không gian, cho hai vectơ và . Khi đó, nếu và chỉ nếu .
• Tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM; yM; zM) và N(xN; yN; zN). Khi đó: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
50 bài toán về cực trị tọa độ không gian (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 67:
10/01/2025Trong không gian Oxyz, đường thẳng Oy có phương trình tham số là
Phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi qua điểm M0 (x0 ; y0; z0) và nhận vectơ làm vectơ chỉ phương là
Trong đó, t là tham số.
Vecto pháp tuyến của mặt phẳng.
1. Định nghĩa:
Cho mặt phẳng (α). Nếu vecto và có giá vuông góc với mặt phẳng (α) thì được gọi là vecto pháp tuyến của (α)
2. Chú ý. Nếu là vecto pháp tuyến của một mặt phẳng thì cũng là vecto pháp tuyến của mặt phẳng đó.
3. Tích có hướng của hai vectơ
- Định nghĩa: Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ , . Tích có hướng của hai vectơ và kí hiệu là , được xác định bởi
- Chú ý: Tích có hướng của hai vectơ là một vectơ, tích vô hướng của hai vectơ là một số
Phương trình tổng quát của mặt phẳng
1. Định nghĩa.
- Phương trình có dạng Ax + By + Cz + D = 0 trong đó A; B; C không đồng thời bằng 0 , được gọi là phương trình tổng quát của mặt phẳng.
- Nhận xét.
a) Nếu mặt phẳng (α) có phương trình Ax + By + Cz + D = 0 thì nó có một vecto pháp tuyến là .
b) Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M (x0; y0; z0) và nhận vectơ khác là vecto pháp tuyến là: A(x- x0 ) + B( y – y0) + C(z – z0) = 0.
Các trường hợp riêng
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (α) : Ax + By + Cz + D = 0.
a) Nếu D = 0 thì mặt phẳng (α) đi qua gốc tọa độ O.
b)
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Ox.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oy.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oz.
c)
- Nếu A = B = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxy).
- Nếu A = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxz).
- Nếu B = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oyz).
- Nhận xét:
Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn . Ở đây (α) cắt các trục tọa độ tại các điểm (a; 0; 0); (0; b; 0); (0; 0; c) với .
Điều kiện để hai mặt phẳng song song, vuông góc.
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (α) và (β) có phương trình:
(α): A1x + B1y + C1z + D1 = 0
(β): A2x + B2y + C2z + D2 = 0
Hai mặt phẳng (α); (β) có hai vecto pháp tuyến lần lượt là:
1. Điều kiện để hai mặt phẳng song song.
- Chú ý: Để (α) cắt (β)
Câu 68:
10/01/2025Thể tích V của khối tứ diện có diện tích đáy bằng B và chiều cao bằng h là
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Thể tích của khối chóp có chiều cao bằng h và diện tích đáy bằng B là V=13Bh
* Phương pháp giải:
Thể tích của khối chóp có chiều cao bằng h và diện tích đáy bằng B là V=13Bh.
* Lý thuyết nắm thêm
Phương pháp tính toán trực tiếp:
Bước 1: Xác định và tính chiều cao của khối đa diện
Bước 2: Tìm diện tích đáy bằng các công thức
Bước 3: Sử dụng công thức tính thể tích.
Một số dạng toán cụ thể:
Dạng 1: Thể tích khối chóp
Với: S: Diện tích đáy khối chóp.
h: Chiều cao khối chóp.
Dạng 2: Thể tích khối lăng trụ
Với S: Diện tích đáy lăng trụ.
h: Chiều cao lăng trụ.
Dạng 3: Thể tích khối hộp chữ nhật:
với a, b, c lần lượt là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
Dạng 4: Thể tích khối lập phương:
Trong đó a là độ dài cạnh hình lập phương.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
50 bài toán về thể tích khối đa diện (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 69:
10/01/2025Khối lớp Bốn tổ chức hai đợt cho 175 học sinh đi tham quan các làng nghề truyền thống, đợt thứ nhất nhiều hơn đợt thứ hai 15 bạn. Hỏi mỗi đợt có bao nhiêu học sinh đi tham quan làng nghề truyền thống.
* Lời giải:
Bài giải
Hai lần số học sinh đợt 2 là:
175 – 15 = 160 (bạn)
Số học sinh đợt 2 là:
160 : 2 = 80 (bạn)
Số học sinh đợt 1 là:
175 – 80 = 95 (bạn)
Đáp số: Đợt 1: 95 bạn
Đợt 2: 80 bạn
* Phương pháp giải:
Để giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số ta có thể làm như sau:
Bước 1: Vẽ sơ đồ biểu diễn hai số đó.
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau.
Bước 3: Tìm số lớn hoặc số bé:
Số lớn = (Hiệu: hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn;
Số bé = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé.
Bước 4. Kết luận đáp số
* Lý thuyết nắm thêm
Các dạng bài tập
Dạng 1: Cho biết cả hiệu và tỉ số
1. Phương pháp giải
Bước 1: Vẽ sơ đồ biểu diễn hai số đó.
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau.
Bước 3: Tìm số lớn hoặc số bé:
Số lớn = (Hiệu: hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn;
Số bé = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé.
Bước 4. Kết luận đáp số
Dạng 2: Thiếu (ẩn) hiệu (Cho biết tỉ số, không cho biết hiệu)
1. Phương pháp giải
Tìm hiệu của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Dạng 3: Thiếu (ẩn) tỉ (Cho biết hiệu, không cho biết tỉ số)
1. Phương pháp giải
Tìm tỉ số của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Dạng 4: Ẩn cả hiệu và tỉ số
1. Phương pháp giải
Tìm hiệu và tỉ số của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
35 Bài tập Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó lớp 4 (có đáp án)
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó lớp 4 và cách giải
Câu 70:
10/01/2025Khi viết thêm chữ số 3 vào bên trái của một số có năm chữ số ta được số mới hơn số cũ bao nhiêu đơn vị?
* Lời giải:
Gọi số có năm chữ số là abcde, khi viết thêm chữ số 3 vào bên trái số đó thì ta có số 3abcde
Số mới hơn số cũ là:
3abcde – abcde = 300000 + abcde – abcde = 300000
Đáp số: 300000
* Phương pháp giải:
Ta gọi số có 5 chữ số ban đầu là abcde thì khi viết thêm số 3 vào bên trái abcde sẽ trở thành 3abcde
Theo thứ tự lớp nghìn lớp đơn vị ta sẽ tìm ra được số mới hơn cũ bao nhiêu
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hàng và lớp
Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn.
2. So sánh các số có nhiều chữ số
Ví dụ 1: So sánh 99578 và 100000.
Số 99578 có ít chữ số hơn số 100000 nên 99578 < 100000 hay 100000 > 99578.
Ví dụ 2: So sánh 693251 và 693500.
Hai số này có số chữ số bằng nhau.
Các chữ số hàng trăm nghìn đều bằng 6, hàng chục nghìn đều bằng 9, hàng nghìn đều bằng 3.
Đến hàng trăm có 2 < 5.
Vậy: 693251 < 693500 hay 693500 > 693251.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Các số có sáu chữ số (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 4
35 Bài tập Hàng và lớp. So sánh các số có nhiều chữ số lớp 4 (có lời giải)
Câu 71:
10/01/2025Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng bằng 250.
* Lời giải:
Ta có hai số chẵn liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
Số bé là : ( 250 - 2 ) : 2 = 124
Số lớn là : 124 + 2 = 126
Đáp số : 124 và 126
* Phương pháp giải:
Để giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số ta có thể làm như sau:
Bước 1: Vẽ sơ đồ biểu diễn hai số đó.
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau.
Bước 3: Tìm số lớn hoặc số bé:
Số lớn = (Hiệu: hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn;
Số bé = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé.
Bước 4. Kết luận đáp số
* Lý thuyết nắm thêm
Các dạng bài tập
Dạng 1: Cho biết cả hiệu và tỉ số
1. Phương pháp giải
Bước 1: Vẽ sơ đồ biểu diễn hai số đó.
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau.
Bước 3: Tìm số lớn hoặc số bé:
Số lớn = (Hiệu: hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn;
Số bé = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé.
Bước 4. Kết luận đáp số
Dạng 2: Thiếu (ẩn) hiệu (Cho biết tỉ số, không cho biết hiệu)
1. Phương pháp giải
Tìm hiệu của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Dạng 3: Thiếu (ẩn) tỉ (Cho biết hiệu, không cho biết tỉ số)
1. Phương pháp giải
Tìm tỉ số của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Dạng 4: Ẩn cả hiệu và tỉ số
1. Phương pháp giải
Tìm hiệu và tỉ số của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
35 Bài tập Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó lớp 4 (có đáp án)
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó lớp 4 và cách giải
Câu 72:
10/01/2025Tổng của 4 số là 100. Trung bình cộng của 3 số đầu là 22,3. Tìm số còn lại.
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
tổng 3 số đầu là:22,3*3=66,9
số còn lại là:100-66,9=33,1
đáp số:33,1
* Phương pháp giải:
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi đem tổng vừa tính chia cho số các số hạng.
Phương pháp giải bài toán trung bình cộng:
Bước 1: Xác định các số hạng có trong bài toán.
Bước 2: Tính tổng các số hạng vừa tìm được.
Bước 3: Trung bình cộng = Tổng các số hạng vừa tìm được : số các số hạng có trong bài toán.
* Lý thuyết nắm thêm
Dạng 1: Tìm số trung bình cộng
1. Phương pháp giải
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi đem tổng vừa tính chia cho số các số hạng.
Phương pháp giải bài toán trung bình cộng:
Bước 1: Xác định các số hạng có trong bài toán.
Bước 2: Tính tổng các số hạng vừa tìm được.
Bước 3: Trung bình cộng = Tổng các số hạng vừa tìm được : số các số hạng có trong bài toán.
Dạng 2: Tìm tổng khi biết số trung bình cộng
Phương pháp giải:
Từ cách tìm số trung bình cộng ta suy ra, muốn tìm tổng của các số hạng ta lấy số trung bình cộng nhân với số số hạng.
Dạng 3: Tìm một số hạng khi biết số trung bình cộng và các số hạng khác
Phương pháp giải:
- Tìm tổng của các số hạng.
- Tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi các số hạng đã biết.
Dạng 4: Tìm trung bình cộng của dãy số cách đều
Số trung bình cộng = (số đầu + số cuối) : 2
Dạng 5: Các bài toán có lời văn về trung bình cộng
1. Phương pháp giải
Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi đem tổng vừa tính chia cho số các số hạng.
Phương pháp giải bài toán trung bình cộng:
Bước 1: Xác định các số hạng có trong bài toán.
Bước 2: Tính tổng các số hạng vừa tìm được.
Bước 3: Trung bình cộng = Tổng các số hạng vừa tìm được : số các số hạng có trong bài toán.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Tìm số trung bình cộng (mới 2022 + Bài Tập) - Toán lớp 4
50 bài tập Toán trung bình cộng lớp 4 và cách giải
Câu 73:
10/01/2025Tổng của một số thập phân và một số tự nhiên là 82,34. Khi thực hiện phép tính này, một bạn đã quên viết dấu phẩy của số thập phân nên đã cộng hai số tự nhiên và có kết quả là 1106. Hãy tìm số thập phân và số tự nhiên đã cho.
* Lời giải:
Vì tổng của số thập phân và số tự nhiên là 82,34, nên số thập phân có hai chữ số sau dấu phẩy (là 34).
Khi quên viết dấu phẩy của số thập phân này thì số đó được gấp lên 100 lần. Do đó 99 lần số thập phân phải tìm là:
1106 – 82,34 = 1023,66
Số thập phân phải tìm là:
1023,66 : 99 = 10,34
Số tự nhiên phải tìm là:
82,34 – 10,34 = 72
Đáp số: 10,34 và 72.
* Phương pháp giải:
- Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
Muốn trừ hai số thập phân ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Muốn trừ hai số thập phân ta làm như sau:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
- Trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Chú ý:
● Nếu số chữ số ở phần thập phân của số bị trừ ít hơn số chữ số ở phần thập phân của số trừ thì ta có thể viết thêm một số thích hợp (chữ số 0) vào bên phải phần thập phân của số bị trừ rồi trừ như trừ các số tự nhiên.
●a – b – c = a – (b + c)
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Số thập phân (mới 2024 + Bài Tập) - Toán lớp 5
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 74:
10/01/2025Tổng hai số là 100. Tỉ số của hai số là .Tìm hai số đó.Ta có sơ đồ:
* Lời giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 7 = 10 (phần)
Số bé là:
Số lớn là:
Đáp số: 30; 70.
* Phương pháp giải:
Bước 1: Vẽ sơ đồ theo dữ kiện bài ra.
Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau
Bước 3: Tìm số bé và số lớn (Có thể tìm số lớn trước hoặc tìm sau và ngược lại)
Số bé = (Tổng : số phần bằng nhau) × số phần của số bé (Hoặc Tổng - số lớn)
Số lớn = (Tổng : số phần bằng nhau) × số phần của số lớn (Hoặc Tổng - số bé)
Bước 4. Kết luận đáp số
* Lý thuyết nắm thêm
Dạng 1: Cho biết cả tổng và tỉ số
1. Phương pháp giải
Bước 1: Vẽ sơ đồ theo dữ kiện bài ra.
Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau
Bước 3: Tìm số bé và số lớn (Có thể tìm số lớn trước hoặc tìm sau và ngược lại)
Số bé = (Tổng : số phần bằng nhau) × số phần của số bé (Hoặc Tổng - số lớn)
Số lớn = (Tổng : số phần bằng nhau) × số phần của số lớn (Hoặc Tổng - số bé)
Bước 4. Kết luận đáp số
Dạng 2: Thiếu (ẩn) tổng (Cho biết tỉ số, không cho biết tổng số)
1. Phương pháp giải
Tìm tổng của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Dạng 3: Thiếu (ẩn) tỉ (Cho biết tổng số, không cho biết tỉ số)
1. Phương pháp giải
Tìm tỉ số của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Dạng 4: Ẩn cả tổng và tỉ số
1. Phương pháp giải
Tìm tổng và tỉ số của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Toán lớp 5 trang 20 (Cánh diều) Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
50 bài tập Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó lớp 4 và cách giải
Câu 75:
11/01/2025Số tự nhiên a gồm mấy chữ số, biết rằng a có chữ số hàng cao nhất là hàng nghìn?
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Do hàng nghìn nên sẽ gồm 5 chữ số
* Phương pháp giải:
Hàng nghìn là abcde = 10000 + 1000 + 100 + 10 + 1
* Lý thuyết nắm thêm
Hàng và lớp
* Lớp nghìn
Số |
Lớp nghìn |
Lớp đơn vị |
||||
Trăm nghìn |
Chục nghìn |
Nghìn |
Trăm |
Chục |
Đơn vị |
|
567 |
|
|
|
5 |
6 |
7 |
34 567 |
|
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
234 567 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị.
Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn hợp thành lớp nghìn.
Triệu và lớp triệu
Số |
Lớp triệu |
Lớp nghìn |
Lớp đơn vị |
||||||
Trăm triệu |
Chục triệu |
Triệu |
Trăm nghìn |
Chục nghìn |
Nghìn |
Trăm |
Chục |
Đơn vị |
|
123 456 789 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Toán lớp 4 trang 37, 38, 39, 40 Bài 11: Hàng và lớp- Kết nối tri thức
35 Bài tập Hàng và lớp. So sánh các số có nhiều chữ số lớp 4 (có lời giải)
Câu 76:
11/01/2025
Tìm số tự nhiên x sao cho: 4/7<x/10 <5/7
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Chuyển hết về phân số cùng mẫu rồi so sánh tử và tìm ra giá trị của x
* Lý thuyết nắm thêm
- Các phép toán liên quan đến phân số đó là các phép toán: Cộng, trừ, nhân, chia, phân số.
Dạng 1: Phép cộng phân số
1. Phương pháp giải
Phép cộng phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Cộng phân số cùng mẫu số: Ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Cộng phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi cộng các phân số đó lại với nhau.
Dạng 2: Phép trừ phân số
1. Phương pháp giải
Phép trừ phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Trừ phân số cùng mẫu số: Ta trừ tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Trừ phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi trừ các phân số đó lại với nhau.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
-Muốn nhân các phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Dạng 4: Phép chia phân số
1. Phương pháp giải
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Phân số đảo ngược là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Các phép toán với phân số lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 77:
11/01/2025Tìm tổng nghiệm dương bé nhất và nghiệm âm lớn nhất của phương trình sinx = cos2x.
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Áp dụng phương trình lượng giác để giải tìm x và tìm ra nghiệm âm/dương
* Lý thuyết nắm thêm
1. Phương trình sinx = a.
Xét phương trình sinx = a (1)
- Trường hợp |a| > 1
Phương trình (1) vô nghiệm vì |sinx| ≤ 1 với mọi x.
- Trường hợp |a| ≤ 1
Gọi α là số đo bằng radian của một cung lượng giác. Khi đó, phương trình sinx = a có các nghiệm là:
Nếu số thực α thỏa mãn điều kiện: thì ta viết α = arcsina (đọc là ac-sin-a; nghĩa là cung có sin bằng a). Khi đó, các nghiệm của phương trình sinx = a được viết là:
- Chú ý:
a) Phương trình sinx = sinα; với α là một số cho trước, có các nghiệm là:
và
Tổng quát:
b) Phương trình sinx = sinβ0 có các nghiệm là:
c) Trong một công thức về nghiệm của phương trình lương giác không được dùng đồng thời hai đơn vị độ và radian.
d) Các trường hợp đặc biệt:
+ Khi a = 1: Phương trình sinx = 1 có các nghiệm là .
+ Khi a = – 1: Phương trình sinx = – 1 có các nghiệm là .
+ Khi a = 0: Phương trình sinx = 0 có các nghiệm là .
2. Phương trình cosx = a.
- Trường hợp |a| > 1
Phương trình cosx = a vô nghiệm vì với mọi x.
- Trường hợp .
Gọi α là số đo radian của một cung lượng giác. Khi đó, phương trình cosx = a có các nghiệm là:
- Chú ý:
a) Phương trình cosx = cosα, với α là một số cho trước, có các nghiệm là:
b) Phương trình cos x= cosβ0 có các nghiệm là
c) Nếu số thực α thỏa mãn điều kiện: thì ta viết α = arccosa (đọc là ac – cosin- a, có nghĩa là cung có cosin bằng a). Khi đó, các nghiệm của phương trình cos x = a còn được viết là:
d) Các trường hợp đặc biệt:
+ Khi a = 1; phương trình cosx = 1 có các nghiệm là: .
+ Khi a = – 1; phương trình cosx = – 1 có các nghiệm là:
+ Khi a = 0; phương trình cosx = 0 có các nghiệm là: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Phương trình lượng giác cơ bản (mới 2023 + Bài Tập) – Toán 11
Câu 78:
11/01/2025Tính bằng cách thuận tiện: 16,7 x 2,5 – 6,7 x 2,5
* Lời giải:
16,7 x 2,5 – 6,7 x 2,5
= (16,7 – 6,7) x 2,5
= 10 x 2,5
= 25
* Phương pháp giải:
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 79:
11/01/2025Tính bằng cách thuận tiện nhất: 2,5 x 3,4 + 7,5 x 3,4
* Lời giải:
2,5 x 3,4 + 7,5 x 3,4
= ( 2,5 + 7,5) x 3,4
= 10 x 3,4
= 34
* Phương pháp giải:
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 80:
11/01/2025Từ 300 đến 400 có tất cả bao nhiêu số tròn chục?
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Cho nên từ 300 đến 400 ta có thể liệt kê ra được các số tròn chục là 310,320,...,390,400
* Phương pháp giải:
Số tròn chục là các số dạng 10, 20,30,...
Cho nên từ 300 đến 400 ta có thể liệt kê ra được các số tròn chục là 310,320,...,390,400
* Lý thuyết nắm thêm
1. Kí hiệu số và phân tích cấu tạo số
- Số có bốn chữ số cấu tạo gồm: hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.
- Số có bốn chữ số: (a khác 0; a, b, c, d < 10)
- Phân tích cấu tạo số:
2. So sánh các số trong phạm vi 10000
MỘT SỐ DẠNG TOÁN
Dạng 1. Viết số tự nhiên theo điều kiện cho trước
Dạng 2. Lập số
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 65 Nhân số tròn chục với số có một chữ số - Cánh diều
Câu 81:
11/01/2025Một máy gặt trong 2 ngày gặt xong một khu ruộng. Ngày đầu máy gặt được 1/2 khu ruộng và 1ha. Ngày thứ hai gặt được 1/2 phần còn lại và 2 ha. Tính diện tích khu ruộng đó.
* Lời giải:
Ta thấy ngày thứ hai dệt được 12 diện tích còn lại của ngày thứ nhất và 2ha thì vừa hết nên 12 diện tích còn lại của ngày thứ nhất là 2ha.
Diện tích còn lại sau ngày thứ nhất là : 2 x 2 = 4 (ha)
12 diện tích khu ruộng là : 4 + 1 = 5 (ha)
Diện tích khu ruộng là : 5 x 2 = 10 (ha)
Đáp số : 10ha
* Phương pháp giải:
Tính diện tích còn lại sau ngày thứ nhất
Tính ra 1/2 diện tích của cả khu ruộng rồi tính ra diện tích khu ruộng
* Lý thuyết nắm thêm
- Các phép toán liên quan đến phân số đó là các phép toán: Cộng, trừ, nhân, chia, phân số.
Dạng 1: Phép cộng phân số
1. Phương pháp giải
Phép cộng phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Cộng phân số cùng mẫu số: Ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Cộng phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi cộng các phân số đó lại với nhau.
Dạng 2: Phép trừ phân số
1. Phương pháp giải
Phép trừ phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Trừ phân số cùng mẫu số: Ta trừ tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Trừ phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi trừ các phân số đó lại với nhau.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
-Muốn nhân các phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Dạng 4: Phép chia phân số
1. Phương pháp giải
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Phân số đảo ngược là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Các phép toán với phân số lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 82:
11/01/2025Giá một chiếc mũ bảo hiểm là 108 000 đồng. Để thu hút khách hàng, người ta quyết định hạ giá 17,5%. Tính giá của chiếc mũ bảo hiểm sau khi hạ giá.
* Lời giải:
Số tiền hạ giá của một chiếc mũ là :
108000 : 100 x 17,5 = 18900 (đồng)
Giá bán chiếc mũ là :
108000 – 18900 = 89100 (đồng)
Đáp số : 89 100 đồng.
* Phương pháp giải:
Tính giá tiền hạ giá của một chiếc mũ
Tính số tiền thật để mua chiếc mũ
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 83:
11/01/2025Trước 12 giờ trưa là bao nhiêu phút, nếu trước đó 9 phút, số phút này gấp hai lần số phút sau 10 giờ sáng?
* Lời giải:
12 giờ trưa là: 12 . 60 = 720 phút (tính từ 0 giờ).
10 giờ sáng là: 10 . 60 = 600 phút (tính từ 0 giờ).
Gọi a là số cần tìm.
Khi đó: 720 – x – 9 = 600 + 2x
711 – x = 600 + 2x
2x + x = 711 – 600
3x = 111
x = 37.
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 84:
11/01/2025Bạn Nam dự định tổ chức buổi tiệc sinh nhật và chọn loại ly có phần chứa nước dạng hình nón với bán kính đáy R = 4cm và độ dài đường sinh l = 10cm để khách uống nước trái cây.
a) Tính thể tích phần chứa nước của ly (ghi kết quả làm tròn đến hàng đơn vị). Biết công thức thể tích hình nón là (với R là bán kính đáy hình nón; h là chiều cao hình nón).
b) Bạn Nam cần chuẩn bị một số hộp nước trái cây có lượng nước trong mỗi hộp là 1,2 lít. Biết rằng buổi tiệc sinh nhật có 14 người (đã bao gồm Nam). Nếu mỗi người trung bình uống 3 ly nước trái cây và lượng nước rót bằng 90% thể tích ly thì bạn Nam cần chuẩn bị ít nhất bao nhiêu hộp nước trái cây?
Biết 1 lít = 1000 cm3.
* Lời giải:
a) Theo định lí Pythagore, chiều cao của hình nón là
h=√l2−R2=√102−42=2√21(cm)
Thể tích phần chứa nước của ly là
V=13πR2h=13π.42.2√21≈154(cm3)
b) Đổi 1,2 lít = 1200 cm3.
Số ly nước Nam cần chuẩn bị là: 14.3 = 42 (ly).
Lượng nước trái cây Nam cần chuẩn bị là: (154 . 90%).42=5821,2 (cm3) .
Ta có: 5821,21200=4,851≈5.
Vậy Nam cần chuẩn bị 5 hộp nước trái cây.
* Phương pháp giải:
Thể tích của hình nón được tính bằng công thức:
.
Trong đó: V là thể tích của hình nón;
r là bán kính đáy của hình nón;
h là chiều cao của hình nón.
* Lý thuyết nắm thêm
Khi quay tam giác vuông SOB một vòng quanh cạnh góc vuông SO cố định ta được một hình nón.
⦁ S gọi là đỉnh của hình nón.
⦁ Cạnh OB quét thành hình tròn gọi là đáy của hình nón. Bán kính của đáy gọi là bán kính đáy của hình nón.
⦁ Cạnh SB quét thành mặt xung quanh của hình nón. Mỗi vị trí của SB là một đường sinh. ⦁ Độ dài SO là chiều cao của hình nón.
Chú ý: Độ dài đường sinh l của hình nón có bán kính đáy r và chiều cao h được tính bởi công thức: .
Diện tích xung quanh của hình nón được tính theo công thức:
Sxq = πrl.
Trong đó: Sxq là diện tích xung quanh của hình nón;
r là bán kính đáy của hình nón;
l là độ dài đường sinh của hình nón.
Chú ý: Diện tích toàn phần của hình nón bằng tổng diện tích xung quanh và diện tích đáy.
Thể tích của hình nón được tính bằng công thức:
.
Trong đó: V là thể tích của hình nón;
r là bán kính đáy của hình nón;
h là chiều cao của hình nón.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 85:
12/01/2025Trong không gian Oxyz, cho 2 điểm A(2;-1;-3), B(0;3;-1). Phương trình mặt cầu đường kính AB là
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Để viết phương trình mặt cầu trước tiên cần tìm ra một vectơ pháp tuyến và tâm của mặt cầu. Từ đó tính ra bán kính R
Vecto pháp tuyến của mặt phẳng.
1. Định nghĩa:
Cho mặt phẳng (α). Nếu vecto và có giá vuông góc với mặt phẳng (α) thì được gọi là vecto pháp tuyến của (α)
2. Chú ý. Nếu là vecto pháp tuyến của một mặt phẳng thì cũng là vecto pháp tuyến của mặt phẳng đó.
3. Tích có hướng của hai vectơ
- Định nghĩa: Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ , . Tích có hướng của hai vectơ và kí hiệu là , được xác định bởi
- Chú ý: Tích có hướng của hai vectơ là một vectơ, tích vô hướng của hai vectơ là một số
Phương trình tổng quát của mặt phẳng
1. Định nghĩa.
- Phương trình có dạng Ax + By + Cz + D = 0 trong đó A; B; C không đồng thời bằng 0 , được gọi là phương trình tổng quát của mặt phẳng.
- Nhận xét.
a) Nếu mặt phẳng (α) có phương trình Ax + By + Cz + D = 0 thì nó có một vecto pháp tuyến là .
b) Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M (x0; y0; z0) và nhận vectơ khác là vecto pháp tuyến là: A(x- x0 ) + B( y – y0) + C(z – z0) = 0.
Các trường hợp riêng
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (α) : Ax + By + Cz + D = 0.
a) Nếu D = 0 thì mặt phẳng (α) đi qua gốc tọa độ O.
b)
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Ox.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oy.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oz.
c)
- Nếu A = B = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxy).
- Nếu A = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxz).
- Nếu B = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oyz).
- Nhận xét:
Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn . Ở đây (α) cắt các trục tọa độ tại các điểm (a; 0; 0); (0; b; 0); (0; 0; c) với .
Điều kiện để hai mặt phẳng song song, vuông góc.
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (α) và (β) có phương trình:
(α): A1x + B1y + C1z + D1 = 0
(β): A2x + B2y + C2z + D2 = 0
Hai mặt phẳng (α); (β) có hai vecto pháp tuyến lần lượt là:
1. Điều kiện để hai mặt phẳng song song.
- Chú ý: Để (α) cắt (β)
Câu 86:
12/01/2025Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(1;−1;−1) và N(5;5;1). Đường thẳng MN có phương trình là:
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Ta có −−−→MN=(4;6;2)=2(2;3;1).
Đường thẳng MN qua M(1;−1;−1) nhận −−−→MN=(2;3;1) làm vectơ chỉ phương có phương trình
⎧⎪⎨⎪⎩x=1+2ty=−1+3tz=−1+t.
* Phương pháp giải:
Tìm vecto chỉ phương từ 2 điểm cho trước
Từ đó viết phương trình tham số đi qua một điểm và có vecto chỉ phương
Vecto pháp tuyến của mặt phẳng.
1. Định nghĩa:
Cho mặt phẳng (α). Nếu vecto và có giá vuông góc với mặt phẳng (α) thì được gọi là vecto pháp tuyến của (α)
2. Chú ý. Nếu là vecto pháp tuyến của một mặt phẳng thì cũng là vecto pháp tuyến của mặt phẳng đó.
3. Tích có hướng của hai vectơ
- Định nghĩa: Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ , . Tích có hướng của hai vectơ và kí hiệu là , được xác định bởi
- Chú ý: Tích có hướng của hai vectơ là một vectơ, tích vô hướng của hai vectơ là một số
Phương trình tổng quát của mặt phẳng
1. Định nghĩa.
- Phương trình có dạng Ax + By + Cz + D = 0 trong đó A; B; C không đồng thời bằng 0 , được gọi là phương trình tổng quát của mặt phẳng.
- Nhận xét.
a) Nếu mặt phẳng (α) có phương trình Ax + By + Cz + D = 0 thì nó có một vecto pháp tuyến là .
b) Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M (x0; y0; z0) và nhận vectơ khác là vecto pháp tuyến là: A(x- x0 ) + B( y – y0) + C(z – z0) = 0.
Các trường hợp riêng
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (α) : Ax + By + Cz + D = 0.
a) Nếu D = 0 thì mặt phẳng (α) đi qua gốc tọa độ O.
b)
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Ox.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oy.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oz.
c)
- Nếu A = B = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxy).
- Nếu A = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxz).
- Nếu B = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oyz).
- Nhận xét:
Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn . Ở đây (α) cắt các trục tọa độ tại các điểm (a; 0; 0); (0; b; 0); (0; 0; c) với .
Điều kiện để hai mặt phẳng song song, vuông góc.
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (α) và (β) có phương trình:
(α): A1x + B1y + C1z + D1 = 0
(β): A2x + B2y + C2z + D2 = 0
Hai mặt phẳng (α); (β) có hai vecto pháp tuyến lần lượt là:
1. Điều kiện để hai mặt phẳng song song.
- Chú ý: Để (α) cắt (β)
Câu 87:
12/01/2025Trong không gian Oxyz, mặt cầu x2+y2+z2+2x−4y−2z−3=0 có bán kính bằng:
Đáp án đúng: B.
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
-Sử dụng công thức tìm tâm và bán kính mặt cầu
R=√a2+b2+c2−d
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian Oxyz, mặt cầu (S) tâm I(a; b; c) bán kính R có phương trình:
(x – a)2 + (y – b)2 + (z – c)2 = R2.
Chú ý
+) Điểm M(x; y; z) nằm trong mặt cầu (S) nếu (x – a)2 + (y – b)2 + (z – c)2 < R2.
+) Điểm M(x; y; z) nằm ngoài mặt cầu (S) nếu (x – a)2 + (y – b)2 + (z – c)2 > R2
Nhận xét. Với a, b, c, d là các hằng số, phương trình x2 + y2 + z2 – 2ax – 2by – 2cz + d = 0 có thể viết lại thành (x – a)2 + (y – b)2 + (z – c)2 = a2 + b2 + c2 – d và là phương trình của một mặt cầu (S) khi và chỉ khi a2 + b2 + c2 – d > 0. Khi đó, (S) có tâm I(a; b; c) và bán kính R=√a2+b2+c2−d
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Phương trình mặt cầu – Toán lớp 12 Kết nối tri thức
Câu 88:
12/01/2025Trong không gian , véc tơ nào dưới đây có giá song song hoặc trùng với trục ?
Đáp án đúng: A
* Lời giải:
Véc tơ có giá song song hoặc trùng với nên véc tơ đó cùng phương với véc tơ .
* Phương pháp giải:
Véc tơ có giá song song hoặc trùng với nên véc tơ đó cùng phương với véc tơ .
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.
• Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
• Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
• Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
• Tọa độ của điểm trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x; y; z) hoặc M(x; y; z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M.
Nhận xét: Nếu điểm M có tọa độ (x; y; z) đối với hệ tọa độ Oxyz thì:
- Hình chiếu vuông góc của M trên các trục Ox, Oy và Oz có tọa độ lần lượt là (x; 0; 0), (0; y; 0) và (0; 0; z).
- Hình chiếu vuông góc của M trên các mặt phẳng (Oxy), (Oyz) và (Ozx) có tọa độ lần lượt là (x; y; 0), (0; y; z), (x; 0; z).
• Tọa độ của vectơ trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho vectơ tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết hoặc .
Nhận xét:
- Tọa độ của vectơ cũng là tọa độ của điểm M sao cho
- Trong không gian, cho hai vectơ và . Khi đó, nếu và chỉ nếu .
• Tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM; yM; zM) và N(xN; yN; zN). Khi đó: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
50 bài toán về cực trị tọa độ không gian (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 89:
12/01/2025Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng (Oxy)?
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Mặt phẳng (Oxy): z=0 có một véc-tơ pháp tuyến là
* Phương pháp giải:
Mặt phẳng (Oxy): z=0 có một véc-tơ pháp tuyến là
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.
• Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
• Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
• Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
• Tọa độ của điểm trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x; y; z) hoặc M(x; y; z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M.
Nhận xét: Nếu điểm M có tọa độ (x; y; z) đối với hệ tọa độ Oxyz thì:
- Hình chiếu vuông góc của M trên các trục Ox, Oy và Oz có tọa độ lần lượt là (x; 0; 0), (0; y; 0) và (0; 0; z).
- Hình chiếu vuông góc của M trên các mặt phẳng (Oxy), (Oyz) và (Ozx) có tọa độ lần lượt là (x; y; 0), (0; y; z), (x; 0; z).
• Tọa độ của vectơ trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho vectơ tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết hoặc .
Nhận xét:
- Tọa độ của vectơ cũng là tọa độ của điểm M sao cho
- Trong không gian, cho hai vectơ và . Khi đó, nếu và chỉ nếu .
• Tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM; yM; zM) và N(xN; yN; zN). Khi đó: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
50 bài toán về cực trị tọa độ không gian (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 90:
12/01/2025Trong không gian Oxyz, vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (Oxz).
Đáp án đúng là: A
* Lời giải:
Mặt phẳng (Oxz) có vectơ pháp tuyến là →j=(0;1;0).
* Phương pháp giải:
Mặt phẳng (Oxz) có vectơ pháp tuyến là →j=(0;1;0).
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.
• Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
• Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
• Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
• Tọa độ của điểm trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x; y; z) hoặc M(x; y; z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M.
Nhận xét: Nếu điểm M có tọa độ (x; y; z) đối với hệ tọa độ Oxyz thì:
- Hình chiếu vuông góc của M trên các trục Ox, Oy và Oz có tọa độ lần lượt là (x; 0; 0), (0; y; 0) và (0; 0; z).
- Hình chiếu vuông góc của M trên các mặt phẳng (Oxy), (Oyz) và (Ozx) có tọa độ lần lượt là (x; y; 0), (0; y; z), (x; 0; z).
• Tọa độ của vectơ trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho vectơ tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết hoặc .
Nhận xét:
- Tọa độ của vectơ cũng là tọa độ của điểm M sao cho
- Trong không gian, cho hai vectơ và . Khi đó, nếu và chỉ nếu .
• Tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM; yM; zM) và N(xN; yN; zN). Khi đó: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
50 bài toán về cực trị tọa độ không gian (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 91:
12/01/2025Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tam giác ABC có A(-1;3;2), B(2;0;5), C(0;-2;1). Phương trình đường trung tuyến AM của tam giác ABC là.
Đáp án đúng:C
* Lời giải:
M là trung điểm (P):x+2y−3z+4=0
AM đi qua điểm A(-1;3;2) và có vectơ chỉ phương −−→AM=(2;−4;1)
Vậy phương trình chính tắc của AM là x+12=y−3−4=z−21
* Phương pháp giải:
Xác định một điểm thuộc phương trình.
Xác định vectơ chỉ phương
Viết phương trình chính tắc đi qua một điểm và có một vectơ chỉ phương
Vecto pháp tuyến của mặt phẳng.
1. Định nghĩa:
Cho mặt phẳng (α). Nếu vecto và có giá vuông góc với mặt phẳng (α) thì được gọi là vecto pháp tuyến của (α)
2. Chú ý. Nếu là vecto pháp tuyến của một mặt phẳng thì cũng là vecto pháp tuyến của mặt phẳng đó.
3. Tích có hướng của hai vectơ
- Định nghĩa: Trong không gian Oxyz, cho hai vectơ , . Tích có hướng của hai vectơ và kí hiệu là , được xác định bởi
- Chú ý: Tích có hướng của hai vectơ là một vectơ, tích vô hướng của hai vectơ là một số
Phương trình tổng quát của mặt phẳng
1. Định nghĩa.
- Phương trình có dạng Ax + By + Cz + D = 0 trong đó A; B; C không đồng thời bằng 0 , được gọi là phương trình tổng quát của mặt phẳng.
- Nhận xét.
a) Nếu mặt phẳng (α) có phương trình Ax + By + Cz + D = 0 thì nó có một vecto pháp tuyến là .
b) Phương trình mặt phẳng đi qua điểm M (x0; y0; z0) và nhận vectơ khác là vecto pháp tuyến là: A(x- x0 ) + B( y – y0) + C(z – z0) = 0.
Các trường hợp riêng
Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng (α) : Ax + By + Cz + D = 0.
a) Nếu D = 0 thì mặt phẳng (α) đi qua gốc tọa độ O.
b)
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Ox.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oy.
- Nếu thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oz.
c)
- Nếu A = B = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxy).
- Nếu A = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxz).
- Nếu B = C = 0; thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oyz).
- Nhận xét:
Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn . Ở đây (α) cắt các trục tọa độ tại các điểm (a; 0; 0); (0; b; 0); (0; 0; c) với .
Điều kiện để hai mặt phẳng song song, vuông góc.
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (α) và (β) có phương trình:
(α): A1x + B1y + C1z + D1 = 0
(β): A2x + B2y + C2z + D2 = 0
Hai mặt phẳng (α); (β) có hai vecto pháp tuyến lần lượt là:
1. Điều kiện để hai mặt phẳng song song.
- Chú ý: Để (α) cắt (β)
Câu 92:
12/01/2025thể tích khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng 4 là:
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
Lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng 4 nên lăng trụ có chiều cao h=4 và diện tích đáy B=42√34=4√3.
Vậy thể tích lăng trụ là: V=Bh=4√3.4=16√3.
*Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính thể tích lăng trụ: V =B.h
*Lý thuyết về hình chóp tứ giác đều
a) Hình chóp
- Đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh.
– Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.
b) Hình chóp đều
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
+ Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
+ Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
a) Diện tích xung quanh của hình chop đều
Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn:
Sxq = p.d (p: nửa chu vi đáy, d: trung đoạn)
b) Diện tích toàn phần của hình chóp
Diện tích toàn phần của hình chóp bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích đáy:
Stp = Sxq + S (S: diện tích đáy)
c) Thể tích của hình chóp bằng một phần ba của diện tích đáy nhân với chiều cao:
V = 1/3S.h (S: diện tích đáy, h: chiều cao)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 93:
12/01/2025Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 100 , biết rằng nếu lấy số lớn chia cho số nhỏ thì được thương là 2 và có số dư là 4.
*Lời giải:
Gọi số lớn là x, số bé là y x,y∈N∗;x,y<100
Vì tổng hai số bằng 100 nên ta có phương trình: x + y = 100 (1)
Vì số lớn chia cho số nhỏ thì được thương là 2 và có số dư là 4 nên ta có phương trình:
x=2y+4 (2)
Từ (1), (2) ta có hệ phương trình:
{x+y=100x=2y+4⇔{2y+4+y=100x=2y+4⇔{3y=96x=2y+4
⇔{y=32x=2.32+4⇔{y=32x=68 (TM)
Vậy số lớn là 68, số nhỏ là 32.
*Phương pháp giải:
Gọi số lớn là x, số bé là y
x,y∈N∗;x,y<100
Từ đó biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
* Lý thuyết nắm thêm về hệ phương trình
Để giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình ta thực hiện qua ba bước sau:
Bước 1: Lập hệ phương trình:
- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện, đơn vị thích hợp cho các ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các đại lượng đã biết;
- Lập hệ phương trình biểu diễn sự tương quan của các đại lượng.
Bước 2: Giải các hệ phương trình vừa tìm được.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện ban đầu và kết luận bài toán.
II. Các dạng toán
Dạng 1: Bài toán chuyển động
Phương pháp giải: Vận dụng một số kiến thức về chuyển động sau:
- Với ba đại lượng tham gia là quãng đường (S); vận tốc (v); thời gian (t), ta có công thức liên hệ giữa ba đại lượng như sau:
S = vt
Với: S là quang đường có đơn vị là km; m…
v là vận tốc có đơn vị là km/h; m/s…
t là thời gian có đơn vị là h; s…
- Khi vật chuyển động trên dòng nước ta có:
Dạng 2: Bài toán công việc làm chung làm riêng
Phương pháp giải: Khi giải một bài toán làm chung làm riêng công việc ta cần chú ý đến một số đại lượng sau:
- Có ba đại lượng tham gia bài toán là:
+ Toàn bộ công việc.
+ Phần công việc làm được trong một đơn vị thời gian.
+ Thời gian hoàn thành một phần công việc hoặc toàn bộ công việc.
- Nếu một đội (một người,…) làm xong công việc trong x ngày thì mỗi ngày đội đó làm được (công việc), làm a ngày thì được (công việc).
- Ta thường coi toàn bộ công việc là 1.
Dạng 3: Bài toán về quan hệ các số
Phương pháp giải: Ta sử dụng một số kiến thức sau đây:
- Biểu diễn số có hai chữ số trong đó a là chữ số hàng chục và b là chữ số hàng đơn vị và ;.
- Biểu diễn số có ba chữ số , trong đó a là chữ số hàng trăm b là chữ số hàng trục; c là chữ số hàng đơn vị và ;;.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 94:
12/01/2025Số các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau, chia hết cho 5 và luôn có mặt chữ số 0 là
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Ký hiệu số có 5 chữ số là .
Trường hợp : có cách chọn bốn chữ số đầu.
Trường hợp : có 3 cách chọn vị trí chữ số và cách chọn các chữ số còn lại.
Vậy có tất cả số.
* Phương pháp giải:
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Dùng quy tắc cộng, cộng các TH lại với nhau
* Lý thuyết nắm thêm
1. Hoán vị
Một hoán vị của một tập hợp có n phần tử là một cách sắp xếp có thứ tự n phần tử đó (với n là một số tự nhiên, n ≥ 1).
Số các hoán vị của tập hợp có n phần tử, kí hiệu là Pn, được tính bằng công thức
Pn = n.(n – 1).(n – 2) … 2.1.
Chú ý :
+ Kí hiệu n.(n – 1).(n – 2) … 2.1 là n! (đọc là n giai thừa), ta có : Pn = n!.
Chẳng hạn với n = 3 ta có P3 = 3! = 3.2.1 = 6.
+ Quy ước 0! = 1.
2. Chỉnh hợp
Một chỉnh hợp chập k của n là một cách sắp xếp có thứ tự k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 1 ≤ k ≤ n).
Số các chỉnh hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức:
= n.(n – 1)…(n – k + 1) hay (1 ≤ k ≤ n).
Chú ý :
+ Hoán vị sắp xếp tất cả các phần tử của tập hợp, còn chỉnh hợp chọn ra một số phần tử và sắp xếp chúng.
+ Mỗi hoán vị của n phần tử cũng chính là một chỉnh hợp chập n của n phần tử đó. Vì vậy Pn =
3. Tổ hợp
Một tổ hợp chập k của n là một cách chọn k phần tử từ một tập hợp n phần tử (với k, n là các số tự nhiên, 0 ≤ k ≤ n).
Số các tổ hợp chập k của n, kí hiệu là , được tính bằng công thức :
Chú ý :
+) <
+) Chỉnh hợp và tổ hợp có điểm giống nhau là đều chọn một số phần tử trong một tập hợp, nhưng khác nhau ở chỗ, chỉnh hợp là chọn có xếp thứ tự, còn tổ hợp là chọn không xếp thứ tự.
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Các khái niệm hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp liên quan mật thiết với nhau và là những khái niệm cốt lõi của các phép đếm. Rất nhiều bài toán liên quan đến việc lựa chọn, việc sắp xếp, vì vậy các công thức tính Pn, , sẽ được dùng rất nhiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp - Toán 10 Kết nối tri thức
Câu 95:
12/01/2025Có 60 quả cầu được đánh số từ 1 đến 60. Lấy ngẫu nhiên đồng thời hai quả cầu rồi nhân các số trên hai quả cầu với nhau. Tính xác suất để tích nhận được là số chia hết cho 10.
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Số phần tử của không gian mẫu là: .
Gọi A: “ Biến cố lấy đồng thời ngẫu nhiên hai quả cầu sao cho tích của các số trên hai quả cầu chia hết cho 10”.
TH1: Hai quả cầu bốc được có chữ số tận cùng là 0 có C26 (cách).
TH2: Hai quả cầu bốc được có 1 quả cầu có chữ số tận cùng là 0 có (cách).
TH3: Hai quả cầu bốc được có 1 quả cầu có chữ số tận cùng là 5 và 1 quả cầu có chữ số tận cùng là 2,3,6,8 có
Khi đó số phần tử của biến cố A là .
Vậy xác suất của biến cố A là:
* Phương pháp giải:
Tìm không gian mẫu
Tính số phần tử của biến cố A
Tính xác suất biến cố A
* Lý thuyết nắm thêm
1. Quy tắc cộng
- Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m + n cách thực hiện.
- Quy tắc cộng được phát biểu ở trên thực chất là quy tắc đếm số phần tử của hợp hai tập hợp hữu hạn không giao nhau, được phát biểu như sau:
Nếu A và B là các tập hợp hữu hạn và không giao nhau thì:
- Chú ý: Quy tắc cộng có thể mở rộng cho nhiều hành động.
2. Quy tắc nhân
- Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
- Chú ý: Quy tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động liên liếp.
3. Hoán vị
3.1 Định nghĩa
- Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
- Nhận xét: Hai hoán vị của n phần tử khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
Chẳng hạn, hai hoán vị abc và cab của ba phần tử a; b; c là khác nhau.
3.2 Số các hoán vị
Kí hiệu: Pn là số các hoán vị của n phần tử.
- Định lí: Pn = n.(n – 1).(n – 2)….2.1
- Chú ý: Kí hiệu n.(n – 1)…2.1 là n! (đọc là n là giai thừa), ta có: Pn = n!.
4. Chỉnh hợp
4.1 Định nghĩa.
- Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
4.2 Số các chỉnh hợp
- Kí hiệu là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử (1 ≤ k ≤ n) .
- Định lí:
5. Tổ hợp
5.1 Định nghĩa.
- Giả sử tập A có n phần tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.
- Chú ý: Số k trong định nghĩa cần thỏa mãn điều kiện 1 ≤ k ≤ n. Tuy vậy, tập hợp không có phần tử nào là tập rỗng nên ta quy ước gọi tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.
- Ví dụ 4. Cho tập A = {3; 4; 5; 6}.
Ta liệt kê các tổ hợp chập 3 của A là: {3; 4; 5}; {3; 4; 6}; {3; 5; 6}; {4; 5; 6}.
5.2 Số các tổ hợp.
Kí hiệu là số các tổ hợp chập k của n phần tử ( 0 ≤ k ≤ n).
- Định lí: .
5.3 Tính chất của các số
a) Tính chất 1.
Ví dụ 7. .
6. Công thức nhị thức Niu- tơn
Ta có:
- Công thức nhị thức Niu – tơn.
- Hệ quả:
Với a = b = 1 ta có:
Với a = 1; b = – 1 ta có:
- Chú ý:
Trong biểu thức ở vế phải của công thức (1):
a) Số các hạng tử là n + 1.
b) Các hạng tử có số mũ của a giảm dần từ n đến 0; số mũ của b tăng dần từ 0 đến n, nhưng tổng các số mũ của a và b trong mỗi hạng tử luôn bằng n (quy ước ).
c) Các hệ số của mỗi cặp hạng tử cách đều hai hạng tử đầu và cuối thì bằng nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 96:
12/01/2025Cho tam giác ABC cân tại A, O là trung điểm của BC. Vẽ đường tròn tâm O tiếp xúc với AB, AC tại H, K. Một tiếp tuyến với đường tròn (O) cắt các cạnh AB, AC ở M, N.
a) Cho . Tính .
b) Chứng minh rằng OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba tam giác đồng dạng.
c) Cho BC = 2a. Tính tích BM.CN.
d) Tiếp tuyến MN ở vị trí nào thì tổng BM + CN nhỏ nhất?
* Lời giải:
a) Đường tròn (O) có hai tiếp tuyến HM và ME cắt nhau tại M.
Suy ra OM là tia phân giác của .
Do đó .
Chứng minh tương tự, ta được .
Tứ giác BMNC, có: .
.
.
(1)
∆MON, có: (2)
Từ (1), (2), ta được .
b) Xét ∆BOM và ∆ONM, có:
;
.
Do đó (g.g).
Chứng minh tương tự, ta được (g.g).
Vậy OM, ON chia tứ giác BMNC thành ba tam giác đồng dạng là ∆BOM, ∆ONM và ∆CON.
c) Ta có O là trung điểm của BC và BC = 2a.
Suy ra .
Ta có (chứng minh trên).
Suy ra .
Do đó BM.CN = CO.BO = a.a = a2.
Vậy BM.CN = a2.
d) Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta được .
Ta thấy a là một số không đổi.
Dấu “=” xảy ra ⇔ BM = CN = a.
Vì vậy tổng BM + CN nhỏ nhất khi và chỉ khi BM = CN = a.
Ta có tỉ số .
Áp dụng định lí Thales đảo, ta được: MN // BC.
Vậy khi tiếp tuyến MN của (O) song song với đường thẳng BC thì tổng BM + CN nhỏ nhất.
* Phương pháp giải:
vận dụng kiến thức đã học về đường tròn và tam giác đồng dạng để chứng minh từng câu
* Lý thuyết nắm thêm
Định nghĩa về đường tròn
Đường tròn tâm O bán kính R > 0 là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng R kí hiệu là (O; R) hay (O).
Nếu A nằm trên đường tròn (O; R) thì OA = R.
Nếu A nằm trong đường tròn (O; R) thì OA < R.
Nếu A nằm ngoài đường tròn (O; R) thì OA > R.
Định lý về hai tiếp tuyến cắt nhau
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:
+ Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
+ Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
+ Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm
Ta có:
Đường tròn nội tiếp của tam giác.
Đường tròn nội tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của tam giác, còn tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn, khi đó tam giác đó gọi là tam giác ngoại tiếp đường tròn.
Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm của các đường phân giác các góc trong của tam giác
Đường tròn bàng tiếp tam giác.
Đường tròn bàng tiếp tam giác là đường tròn tiếp xúc với một cạnh của tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia.
Tâm của đường tròn bàng tiếp trong góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C, giao điểm này cùng nằm trên đường phân giác góc A.
Với một tam giác, có ba đường tròn bàng tiếp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 97:
12/01/2025Nếu khối lăng trụ tam giác ABC⋅A′B′C′ có thể tích là 36 thì khối chóp A′⋅ABC có thể tích là
Đáp án đúng: C
*Lời giải:
Thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C' = B.h = 36
Thể tích khối A′⋅ABC là = = 12
*Phương pháp giải:
Áp dụng tỉ số thể tích để tính
*Các dạng bài về lăng trụ đứng tam giác và tứ giác
Dạng 1. Nhận biết các yếu tố của lăng trụ đứng tam giác, tứ giác.
+ Để vẽ hình lăng trụ đứng, ta thường vẽ một đáy, sau đó vẽ các cạnh bên là các đoạn thẳng song song và bằng nhau.
Dạng 2. Tính diện tích, thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác.
+ Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tam giác bằng tích của chu vi đáy với chiều cao của nó.
S C h=
Trong đóxqS
: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ,C
: Chu vi một đáy của hình lăng trụ,h
: chiều cao của lăng trụS C h=
Trong đóxqS
: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ,C
: Chu vi một đáy của hình lăng trụ,h
: chiều cao của lăng trụ
+ Diện tích toàn phần: Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng diện tích hai đáy.
+ Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
Dạng 3. Tính diện tích, thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác.
+ Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác bằng tích của chu vi đáy với chiều cao của nó.
+ Diện tích toàn phần: Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng diện tích hai đáy.
+ Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác bằng diện tích đáy nhân với chiều cao.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Bài 37. Hình lăng trự đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác có đáp án
Câu 98:
12/01/2025Cho cấp số cộng (un) có số hạng đầu u1 = 2 và công sai d = 3. Tìm số hạng u5.
Đáp án đúng là: C
* Lời giải:
Cấp số cộng (un) có công thức tổng quát là
un = u1 + (n - 1).d
Þ un = 2 + (n - 1).3
= 2 + 3n - 3 = 3n - 1.
Vậy u5 = 3.5 - 1 = 14.
* Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tổng quát để tính:
Thay d và u1 vào rồi tìm ra chỉ số n
* Lý thuyết nắm thêm
Cấp số cộng là một dãy số (hữu hạn hoặc vô hạn), trong đó kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều bằng số hạng đứng ngay trước nó cộng với một số không đổi d.
- Số không đổi d được gọi là công sai của cấp số cộng.
- Nếu (un) là một cấp số cộng với công sai d, ta có công thức truy hồi
Nhận xét:
- Cấp số cộng (un) là một dãy số tăng khi và chỉ khi công sai d > 0.
- Cấp số cộng (un) là một dãy số giảm khi và chỉ khi công sai d < 0.
- Đặc biệt, khi d = 0 thì cấp số cộng là một dãy số không đổi (tất cả các số hạng đều bằng nhau).
Số hạng tổng quát của cấp số cộng (un) được xác định bởi công thức:
un = u1 + (n - 1)d với .
3) Tính chất của cấp số cộng
Ba số hạng
là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng khi và chỉ khi
4) Tổng n số hạng đầu tiên Sn được xác định bởi công thức:
Sn=u1+u2+...+un=n(u1+un)2=n[2u1+(n−1)d]2
Các dạng bài tập cấp số cộng
Dạng 1. Xác định cấp số cộng và các yếu tố của cấp số cộng
Phương pháp giải:
- Dãy số (un) là một cấp số cộng khi và chỉ khi un + 1 – un = d không phụ thuộc vào n và d là công sai của cấp số cộng đó.
- Để xác định một cấp số cộng, ta cần xác định số hạng đầu và công sai. Ta thiết lập một hệ phương trình hai ẩn u1 và d. Tìm u1 và d.
- Tìm số hạng thứ n dựa vào công thức tổng quát: un = u1 + (n – 1)d hoặc công thức truy hồi un = un - 1 + d.
Dạng 2. Tìm điều kiện để dãy số lập thành cấp số cộng. Chứng minh cấp số cộng
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất: Ba số hạng uk-1; uk; uk+1 là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng khi và chỉ khi uk=uk−1+uk+12.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 99:
12/01/2025Cho đa giác đều 20 đỉnh nội tiếp đường tròn tâm O. Chọn ngẫu nhiên 4 đỉnh của đa giác đó. Tính xác suất sao cho 4 đỉnh được chọn là 4 đỉnh của một hình chữ nhật.
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Tìm số phần tử không gian mẫu
- Tìm số phần tử thuận lợi của biến cố A đã cho
- Tính xác suất
* Lý thuyết nắm thêm
1. Quy tắc cộng
- Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m + n cách thực hiện.
- Quy tắc cộng được phát biểu ở trên thực chất là quy tắc đếm số phần tử của hợp hai tập hợp hữu hạn không giao nhau, được phát biểu như sau:
Nếu A và B là các tập hợp hữu hạn và không giao nhau thì:
- Chú ý: Quy tắc cộng có thể mở rộng cho nhiều hành động.
2. Quy tắc nhân
- Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
- Chú ý: Quy tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động liên liếp.
3. Hoán vị
3.1 Định nghĩa
- Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
- Nhận xét: Hai hoán vị của n phần tử khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
Chẳng hạn, hai hoán vị abc và cab của ba phần tử a; b; c là khác nhau.
3.2 Số các hoán vị
Kí hiệu: Pn là số các hoán vị của n phần tử.
- Định lí: Pn = n.(n – 1).(n – 2)….2.1
- Chú ý: Kí hiệu n.(n – 1)…2.1 là n! (đọc là n là giai thừa), ta có: Pn = n!.
4. Chỉnh hợp
4.1 Định nghĩa.
- Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
4.2 Số các chỉnh hợp
- Kí hiệu là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử (1 ≤ k ≤ n) .
- Định lí:
5. Tổ hợp
5.1 Định nghĩa.
- Giả sử tập A có n phần tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.
- Chú ý: Số k trong định nghĩa cần thỏa mãn điều kiện 1 ≤ k ≤ n. Tuy vậy, tập hợp không có phần tử nào là tập rỗng nên ta quy ước gọi tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.
- Ví dụ 4. Cho tập A = {3; 4; 5; 6}.
Ta liệt kê các tổ hợp chập 3 của A là: {3; 4; 5}; {3; 4; 6}; {3; 5; 6}; {4; 5; 6}.
5.2 Số các tổ hợp.
Kí hiệu là số các tổ hợp chập k của n phần tử ( 0 ≤ k ≤ n).
- Định lí: .
5.3 Tính chất của các số
a) Tính chất 1.
Ví dụ 7. .
6. Công thức nhị thức Niu- tơn
Ta có:
- Công thức nhị thức Niu – tơn.
- Hệ quả:
Với a = b = 1 ta có:
Với a = 1; b = – 1 ta có:
- Chú ý:
Trong biểu thức ở vế phải của công thức (1):
a) Số các hạng tử là n + 1.
b) Các hạng tử có số mũ của a giảm dần từ n đến 0; số mũ của b tăng dần từ 0 đến n, nhưng tổng các số mũ của a và b trong mỗi hạng tử luôn bằng n (quy ước ).
c) Các hệ số của mỗi cặp hạng tử cách đều hai hạng tử đầu và cuối thì bằng nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 100:
12/01/2025Số phức đối là gì?
*Lời giải
Cho số phức z = a + bi (a; b ∈ ℝ). Khi đó: –z = –a – bi là số phức đối của z = a + bi Hay z + (–z) = (–z) + z = 0
*Phương pháp giải
- nắm lại lý thuyết về số phức, số phức đối
*Lý thuyến cần nắm về cộng - trừ - nhân số phức:
– Chú ý :
a) Mỗi số thực a được coi là một số phức với phần ảo bằng 0 : a = a + 0i.
Như vậy, mỗi số thực cũng là một số phức. Ta có:
b) Số phức 0 + bi được gọi là số thuần ảo và viết đơn giản là bi : bi = 0 + bi
Đặc biệt: i = 0 + 1.i
Số i được gọi là đơn vị ảo.
1. Phép cộng và phép trừ
– Phép cộng và phép trừ hai số phức được thực hiện theo quy tắc cộng, trừ đa thức.
– Tổng quát:
(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d).i
(a + bi) – (c + di) = (a – c) + (b – d).i
2. Phép nhân
– Phép nhân hai số phức được thực hiện theo quy tắc nhân hai đa thức, rồi thay i2 = – 1 vào kết quả.
– Tổng quát:
(a + bi).(c + di) = ac + adi + bci + bdi2 = ac + adi + bci – bd
Vậy (a + bi). (c + di) = (ac – bd) + (ad + bc).i
– Chú ý: Phép cộng và phép nhân số phức có tất cả các tính chất của phép cộng và phép nhân các số thực (giao hoán, kết hợp, cộng với 0, nhân với 1, tính chất phân phối,…).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Cộng, trừ và nhân số phức (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
Câu 101:
12/01/2025Xét số phức z có phần ảo khác 0 sao cho zz2+4 là số thực và số phức w thỏa mãn |iw+1−5i|=4. Giá trị nhỏ nhất của biểu thức P=∣∣z2+wz−4∣∣ bằng
Đáp án đúng: B
*Lời giải
Gọi z=x+yi, với x,y∈R và y≠0.
Vì zz2+4 là số thực nên zz2+4=¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯(zz2+4)⇔z(¯¯¯z2+4)=¯¯¯z(z2+4)
⇔z¯¯¯z(¯¯¯z−z)+4(z−¯¯¯z)=0⇔(¯¯¯z−z)(|z|2−4)=0⇔[¯¯¯z−z=0|z|2−4=0
Vì z có phần ảo khác 0 nên ¯¯¯z−z=−2yi≠0.
Từ (*) suy ra |z|2−4=0⇔x2+y2=4 (**)
Và P=∣∣z2+wz−4∣∣=∣∣z2+wz−|z|2∣∣
=∣∣z2+wz−z.¯¯¯z∣∣=|z|.∣∣z+w−¯¯¯z∣∣=2.|2yi−(−w)| (***)
Ta có |iw+1−5i|=4⇔|−w+i+5|=4.
Suy ra tập hợp tất cả các điểm M biểu diễn cho số phức −w là đường tròn (C) có tâm I(−5;−1) và bán kính R=4.
Từ (**) suy ra −2≤y≤2⇔−4≤2y≤4.
Hay tập hợp tất cả các điểm N biểu diễn cho số phức 2yi là đoạn thẳng AB, với A(0;−4),B(0;4).
Từ (***) suy ra P=2MN.
Dựa vào hình vẽ ta thấy MN đạt giá trị nhỏ nhất bằng 1 khi và chỉ khi M≡H và N≡K, với H(−1;−1),K(0;−1).
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức P là 2 .
*Phương pháp giải
gọi số phức và biến đổi số phức theo dữ kiện đề bài cho
để tìm ra được Min ta sẽ vẽ trên hệ trục Oxy để nhìn thấy rõ nhất
*Lý thuyến cần nắm
1. Phép cộng và phép trừ
– Phép cộng và phép trừ hai số phức được thực hiện theo quy tắc cộng, trừ đa thức.
– Tổng quát:
(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d).i
(a + bi) – (c + di) = (a – c) + (b – d).i
2. Phép nhân
– Phép nhân hai số phức được thực hiện theo quy tắc nhân hai đa thức, rồi thay i2 = – 1 vào kết quả.
– Tổng quát:
(a + bi).(c + di) = ac + adi + bci + bdi2 = ac + adi + bci – bd
Vậy (a + bi). (c + di) = (ac – bd) + (ad + bc).i
– Chú ý: Phép cộng và phép nhân số phức có tất cả các tính chất của phép cộng và phép nhân các số thực (giao hoán, kết hợp, cộng với 0, nhân với 1, tính chất phân phối,…).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Cộng, trừ và nhân số phức (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
50 Bài tập Cộng, trừ và nhân số phức Toán 12 mới nhất
50 Bài tập Phương trình bậc hai với hệ số thực Toán 12 mới nhất
Câu 102:
12/01/2025Một hộp chứa 10 quả cầu được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10, lấy ngẫu nhiên 5 quả cầu. Xác suất để tích các số ghi trên 5 quả cầu đó chia hết cho 3 bằng:
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Chọn ngẫu nhiên 5 quả cầu từ 10 quả cầu ⇒ Không gian mẫu:n(Ω )=C510.
Gọi A là biến cố: “tích các số ghi trên 5 quả cầu đó chia hết cho 3”.
Ta chia các số từ 1 đến 10 thành 2 tập hợp: X={3;6;9}v\`aY={1;2;4;5;7;8;10}.
Để tích 5 số chia hết cho 3 thì trong 5 số phải có ít nhất 1 số thuộc tập X.
Xét biến cố đối: “Không có số nào trong 5 số chia hết cho 3” ⇒ Chọn 5 số từ tập hợp Y có C57 cách.
⇒n(¯¯¯¯A)=C57⇒P(¯¯¯¯A)=C57C510=112.
Vậy P(A)=1−P(¯¯¯¯A)=1112.
* Phương pháp giải:
- Tính số phần tử của không gian mẫu.
- Gọi A là biến cố: “tích các số ghi trên 5 quả cầu đó chia hết cho 3”. Để tích 5 số chia hết cho 3 thì trong 5 số phải có ít nhất 1 số thuộc tập X. Xét biến cố đối.
- Sử dụng công thức P(A)=1−P(¯¯¯¯A).
* Lý thuyết nắm thêm
1. Quy tắc cộng
- Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m + n cách thực hiện.
- Quy tắc cộng được phát biểu ở trên thực chất là quy tắc đếm số phần tử của hợp hai tập hợp hữu hạn không giao nhau, được phát biểu như sau:
Nếu A và B là các tập hợp hữu hạn và không giao nhau thì:
- Chú ý: Quy tắc cộng có thể mở rộng cho nhiều hành động.
2. Quy tắc nhân
- Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
- Chú ý: Quy tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động liên liếp.
3. Hoán vị
3.1 Định nghĩa
- Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
- Nhận xét: Hai hoán vị của n phần tử khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
Chẳng hạn, hai hoán vị abc và cab của ba phần tử a; b; c là khác nhau.
3.2 Số các hoán vị
Kí hiệu: Pn là số các hoán vị của n phần tử.
- Định lí: Pn = n.(n – 1).(n – 2)….2.1
- Chú ý: Kí hiệu n.(n – 1)…2.1 là n! (đọc là n là giai thừa), ta có: Pn = n!.
4. Chỉnh hợp
4.1 Định nghĩa.
- Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
4.2 Số các chỉnh hợp
- Kí hiệu là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử (1 ≤ k ≤ n) .
- Định lí:
5. Tổ hợp
5.1 Định nghĩa.
- Giả sử tập A có n phần tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.
- Chú ý: Số k trong định nghĩa cần thỏa mãn điều kiện 1 ≤ k ≤ n. Tuy vậy, tập hợp không có phần tử nào là tập rỗng nên ta quy ước gọi tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.
- Ví dụ 4. Cho tập A = {3; 4; 5; 6}.
Ta liệt kê các tổ hợp chập 3 của A là: {3; 4; 5}; {3; 4; 6}; {3; 5; 6}; {4; 5; 6}.
5.2 Số các tổ hợp.
Kí hiệu là số các tổ hợp chập k của n phần tử ( 0 ≤ k ≤ n).
- Định lí: .
5.3 Tính chất của các số
a) Tính chất 1.
Ví dụ 7. .
6. Công thức nhị thức Niu- tơn
Ta có:
- Công thức nhị thức Niu – tơn.
- Hệ quả:
Với a = b = 1 ta có:
Với a = 1; b = – 1 ta có:
- Chú ý:
Trong biểu thức ở vế phải của công thức (1):
a) Số các hạng tử là n + 1.
b) Các hạng tử có số mũ của a giảm dần từ n đến 0; số mũ của b tăng dần từ 0 đến n, nhưng tổng các số mũ của a và b trong mỗi hạng tử luôn bằng n (quy ước ).
c) Các hệ số của mỗi cặp hạng tử cách đều hai hạng tử đầu và cuối thì bằng nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 103:
12/01/2025Đạo hàm của là gì?
* Lời giải:
(cos3x)' = 3cos2x . (cosx)' = – 3sinx.cos2x.
* Phương pháp giải:
(cos u)’ = – u'.sin u
* Lý thuyết nắm thêm
a) Giới hạn:
b) Công thức đạo hàm của hàm số lượng giác
Đạo hàm của hàm số lượng giác cơ bản |
Đạo hàm của hàm số hợp (u = u(x)) |
(sin x)’ = cos x (cos x)’ = – sin x
|
(sin u)’ = u'.cos u (cos u)’ = – u'.sin u
|
Tính đạo hàm của các hàm chứa hàm số lượng giác
- Áp dụng các công thức đạo hàm của các hàm số lượng giác.
- Áp dụng quy tắc đạo hàm của tổng, hiệu, tích, thương và hàm số hợp.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Đạo hàm của hàm số lượng giác (mới 2023 + Bài Tập) - Toán 11
50 bài tập về Đạo hàm của hàm số lượng giác (có đáp án 2024) và cách giải
Câu 104:
13/01/2025Cho tam giác ABC, có bao nhiêu điểm M thỏa ∣∣∣−−→MA+−−→MB+−−→MC∣∣∣=5?
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Dạng 5: Quỹ tích điểm.
Đối với bài toán quỹ tích, học sinh cần nhớ một số quỹ tích cơ bản sau:
Nếu với A, B cho trước thì M thuộc đường trung trực của đoạn AB.
Nếu với A, B, C cho trước thì M thuộc đường tròn tâm C, bán kính bằng .
Nếu thì M thuộc đường thẳng qua A song song với BC nếu ; M thuộc nửa đường thẳng qua A song song với BC và cùng hướng với nếu k > 0; M thuộc nửa đường thẳng qua A song song với BC và ngược hướng với nếu k < 0.
* Lý thuyết nắm thêm
Định nghĩa: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng.
Vectơ có điểm đầu A, điểm cuối B được kí hiệu là và đọc là “vectơ AB”. Để vẽ được vectơ ta vẽ đoạn thẳng AB và đánh dấu mũi tên ở đầu nút B.
Đối với vectơ , ta gọi:
– Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B là giá của vectơ .
– Độ dài đoạn thẳng AB là độ dài của vectơ , kí hiệu là .
Vectơ còn được kí hiệu là , , , khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của nó. Độ dài của vectơ được kí hiệu là
Hai vectơ bằng nhau
Hai vectơ , bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài, kí hiệu:
Nhận xét:
– Hai vectơ và được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài, kí hiệu = .
– Khi cho trước vectơ và điểm O, thì ta luôn tìm được một điểm A duy nhất sao cho
Dạng 1: Chứng minh đẳng thức vectơ
Phương pháp giải: Phân tích và biến đổi các vectơ để biến đổi vế này thành vế kia của đẳng thức hoặc biến đổi cả hai vế để được hai vế bằng nhau hoặc ta cũng có thể biến đổi đẳng thức véctơ cần chứng minh đó tương đương với một đẳng thức vectơ đã được công nhận là đúng.
Dạng 2: Phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương.
Phương pháp giải:
Áp dung định nghĩa về phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương, quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành, tính chất trung điểm, tính chất trọng tâm.
Dạng 3: Chứng minh ba điểm thẳng hàng.
Phương pháp giải:
Ba điểm A, B, C thẳng hàng . Để chứng minh điều này ta áp dụng các quy tắc biến đổi vectơ (quy tắc hình bình hành, quy tắc ba điểm, quy tắc trung điểm, quy tắc trọng tâm) hoặc xác định hai vectơ trên thông qua tổ hợp trung gian.
Dạng 4: Chứng minh hai điểm trùng nhau.
Phương pháp giải:
Để chứng minh M và M’ trùng nhau, ta chứng minh hoặc chứng minh với O tùy ý.
Dạng 5: Quỹ tích điểm.
Phương pháp giải:
Đối với bài toán quỹ tích, học sinh cần nhớ một số quỹ tích cơ bản sau:
Nếu với A, B cho trước thì M thuộc đường trung trực của đoạn AB.
Nếu với A, B, C cho trước thì M thuộc đường tròn tâm C, bán kính bằng .
Nếu thì M thuộc đường thẳng qua A song song với BC nếu ; M thuộc nửa đường thẳng qua A song song với BC và cùng hướng với nếu k > 0; M thuộc nửa đường thẳng qua A song song với BC và ngược hướng với nếu k < 0.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Khái niệm vectơ – Toán 10 Cánh diều
Câu 105:
13/01/2025Phân tích thành nhân tử: 5x2 + 5xy – x – y
* Lời giải:
5x2 + 5xy – x – y = (5x2 + 5xy) – (x + y)
= 5x(x + y) – (x + y) = (x + y)(5x – 1)
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 106:
13/01/2025Cho khối lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có BB'=a, đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AC = a√2. Tính thể tích V của khối lăng trụ đã cho.
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Ta có tam giác ABC vuông cân tại B và AC = a√2
Khi đó AB = BC = a
Thể tích của khối lăng trụ:
V=SABC.BB'=12AB.BC.BB'=12a3
* Phương pháp giải:
Thể tích của khối lăng trụ có chiều cao bằng h và diện tích đáy bằng B là V = B.h.
* Lý thuyết nắm thêm
Phương pháp tính toán trực tiếp:
Bước 1: Xác định và tính chiều cao của khối đa diện
Bước 2: Tìm diện tích đáy bằng các công thức
Bước 3: Sử dụng công thức tính thể tích.
Một số dạng toán cụ thể:
Dạng 1: Thể tích khối chóp
Với: S: Diện tích đáy khối chóp.
h: Chiều cao khối chóp.
Dạng 2: Thể tích khối lăng trụ
Với S: Diện tích đáy lăng trụ.
h: Chiều cao lăng trụ.
Dạng 3: Thể tích khối hộp chữ nhật:
với a, b, c lần lượt là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
Dạng 4: Thể tích khối lập phương:
Trong đó a là độ dài cạnh hình lập phương.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
50 bài toán về thể tích khối đa diện (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 107:
13/01/2025Một người thợ sơn đem trộn 1,46l sơn đen với 0,8l sơn trắng tạo thành sơn màu xám. Sau khi trộn, người đó sử dụng 0,96l sơn màu xám. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu lít sơn màu xám?
Trả lời: …………………
* Lời giải:
Số lít sơn màu xám người đó còn lại là:
1,46 + 0,8 – 0,96 = 3,22 (lít)
* Phương pháp giải:
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 108:
13/01/2025Hai xe máy cùng xuất phát tại hai địa điểm A và B cách nhau 400 m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5.10−2 m/s2. Xe máy.xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,0.10−2 m/s2. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe máy làm mốc thời gian và chọn chiều từ A đến B làm chiều dương. Tính vận tốc của mỗi xe máy tại vị trí đuổi kịp nhau.
* Lời giải:
Tại vị trí gặp nhau của hai xe thì
Xe xuất phát từ A có vận tốc bằng
v1 = a1t = 2,5.10−2.400 = 10(m/s) = 36(km/h)
Xe xuất phát từ B có vận tốc bằng
v2 = a2t = 2,0.10−2.400 = 8(m/s) = 28,8(km/h)
* Phương pháp giải:
Tính vận tốc xe xuất phát từ vị trí A và tự vị trí B: v = at
* Lý thuyết nắm thêm
- Tốc độ trung bình của vật (kí hiệu vtb) được xác định bằng thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian để vật thực hiện quãng đường đó
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ là m/s
Một số đơn vị thường dùng khác của tốc độ là km/h, km/s, cm/s,…
- Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời (kí hiệu v) diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật
- Độ dịch chuyển là đại lượng vecto, kí hiệu là
- Độ dịch chuyển có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không. Quãng đường là đại lượng không âm.
- Vận tốc trung bình là đại lượng vecto được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó
- Xét trong một khoảng thời gian rất nhỏ, vận tốc trung bình sẽ trở thành vận tốc tức thời. Độ lớn của vật tốc tức thời chính là tốc độ tức thời.
- Tốc độ trung bình chỉ bằng độ lớn của vận tốc trung bình khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 109:
13/01/2025Đặt tính rồi tính:
95,2 : 68
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
-Chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 110:
13/01/2025Tính: 47×58×712
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Muốn nhân các phân số với nhau: nhân tử với tử, mẫu số với mẫu số ta được một phân số mới bằng phân số đã cho
* Lý thuyết nắm thêm
- Các phép toán liên quan đến phân số đó là các phép toán: Cộng, trừ, nhân, chia, phân số.
Dạng 1: Phép cộng phân số
1. Phương pháp giải
Phép cộng phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Cộng phân số cùng mẫu số: Ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Cộng phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi cộng các phân số đó lại với nhau.
Dạng 2: Phép trừ phân số
1. Phương pháp giải
Phép trừ phân số được chia ra làm 2 dạng nhỏ:
- Trừ phân số cùng mẫu số: Ta trừ tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
- Trừ phân số khác mẫu số: Ta quy đồng mẫu số các phân số, rồi trừ các phân số đó lại với nhau.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
-Muốn nhân các phân số với nhau, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
Dạng 4: Phép chia phân số
1. Phương pháp giải
- Muốn chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
- Phân số đảo ngược là phân số đảo ngược tử số thành mẫu số, mẫu số thành tử số.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Các phép toán với phân số lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 111:
13/01/2025Phân tích đa thức 2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy thành nhân tử ta được
Đáp án đúng: A
* Lời giải:
2x3y – 2xy3 – 4xy2 – 2xy
= 2xy(x2 – y2 – 2y – 1)
= 2xy[x2 – (y2 + 2y + 1)]
= 2xy[x2 – (y + 1)2]
= 2xy(x – y – 1)(x + y + 1)
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 112:
13/01/2025
Tìm x biết 2( 5x − 8 ) − 3( 4x − 5 ) = 4( 3x − 4 ) + 11.
* Lời giải:
Ta có 2( 5x - 8 ) - 3( 4x - 5 ) = 4( 3x - 4 ) + 11
⇔ 2.5x - 2.8 - 3.4x - 3.( - 5 ) = 4.3x - 4.4 + 11
⇔ 10x - 16 - 12x + 15 = 12x - 16 + 11
⇔ - 2x - 1 = 12x - 5 ⇔ 12x + 2x = - 1 + 5
⇔ 14x = 4 ⇔ x = 2/7.
Vậy giá trị x cần tìm là x = 2/7
* Phương pháp giải:
Nhân phá các biểu thức ra: nhân 1 số với đa thức
nhóm các số giống nhau lại để cộng/trừ triệt tiêu dần để tìm ra x ( chuyển hết x về một vế)
* Lý thuyết nắm thêm
Cộng và trừ hai đa thức
Để cộng, trừ hai đa thức ta thực hiện các bước:
- Bỏ dấu ngoặc (sử dụng quy tắc dấu ngoặc);
- Nhóm các đơn thức đồng dạng (sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp);
- Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
Nhân hai đơn thức
Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau, nhân các lũy thừa cùng biến, rồi nhân các kết quả đó với nhau.
Ví dụ:
3. Nhân đơn thức với đa thức
Để nhân đơn thức với đa thức, ta nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức, rồi cộng các kết quả với nhau.
Nhân hai đa thức
Để nhân hai đa thức, ta nhân từng hạng tử của đa thức này với đa thức kia, rồi cộng các kết quả với nhau.
Ví dụ:
Chia đơn thức cho đơn thức
Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (với A chia hết cho B), ta làm như sau:
- Chia hệ số của A cho hệ số của B.
- Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.
- Nhân các kết quả vừa tìm được cho nhau.
Ví dụ:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Các phép toán với đa thức nhiều biến – Toán lớp 8
Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 1: Đa thức
Câu 113:
13/01/2025Đặt tính rồi tính:
2 : 12,5
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Dạng 4: Phép chia phân số
-Chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 114:
13/01/2025Trên một giá sách có 9 quyển sách Văn, 6 quyển sách Anh. Lấy lần lượt 3 quyển và không để lại vào giá. Xác suất để lấy được 2 quyển đầu là Văn và quyển thứ 3 sách Anh là
Đáp án đúng: A
* Lời giải:
Lấy quyển đầu tiên là Văn trong 9 quyển Văn có C19 cách
Lấy quyển đầu tiên là Văn trong 8 quyển Văn có C18 cách
Lấy quyển đầu tiên là Anh trong 6 quyển Anh có C16 cách
Suy ra số kết quả thuận lợi của biến cố là n(X) = 9.8.6 = 432
Vậy xác suất cần tính là
P=n(X)n(Ω)=43215.14.13=72455.
* Phương pháp giải:
Tìm không gian mẫu
Tính số phần tử của biến cố A
Tính xác suất biến cố A
* Lý thuyết nắm thêm
1. Quy tắc cộng
- Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m + n cách thực hiện.
- Quy tắc cộng được phát biểu ở trên thực chất là quy tắc đếm số phần tử của hợp hai tập hợp hữu hạn không giao nhau, được phát biểu như sau:
Nếu A và B là các tập hợp hữu hạn và không giao nhau thì:
- Chú ý: Quy tắc cộng có thể mở rộng cho nhiều hành động.
2. Quy tắc nhân
- Quy tắc nhân: Một công việc được hoàn thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn thành công việc.
- Chú ý: Quy tắc nhân có thể mở rộng cho nhiều hành động liên liếp.
3. Hoán vị
3.1 Định nghĩa
- Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
- Nhận xét: Hai hoán vị của n phần tử khác nhau ở thứ tự sắp xếp.
Chẳng hạn, hai hoán vị abc và cab của ba phần tử a; b; c là khác nhau.
3.2 Số các hoán vị
Kí hiệu: Pn là số các hoán vị của n phần tử.
- Định lí: Pn = n.(n – 1).(n – 2)….2.1
- Chú ý: Kí hiệu n.(n – 1)…2.1 là n! (đọc là n là giai thừa), ta có: Pn = n!.
4. Chỉnh hợp
4.1 Định nghĩa.
- Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 1).
Kết quả của việc lấy k phần tử khác nhau từ n phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
4.2 Số các chỉnh hợp
- Kí hiệu là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử (1 ≤ k ≤ n) .
- Định lí:
5. Tổ hợp
5.1 Định nghĩa.
- Giả sử tập A có n phần tử (n ≥ 1). Mỗi tập con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.
- Chú ý: Số k trong định nghĩa cần thỏa mãn điều kiện 1 ≤ k ≤ n. Tuy vậy, tập hợp không có phần tử nào là tập rỗng nên ta quy ước gọi tổ hợp chập 0 của n phần tử là tập rỗng.
- Ví dụ 4. Cho tập A = {3; 4; 5; 6}.
Ta liệt kê các tổ hợp chập 3 của A là: {3; 4; 5}; {3; 4; 6}; {3; 5; 6}; {4; 5; 6}.
5.2 Số các tổ hợp.
Kí hiệu là số các tổ hợp chập k của n phần tử ( 0 ≤ k ≤ n).
- Định lí: .
5.3 Tính chất của các số
a) Tính chất 1.
Ví dụ 7. .
6. Công thức nhị thức Niu- tơn
Ta có:
- Công thức nhị thức Niu – tơn.
- Hệ quả:
Với a = b = 1 ta có:
Với a = 1; b = – 1 ta có:
- Chú ý:
Trong biểu thức ở vế phải của công thức (1):
a) Số các hạng tử là n + 1.
b) Các hạng tử có số mũ của a giảm dần từ n đến 0; số mũ của b tăng dần từ 0 đến n, nhưng tổng các số mũ của a và b trong mỗi hạng tử luôn bằng n (quy ước ).
c) Các hệ số của mỗi cặp hạng tử cách đều hai hạng tử đầu và cuối thì bằng nhau.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 115:
13/01/2025Tính diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình tứ diện đều cạnh a.
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Xét tứ diện ABCD có cạnh đều bằng a. Gọi G là tâm tam giác ABC, I và J lần lượt là trung điểm của CD, BC
Dựng mặt trung trực của CD, cắt DG tại O. Khi đó O là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD.
∆DGC vuông tại G
∆DOI đồng dạng với ∆DCG
Diện tích mặt cầu là:
* Phương pháp giải:
Xác định tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện ABCD
Tính độ dài R mặt cầu
Tính diện tích mặt cầu: Smc=4πR2
* Lý thuyết nắm thêm
Công thức tính diện tích mặt cầu
- Cho mặt cầu (S) có bán kính r.
Khi đó diện tích mặt cầu
- Chú ý: Diện tích S của mặt cầu bán kính r bằng bốn lần diện tích hình tròn lớn của mặt cầu đó.
Công thức tính thể tích khối cầu
Khối cầu bán kính r có thể tích là V =
Dạng 1. Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình lăng trụ đứng
Ta xác định tâm O và O' của hai đáy
Tâm của mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ lúc này chính là trung điểm của OO'
R = IA =
Chú ý: Hình lăng trụ nội tiếp trong một mặt cầu khi nó là hình lăng trụ đứng và có đáy đa giác nội tiếp.
Mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có:
- Tâm là trung điểm AC'
- Bán kính R = =
Khi ABCD.A'B'C'D là hình lập phương: R =
Dạng 2. Mặt cầu ngoại tiếp hình chóp
Để xác định tâm của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp, chúng ta thực hiện theo các bước sau:
- Tìm tâm O của mặt đáy
+ Trong tam giác đều: Giao điểm của 3 đường trung tuyến
+ Hình vuông và hình chữ nhật: Giao điểm 2 đường chéo
+ Tam giác vuông: Trung điểm của cạnh huyền
- Dựng một trục d là đường thẳng đi qua O và vuông góc với đáy (d song song với chiều cao hình chóp)
- Ta sẽ xác định mặt phẳng trung trực (P) của một cạnh bên
- Giao điểm của mặt phẳng (P) và d là tâm của mặt cầu ngoại tiếp
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu (mới 2024 + Bài Tập) - Toán 9
Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu (2024) chi tiết nhất
Câu 116:
13/01/2025Tập nghiệm của bất phương trình log3x<2 là
Đáp án đúng là: A
*Lời giải
Ta có: log3x<2⇔{x>0x<32⇔0<x<9 .
*Phương pháp giải
af(x) b(*)
- Nếu thì (*) luôn đúng
- Nếu thì (*)
- Nếu thì (*)
*Một số dạng bài về bất phương trình mũ
- Bất phương trình mũ cơ bản có dạng (hoặc , , )
với .
Tập nghiệm của bất phương trình mũ cơ bản
a. Tập nghiệm của bất phương trình
b. Tập nghiệm của bất phương trình
c. Tập nghiệm của bất phương trình
d. Tập nghiệm của bất phương trình
Dạng 1:
Dạng 2:
Dạng 3: af(x) > b(*)
Dạng 4: af(x) < b(**)
Lưu ý: Khi giải bất phương trình mũ, ta cần chú ý đến tính đơn điệu của hàm số mũ.
Tương tự với bất phương trình dạng:
Trong trường hợp cơ số a có chứa ẩn số thì:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Bất phương trình mũ và bất phương trình logarit
50 bài toán về bất phương trình mũ và cách giải
Toán 11 Bài 21 (Kết nối tri thức): Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit
Câu 117:
13/01/2025Tìm tập xác định D của hàm số y = ln(x – 3).
Đáp án đúng là: A.
Lời giải
Điều kiện xác định: x – 3 > 0 ⇔ x > 3
Vậy tập xác định của hàm số là: D = (3; +∞).
*Phương pháp giải:
Khảo sát y=logax:
- TXĐ: D=(0;+∞)
*Lý thuyết nắm thêm:
1. Hàm số logarit
- Hàm số logarit cơ số a là hàm số có dạng y=logax(0<a≠1).
- Hàm số logarit có đạo hàm tại ∀x>0 và y′=(logax)′=1xlna
(đặc biệt (lnx)′=1x )
- Giới hạn liên quan limx→0ln(1+x)x=1.
- Đạo hàm: y=logax⇒y′=(logax)′=1xlna;y=logau(x)⇒y′=u′(x)u(x)lna
(đặc biệt (lnx)′=1x )
Khảo sát: y=logax:
- TXĐ: D=(0;+∞)
2. af(x) b(*)
- Nếu thì (*) luôn đúng
- Nếu thì (*)
- Nếu thì (*)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Bất phương trình mũ và bất phương trình logarit
Điều kiện logarit | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải
Câu 118:
13/01/2025b) Tìm m để phương trình (1) có 2 nghiệm x1, x2 thỏa mãn x1 < 2 < x2.
*Lời giải
b) Áp dụng định lý Vi-ét với x1, x2 là hai nghiệm của phương trình thì:
.
Khi đó, để x1 < 2 < x2 Û (x1 − 2)(x2 − 2) < 0
Û x1x2 − 2(x1 + x2) + 4 < 0
Û 2m − 5 − 4(m − 1) + 4 < 0
Û − 2m + 3 < 0 .
Vậy là giá trị của m thỏa mãn.
*Phương pháp giải
Áp dụng định lý Vi-ét với x1, x2 là hai nghiệm của phương trình để tìm ra m
* Lý thuyết cần nắm và dạng toán về bất đẳng thức và bất phương trình:
a. Định nghĩa bất đẳng thức:
Các mệnh đề dạng “a > b” hoặc “a < b” được gọi là bất đẳng thức.
Nếu mệnh đề “a < b c < d” đúng thì ta nói bất đẳng thức c < d là bất đẳng thức hệ quả của bất đẳng thức a < b và cũng viết là a < b c < d.
Nếu bất đẳng thức a < b là hệ quả của bất đẳng thức c < d và ngược lại thì ta nói hai bất đẳng thức tương đương với nhau và viết là a < b c < d.
b. Tính chất của bất đẳng thức:
Chú ý
Ta còn gặp các mệnh đề dạng a ≤ b hoặc a ≥ b. Các mệnh đề dạng này cũng được gọi là bất đẳng thức. Để phân biệt, ta gọi chúng là các bất đẳng thức không ngặt và gọi các bất đẳng thức dạng a < b hoặc a > b là các bất đẳng thức ngặt. Các tính chất nêu trong bảng trên cũng đúng cho bất đẳng thức không ngặt.
c. Bất đẳng thức Cô-si:
thì ta có: Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a=2
Hệ quả 1: Tổng của một số dương với nghịch đảo của nó lớn hơn hoặc bằng 2.
Hệ quả 2: Nếu hai số dương có tổng không đổi thì tích của chúng lớn nhất khi hai số bằng nhau.
Hệ quả 3: Nếu hai số dương có tích không đổi thì tổng của chúng nhỏ nhất khi hai số bằng nhau.
d. Bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối:
Ta có các tính chất cho trong bảng sau:
2. Các dạng toán
Dạng 1.1: Chứng minh bất đẳng thức nhờ định nghĩa
Để chứng minh (hoặc A > B), ta làm các bước sau:
Bước 1: xét hiệu A – B.
Bước 2: chứng minh ( hoặc A – B > 0).
Sử dụng linh hoạt kiến thức ở phần lý thuyết để chứng minh ở bước 2.
Bước 3: kết luận.
Bước 4: xét A = B khi nào?
Dạng 1.2: Sử dụng bất đẳng thức Cô-si
Một số chú ý khi sử dụng bất đẳng thức Cô-si:
- Khi áp dụng bất đẳng thức Cô-si thì các số phải là những số không âm
- Bất đẳng thức Cô-si thường được áp dụng khi trong bất đẳng thức cần chứng minh có tổng và tích
- Điều kiện xảy ra dấu “=” là các số bằng nhau
- Bất đẳng thức Cô-si còn có hình thức khác thường hay sử dụng:
Đối với hai số: với mọi
Đối với ba số: ; với mọi
Dạng 1.3: Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một đại lượng nhờ bất đẳng thức
Vận dụng các tính chất của bất đẳng thức, bất đẳng thức Cô-si, bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối,… để tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Các tính chất của bất đẳng thức lớp 10 (2024) đầy đủ, chi tiết
Bất phương trình bậc nhất và cách giải bài tập (2024) chi tiết nhất
Câu 119:
13/01/2025Tìm m để hàm số y=x−1x+m đồng biến trên khoảng (2;+∞).
Đáp án đúng : C
*Lời giải:
y =x−1x+m⇒y′=m+1(x+m)2
Với m=-1, ta có y=1 là hàm hằng.
Vậy điều kiện cần tìm là:
{m+1>0−m∉(2;+∞)⇔m>−1
*Phương pháp giải:
- Sử dụng các quy tắc, công thức tính đạo hàm trong phần lý thuyết.
- Nhận biết và tính đạo hàm của hàm số hợp, hàm số có nhiều biểu thức.
*Lý thuyết nắm thêm về đạo hàm
1) Đạo hàm của một hàm số lượng giác
Đạo hàm các hàm số sơ cấp cơ bản |
Đạo hàm các hàm hợp u = u(x) |
(c)’ = 0 (c là hằng số) (x)’ = 1 |
|
|
|
2) Các quy tắc tính đạo hàm
Cho các hàm số u = u(x), v = v(x) có đạo hàm tại điểm x thuộc khoảng xác định. Ta có:
1. (u + v)’ = u’ + v’
2. (u – v)’ = u’ – v’
3. (u.v)’ = u’.v + v’.u
4.
Chú ý:
a) (k.v)’ = k.v’ (k: hằng số)
b)
Mở rộng:
3) Đạo hàm của hàm số hợp
Cho hàm số y = f(u(x)) = f(u) với u = u(x). Khi đó:
Phương pháp giải
- Sử dụng các quy tắc, công thức tính đạo hàm trong phần lý thuyết.
- Nhận biết và tính đạo hàm của hàm số hợp, hàm số có nhiều biểu thức.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Quy tắc tính đạo hàm và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Câu 120:
13/01/2025Cho I = ∫40x√1+2xdx và u = √2x+1 Mệnh đề nào dưới đây sai?
Đáp án đúng: C
Lời giải
Đổi cận
{x=0⇒u=1x=4⇒u=3
*Phương pháp giải:
Dùng phương pháp đổi cận giải tích phân
*Lý thuyết nắm thêm
1. Diện tích hình thang cong
- Cho hàm số y = f(x) liên tục, không đổi dấu trên đoạn [a; b]. Hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y = f(x), trục hoành và hai đường thẳng x = a; x = b được gọi là hình thang cong.
- Ta xét bài toán tìm diện tích hình thang cong bất kì:
Cho hình thang cong giới hạn bởi các đường thẳng x = a; x = b (a < b); trục hoành và đường cong y = f(x), trong đó f(x) là hàm số liên tục, không âm trên đoạn [a; b].
Với mỗi , kí hiệu S(x) là diện tích của phần hình thang cong đó nằm giữa hai đường thẳng vuông góc với Ox lần lượt tại a và b.
Ta chứng minh được S(x) là một nguyên hàm của f(x) trên đoạn [a; b].
Giả sử F(x) cũng là một nguyên hàm của f(x) thì có một hằng số C sao cho S(x) = F(x) + C.
Vì S(a) = 0 nên F(a) + C = 0 hay C = – F(a).
Vậy S(x) = F(x) – F(a).
Thay x = b vào đẳng thức trên, ta có diện tích của hình thang cần tìm là:
S(b) = F(b) – F(a).
2. Định nghĩa tích phân
Cho f(x) là hàm số liên tục trên đoạn [a; b]. Giả sử F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên đoạn [a; b].
Hiệu số F(b) – F(a) được gọi là tích phân từ a đến b (hay tích phân xác định trên đoạn [a; b]) của hàm số f(x), kí hiệu
Ta còn dùng kí hiệu để chỉ hiệu số F(b) – F(a).
Vậy
Ta gọi là dấu tích phân, a là cận dưới, b là cận trên, f(x)dx là biểu thức dưới dấu tích phân và f(x) là hàm số dưới dấu tích phân.
- Chú ý.
Trong trường hợp a = b hoặc a > b, ta quy ước:
- Nhận xét.
a) Tích phân của hàm số f từ a đến b có thể kí hiệu là hay . Tích phân đó chỉ phụ thuộc vào f và các cận a, b mà không phụ thuộc vào biến x hay t.
b) Ý nghĩa hình học của tích phân.
Nếu hàm số f(x) liên tục và không âm trên đoạn [a; b] thì tích phân là diện tích S của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị của f(x), trục Ox và hai đường thẳng x = a; x = b. Vậy .
II. Tính chất của tích phân.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 121:
13/01/2025Có hai can đựng dầu, can thứ nhất đang chứa 38 lít và can thứ hai đang chứa 22 lít. Nếu rót từ can thứ nhất sang cho đầy can thứ hai thì lượng dầu trong can thứ nhất chỉ còn lại một nửa thể tích của nó. Nếu rót từ can thứ hai sang cho đầy can thứ nhất thì lượng dầu trong can thứ hai chỉ còn lại một phần ba thể tích của nó. Tính thể tích của mỗi can.
* Lời giải:
Gọi thể tích của can thứ nhất và can thứ hai lần lượt là x và y (lít) (x > 38, y > 22)
Rót từ can 1 sang cho đầy can 2, thì lượng rót là y – 22 (lít), nên can 1 còn (lít), bằng 1 nửa thể tích can 1 do đó
⇔ x + 2y = 120 (1)
Rót từ can 2 sang cho đầy can 1, thì lượng rót là x – 38 (lít), nên can 2 còn (lít), bằng một phần ba thể tích can 2 do đó
⇔ 3x + y = 180 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình , giải hệ ta có x = 48; y = 36 (tm)
Vậy thể tích của can thứ nhất và can thứ hai lần lượt là 48 lít và 36 lít
* Phương pháp giải:
Gọi ẩn và điều kiện xác định cho ẩn
Từ đề bài lập các phương trình. Từ đó ta được 1 hệ phương trình 2 ẩn
Giaỉ hệ phương trình vừa lập
* Lý thuyết nắm thêm về hệ phương trình
Để giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình ta thực hiện qua ba bước sau:
Bước 1: Lập hệ phương trình:
- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện, đơn vị thích hợp cho các ẩn số;
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các đại lượng đã biết;
- Lập hệ phương trình biểu diễn sự tương quan của các đại lượng.
Bước 2: Giải các hệ phương trình vừa tìm được.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện ban đầu và kết luận bài toán.
II. Các dạng toán
Dạng 1: Bài toán chuyển động
Phương pháp giải: Vận dụng một số kiến thức về chuyển động sau:
- Với ba đại lượng tham gia là quãng đường (S); vận tốc (v); thời gian (t), ta có công thức liên hệ giữa ba đại lượng như sau:
S = vt
Với: S là quang đường có đơn vị là km; m…
v là vận tốc có đơn vị là km/h; m/s…
t là thời gian có đơn vị là h; s…
- Khi vật chuyển động trên dòng nước ta có:
Dạng 2: Bài toán công việc làm chung làm riêng
Phương pháp giải: Khi giải một bài toán làm chung làm riêng công việc ta cần chú ý đến một số đại lượng sau:
- Có ba đại lượng tham gia bài toán là:
+ Toàn bộ công việc.
+ Phần công việc làm được trong một đơn vị thời gian.
+ Thời gian hoàn thành một phần công việc hoặc toàn bộ công việc.
- Nếu một đội (một người,…) làm xong công việc trong x ngày thì mỗi ngày đội đó làm được (công việc), làm a ngày thì được (công việc).
- Ta thường coi toàn bộ công việc là 1.
Dạng 3: Bài toán về quan hệ các số
Phương pháp giải: Ta sử dụng một số kiến thức sau đây:
- Biểu diễn số có hai chữ số trong đó a là chữ số hàng chục và b là chữ số hàng đơn vị và ;.
- Biểu diễn số có ba chữ số , trong đó a là chữ số hàng trăm b là chữ số hàng trục; c là chữ số hàng đơn vị và ;;.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 122:
13/01/2025Với a là số thực dương tùy ý, log22a bằng
Đáp án đúng: A
* Lời giải:
log22a=log22+log2a=1+log2a
*Phương pháp giải
– Định lí 1. Cho ba số dương a; b1 ;b2 với a ≠ 1. Ta có:
*Lý thuyết cần nắm:
1. Định nghĩa logarit
Cho hai số dương a; b với a ≠ 1. Số α thỏa mãn đẳng thức aα = b được gọi là logarit cơ số a của b và kí hiệu là logab.
– Chú ý: Không có logarit của số âm và số 0.
2. Tính chất của logarit
Cho hai số dương a và b; a ≠ 1. Ta có các tính chất sau đây:
loga1 = 0; logaa = 1
II. Quy tắc tính logarit
1. Logarit của một tích
– Định lí 1. Cho ba số dương a; b1 ;b2 với a ≠ 1. Ta có:
Logarit của một tích bằng tổng các logarit.
– Chú ý:
Định lí 1 có thể mở rộng cho tích n số dương:
2. Logarit của một thương
– Định lí 2. Cho ba số dương a; b1 ;b2 với a ≠ 1. Ta có:
Logarit của một thương bằng hiệu các logarit.
Đặc biệt: ( a > 0; b > 0; a ≠ 1)
3. Logarit của một lũy thừa
– Định lí 3. Cho hai số dương a; b và a ≠ 1 . Với mọi số α, ta có:
Logarit của một lũy thừa bằng tích của số mũ với logarit của cơ số.
– Đặc biệt:
III. Đổi cơ số logarit
– Định lí 4. Cho ba số dương a; b; c với a ≠ 1; c ≠ 1, ta có:
– Đặc biệt:
IV. Logarit thập phân. Logarit tự nhiên
1. Logarit thập phân
Logarit thập phân là logarit cơ số 10.
log10b thường được viết là logb hoặc lgb.
2. Logarit tự nhiên
– Logarit tự nhiên là logarit cơ số e.
logeb được viết là lnb.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Lôgarit (2024) và bài tập có đáp án
Phương trình lôgarit | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải
Câu 123:
13/01/2025Cho khối trụ có chu vi đáy bằng 6π, đường sinh bằng 5 . Thể tích khối trụ đã cho bằng
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Chu vi đáy = 2πr = 6π => r = 3.
Sđáy = πr^2 = π*3^2 = 9π.
V = Sh = 9π5 = 45π.
*Phương pháp giải
Tính bán kính từ chu vi
Tính diện tích đáy
Tính thể tích = S.h
*Lý thuyết cần nắm:
- Diện tích xung quanh hình trụ có bán kính R, chiều cao h là:
- Diện tích toàn phần hình trụ bằng tổng diện tích xung quanh hình trụ với diện tích hai đáy:
Thể tích của khối trụ tròn xoay là giới hạn của thể tích khối lăng trụ đều nội tiếp khối trụ đó khi số cạnh đáy tăng lên vô hạn.
Cho khối trụ tròn xoay có diện tích đáy là S và chiều cao là h, bán kính đáy là r.
Khi đó thể tích
Các dạng bài tập và phương pháp giải
Dạng 1: Xác định mặt trụ
Phương pháp giải: Nếu một điểm M di động trong không gian có hình chiếu vuông góc M’ trên di động trên đường tròn (C) cố định thì M thuộc mặt trụ cố định (T) chứa (C) và có trục vuông góc với
Dạng 2: Diện tích xung quanh hình trụ, thể tích khối trụ
Phương pháp giải: Áp dụng các công thức sau
- Diện tích xung quanh hình trụ có bán kính R, chiều cao h là:
- Diện tích toàn phần hình trụ bằng tổng diện tích xung quanh hình trụ với diện tích hai đáy:
- Thể tích V của khối trụ tròn xoay có chiều cao h, bán kính mặt đáy R là:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Công thức tính thể tích khối trụ chi tiết nhất – Toán 12
50 bài toán về mặt trụ và phương pháp giải bài tập (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 124:
14/01/2025Tính đạo hàm của hàm số y = 3x là:
Đáp án đúng là: D
Lời giải
y ' = (3x)' = 3x ln3
*Phương pháp giải:
Nắm vững bảng quy tắc đạo hàm
*Lý thuyết nắm thêm
1. Định nghĩa đạo hàm
Giới hạn nếu có của tỉ số giữa số gia của hàm số và số gia của đối số tại , khi số gia của đối số tiến dần tới 0, được gọi là đạo hàm của hàm số tại điểm .
Cho hàm số xác định trên và :
==
Nếu hàm số có đạo hàm tại thì nó liên tục tại điểm đó.
2. Cách tính đạo hàm bằng định nghĩa
Quy tắc tính đạo hàm bằng định nghĩa:
+ Bước 1: Giả sử ∆x là số gia của đối số tại x0; tính :
∆y= f( x0+ ∆x)- f( x0) .
+ Bước 2: Lập tỉ số ∆y/∆x.
+ Bước 3:
3. Quan hệ giữa sự tồn tại của đạo hàm và tính liên tục của hàm số
* Định lí: Nếu hàm số y= f( x) có đạo hàm tại x0 thì nó liên tục tại điểm đó.
* Chú ý:
+ Nếu hàm số y= f(x) gián đoạn tại x0 thì hàm số không có đạo hàm tại điểm đó.
+ Một hàm số liên tục tại một điểm có thể không có đạo hàm tại điểm đó.
4. Đạo hàm một bên, Đạo hàm trên khoảng, trên đoạn
a. Đạo hàm bên trái, bên phải
+ Nếu tồn tại giới hạn( hữu hạn) bên phải
ta gọi giới hạn đó là đạo hàm bên phải của hàm số y= f(x) tại x=x0 và kí hiệu f'(x0+)
+ Tương tự; đạo hàm bên trái của hàm số là
Hệ quả : Hàm số y= f(x) có đạo hàm tại x0 khi và chỉ khi tồn tại f'(x0+) và f;(x0-) đồng thời f' (x0+ )=f'(x0-) .
b. Đạo hàm trên khoảng, trên đoạn
Hàm số y=f(x) có đạo hàm trên (a;b) nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm thuộc (a; b).
Hàm số y= f(x) có đạo hàm trên[a;b] nếu nó có đạo hàm tại mọi điểm thuộc khoảng (a; b) đồng thời tồn tại đạo hàm trái tại x= b và đạo hàm phải tại x= a.
5. Ý nghĩa hình học của đạo hàm
Định lí: Đạo hàm của hàm số y= f(x) taị điểm x=x0 là hệ số góc của tiếp tuyến M0T của đồ thị hàm số y= f( x) tại điểm M0(x0; f(x0)).
Định lí: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y= f(x) tại điểm M0(x0; f(x0)) là:
y – y0= f’(x0) ( x- x0)
trong đó y0= f( x0)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Quy tắc tính đạo hàm và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Câu 125:
14/01/2025Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
*Phương pháp giải
- Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai.
-Mệnh đề đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh để và đều đúng.
*Một số lý thuyết nắm thêm mệnh đề chứa biến:
a. Mệnh đề kéo theo:
Cho mệnh đề P và Q. Mệnh đề “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo và kí
hiệu là: (P suy ra Q)
Chú ý: Các định lí toán học thường có dạng . Khi đó:
- P là giả thiết, Q là kết luận.
- P là điều kiện đủ để có Q.
- Q là điều kiện cần để có P.
b. Mệnh đề đảo:
Cho mệnh đề kéo theo . Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề .
c. Mệnh đề tương đương:
Cho mệnh đề P và Q. Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Khi đó ta kí hiệu và đọc là P tương đương Q, hoặc P là điều kiên cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q.
Phương pháp giải
- Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai.
-Mệnh đề đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh để và đều đúng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Mệnh đề toán học – Toán 10 Cánh diều
Phương pháp giải mệnh đề và suy luận toán học (2024) hay và chi tiết nhất
Câu 126:
14/01/2025Người ta viết thêm 999 số thực vào giữa số 1 và số 2018 để được một cấp số cộng có 1001 số hạng. Tính số hạng thứ 501.
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
un+1=un+d,n∈N∗
* Lý thuyết nắm thêm
Cấp số cộng là một dãy số (hữu hạn hoặc vô hạn), trong đó kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều bằng số hạng đứng ngay trước nó cộng với một số không đổi d.
- Số không đổi d được gọi là công sai của cấp số cộng.
- Nếu (un) là một cấp số cộng với công sai d, ta có công thức truy hồi
Nhận xét:
- Cấp số cộng (un) là một dãy số tăng khi và chỉ khi công sai d > 0.
- Cấp số cộng (un) là một dãy số giảm khi và chỉ khi công sai d < 0.
- Đặc biệt, khi d = 0 thì cấp số cộng là một dãy số không đổi (tất cả các số hạng đều bằng nhau).
Số hạng tổng quát của cấp số cộng (un) được xác định bởi công thức:
un = u1 + (n - 1)d với .
3) Tính chất của cấp số cộng
Ba số hạng
là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng khi và chỉ khi
4) Tổng n số hạng đầu tiên Sn được xác định bởi công thức:
Sn=u1+u2+...+un=n(u1+un)2=n[2u1+(n−1)d]2
Các dạng bài tập cấp số cộng
Dạng 1. Xác định cấp số cộng và các yếu tố của cấp số cộng
Phương pháp giải:
- Dãy số (un) là một cấp số cộng khi và chỉ khi un + 1 – un = d không phụ thuộc vào n và d là công sai của cấp số cộng đó.
- Để xác định một cấp số cộng, ta cần xác định số hạng đầu và công sai. Ta thiết lập một hệ phương trình hai ẩn u1 và d. Tìm u1 và d.
- Tìm số hạng thứ n dựa vào công thức tổng quát: un = u1 + (n – 1)d hoặc công thức truy hồi un = un - 1 + d.
Dạng 2. Tìm điều kiện để dãy số lập thành cấp số cộng. Chứng minh cấp số cộng
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất: Ba số hạng uk-1; uk; uk+1 là ba số hạng liên tiếp của cấp số cộng khi và chỉ khi uk=uk−1+uk+12.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 127:
14/01/2025Tìm tập giá trị T của hàm số y=3cos2x+5
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Ta có
* Phương pháp giải:
Áp dụng các công thức lượng giác sau để biến đổi biểu thức
* Lý thuyết và các dạng bài về góc và cung lượng giác:
Công thức nhân đôi:
* Công thức hạ bậc:
Phương trình lượng giác cơ bản
Phương trình lượng giác đặc biệt
Hệ quả:
+) xác định với mọi giá trị của và .
+) được xác định khi , xác định khi
+)
+) Dấu của các giá trị lượng giác phụ thuộc vào vị trí điểm M nằm trên đường tròn lượng giác.
Ta có bảng xác định dấu của các giá trị lượng giác:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Góc và cung lượng giác và cách giải bài tập (2024) chi tiết nhất
Giải Toán 10 Chương 6: Cung và góc lượng giác. Công thức lượng giác
Câu 128:
14/01/2025Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các số vô tỷ?
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Tập hợp chỉ gồm các số vô tỉ là R \ Q.
* Phương pháp giải:
Tập hợp chỉ gồm các số vô tỉ là R \ Q.
* Lý thuyết nắm thêm
- Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
- Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I.
- Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a.
- Số dương a có đúng hai căn bậc hai là và .
Số 0 chỉ có một căn bậc hai là số 0: = 0.
Dạng 1: Liên hệ giữa lũy thừa bậc hai và căn bậc hai.
Nếu x2 = a thì = x và ngược lại.
(Lũy thừa bậc hai và căn bậc hai của một số không âm là hai phép toán ngược nhau).
Dạng 2: Tìm căn bậc hai của một số cho trước.
- Sử dụng định nghĩa của căn bậc hai.
- Lưu ý: Số dương có hai căn bậc hai là hai số đối nhau; số âm không có căn bậc hai.
- Khi viết ta phải có và
- Có thể sử dụng máy tính bỏ túi (nút dấu căn bậc hai).
Dạng 3: Tìm một số biết căn bậc hai của nó.
Nếu thì x = a2
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Số vô tỉ và khái niệm cơ bản về căn bậc hai và cách giải – Toán lớp 7
Câu 129:
14/01/2025Trung bình cộng của hai số là 24,35.Tìm hai số đó biết hiệu của hai số đó là 5,3.
* Lời giải:
Tổng của hai số là : 24,35 x 2 = 48,7
Số lớn là : (48,7 + 5,3) : 2 = 27
Số bé là : 48,7 - 27 = 21,7
Đáp số : 21,7 và 27
* Phương pháp giải:
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
* Lý thuyết nắm thêm
Các dạng bài tập
Dạng 1: Cho biết cả hiệu và tỉ số
1. Phương pháp giải
Bước 1: Vẽ sơ đồ biểu diễn hai số đó.
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau.
Bước 3: Tìm số lớn hoặc số bé:
Số lớn = (Hiệu: hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số lớn;
Số bé = (Hiệu : hiệu số phần bằng nhau) × số phần của số bé.
Bước 4. Kết luận đáp số
Dạng 2: Thiếu (ẩn) hiệu (Cho biết tỉ số, không cho biết hiệu)
1. Phương pháp giải
Tìm hiệu của hai số đưa về dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số cơ bản (dạng 1).
Dạng 1: Cho biết cả tổng và hiệu
1. Phương pháp giải
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
Dạng 2: Cho biết hiệu nhưng dấu tổng
1. Phương pháp giải
Cần phải tìm tổng trước, sau đó mới áp dụng công thức và giải bài.
Cách 1:
Số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Số bé = số lớn – hiệu (hoặc tổng - số lớn)
Cách 2:
Số bé = (tổng - hiệu) : 2
Số lớn = số bé + hiệu (hoặc tổng - số bé)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
35 Bài tập Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó lớp 4 (có đáp án)
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó lớp 4 và cách giải
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó | Lý thuyết, công thức, các dạng bài tập và cách giải
Câu 130:
14/01/2025Viết phân số 215 dưới dạng số thập phân.
Đáp án đúng: C
* Lời giải:
Lấy 21 : 5 ta được một số thập phân là 4,2
* Phương pháp giải:
Để đưa từ phân số về số thập phân ta lấy tử số chia mẫu số
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
35 Bài tập Phép cộng, phép trừ số thập phân lớp 5 (có đáp án)
Toán lớp 5 Chương 2: Các phép tính với số thập phân – Cánh diều
Câu 131:
14/01/2025Tính giá trị biểu thức: 3834 : 108 : 25
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
3834 : 108 : 25 = 1,42
* Phương pháp giải:
a : b = q
(số bị chia) : (số chia) = (thương)
* Lý thuyết nắm thêm
Phép nhân hai số tự nhiên
a x b = c
(thừa số) x (thừa số) = (tích)
Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60
Tính chất của phép nhân
Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:
+ Giao hoán: a . b = b . a
+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a
+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:
a . (b + c) = a. b + a . c
a . (b – c) = a . b – a . c
Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:
a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)
Phép chia
1. Phép chia hết
a : b = q
(số bị chia) : (số chia) = (thương)
Ví dụ: 10 : 2 = 5; 30 : 5 = 6
Chú ý:
+ Nếu a : b = q thì q = bq
+ Nếu a : b = q và q 0 thì a : q = b
+ Thông thường, ta đặt tính chia để thực hiện phép chia.
2. Phép chia có dư
Cho hai số tự nhiên a và b với . Khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b . q + r, trong đó .
Chú ý:
+ Khi r = 0 ta có phép chia hết.
+ Khi ta có phép chia có dư. Ta nói: a chia cho b được thương là q và số dư là r.
Kí hiệu: a : b = q (dư r)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Phép nhân và phép chia các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều
Giải Toán 6 Bài 4 (Cánh diều): Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Câu 132:
14/01/2025Tổng của 60 với tích của 9 và 9 là:
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Nhân 9 với 9 được 81 xong cộng với 60 ta được 141
* Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất phép nhân và cộng để thực hiện
* Lý thuyết nắm thêm
Phép nhân hai số tự nhiên
a x b = c
(thừa số) x (thừa số) = (tích)
Ví dụ: 5 x 2 = 10; 20 x 3 = 60
Tính chất của phép nhân
Phép nhân các số tự nhiên có các tính chất sau:
+ Giao hoán: a . b = b . a
+ Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
+ Nhân với số 1: a . a = 1 . a = a
+ Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:
a . (b + c) = a. b + a . c
a . (b – c) = a . b – a . c
Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a. b. c có thể được tính theo một trong hai cách sau:
a . b. c = (a . b) . c hoặc a . b . c = a . (b . c)
Phép chia
1. Phép chia hết
a : b = q
(số bị chia) : (số chia) = (thương)
Ví dụ: 10 : 2 = 5; 30 : 5 = 6
Chú ý:
+ Nếu a : b = q thì q = bq
+ Nếu a : b = q và q 0 thì a : q = b
+ Thông thường, ta đặt tính chia để thực hiện phép chia.
2. Phép chia có dư
Cho hai số tự nhiên a và b với . Khi đó luôn tìm được đúng hai số tự nhiên q và r sao cho a = b . q + r, trong đó .
Chú ý:
+ Khi r = 0 ta có phép chia hết.
+ Khi ta có phép chia có dư. Ta nói: a chia cho b được thương là q và số dư là r.
Kí hiệu: a : b = q (dư r)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Phép nhân và phép chia các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều
Giải Toán 6 Bài 4 (Cánh diều): Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Câu 133:
14/01/2025Đố vui: Viết phép cộng có các số hạng bằng nhau và bằng tổng: ………..
* Lời giải:
Em viết được phép tính là : 0 + 0 = 0.
* Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức : Số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó.
* Lý thuyết nắm thêm
Phép cộng hai số tự nhiên
a + b = c
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Ví dụ: 3 + 2 = 5; 10 + 24 = 34
Tính chất của phép cộng các số tự nhiên
+ Phép cộng các số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, cộng với số 0.
Tính chất |
Phát biểu |
Kí hiệu |
Giao hoán |
Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. |
a + b = b + a |
Kết hợp
|
Muốn cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. |
(a + b) + c = a + (b + c) |
Cộng với số 0 |
Bất kì số nào cộng với số 0 cũng bằng chính nó. |
a + 0 = 0 + a = a |
+ Chú ý: Do tính chất kết hợp nên giá trị của biểu thức a + b + c có thể được tính theo một trong hai cách sau: a + b + c = (a + b) + c hoặc a + b + c = a + (b + c).
Phép trừ
1. Phép trừ hai số tự nhiên
a – b = c (a b)
(số bị trừ) – (số trừ) = (hiệu)
2. Lưu ý
+ Nếu a – b = c thì a = b + c và b = a – c.
+ Nếu a + b = c thì a = c – b và b = c – a.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên chi tiết – Toán lớp 6 Cánh diều
TOP 40 câu Trắc nghiệm Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên (Cánh diều 2024) có đáp án - Toán 6
Câu 134:
14/01/2025Phân tích đa thức thành nhân tử 2xy−x2−y2+16
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 135:
14/01/2025Phân tích đa thức sau thành nhân tử: 2x – 2y – x2 + 2xy – y2
* Lời giải:
2x – 2y – x2 + 2xy – y2
(Có x2 ; 2xy ; y2 ta liên tưởng đến HĐT (1) hoặc (2))
= (2x – 2y) – (x2 – 2xy + y2)
= 2(x – y) – (x – y)2
(Có x – y là nhân tử chung)
= (x – y)[2 – (x – y)]
= (x – y)(2 – x + y)
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 136:
14/01/2025Phân tích đa thức sau thành nhân tử: 2x2 + 4x + 2 – 2y2
* Lời giải:
2x2 + 4x + 2 – 2y2 (có nhân tử chung là 2)
= 2.(x2 + 2x + 1 – y2) (Xuất hiện x2 + 2x + 1 là hằng đẳng thức)
= 2[(x2 + 2x + 1) – y2]
= 2[(x + 1)2 – y2] (Xuất hiện hằng đẳng thức (3))
= 2(x + 1 – y)(x + 1 + y)
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 137:
14/01/2025Phân tích thành nhân tử: 5x2−10xy+5y2−20z2
* Lời giải:
5x2−10xy+5y2−20z2= 5[(x2 – 2xy + y2) – 4z2]= 5[(x – y)2 – (2z)2 ]= 5(x – y + 2z)(x – y – 2z)
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 138:
14/01/2025Phân tích đa thức 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3 thành nhân tử ta được
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Ta có 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3
= (2x)3 + 3.(2x)2y + 3.2x.y2 + y3 = (2x + y)3
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 139:
14/01/2025Phân tích thành nhân tử: a3 – a2x – ay + xy
* Lời giải:
a3 – a2x – ay + xy = (a3 – a2x) – (ay – xy)
= a2(a – x) – y(a – x) = (a – x)(a2 – y)
* Phương pháp giải:
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
* Lý thuyết nắm thêm
Khái niệm: Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Phương pháp: Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta đặt thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
- Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Phương pháp đặt nhân tử chung
- Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
- Phương pháp đặt nhân tử chung là một phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử có chung nhân tử:
A.B + A.C = A.(B + C)
Các dạng bài
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng
Dạng 2: Các bài toán liên quan
a. Phương pháp giải:
Phân tích các hạng tử của đa thức để chọn nhân tử chung thích hợp, sau đó áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để làm một số bài toán tính nhanh, tính giá trị biểu thức, tìm x,…
Dạng 3: Chứng minh các bài toán số nguyên:
a. Phương pháp giải:
Phân tích các biểu thức đã cho một cách hợp lí thành các tích và sử dụng tính chất chia hết của số nguyên.
Phương pháp dùng hằng đẳng thức
- Ta có thể sử dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ theo chiều biến đổi từ một vế là một đa thức sang vế kia là một tích của các nhân tử hoặc lũy thừa của một đơn thức đơn giản hơn.
Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
a. Phương pháp giải:
Chuyển các đa thức đã cho về đúng dạng của hẳng đẳng thức cần sử dụng và phân tích thành nhân tử.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 140:
14/01/2025Tìm x
b) 7 : x - 3,9 : x = 5
* Lời giải:
b) 7 : x - 3,9 : x = 5
( 7 - 3,9 ) : x = 5
3,1 : x = 5
x = 3,1 : 5
x = 0,62
* Phương pháp giải:
-Chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia
* Lý thuyết nắm thêm
Cấu tạo số thập phân
- Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
- Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Ví dụ:
9,85 đọc là: chín phẩy tám mươi lăm
Dạng 1: Các bài toán đơn về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này, chúng ta thực hiện các bước giải giống như thực hiện giải bài toán có lời văn liên quan đến số tự nhiên.
- Chúng ta chỉ cần thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia liên quan đến số thập phân để tính kết quả.
Dạng 2: Bài toán hợp về số thập phân
1. Phương pháp giải
- Đối với dạng toán này chúng ta cũng thực hiện các bước giải như giải các bài toán liên quan đến số tự nhiên.
- Tuy nhiên ta cần thực hiện nhiều bước giải hơn để tìm ra đáp án so với dạng toán đầu tiên.
Dạng 1: Cộng số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
+ Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Cộng như cộng các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở cột thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
- Để tính tổng của nhiều số thập phân, ta làm tương tự như tính tổng của hai số thập phân.
Dạng 2: Trừ số thập phân
1. Phương pháp giải
- Muốn trừ một số thập phân cho một số thập ta làm như sau:
+ Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Dạng 3: Phép nhân phân số
1. Phương pháp giải
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số, rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- Nhân một số thập với 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba,.. chữ số.
- Nhân một số thập phân với một số thập ta làm như sau:
+ Nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Dạng 4: Phép chia phân số
-Chia một số thập phân cho một số tự nhiên:
+ Chia phần nguyên của số bị chia cho số chia.
+ Viết dấu phẩy vào bên phải thương đã tìm được trước khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia để tiếp tục thực hiện phép chia
+ Tiếp tục chia với từng chữ số ở phần thập phân của số bị chia
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân:
+ Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0
+ Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia các số tự nhiên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập Giải bài toán có lời văn về số thập phân lớp 5 (có đáp án 2025) và cách giải
Câu 141:
14/01/2025An có 64 viên bi chia đều thành 8 hộp, Bình có 48 viên bi cũng được chia vào các hộp như An. Hỏi Bình có ít hơn An bao nhiêu hộp bi?
* Lời giải:
Mỗi hộp có số viên bi là:
64 : 8 = 8 (viên bi)
Bình có số hộp bi là:
48 : 8 = 6 (hộp)
Bình có ít hơn An số hộp bi là:
8 – 6 = 2 (hộp)
Đáp số: 2 hộp bi
* Phương pháp giải:
Nhân/chia hai số tự nhiên với nhau
* Lý thuyết nắm thêm
Dạng 1: Thực hiện phép tính.
Để thực hiện phép tính bằng cách hợp lí nhất (tính nhanh), ta cần đưa về tổng, hiệu, tích, thương của số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn … và áp dụng các tính chất:
+ Tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Chia một tổng cho một số.
Dạng 2: Tìm x.
Xác định vai trò của số đã biết và số chưa biết trong phép tính, sau đó áp dụng:
+ Phép cộng: Số hạng chưa biết = Tổng – Số hạng đã biết.
+ Phép trừ: Số trừ = Số bị trừ – Hiệu; Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
+ Phép nhân: Thừa số chưa biết = Tích : Thừa số đã biết.
+ Phép chia hết: Số chia = Số bị chia : Thương; Số bị chia = Số chia . Thương.
Dạng 3: Bài toán có lời văn.
Dạng 4: Toán về phép chia có dư.
Trong phép chia có dư:
+ Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư (0 < Số dư < Số chia).
+ Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương.
+ Thương = (Số bị chia – Số dư) : Số chia.
+ Số dư = Số bị chia – Số chia x Thương.
Dạng 5: Tìm số chưa biết trong một phép tính.
+ Phép cộng và phép trừ: Tính lần lượt theo cột từ phải sang trái. Chú ý những trường hợp có “nhớ”.
+ Phép nhân: Thực hiện phép nhân từ phải sang trái, suy luận từng bước để tìm ra những số chưa biết.
+ Phép chia: Đặt tính và lần lượt thực hiện phép chia từ hàng lớn nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Toán lớp 5 trang 9 (Kết nối tri thức) Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
Câu 142:
14/01/2025Tứ giác ABCD có ˆB+ˆD=180°, CB=CD. Chứng minh rằng AC là tia phân giác của giác A
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Để chứng minh tia phân giác ta cần chứng minh tia đó chia góc thành hai góc nhỏ có số đo bằng nhau: vận dụng cả tam giác bằng nhau để đưa ra góc bằng nhau
* Lý thuyết nắm thêm
Tứ giác ABCD là một hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Ví dụ:
Đặc điểm
+ Có 4 đỉnh
+ Có 4 cạnh
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác đó.
Ví dụ: ABCD là tứ giác lồi, EFGH không phải là tứ giác lồi.
Tính chất
+ Hai cạnh kề nhau là hai cạnh chung đỉnh.
+ Hai cạnh kề nhau tạo thành góc của tứ giác.
+ Hai cạnh đối nhau không chung đỉnh.
+ Hai đỉnh đối nhau là hai đỉnh không cùng nằm trên một cạnh.
+ Đường chéo là đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau.
Định lí tổng các góc của một tứ giác
Tổng số đo các góc của một tứ giác bằng .
Tứ giác ABCD,
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 143:
14/01/2025Đàn vịt thứ nhất có 1 500 con. Đàn vịt thứ hai có nhiều hơn đàn vịt thứ nhất 400 con. Đàn vịt thứ ba có ít hơn đàn vịt thứ hai 300 con. Hỏi cả ba đàn vịt có bao nhiêu con?
* Lời giải:
Đàn vịt thứ hai có số con là:
1 500 + 400 = 1 900 (con)
Đàn vịt thứ ba có số con là:
1 900 – 300 = 1 600 (con)
Cả ba đàn vịt có số con là:
1 900 + 1 600 = 3 500 (con)
Đáp số: 3 500 con
* Phương pháp giải:
thực hiện các phép toán số tự nhiên với nhau
Tìm đàn vịt thứ hai
Tìm ra số con đàn vịt thứ ba
Tính tổng số vịt ở cả ba đàn
* Lý thuyết nắm thêm
Dạng 1: Thực hiện phép tính.
Để thực hiện phép tính bằng cách hợp lí nhất (tính nhanh), ta cần đưa về tổng, hiệu, tích, thương của số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn … và áp dụng các tính chất:
+ Tính chất kết hợp của phép cộng.
+ Tính chất kết hợp của phép nhân.
+ Chia một tổng cho một số.
Dạng 2: Tìm x.
Xác định vai trò của số đã biết và số chưa biết trong phép tính, sau đó áp dụng:
+ Phép cộng: Số hạng chưa biết = Tổng – Số hạng đã biết.
+ Phép trừ: Số trừ = Số bị trừ – Hiệu; Số bị trừ = Hiệu + Số trừ.
+ Phép nhân: Thừa số chưa biết = Tích : Thừa số đã biết.
+ Phép chia hết: Số chia = Số bị chia : Thương; Số bị chia = Số chia . Thương.
Dạng 3: Bài toán có lời văn.
Dạng 4: Toán về phép chia có dư.
Trong phép chia có dư:
+ Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư (0 < Số dư < Số chia).
+ Số chia = (Số bị chia – Số dư) : Thương.
+ Thương = (Số bị chia – Số dư) : Số chia.
+ Số dư = Số bị chia – Số chia x Thương.
Dạng 5: Tìm số chưa biết trong một phép tính.
+ Phép cộng và phép trừ: Tính lần lượt theo cột từ phải sang trái. Chú ý những trường hợp có “nhớ”.
+ Phép nhân: Thực hiện phép nhân từ phải sang trái, suy luận từng bước để tìm ra những số chưa biết.
+ Phép chia: Đặt tính và lần lượt thực hiện phép chia từ hàng lớn nhất.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Toán lớp 5 trang 9 (Kết nối tri thức) Ôn tập các phép tính với số tự nhiên
Câu 144:
15/01/2025Hai điểm A và B cách nhau 200 m, tại A một ô tô có vận tốc 3 m/s và đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2 đi đến B. Cùng lúc đó một ô tô khác bắt đầu đi từ B về A bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2 m/s2. Hai xe gặp nhau cách A
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B; gốc thời gian lúc 2 xe cùng xuất phát.
Phương trình chuyển động của 2 xe là:
xA = 3.t + 0,5.2.t2 = 3t + t2
xB = 200 – 0.t - 0,5.2.t2 = 200 - t2
(ô tô bắt đầu xuất phát từ B về A nên voB = 0 theo chiều âm → aB < 0)
Hai xe gặp nhau: xA = xB → 3t + t2 = 200 - t2 → t = 9,28 s
Thay lên xB = 200 – 9,282 ≈ 113,88 m.
* Phương pháp giải:
Phương trình chuyển động: x = vt + 1/2at^2
* Lý thuyết nắm thêm
- Tốc độ trung bình của vật (kí hiệu vtb) được xác định bằng thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian để vật thực hiện quãng đường đó
Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ là m/s
Một số đơn vị thường dùng khác của tốc độ là km/h, km/s, cm/s,…
- Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời (kí hiệu v) diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó.
Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật
- Độ dịch chuyển là đại lượng vecto, kí hiệu là
- Độ dịch chuyển có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không. Quãng đường là đại lượng không âm.
- Vận tốc trung bình là đại lượng vecto được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó
- Xét trong một khoảng thời gian rất nhỏ, vận tốc trung bình sẽ trở thành vận tốc tức thời. Độ lớn của vật tốc tức thời chính là tốc độ tức thời.
- Tốc độ trung bình chỉ bằng độ lớn của vận tốc trung bình khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 145:
15/01/2025* Lời giải:
12 giờ trưa là: 12 . 60 = 720 phút (tính từ 0 giờ).
10 giờ sáng là: 10 . 60 = 600 phút (tính từ 0 giờ).
Gọi a là số cần tìm.
Khi đó: 720 – x – 9 = 600 + 2x
711 – x = 600 + 2x
2x + x = 711 – 600
3x = 111
x = 37.
* Phương pháp giải:
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
* Lý thuyết nắm thêm về phương trình
Bước 1: Lập phương trình
- Chọn ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2: Giải phương trình nói trên.
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện và kết luận.
Phương trình tích
Định nghĩa: Phương trình tích là phương trình có dạng A(x).B(x)….M(x) = 0, ở đó A(x); B(x); … M(x) là những biểu thức.
Ví dụ 3: …
b) Các bước giải phương trình tích
Bước 1: Giải từng nhân tử A(x) = 0; B(x) = 0; …của phương trình
Bước 2: So sánh điều kiện kết luận tập nghiệm.
Phương trình chứa ẩn ở mẫu
a) Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Định nghĩa: Phương trình chứ ẩn ở mẫu là phương trình có chứa ẩn ở mẫu số.
Ví dụ 2: ; … là những phương trình chứa ẩn ở mẫu.
b) Các bước giải phương trình chứa ân ở mẫu.
Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.
Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.
Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.
Bước 4: Trong các giá trị của ẩn vừa tìm được, loại các giá trị không thỏa mãn và kết luận nghiệm của phương trình.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Giải bài toán bằng cách lập phương trình (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
50 bài tập về Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình hay (có đáp án 2024) - Toán 9
Câu 146:
15/01/2025Trong các hình dưới đây hình nào không phải đa diện lồi?
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
Ta có đường nối hai điểm MN không thuộc hình IV nên đây không phải là đa diện lồi.
*Phương pháp giải:
- Nắm kỹ về khái niệm, tính chất của hình đa diện: Nhận diện được hình, số đỉnh, số cạnh, số mặt,...của hình đa diện
*Lý thuyết nắm thêm về hình đa diện và khối đa diện
+) Hai đa diện bằng nhau: hai đa diện được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến đa diện này thành đa diện kia.
+) Khối đa diện đều:
- Định nghĩa: Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p; q}.
Từ định nghĩa trên ta thấy các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau.
- Định lí: Chỉ có năm loại khối đa diện đều. Đó là các loại {3; 3}; loại {4; 3}; loại {3; 4}; loại {5; 3} và loại {3; 5}.
+) Thể tích khối đa diện:
- Thể tích của khối hình chữ nhật bằng tích ba kích thước của nó.
+) Thể tích khối lăng trụ:
- Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h là: V = B.h
+) Thể tích khối chóp:
- Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là: V =
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Khái niệm về khối đa diện có đáp án (Thông hiểu)
Câu 147:
15/01/2025Mệnh đề nào sau đây sai?
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
Đáp án A: Hai tam giác có diện tích bằng nhau chưa chắc bằng nhau nên A sai.
Đáp án B: Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau nên B đúng.
Đáp án C: Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều nên có ba góc bằng nhau nên C đúng.
Tương tự đáp án D cũng là tam giác đều nên D đúng.
*Phương pháp giải:
- Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai.
-Mệnh đề đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh để và đều đúng.
*Một số lý thuyết nắm thêm mệnh đề chứa biến:
a. Mệnh đề kéo theo:
Cho mệnh đề P và Q. Mệnh đề “ Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo và kí
hiệu là: (P suy ra Q)
Chú ý: Các định lí toán học thường có dạng . Khi đó:
- P là giả thiết, Q là kết luận.
- P là điều kiện đủ để có Q.
- Q là điều kiện cần để có P.
b. Mệnh đề đảo:
Cho mệnh đề kéo theo . Mệnh đề được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề .
c. Mệnh đề tương đương:
Cho mệnh đề P và Q. Nếu cả hai mệnh đề và đều đúng ta nói P và Q là hai mệnh đề tương đương.
Khi đó ta kí hiệu và đọc là P tương đương Q, hoặc P là điều kiên cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q.
Phương pháp giải
- Mệnh đề chỉ sai khi P đúng và Q sai.
-Mệnh đề đúng khi và chỉ khi cả hai mệnh để và đều đúng.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Mệnh đề toán học – Toán 10 Cánh diều
Phương pháp giải mệnh đề và suy luận toán học (2024) hay và chi tiết nhất
Câu 148:
15/01/2025Hình lăng trụ lục giác đều (hình vẽ minh họa) có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
Đáp án đúng: D
*Lời giải:
Lục giác đều có 6 trục đối xứng là 3 đường chéo và 3 đường thẳng đi qua trung điểm cặp cạnh đối.
Ứng với mỗi trục đối xứng của lục giác đều ta có một mặt phẳng đối xứng của lăng trụ lục giác đều.
Ngoài ra, lăng trụ lục giác đều còn có một mặt phẳng đối xứng đi qua trung điểm của các cạnh bên.
Vậy lăng trụ lục giác đều có tất cả 7 mặt phẳng đối xứng.
*Phương pháp giải:
nắm lại lý thuyết về khối đa diện đều
*Lý thuyết cần nắm và dạng bài toán về khối đa diện đều:
Khối đa diện đều.
- Định nghĩa: Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p; q}.
Từ định nghĩa trên ta thấy các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau.
- Định lí: Chỉ có năm loại khối đa diện đều. Đó là các loại {3; 3}; loại {4; 3}; loại {3; 4}; loại {5; 3} và loại {3; 5}.
Tùy theo số mặt của chúng, năm loại khối đa diện đều kể trên theo thứ tự gọi là các khối tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều (hay khối tám mặt đều), khối mười hai mặt đều và khối hai mươi mặt đều.
Bảng tóm tắt của năm loại khối đa diện đều.
Thể tích của khối đa diện
Người ta chứng minh được rằng: có thể đặt tương ứng cho mỗi khối đa diện (H) một số dương duy nhất V(H) thỏa mãn các tính chất sau:
a) Nếu (H) là khối lập phương có cạnh bằng 1 thì V(H) = 1.
b) Nếu hai khối đa diện (H1) và (H2) bằng nhau thì V(H1) = V(H2).
c) Nếu khối đa diện (H) được phân chia thành hai khối đa diện (H1) và (H2) thì:
V(H) = V(H1) + V(H2).
Số dương V(H) nói trên được gọi là thể tích của khối đa diện (H). Số đó cũng được gọi là thể tích của hình đa diện giới hạn khối đa diện (H).
Khối lập phương có cạnh bằng 1 được gọi là khối lập phương đơn vị.
- Định lí : Thể tích của khối hình chữ nhật bằng tích ba kích thước của nó.
Thể tích của khối lăng trụ.
Định lí: Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy B và chiều cao h là: V = B.h
Thể tích khối chóp.
Định lí. Thể tích khối chóp có diện tích đáy B và chiều cao h là: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
Toán 12 Bài 2 giải vở bài tập: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều
50 bài toán về nhận biết khối đa diện lồi, đều (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 149:
15/01/2025Cho biết cosα+sinα=13. Giá trị của P=√tan2α+cot2α bằng bao nhiêu ?
Đáp án đúng: B
* Lời giải:
Ta có cosα+sinα=13⇒(cosα+sinα)2=19
⇔1+2sinαcosα=19⇔sinαcosα=−49.
Ta có
P=√tan2α+cot2α=√(tanα+cotα)2−2tanαcotα=√(sinαcosα+cosαsinα)2−2
=√(sin2α+cos2αsinαcosα)2−2=√(1sinαcosα)2−2=√(−94)2−2=74.
* Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức lượng giác để biến đổi và giải phương tình tìm giá trị
* Lý thuyết cần nắm và một số phương trình lượng giác thường gặp:
a) Phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác
*Phương pháp giải:
Chuyển vế rồi chia hai vế của phương trình dạng at+b=0 (1) cho a, ta đưa phương trình (1) về phương trình lượng giác cơ bản.
b) Phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác
*Phương pháp giải:
Đặt biểu thức lượng giác làm ẩn phụ và đặt điều kiện cho ẩn phụ (nếu có) rồi giải phương trình theo ẩn phụ này. Cuối cùng ta đưa về việc giải các phương trình lượng giác cơ bản.
1. Hàm số y = sinx.
Từ định nghĩa ta thấy hàm số y = sinx :
+ Xác định với mọi x và – 1 ≤ sinx ≤ 1.
+ Là hàm số lẻ.
+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
Sau đây, ta sẽ khảo sát sự biến thiên của hàm số y = sinx.
a) Sự biến thiên và đồ thị hàm số y = sinx trên đoạn [0; π].
Hàm số y = sinx đồng biến trên và nghịch biến trên .
Bảng biến thiên:
Đồ thị của hàm số y = sinx trên đoạn [0; π] đi qua các điểm (0; 0); (x1; sinx1); (x2; sinx2); (x3; sinx3); (x4; sinx4); (π; 0).
c) Tập giá trị của hàm số y = sinx
Tập giá trị của hàm số này là [– 1; 1].
2. Hàm số y = cosx.
Từ định nghĩa ta thấy hàm số y = cosx:
+ Xác định với mọi x và – 1 ≤ cosx ≤ 1.
+ Là hàm số chẵn.
+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì 2π.
Với mọi x ta có: .
Từ đó, bằng cách tịnh tiến đồ thị hàm số y = sinx theo vecto (sang trái một đoạn có độ dài bằng , song song với trục hoành), ta được đồ thị hàm số y = cos x.
+ Hàm số y = cos x đồng biến trên đoạn [– π; 0] và nghịch biến trên đoạn [0; π].
+ Bảng biến thiên:
+ Tập giá trị của hàm số y = cosx là [– 1; 1].
+ Đồ thị của các hàm số y = cosx; y = sinx được gọi chung là các đường hình sin.
3. Hàm số y = tanx.
Từ định nghĩa hàm số y = tan x:
+ Có tập xác định: .
+ Là hàm số lẻ.
+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì π.
Sự biến thiên và đồ thị hàm số y = tanx trên nửa khoảng
+ Hàm số y = tanx đồng biến trên nửa khoảng .
+ Bảng biến thiên:
+ Bảng giá trị:
Đồ thị hàm số y = tanx trên nửa khoảng đi qua các điểm tìm được.
4. Hàm số y = cot x
Hàm số y = cotx:
+ Có tập xác định là .
+ Là hàm số lẻ.
+ Là hàm số tuần hoàn với chu kì π.
Sự biến thiên của hàm số y = cotx trên khoảng (0; π).
Hàm số y = cotx nghịch biến trên khoàn (0; π).
Bảng biến thiên:
Hình biểu diễn của hàm số y = cotx trên khoảng (0; π).
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Chuyên đề Phương trình lượng giác cơ bản - Toán 11
TOP 40 câu Trắc nghiệm Phương trình lượng giác cơ bản (có đáp án) – Toán 11
Trắc nghiệm Một số phương trình lượng giác thường gặp (có đáp án)
Câu 150:
15/01/2025Hình trụ được tạo thành như thế nào? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng hính chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh có hình dạng gì?
* Lời giải:
Hình trụ được tạo thành khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định.
Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh, thì hình chiếu đứng là hình chữ nhật và hình chiếu cạnh có hình tròn
* Phương pháp giải:
- Khối đa diện
+ Khối đa diện là khối hình không gian được bao bởi các mặt là các hành đa giác phẳng.
- Cách vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện:
+ Chọn tỉ lệ phù hợp với khổ giấy vẽ và về một cạnh làm chuẩn.
+ Vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng bằng nét mảnh.
+ Vẽ hình chiếu cạnh bằng cách kẻ đường phụ trợ nghiêng 45° so với phương ngang và căn cứ vào hình dạng mặt bên trái.
+ Vị trí của các hình chiếu trên mặt phẳng giấy vẽ so với hình chiếu A như sau:
Hình chiếu B: được đặt bên dưới, theo phương thẳng đứng với hình chiếu A.
Hình chiếu C: được đặt ở bên phải, theo phương nằm ngang với hình chiếu A.
* Lý thuyết nắm thêm
- Trình bày thông tin về hình dạng, kích thước, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho chế tạo hoặc kiểm tra
- Khung tên trong bản vẽ chi tiết bao gồm các thông tin như tên gọi, vật liệu chế tạo, tỉ lệ, người vẽ, người kiểm tra và cơ sở thiết kế hoặc chế tạo.
- Khối tròn xoay: Tạo ra bằng cách quay một hình phẳng quanh một trục cố định.
- Vẽ hình chiếu vuông góc:
+ Tương tự vẽ hình chiếu vuông góc của khối đa diện.
+ Các khối tròn xoay thường có hai hình chiếu: hình chiếu đứng và hình chiếu bằng hoặc hình chiếu cạnh.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Vị trí các hình chiếu trên bản vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ nhất được bố trí như thế nào
TOP 40 câu hỏi Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 4 (có đáp án 2023): Bản vẽ các khối đa diện
Câu 151:
15/01/2025Hãy chứng minh rằng đối với một đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: I1/I2 = R2/R1
* Lời giải:
Ta có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2
* Phương pháp giải:
Áp dụng công thức đoạn mạch mắc song song để tính
* Lý thuyết nắm thêm
1. Định nghĩa
Đoạn mạch song song là đoạn mạch gồm các điện trở được mắc với nhau, giữa chúng có 2 điểm chung.
2. Cách tính điện trở tương đương
Cấu trúc mạch:
// // ... //
Khi đó:
Điện trở tương đương của mạch được tính như sau:
Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:
I = + + ... + (A)
Hiệu điện thế của mạch bằng hiệu điện thế của từng điện trở:
U = = = ... = (V)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Giải KHTN 9 Bài 12 (Kết nối tri thức): Đoạn mạch nối tiếp, song song
Câu 152:
15/01/2025Gọi n là số cạnh của hình chóp có 101 đỉnh. Tìm n
Đáp án đúng: B
*Lời giải
*Phương pháp giải
- nắm lại kiến thức về hình chóp đều: số đỉnh, số mặt. số cạnh,...
*Lý thuyến cần nắm về hình chóp đều, hình chóp cụt đều:
Hình chóp đều
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp).
+ Chân đường cao của hình chóp đều là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
+ Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
Hình chóp cụt đều
- Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy. Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt đáy của hình chóp gọi là hình chóp cụt đều.
- Nhận xét: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
Hình trên có hình chóp cụt đều là ABCD.A’B’C’D’.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hình chóp đều và hình chóp cụt đều (mới + Bài Tập) – Toán 8
Toán 8 Bài 7 giải vở bài tập: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
50 Bài tập Hình chóp đều và hình chóp cụt đều Toán 8 mới nhất
Câu 153:
15/01/2025Hình lập phương có độ dài đường chéo là 6 thì có thể tích là
Đáp án đúng: C
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
- Thể tích hình lập phương: V = a.a.a = a3
*Một số lý thuyết và dạng bài tập về hình lập phương:
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là những hình vuông.
- Thể tích hình lập phương: V = a.a.a =
- Diện tích mỗi mặt của hình lập phương là S = a2
- Diện tích toàn phần (tổng diện tích các mặt) của hình lập phương là Stp = 6a2
- Độ dài đường chéo của hình lập phương là d =
- Độ dài đường chéo mỗi mặt của hình lập phương là
- d(A, (A'BD)) =
- d(A, (CB'D')) =
- d (AC', CD) = d(AC', A'B') =
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
1. Định nghĩa
Hình hộp chữ nhật là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật.
Hai mặt đối diện nhau của hình chữ nhật được xem là hai mặt đáy của hình chữ nhật. Các mặt còn lại đều là mặt bên của hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao
Hình hộp chữ nhật có:
+ 12 cạnh: AB, BC, CD, DA, A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, AA’, BB’, CC’, DD’
+ 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh A’, đỉnh B’, đỉnh C, đỉnh D’
+ 6 mặt: ABCD, BCC’B’, A’B’C’D’, DCD’C’, ADD’C’, ABB’A’.
2. Công thức
Cho hình vẽ:
Trong đó:
a: Chiều dài
b: Chiều rộng
h: Chiều cao
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương (mới 2024 + Bài Tập) - Toán lớp 5
Công thức tính thể tích hình lập phương (chính xác nhất) và cách giải các dạng bài tập
Câu 154:
15/01/2025Cho các tập hợp A=[1−m;m+32] và B = (‒∞; ‒3) ∪ [3; +∞). Tìm tất cả các số thực m để A ∪ B = ℝ.
* Lời giải:
Ta có: R ∖ B = (‒∞;+∞) ∖ {(‒∞; ‒3) ∪ [3; +∞)} = [‒3; 3)
Mà A ∪ B = ℝ ⇒ [‒3; 3) ⊂
* Phương pháp giải:
Xét A ∪ B = R. Thay từng khoảng giá trị của A và B vào để xét tìm ra m
* Một số lý thuyết liên quan và dạng bài toán về đồng biến/nghịch biến:
a) Dạng 1: Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số đã cho.
– Bước 2: Tính đạo hàm f′(x) , sau đó tìm các điểm x1,x2,…,xn mà tại đó đạo hàm của hàm số bằng 0 hoặc không xác định.
– Bước 3: Xét dấu đạo hàm và đưa ra kết luận về khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số.
+ Các khoảng mà f′(x)>0 là các khoảng đồng biến của hàm số.
+ Các khoảng mà f′(x)<0 là các khoảng nghịch biến của hàm số.
b) Dạng 2: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
c) Dạng 3: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
d) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài tập về sự đồng biến và nghịch biến của hàm số (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 155:
15/01/2025Tìm các giá trị thực của tham số m để hàm số y=13x3−mx2+(m2−4)x+3 đạt cực đại tại x=3.
Đáp án đúng: B
*Lời giải:
Hàm số bậc ba y=13x3−mx2+(m2−4)x+3 đạt cực đại tại
Vậy, m=5
*Phương pháp giải:
- Để xét điểm cực trị hàm số, ta sẽ:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tínhf'(x). Tìm các điểm tại đó f'(x)bằng 0 hoặc f'(x) không xác định.
Bước 3. Lập bảng biến thiên.
Bước 4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
* Các lý thuyết thêm và các dạng bài toán về cực trị hàm số:
1.Định nghĩa: Cho hàm số y = f(x)xác định và liên tục trên khoảng (a;b) (có thể a là -∞; b là +∞) và điểm x0∈(a;b).
Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x)< f(x0 ) với mọi x ∈ (x0 - h;x0 + h) và x≠x_0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực đại tại x0.
Nếu tồn tại số h >0 sao cho f(x) >f(x0 ) với mọi x ∈ (x0 - h;x0 + h) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x0.
2.Điều kiện đủ để hàm số có cực trị: Giả sử hàm số y=f(x) liên tục trên
K=(x0 - h;x0 + h)và có đạo hàm trên K hoặc trên K\{x0}, với h >0.
Nếu f'(x)> 0 trên khoảng (x0 - h;x0) và f'(x) <0 trên (x0;x0 + h) thì x0 là một điểm cực đại của hàm số f(x).
Nếu f'(x) < 0 trên khoảng (x0 - h;x0) và f'(x) >0 trên (x0;x0+ h) thì x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x).
Minh họa bằng bảng biến thiến
Chú ý.
Nếu hàm sốy=f(x) đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số; f(x0) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số, kí hiệu là fCÑ (fCT), còn điểm M(x0;f(x0)) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.
Các điểm cực đại và cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị. Giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) còn gọi là cực đại (cực tiểu) và được gọi chung là cực trị của hàm số.
DẠNG 1:Tìm cực trị của hàm số
Quy tắc 1:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tínhf'(x). Tìm các điểm tại đó f'(x)bằng 0 hoặc f'(x) không xác định.
Bước 3. Lập bảng biến thiên.
Bước 4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
Quy tắc 2:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tính f'(x). Giải phương trình f'(x)và ký hiệuxi (i=1,2,3,...)là các nghiệm của nó.
Bước 3. Tính f''(x) và f''(xi ) .
Bước 4. Dựa vào dấu của f''(xi )suy ra tính chất cực trị của điểm xi.
DẠNG 2:Tìm tham số m để hàm số đạt cực trị tại một điểm
Trong dạng toán này ta chỉ xét trường hợp hàm số có đạo hàm tại x0.
Khi đó để giải bài toán này, ta tiến hành theo hai bước.
Bước 1. Điều kiện cần để hàm số đạt cực trị tại x0 là y'(x0) = 0, từ điều kiện này ta tìm được giá trị của tham số .
Bước 2. Kiểm lại bằng cách dùng một trong hai quy tắc tìm cực trị ,để xét xem giá trị của tham số vừa tìm được có thỏa mãn yêu cầu của bài toán hay không?
DẠNG 3:Biện luận theo m số cực trị của hàm số
1. Cực trị của hàm số bậc ba
Cho hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d, a ≠ 0.
y' = 0 ⇔ 3ax2 + 2bx + c = 0 (1) ; Δ'y' = b2 - 3ac
Phương trình (1) vô nghiệm hoặc có nghiệm kép thì hàm số đã cho không có cực trị.
Hàm số bậc 3 không có cực trị ⇔ b2 - 3ac ≤ 0
Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì hàm số đã cho có 2 cực trị.
Hàm số bậc 3 có 2 cực trị ⇔ b2 - 3ac > 0
2. Cực trị của hàm số bậc bốn trùng phương
Cho hàm số: y = ax4 + bx2 + c (a ≠ 0) có đồ thị là (C).
y' = 4ax3 + 2bx; y' = 0 ⇔
(C)có một điểm cực trị y' = 0 có 1 nghiệm x = 0 ⇔ -b/2a ≤ 0 ⇔ ab ≥ 0.
(C)có ba điểm cực trị y' = 0 có 3 nghiệm phân biệt ⇔ -b/2a > 0 ⇔ ab < 0.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Cực trị của hàm số (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
Cực trị của hàm số và cách giải các dạng bài tập (2024) mới nhất
Câu 156:
15/01/2025Gọi n là số hình đa diện trong bốn hình trên. Tìm n.
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
Trong bốn hình đã cho, hình thứ nhất có một cạnh là cạnh chung của 4 mặt nên hình thứ nhất không phải là hình đa diện.
Vậy có 3 hình đa diện.
* Phương pháp giải:
nắm lại lý thuyết về hình đa diện
*Lý thuyến cần nắm và dạng toán về khối đa diện:
- Khối đa diện là phần không gian được giới hạn bởi một hình đa diện, kể cả hình đa diện đó.
- Những điểm không thuộc khối đa diện được gọi là điểm ngoài của khối đa diện. Những điểm thuộc khối đa diện nhưng không thuộc hình đa diện giới hạn khối đa diện ấy được gọi là điểm trong của khối đa diện.
Tập hợp các điểm trong được gọi là miền trong, tập hợp các điểm ngoài được gọi là miền ngoài của khối đa diện.
- Mỗi hình đa diện chia các điểm còn lại của không gian thành hai miền không giao nhau là miền trong và miền ngoài của hình đa diện, trong đó chỉ có miền ngoài là chứa hoàn toàn một đường thẳng nào đấy.
Khối đa diện đều.
- Định nghĩa: Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:
a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.
b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.
Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p; q}.
Từ định nghĩa trên ta thấy các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau.
- Định lí: Chỉ có năm loại khối đa diện đều. Đó là các loại {3; 3}; loại {4; 3}; loại {3; 4}; loại {5; 3} và loại {3; 5}.
Tùy theo số mặt của chúng, năm loại khối đa diện đều kể trên theo thứ tự gọi là các khối tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều (hay khối tám mặt đều), khối mười hai mặt đều và khối hai mươi mặt đều.
Bảng tóm tắt của năm loại khối đa diện đều.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Khái niệm về khối đa diện (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
Câu 157:
15/01/2025Cho hình vuông C1 có cạnh bằng a. Người ta chia mỗi cạnh của hình vuông thành bốn phần bằng nhau và nối các điểm chia một cách thích hợp để có hình vuông C2(hình vẽ). Từ hình vuông C2 lại tiếp tục làm như trên ta nhận được dãy các hình vuông C1, C2, C3, ..., Cn. Gọi Si là diện tích của hình vuông Ci(i∈{1;2;3;....}). Đặt T=S1+S2+S3+...+Sn+... biết rằng T=323, tính a?
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
Nếu cấp số nhân có số hạng đầu u1 và công bội q thì số hạng tổng quát un được xác định bởi công thức: un = u1.qn - 1 với n ≥ 2.
*Lý thuyết cần nắm
- Cấp số nhân là một dãy số (hữu hạn hoặc vô hạn), trong đó kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều là tích của số hạng đứng ngay trước nó với một số không đổi q.
Số q được gọi là công bội của cấp số nhân.
- Nếu (un) là cấp số nhân với công bội q, ta có công thức truy hồi:
un + 1 = un. q với .
- Đặc biệt
Khi q = 0, cấp số nhân có dạng u1, 0, 0, …., 0,…..
Khi q = 1, cấp số nhân có dạng u1, u1, u1, …., u1,…
Khi u1 = 0 thì với mọi q, cấp số nhân có dạng 0, 0, 0, 0, 0,…, 0..
Số hạng tổng quát.
- Định lí: Nếu cấp số nhân có số hạng đầu u1 và công bội q thì số hạng tổng quát un được xác định bởi công thức: un = u1.qn - 1 với n ≥ 2.
Tính chất các số hạng của cấp số nhân
- Định lí: Trong một cấp số nhân, bình phương của mỗi số hạng (trừ số hạng đầu và cuối) đều là tích của hai số hạng đứng kề với nó, nghĩa là:
( hay ).
IV. Tổng n số hạng đầu của một cấp số nhân.
- Định lí: Cho cấp số nhân (un) với công bội q ≠ 1. Đặt Sn = u1 + u2 + …+ un .
Khi đó: .
- Chú ý: Nếu q = 1 thì cấp số nhân là u1, u1, u1,….u1,….Khi đó, Sn = n.u1.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 158:
15/01/2025Biết đồ thị hàm số y=x3−3x+1 có hai điểm cực trị A, B. Khi đó phương trình đường thẳng AB là
Đáp án đúng: B
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
- Để xét điểm cực trị hàm số, ta sẽ:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tínhf'(x). Tìm các điểm tại đó f'(x)bằng 0 hoặc f'(x) không xác định.
Bước 3. Lập bảng biến thiên.
Bước 4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
* Các lý thuyết thêm và các dạng bài toán về cực trị hàm số:
1.Định nghĩa: Cho hàm số y = f(x)xác định và liên tục trên khoảng (a;b) (có thể a là -∞; b là +∞) và điểm x0∈(a;b).
Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x)< f(x0 ) với mọi x ∈ (x0 - h;x0 + h) và x≠x_0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực đại tại x0.
Nếu tồn tại số h >0 sao cho f(x) >f(x0 ) với mọi x ∈ (x0 - h;x0 + h) và x ≠ x0 thì ta nói hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x0.
2.Điều kiện đủ để hàm số có cực trị: Giả sử hàm số y=f(x) liên tục trên
K=(x0 - h;x0 + h)và có đạo hàm trên K hoặc trên K\{x0}, với h >0.
Nếu f'(x)> 0 trên khoảng (x0 - h;x0) và f'(x) <0 trên (x0;x0 + h) thì x0 là một điểm cực đại của hàm số f(x).
Nếu f'(x) < 0 trên khoảng (x0 - h;x0) và f'(x) >0 trên (x0;x0+ h) thì x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x).
Minh họa bằng bảng biến thiến
Chú ý.
Nếu hàm sốy=f(x) đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số; f(x0) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số, kí hiệu là fCÑ (fCT), còn điểm M(x0;f(x0)) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.
Các điểm cực đại và cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị. Giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) còn gọi là cực đại (cực tiểu) và được gọi chung là cực trị của hàm số.
DẠNG 1:Tìm cực trị của hàm số
Quy tắc 1:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tínhf'(x). Tìm các điểm tại đó f'(x)bằng 0 hoặc f'(x) không xác định.
Bước 3. Lập bảng biến thiên.
Bước 4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
Quy tắc 2:
Bước 1. Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2. Tính f'(x). Giải phương trình f'(x)và ký hiệuxi (i=1,2,3,...)là các nghiệm của nó.
Bước 3. Tính f''(x) và f''(xi ) .
Bước 4. Dựa vào dấu của f''(xi )suy ra tính chất cực trị của điểm xi.
DẠNG 2:Tìm tham số m để hàm số đạt cực trị tại một điểm
Trong dạng toán này ta chỉ xét trường hợp hàm số có đạo hàm tại x0.
Khi đó để giải bài toán này, ta tiến hành theo hai bước.
Bước 1. Điều kiện cần để hàm số đạt cực trị tại x0 là y'(x0) = 0, từ điều kiện này ta tìm được giá trị của tham số .
Bước 2. Kiểm lại bằng cách dùng một trong hai quy tắc tìm cực trị ,để xét xem giá trị của tham số vừa tìm được có thỏa mãn yêu cầu của bài toán hay không?
DẠNG 3:Biện luận theo m số cực trị của hàm số
1. Cực trị của hàm số bậc ba
Cho hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d, a ≠ 0.
y' = 0 ⇔ 3ax2 + 2bx + c = 0 (1) ; Δ'y' = b2 - 3ac
Phương trình (1) vô nghiệm hoặc có nghiệm kép thì hàm số đã cho không có cực trị.
Hàm số bậc 3 không có cực trị ⇔ b2 - 3ac ≤ 0
Phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt thì hàm số đã cho có 2 cực trị.
Hàm số bậc 3 có 2 cực trị ⇔ b2 - 3ac > 0
2. Cực trị của hàm số bậc bốn trùng phương
Cho hàm số: y = ax4 + bx2 + c (a ≠ 0) có đồ thị là (C).
y' = 4ax3 + 2bx; y' = 0 ⇔
(C)có một điểm cực trị y' = 0 có 1 nghiệm x = 0 ⇔ -b/2a ≤ 0 ⇔ ab ≥ 0.
(C)có ba điểm cực trị y' = 0 có 3 nghiệm phân biệt ⇔ -b/2a > 0 ⇔ ab < 0.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Cực trị của hàm số (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
Cực trị của hàm số và cách giải các dạng bài tập (2024) mới nhất
Câu 159:
15/01/2025Cho 6 điểm A, B, C, D, E, F. Tổng −−→AB+−−→CD+−−→EF bằng:
Đáp án đúng là: C.
*Lời giải:
Ta có: −−→AB+−−→CD+−−→EF
=−−→AD+−−→DB+−−→CF+−−→FD+−−→EB+−−→BF
=−−→AD+−−→CF+−−→EB+(−−→DB+−−→FD+−−→BF)
=−−→AD+−−→CF+−−→EB+(−−→FD+−−→DB+−−→BF)
=−−→AD+−−→CF+−−→EB+−−→EF
=−−→AD+−−→CF+−−→EB.
*Phương pháp giải:
- Nắm kỹ lý thuyết về vectơ và dạng bài tính tổng hiệu hai vecto
*Một số dạng bài về tích của vectơ với một số
*Lý thuyết cần nắm:
- Tích của vectơ với một số: Cho số k0 và vectơ . Tích của vectơ với số k là một vectơ, kí hiệu là , cùng hướng với nếu k > 0, ngược lại, ngược hướng với nếu k < 0 và có độ dài bằng .
- Tính chất: Với hai vectơ và bất kì, với mọi số h và k, ta có:
- Quy tắc trung điểm: Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì với mọi điểm M ta có:
- Quy tắc trọng tâm: Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì với mọi điểm M ta có:
Dạng 1: Tính độ dài vectơ khi biết tích vectơ với một số.
* Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa tích của vectơ với một số, các quy tắc về tổng, hiệu của các vectơ và các hệ thức lượng, định lý Py-ta-go để tính độ dài vectơ đó.
Dạng 2: Tìm một điểm thỏa mãn một đẳng thức vectơ cho trước.
* Phương pháp giải: Biến đổi đẳng thức đã cho về dạng trong đó A là một điểm cố định, cố định và dựng điểm M là điểm thỏa mãn .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Chuyên đề Vectơ lớp 10 (có đáp án)
Trắc nghiệm Tổng hiệu của hai vecto có đáp án – Toán lớp 10
Trắc nghiệm Tích của vecto với một số có đáp án – Toán lớp 10
Câu 160:
15/01/2025Trên đường tròn đơn vị, gọi các điểm A, B, C, D lần lượt là các điểm (1;0), (0;1), (-1;0), (0;-1). Cho L, M, N, P lần lượt là các điểm chính giữa các cung AB, BC, CD, DA. Cung có đầu mút trùng với A và có số đo α=−3π4+kπ. Mút cuối của trùng với điểm nào trong các điểm L, M, N, P?
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
+ Vì L là điểm chính giữa
+ Vì N là điểm chính giữa
+ Ta có
Vậy L hoặc N là mút cuối của
*Phương pháp giải:
- biến đổi biểu thức bằng cách áp dụng các công thức lượng giác
* Lý thuyết và các dạng bài về góc và cung lượng giác:
Công thức nhân đôi:
* Công thức hạ bậc:
Phương trình lượng giác cơ bản
Phương trình lượng giác đặc biệt
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Góc và cung lượng giác và cách giải bài tập (2024) chi tiết nhất
Giải Toán 10 Chương 6: Cung và góc lượng giác. Công thức lượng giác
Câu 161:
15/01/2025Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông đỉnh B, AB = a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = 2a. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng
Đáp án đúng: D
* Lời giải:
* Phương pháp giải:
Kẻ đường cao từ A đến mặt phẳng SBC. khi đó khoảng cách chính là độ dài AH
* Lý thuyết và một số dạng bài tập liên quan:
- Định nghĩa hình chóp: Hình chóp là một hình có mặt đáy là một đa giác và các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh này được gọi là đỉnh của chóp.
- Có 2 loại chóp phổ biến là chóp tam giác và chóp tứ giác
- Chú ý:
+ Đường cao của hình chóp là đường thẳng qua đỉnh và vuông góc với đáy.
+ Hình chóp có các cạnh bên bằng nhau thì chân đường cao là tâm đường tròn ngoại tiếp đa giác đáy.
+ Hình chóp có các mặt bên cùng tạo với đáy một góc bằng nhau thì chân đường cao là tâm đường tròn nội tiếp đa giác đáy
+ Hình chóp có một mặt bên vuông góc với đáy thì chân đường cao là chân đường vuông góc kẻ từ đỉnh xuống cạnh đáy của mặt bên đó.
+ 2 mặt bên cùng vuông góc với đáy thì giao tuyến của chúng vuông góc với đáy.
Công thức tính thể tích khối chóp
Cho khối chóp có đường cao là h
Diện tích đa giác đáy là S
Khi đó thể tích
DẠNG BÀI:
Dạng 1. Khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
Dạng 2. Khối chóp có mặt bên vuông góc với đáy
Dạng 3. Khối chóp có các cạnh bên bằng nhau
Dạng 4. Tỉ số thể tích
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
50 bài toán về thể tích khối chóp (có đáp án 2024) – Toán 12
Công thức tính thể tích khối chóp và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Cách tính thể tích khối chóp tứ giác đều và bài tập (2024) có đáp án
Câu 162:
15/01/2025Cho tam giác ABC có đường cao AI. Từ A kẻ tia Ax vuông góc AC, từ B kẻ tia By song song AC. Gọi M là giao điểm của tia Ax và tia By. Nối M với trung điểm P của AB, đường thẳng MP cắt AC tại Q và đường thẳng BQ cắt AI tại H.
a) Tứ giác AMBQ là hình gì?
b) Chứng minh CH vuông góc AB.
c) Chứng minh tam giác PIQ cân.
*Lời giải:
Vì Ax ⊥ AC ⇒ AM ⊥ AC
mà BM // AC
⇒ AM ⊥ BM
Chứng minh tương tự ⇒ AQ // BM và BM // AQ (cmt)
Suy ra AMBQ là hình bình hành.
Mà .
Vậy AMBQ là hình chữ nhật.
b) BQ ⊥ AC (cmt) mà
Suy ra H là trực tâm của tam giác ABC.
Do đó: CH ⊥ AB
c) AMBQ là hình chữ nhật mà
⇒ P là trung điểm AB và P là trung điểm QM
vuông tại I có đường trung tuyến IP
⇒
⇒ IP = PQ
⇒ cân tại P.
*Phương pháp giải:
Năm vững dấu hiệu nhận biết các hình để chứng minh
Nắm lại lý thuyết và cách chứng minh các đường trung trực, trung tuyến,...
*Lý thuyết nắm thêm
1. Định nghĩa
Hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song
Tứ giác ABCD là hình bình hành
2. Tính chất: Trong hình bình hành
a) Các cạnh đối bằng nhau;
b) Các góc đối bằng nhau;
c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết
a) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành;
b) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành;
c) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành;
d) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành;
e) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
II. Các dạng toán và phương pháp giải
Dạng 1. Vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các tính chất hình học
Phương pháp giải: Vận dụng định nghĩa, các tính chất về cạnh, góc và đường chéo của hình bình hành.
Dạng 2. Chứng minh tứ giác là hình bình hành
Phương pháp giải: Áp dụng các dấu hiệu nhận biết của hình bình hành
a) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành;
b) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành;
c) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành;
d) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành;
e) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Giải Toán 8 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối chương 3 trang 74
Câu 163:
16/01/2025Tìm nguyên hàm ∫1cosxdx.
* Lời giải
∫1cosxdx=∫cosxcos2xdx=∫cosx1−sin2xdx
Đặt t = sin x (–1 < t < 1)
Suy ra: cosxdx = dt
Ta có: ∫cosx1−sin2xdx=∫dt1−t2=∫dt(1−t)(1+t)
12∫(11−t+11+t)dt=12(−ln|1−t|+ln|1+t|)
=12(−ln(1−t)+ln(1+t))
Vậy ∫1cosxdx=12[−ln(1−t)+ln(1+t)].
* Phương pháp giải
sử dụng cách nguyên hàm bằng cách đổi cơ số
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Phương pháp tính nguyên hàm.
a) Phương pháp đổi biến số
Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 164:
16/01/2025Tính ∫tanxdx bằng
* Lời giải:
Ta có
* Phương pháp giải
áp dụng công thức nguyên hàm lượng giác để biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Phương pháp tính nguyên hàm.
a) Phương pháp đổi biến số
Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Nguyên hàm – Toán 12
Trắc nghiệm Nguyên hàm (có đáp án) - Toán 12
Câu 165:
16/01/2025Họ nguyên hàm của hàm số f(x)=tan2x là
* Lời giải
* Phương pháp giải
vận dụng công thức biến đổi nguyên hàm lượng giác để biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 166:
16/01/2025Tìm nguyên hàm của hàm số sau:∫xlnxdx
* Lời giải
Đặt
* Phương pháp giải
vận dụng công thức biến đổi nguyên hàm để biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 167:
16/01/2025Họ nguyên hàm của hàm số f(x) = e2x là
* Lời giải
Ta có: ∫e2xdx=
e2x+C
* Phương pháp giải
vận dụng công thức biến đổi nguyên hàmđể biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 168:
16/01/2025Tìm nguyên hàm của hàm số f(x)=x.ex
* Lời giải
Đặt và
Vậy
* Phương pháp giải
vận dụng công thức biến đổi nguyên hàm để biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 169:
16/01/2025∫lnxxdx. Đặt x=et,hãy viết lnxxdx theo t và dt.
* Lời giải
Ta có , do đó
* Phương pháp giải
vận dụng công thức biến đổi nguyên hàm để biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 170:
16/01/2025Nguyên hàm của hàm số f(x) = 2x là:
* Lời giải
Ta có:
∫2xdx=2xln2+C
* Phương pháp giải
vận dụng công thức biến đổi nguyên hàm để biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 171:
16/01/2025Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số y=13x3−2mx2+4x−5 đồng biến trên R
Đáp án đúng: C
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
Tìm tập xác định của hàm số
Tính đạo hàm của hàm số
Xét điề kiện để hàm số đồng biến
*Các dạng bài tập thường gặp sự đồng biến/nghịch biến của hàm mũ:
* Phương pháp chung:
Bước 1: Tìm tập xác định D.
Bước 2: Tính đạo hàm y' = f'(x).
Bước 3: Tìm nghiệm của f'(x) hoặc những giá trị x làm cho f'(x) không xác định.
Bước 4: Lập bảng biến thiên.
Bước 5: Kết luận.
- Dựa vào tính đơn điệu của hàm số mũ:
Cho hàm số y = ax, (a > 0; a ≠ 1). Khi đó:
Nếu a > 1 thì hàm số đồng biến trên R
Nếu 0 < a < 1 thì hàm số nghịch biến trên R
* Dạng bài toán:
Dạng 1: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
c) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (có đáp án)
Bài tập Sự đồng biến nghịch biến của hàm số Toán 12 mới nhất
Câu 172:
16/01/2025Số giao điểm của đồ thị hàm số y = x3-3x+1 và trục hoành là
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
Tính đạo hàm của hàm số
Xét bảng biến thiên tìm khoảng đồng biến/nghịch biến
*Các dạng bài tập thường gặp sự đồng biến/nghịch biến
Dạng 1: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
c) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (có đáp án)
Bài tập Sự đồng biến nghịch biến của hàm số Toán 12 mới nhất
Câu 173:
16/01/2025Cho hàm số y=x4+4x2 có đồ thị (C) .Tìm số giao điểm của đồ thị (C) và trục hoành?
Đáp án đúng: C
*Lời giải:
Suy ra đồ thị hàm số có một điểm chung với trục hoành.
Dạng 1: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
c) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (có đáp án)
Bài tập Sự đồng biến nghịch biến của hàm số Toán 12 mới nhất
Câu 174:
16/01/2025*Lời giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số và đường thẳng là
Ta có
Để đồ thị hàm số và đường thẳng có điểm chung thì
Dạng 1: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
c) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (có đáp án)
Bài tập Sự đồng biến nghịch biến của hàm số Toán 12 mới nhất
Câu 175:
16/01/2025So sánh M và √M biết M = 2−5√a√a+3 với a > 0.
*Lời giải:
Vì
Hay
Suy ra: .
*Phương pháp giải:
- Để rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai, ta cần vận dụng phối hợp các phép tính và các phép biến đổi đã biết.
- Khi rút gọn một dãy các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, lũy thứa và khai phương thì thứ tự thực hiện: khai căn trước rồi đến lũy thừa, sau đó đến nhân, chia, cộng, trừ.
* Lý thuyết cần nắm
- Để rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai, ta cần vận dụng phối hợp các phép tính và các phép biến đổi đã biết.
- Khi rút gọn một dãy các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, lũy thứa và khai phương thì thứ tự thực hiện: khai căn trước rồi đến lũy thừa, sau đó đến nhân, chia, cộng, trừ.
Đưa một thừa số ra ngoài dấu căn
• Với a ≥ 0, b ≥ 0, ta có: . Phép biến đổi này được gọi là phép đưa thừa số ra ngoài dấu căn.
• Đôi khi, ta phải biến đổi biểu thức dưới dấu căn về dạng thích hợp rồi mới thực hiện được phép đưa thừa số ra ngoài dấu căn.
• Có thể sử dụng phép đưa thừa số ra ngoài dấu căn để rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai.
Tổng quát: Với hai biểu thức A, B mà B ≥ 0 ta có , tức là:
Nếu A ≥ 0 và B ≥ 0 thì ;
Nếu A < 0 và B ≥ 0 thì .
Đưa thừa số vào trong dấu căn
• Phép đưa thừa số ra ngoài dấu căn có phép biến đổi ngược với nó là phép đưa thừa số vào trong dấu căn.
Với A ≥ 0 và B ≥ 0 thì .
Với A < 0 và B ≥ 0 thì .
Khử mẫu của biểu thức lấy căn
Tổng quát: Với các biểu thức A, B mà A. B ≥ 0 và B ≠ 0, ta có:
.
Trục căn thức ở mẫu
Trục căn thức ở mẫu số là biến đổi để biểu thức đó mất căn thức ở mẫu số.
Tổng quát:
• Với các biểu thức A, B mà B > 0 ta có:
.
• Với các biểu thức A, B, C mà A ≥ 0, A ≠ B2, ta có:
.
• Với các biểu thức A, B, C mà A ≥ 0, B ≥ 0, A ≠ B ta có:
.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Chuyên đề Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai (2022) - Toán 9
50 Bài tập Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai Toán 9 mới nhất
Câu 176:
16/01/2025cho hình bình hành abcd và điểm m tùy ý đẳng thức nào sau đây đúng
Đáp án đúng: D
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
- Nắm kỹ lý thuyết về vectơ và dạng bài tính tổng hiệu hai vecto
*Một số dạng bài về tích của vectơ với một số
*Lý thuyết cần nắm:
- Tích của vectơ với một số: Cho số k0 và vectơ . Tích của vectơ với số k là một vectơ, kí hiệu là , cùng hướng với nếu k > 0, ngược lại, ngược hướng với nếu k < 0 và có độ dài bằng .
- Tính chất: Với hai vectơ và bất kì, với mọi số h và k, ta có:
- Quy tắc trung điểm: Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì với mọi điểm M ta có:
- Quy tắc trọng tâm: Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì với mọi điểm M ta có:
Dạng 1: Tính độ dài vectơ khi biết tích vectơ với một số.
* Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa tích của vectơ với một số, các quy tắc về tổng, hiệu của các vectơ và các hệ thức lượng, định lý Py-ta-go để tính độ dài vectơ đó.
Dạng 2: Tìm một điểm thỏa mãn một đẳng thức vectơ cho trước.
* Phương pháp giải: Biến đổi đẳng thức đã cho về dạng trong đó A là một điểm cố định, cố định và dựng điểm M là điểm thỏa mãn .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Chuyên đề Vectơ lớp 10 (có đáp án)
Trắc nghiệm Tổng hiệu của hai vecto có đáp án – Toán lớp 10
Trắc nghiệm Tích của vecto với một số có đáp án – Toán lớp 10
Câu 177:
16/01/2025Hình đa diện đều có tất cả các mặt là ngũ giác có bao nhiêu cạnh?
Đáp án đúng: C
*Lời giải:
Hình đa diện đều có tất cả các mặt là ngũ giác đều là hình mười hai mặt đều (loại ) có 20 đỉnh, 30 cạnh, 12 mặt.
*Phương pháp giải:
- Nắm lại kiến thức về khối đa diện đều: định nghĩa, định lý( xác định số mặt, số đỉnh và loại đa diện đều), công thức tính diện tích và thể tích các khối đa diện đều
*Lý thuyết nắm thêm về khối đa diện đều:
Chú ý. Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có pĐ = 2C = nM
- Xét tứ diện đều
- Xét khối lập phương
- Xét bát diện đều
- Xét khối mười hai mặt đều
- Xét khối hai mươi mặt đều
*) Các dạng bài về khối đa diện:
a) Nhận diện khối đa diện
b) Tính thể tích khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
+ Một hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì cạnh bên đó chính là đường cao.
+ Một hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy thì cạnh bên là giao tuyến của hai mặt đó vuông góc với đáy
c) Tính thể tích khối lăng trụ đứng, lăng trụ đều
+) Khối lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng vuông góc với mặt đáy
+ Chiều cao là cạnh bên
+) Khối lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều
Tính chất:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau
+ Chiều cao là cạnh bên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Khái niệm về khối đa diện Toán 12
Câu 178:
16/01/2025Hình chóp lục giác đều có bao nhiêu mặt?
Đáp án đúng: D
*Lời giải:
Hình chóp lục giác đều gồm có 6 mặt bên và 1 mặt đáy.
*Phương pháp giải:
- Nắm lại kiến thức về khối đa diện đều: định nghĩa, định lý( xác định số mặt, số đỉnh và loại đa diện đều)
*Lý thuyết nắm thêm về khối đa diện đều:
Chú ý. Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có pĐ = 2C = nM
- Xét tứ diện đều
- Xét khối lập phương
- Xét bát diện đều
- Xét khối mười hai mặt đều
- Xét khối hai mươi mặt đều
*) Các dạng bài về khối đa diện:
a) Nhận diện khối đa diện
b) Tính thể tích khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
+ Một hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì cạnh bên đó chính là đường cao.
+ Một hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy thì cạnh bên là giao tuyến của hai mặt đó vuông góc với đáy
c) Tính thể tích khối lăng trụ đứng, lăng trụ đều
+) Khối lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng vuông góc với mặt đáy
+ Chiều cao là cạnh bên
+) Khối lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều
Tính chất:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau
+ Chiều cao là cạnh bên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Khái niệm về khối đa diện Toán 12
Câu 179:
16/01/2025Mặt phẳng (AB’C’) chia khối lăng trụ ABC.A’B’C’ thành các khối đa diện nào? các khối đa diện nào?
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
- Nắm lại kiến thức về khối đa diện đều:
*Lý thuyết nắm thêm về khối đa diện đều:
Chú ý. Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có pĐ = 2C = nM
- Xét tứ diện đều
- Xét khối lập phương
- Xét bát diện đều
- Xét khối mười hai mặt đều
- Xét khối hai mươi mặt đều
*) Các dạng bài về khối đa diện:
a) Nhận diện khối đa diện
b) Tính thể tích khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
+ Một hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì cạnh bên đó chính là đường cao.
+ Một hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy thì cạnh bên là giao tuyến của hai mặt đó vuông góc với đáy
c) Tính thể tích khối lăng trụ đứng, lăng trụ đều
+) Khối lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng vuông góc với mặt đáy
+ Chiều cao là cạnh bên
+) Khối lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều
Tính chất:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau
+ Chiều cao là cạnh bên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Khái niệm về khối đa diện Toán 12
Câu 180:
16/01/2025Mỗi cạnh của một hình đa diện là cạnh chung của đúng n mặt của hình đa diện đó. Với giá trị n nào dưới đây thì mệnh đề đã cho là đúng?
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
Mỗi cạnh của một hình đa diện là cạnh chung của đúng 2 mặt của hình đa diện đó
*Phương pháp giải:
- Nắm lại kiến thức về khối đa diện đều
*Lý thuyết nắm thêm về khối đa diện đều:
Chú ý. Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có pĐ = 2C = nM
- Xét tứ diện đều
- Xét khối lập phương
- Xét bát diện đều
- Xét khối mười hai mặt đều
- Xét khối hai mươi mặt đều
*) Các dạng bài về khối đa diện:
a) Nhận diện khối đa diện
b) Tính thể tích khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
+ Một hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì cạnh bên đó chính là đường cao.
+ Một hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy thì cạnh bên là giao tuyến của hai mặt đó vuông góc với đáy
c) Tính thể tích khối lăng trụ đứng, lăng trụ đều
+) Khối lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng vuông góc với mặt đáy
+ Chiều cao là cạnh bên
+) Khối lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều
Tính chất:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau
+ Chiều cao là cạnh bên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Khái niệm về khối đa diện Toán 12
Câu 181:
16/01/2025Đáp án đúng: B
*Lời giải:
*Phương pháp giải:
gọi số mặt là 2n do có 2n đỉnh
mà lăng trụ có 2020 đỉnh nên tìm ra n
*Lý thuyết nắm thêm về khối đa diện đều:
Chú ý. Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có pĐ = 2C = nM
- Xét tứ diện đều
- Xét khối lập phương
- Xét bát diện đều
- Xét khối mười hai mặt đều
- Xét khối hai mươi mặt đều
*) Các dạng bài về khối đa diện:
a) Nhận diện khối đa diện
b) Tính thể tích khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
+ Một hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì cạnh bên đó chính là đường cao.
+ Một hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy thì cạnh bên là giao tuyến của hai mặt đó vuông góc với đáy
c) Tính thể tích khối lăng trụ đứng, lăng trụ đều
+) Khối lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng vuông góc với mặt đáy
+ Chiều cao là cạnh bên
+) Khối lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều
Tính chất:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau
+ Chiều cao là cạnh bên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Khái niệm về khối đa diện Toán 12
Câu 182:
16/01/2025Hình chóp tứ giác là hình chóp có:
Đáp án đúng: C
*Lời giải:
Hình chóp tứ giác là hình chóp có mặt đáy là tứ giác
*Phương pháp giải:
- Nắm lại kiến thức về khối đa diện đều
*Lý thuyết nắm thêm về khối đa diện đều:
Chú ý. Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có pĐ = 2C = nM
- Xét tứ diện đều
- Xét khối lập phương
- Xét bát diện đều
- Xét khối mười hai mặt đều
- Xét khối hai mươi mặt đều
*) Các dạng bài về khối đa diện:
a) Nhận diện khối đa diện
b) Tính thể tích khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
+ Một hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì cạnh bên đó chính là đường cao.
+ Một hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy thì cạnh bên là giao tuyến của hai mặt đó vuông góc với đáy
c) Tính thể tích khối lăng trụ đứng, lăng trụ đều
+) Khối lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng vuông góc với mặt đáy
+ Chiều cao là cạnh bên
+) Khối lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều
Tính chất:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau
+ Chiều cao là cạnh bên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Khái niệm về khối đa diện Toán 12
Câu 183:
16/01/2025Cho các thẻ số dưới đây.
a) Lập 5 số chẵn có sáu chữ số.
b) Lập 5 số lẻ có sáu chữ số.
*Lời giải:
a) 5 số chẵn có sáu chữ số: 573 004; 573 400; 345 700; 300 574; 345 070
b) 5 số lẻ có sáu chữ số: 400 375; 400 357; 345 007; 405 307; 304 075
*Phương pháp giải:
vận dụng kiến thức bài số có 6 chữ số để làm
* Lý thuyết cần nắm
Viết số: 352 168
Đọc số: Ba trăm năm mươi hai nghìn một trăm sáu mươi tám.
Viết số thành tổng theo các hàng:
352 168 = 300 000 + 50 000 + 2 000 + 100 + 60 + 8
Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm tạo thành lớp đơn vị.
Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn tạo thành lớp nghìn.
10 trăm nghìn = 1 triệu
10 triệu = 1 chục triệu
10 chục triệu = 1 trăm triệu
Lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Vở bài tập Toán lớp 4 Bài 10: Số có sáu chữ số. Số 1 000 000 – Kết nối tri thức
35 Bài tập Các số có sáu chữ số lớp 4 (có đáp án)
Câu 184:
16/01/2025Cho tam giác ABCvuông tại A, đường cao AH. Biết HB=5,BC=9. Khi đó độ dài cạnh ACbằng
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
Ta có HC=4.
Theo hệ thức lượng cạnh và đường cao trong tam giác vuông ta có AC2=HC⋅BC⇒AC=6.
*Phương pháp giải:
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
*Lý thuyết nắm thêm
1. Định lí Côsin
Đối với tam giác ABC, ta thường kí hiệu A, B, C là các góc của tam giác tại đỉnh tương ứng; a, b, c tương ứng là độ dài của các cạnh đối diện với đỉnh A, B, C; p là nửa chu vi; S là diện tích; R, r tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.
Định lí Côsin. Trong tam giác ABC:
a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA.
b2 = c2 + a2 – 2ca.cosB.
c2 = a2 + b2 – 2ab.cosC.
2. Định lí sin
Trong tam giác ABC: .
3. Giải tam giác và ứng dụng thực tế
- Việc tính độ dài các cạnh và số đo các góc của một tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác đó được gọi là giải tam giác.
Chú ý: Áp dụng định lí côsin, sin và sử dụng máy tính cầm tay, ta có thể tính (gần đúng) các cạnh và các góc của một tam giác trong các trường hợp sau:
+ Biết hai cạnh và góc xen giữa.
+ Biết ba cạnh.
+ Biết một cạnh và hai góc kề.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ thức lượng trong tam giác – Toán 10 Kết nối tri thức
Chuyên đề Hệ thức lượng trong tam giác lớp 10 (Kết nối tri thức) | Chuyên đề dạy thêm Toán 10
Câu 185:
16/01/2025Cho tứ diện ABCD có AB=CD=2a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm AD và BC. Biết MN=a√3, góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng
*Lời giải:
Gọi P là trung điểm AC, ta có và suy ra
Dễ thấy Xét PMN ta có:
Suy ra
*Phương pháp giải:
- Áp dụng công thức tính của hình chóp
*Lý thuyết về hình chóp tứ giác đều
a) Hình chóp
- Đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh.
– Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.
b) Hình chóp đều
Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.
+ Chân đường cao của hình chóp đều trùng với tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
+ Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
a) Diện tích xung quanh của hình chop đều
Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn:
Sxq = p.d (p: nửa chu vi đáy, d: trung đoạn)
b) Diện tích toàn phần của hình chóp
Diện tích toàn phần của hình chóp bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích đáy:
Stp = Sxq + S (S: diện tích đáy)
c) Thể tích của hình chóp bằng một phần ba của diện tích đáy nhân với chiều cao:
V = 1/3S.h (S: diện tích đáy, h: chiều cao)
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Câu 186:
17/01/2025Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha là
*Lời giải:
Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha là
*Phương pháp giải:
Chú ý: Trong sóng dừng:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
*Lý thuyến cần nắm và các dạng bài toán về sóng dừng:
Sóng dừng
Sóng dừng là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng.
Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới
Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định
Dây PQ có hai đầu cố định (hai đầu là hai nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = kfo (fo, 2fo, 3fo,…) là tần số của họa âm bậc k.
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số nguyên lần tần số cơ bản.
Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
Dây PQ có một đầu cố định và một đầu tự do (một đầu là bụng và một đầu là nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số lẻ lần một phần tư bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k + 1.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = (2k+1)fo (fo, 3fo, 5fo,…) là tần số của họa âm bậc (2k+1).
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số lẻ lần tần số cơ bản.
Chú ý:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
Phương trình sóng dừng trên sợi dây AB
Đầu B là vật cản cố định (nút sóng):
- Phương trình sóng tới và phản xạ tại B là: uB = Acos2πft và u'B = - Acos2πft = Acos(2πft - π)
- Phương trình sóng tới và sóng phản xạ tại M cách B một khoảng d là:
- Phương trình sóng dừng tổng hợp tại M:
⇒Biên độ dao động của phần tử tại M:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Câu 187:
17/01/2025Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa 4 vân sáng liên tiếp trên màn quan sát là 2,4 mm. Khoảng vân trên màn là
Đáp án đúng: D
*Lời giải:
Khoảng cách giữa 4 vân sáng liên tiếp là3i=2,4mm⇒i=0,8mm
*Phương pháp giải:
Chú ý: Trong sóng dừng:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
*Lý thuyến cần nắm và các dạng bài toán về sóng dừng:
Sóng dừng
Sóng dừng là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng.
Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới
Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định
Dây PQ có hai đầu cố định (hai đầu là hai nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = kfo (fo, 2fo, 3fo,…) là tần số của họa âm bậc k.
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số nguyên lần tần số cơ bản.
Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
Dây PQ có một đầu cố định và một đầu tự do (một đầu là bụng và một đầu là nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số lẻ lần một phần tư bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k + 1.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = (2k+1)fo (fo, 3fo, 5fo,…) là tần số của họa âm bậc (2k+1).
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số lẻ lần tần số cơ bản.
Chú ý:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
Phương trình sóng dừng trên sợi dây AB
Đầu B là vật cản cố định (nút sóng):
- Phương trình sóng tới và phản xạ tại B là: uB = Acos2πft và u'B = - Acos2πft = Acos(2πft - π)
- Phương trình sóng tới và sóng phản xạ tại M cách B một khoảng d là:
- Phương trình sóng dừng tổng hợp tại M:
⇒Biên độ dao động của phần tử tại M:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Câu 188:
17/01/2025Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có bước sóng λ thì khoảng cách giữa n nút sóng liên tiếp bằng
*Lời giải:
Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có bước sóng thì khoảng cách giữa n nút sóng liên tiếp bằng (n−1)λ2
*Phương pháp giải:
Chú ý: Trong sóng dừng:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
*Lý thuyến cần nắm và các dạng bài toán về sóng dừng:
Sóng dừng
Sóng dừng là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng.
Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới
Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định
Dây PQ có hai đầu cố định (hai đầu là hai nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = kfo (fo, 2fo, 3fo,…) là tần số của họa âm bậc k.
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số nguyên lần tần số cơ bản.
Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
Dây PQ có một đầu cố định và một đầu tự do (một đầu là bụng và một đầu là nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số lẻ lần một phần tư bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k + 1.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = (2k+1)fo (fo, 3fo, 5fo,…) là tần số của họa âm bậc (2k+1).
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số lẻ lần tần số cơ bản.
Chú ý:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
Phương trình sóng dừng trên sợi dây AB
Đầu B là vật cản cố định (nút sóng):
- Phương trình sóng tới và phản xạ tại B là: uB = Acos2πft và u'B = - Acos2πft = Acos(2πft - π)
- Phương trình sóng tới và sóng phản xạ tại M cách B một khoảng d là:
- Phương trình sóng dừng tổng hợp tại M:
⇒Biên độ dao động của phần tử tại M:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Câu 189:
17/01/2025Gọi i là khoảng vân thì khoảng cách giữa một vâng sáng và một vân tối liên tiếp nhau trong trường giao thoa bằng
Đáp án đúng: B
*Lời giải:
*Gọi i là khoảng vân thì khoảng cách giữa một vâng sáng và một vân tối liên tiếp nhau trong trường giao thoa bằng 0,5i.
*Phương pháp giải:
Chú ý: Trong sóng dừng:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
*Lý thuyến cần nắm và các dạng bài toán về sóng dừng:
Sóng dừng
Sóng dừng là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng.
Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới
Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định
Dây PQ có hai đầu cố định (hai đầu là hai nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = kfo (fo, 2fo, 3fo,…) là tần số của họa âm bậc k.
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số nguyên lần tần số cơ bản.
Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
Dây PQ có một đầu cố định và một đầu tự do (một đầu là bụng và một đầu là nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số lẻ lần một phần tư bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k + 1.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = (2k+1)fo (fo, 3fo, 5fo,…) là tần số của họa âm bậc (2k+1).
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số lẻ lần tần số cơ bản.
Chú ý:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
Phương trình sóng dừng trên sợi dây AB
Đầu B là vật cản cố định (nút sóng):
- Phương trình sóng tới và phản xạ tại B là: uB = Acos2πft và u'B = - Acos2πft = Acos(2πft - π)
- Phương trình sóng tới và sóng phản xạ tại M cách B một khoảng d là:
- Phương trình sóng dừng tổng hợp tại M:
⇒Biên độ dao động của phần tử tại M:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Câu 190:
17/01/2025Từ phương trình (6.6), xác định khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động cùng pha và khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất dao động ngược pha (theo bước sóng).
Lời giải:
Phương trình (6.6):
Gọi M và N là hai điểm gần nhau nhất cách nguồn sóng khoảng cách lần lượt là xM và xN.
- Trường hợp M và N dao động cùng pha:
Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động cùng pha bằng một số nguyên lần bước sóng.
- Trường hợp M và N dao động ngược pha:
Tức là khoảng cách giữa hai điểm gần nhất dao động ngược pha bằng một số bán nguyên lần bước sóng.
*Phương pháp giải:
Chú ý: Trong sóng dừng:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
*Lý thuyến cần nắm và các dạng bài toán về sóng dừng:
Sóng dừng
Sóng dừng là sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút và các bụng.
Sóng dừng là kết quả giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. Sóng tới
Sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định
Dây PQ có hai đầu cố định (hai đầu là hai nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số nguyên lần nửa bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = kfo (fo, 2fo, 3fo,…) là tần số của họa âm bậc k.
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số nguyên lần tần số cơ bản.
Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do
Dây PQ có một đầu cố định và một đầu tự do (một đầu là bụng và một đầu là nút)
Điều kiện để hình thành sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài dây bằng số lẻ lần một phần tư bước sóng:
(k là số bó sóng).
Số nút sóng: Nnút = k + 1.
Số bụng sóng: Nbụng = k + 1.
Suy ra tần số sóng:
Đặt là tần số (họa âm) cơ bản.
Ta có f = (2k+1)fo (fo, 3fo, 5fo,…) là tần số của họa âm bậc (2k+1).
Như vậy muốn tạo sóng dừng phải kích thích với tần số bằng số lẻ lần tần số cơ bản.
Chú ý:
- Nút là những điểm luôn luôn đứng yên
- Bụng là những điểm luôn luôn dao động với biên độ cực đại
- Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp thì bằng nửa bước sóng.
Phương trình sóng dừng trên sợi dây AB
Đầu B là vật cản cố định (nút sóng):
- Phương trình sóng tới và phản xạ tại B là: uB = Acos2πft và u'B = - Acos2πft = Acos(2πft - π)
- Phương trình sóng tới và sóng phản xạ tại M cách B một khoảng d là:
- Phương trình sóng dừng tổng hợp tại M:
⇒Biên độ dao động của phần tử tại M:
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Câu 191:
17/01/2025Trong không gian Oxyz, cho điểm M(−2;−1;1). Khoảng cách từ điểm M tới trục Oy bằng
Đáp án đúng: D
*Lời giải:
Khoảng cách từ điểm M tới trục Oy bằng khoảng cách từ điểm M tới hình chiếu của điểm M trên trục Oy.
Ta có H(0;−1;0) ∈ Oy là hình chiếu của điểm M trên trục Oy.
.
*Phương pháp giải:
Khi đó khoảng cách từ điểm Mo đến mặt phẳng (α) được tính:
*Cách giải và các dạng bài toán về hệ trục tọa độ trong không gian:
Phương trình tổng quát của mặt phẳng
- Trong không gian Oxy , mọi mặt phẳng đều có dạng phương trình:
Ax + By + Cz + D = 0 với A2 + B2 + C2 ≠ 0
- Nếu mặt phẳng (α) có phương trình Ax + By + Cz + D = 0 thì nó có một VTPT là n→(A; B; C).
- Phương trình mặt phẳng đi qua điểm Mo(xo; yo; zo) và nhận vectơ n→(A; B; C) khác 0→ là VTPT là: A(x - xo) + B(y - yo) + C(z - zo) = 0 .
• Các trường hợp riêng
Xét phương trình mặt phẳng (α): Ax + By + Cz + D = 0 với A2 + B2 + C2 ≠ 0
- Nếu D = 0 thì mặt phẳng (α) đi qua gốc tọa độ O.
- Nếu A = 0, B ≠ 0, C ≠ 0 thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Ox.
- Nếu A ≠ 0, B = 0, C ≠ 0 thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oy.
- Nếu A ≠ 0, B ≠ 0, C = 0 thì mặt phẳng (α) song song hoặc chứa trục Oz.
- Nếu A = B = 0, C ≠ 0 thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxy).
- Nếu A = C = 0, B ≠ 0 thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oxz).
- Nếu B = C = 0, A ≠ 0 thì mặt phẳng (α) song song hoặc trùng với (Oyz).
Chú ý:
- Nếu trong phương trình (α) không chứa ẩn nào thì (α) song song hoặc chứa trục tương ứng.
- Phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn (α): . Ở đây (α) cắt các trục tọa độ tại các điểm (a; 0; 0), (0; b; 0), (0; 0; c) với abc ≠ 0.
Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng.
• Trong không gian Oxyz, cho điểm Mo(xo; yo; zo) và mặt phẳng (α): Ax + By + Cz + D = 0
Khi đó khoảng cách từ điểm Mo đến mặt phẳng (α) được tính:
Góc giữa hai mặt phẳng
Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng (α): A1x + B1y + C1z + D1 = 0 và (β): A2x + B2y + C2z + D2 = 0
Góc giữa (α) và (β) bằng hoặc bù với góc giữa hai VTPT nα→, nβ→. Tức là:
Một số dạng bài tập về viết phương trình mặt phẳng
Dạng 1: Viết phương trình mặt phẳng khi biết một điểm và vectơ pháp tuyến của nó.
Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có 1 VTPT.
Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua 1 điểm Mo(xo; yo; zo) và song song với 1 mặt phẳng (β): Ax + By + Cz + D = 0 cho trước.
Cách 1: Thực hiện theo các bước sau:
1. VTPT của (β) là nβ→ = (A; B; C)
2. (α) // (β) nên VTPT của mặt phẳng (α) là nα→ = nβ→ = (A; B; C)
3. Phương trình mặt phẳng (α): A(x - x0) + B(y - y0) + C(z - z0) = 0
Cách 2:
1. Mặt phẳng (α) // (β) nên phương trình (P) có dạng: Ax + By + Cz + D' = 0 (*), với D' ≠ D.
2. Vì (P) qua 1 điểm Mo(xo; yo; zo) nên thay tọa độ Mo(xo; yo; zo) vào (*) tìm được D'.
Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
1. Tìm tọa độ các vectơ: AB→, AC→
2. Vectơ pháp tuyến của (α) là: nα→ = [AB→, AC→]
3. Điểm thuộc mặt phẳng: A (hoặc B hoặc C).
4. Viết phương trình mặt phẳng qua 1 điểm và có VTPT nα
Dạng 4: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng Δ
1. Tìm VTCP của Δ là uΔ→
2. Vì (α) ⊥ Δ nên (α) có VTPT nα→ = uΔ→
3. Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có 1 VTPT nα→
Dạng 5: Viết phương trình mặt phẳng (α) chứa đường thẳng Δ, vuông góc với mặt phẳng (β)
1. Tìm VTPT của (β) là nβ→
2. Tìm VTCP của Δ là uΔ→
3. VTPT của mặt phẳng (α) là: nα→ = [nβ→; uΔ→]
4. Lấy một điểm M trên Δ
5. Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có 1 VTPT.
Dạng 6: Viết phương trình mặt phẳng (α) qua hai điểm A, B và vuông góc với mặt phẳng (β)
1. Tìm VTPT của (β) là nβ→
2. Tìm tọa độ vectơ AB→
3. VTPT của mặt phẳng (α) là: nα→ = [nβ→, AB→]
4. Áp dụng cách viết phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có 1 VTPT.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
Câu 192:
17/01/2025Tìm m để 2 đường thẳng d: y = 2x + m + 3; d’: y = −4x – m – 2 cắt nhau tại 1 điểm thuộc trục hoành.
Đáp án đúng: A
*Lời giải:
Dạng 1: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
c) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (có đáp án)
Bài tập Sự đồng biến nghịch biến của hàm số Toán 12 mới nhất
Câu 193:
17/01/2025Tìm m để 2 đường thẳng (d) cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung cho hàm số y = (m + 2)x + 2m2 + 1 tìm m để hai đường thẳng (d): y = (m + 2)x + 2m2 + 1 và (d'): y = 3x + 3 cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung.
*Lời giải:
Để 2 đường thẳng (d) và (d') cắt nhau trên trục tung thì x = 0
Ta có : (d): y = 2m2 + 1
(d'): y = 3.0 + 3 = 3
Vì (d) ∩ (d') nên 2m2 + 1 = 3
Do đó m = 1 hoặc m = − 1.
Vậy m = 1 hoặc m = − 1.
Dạng 1: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
c) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (có đáp án)
Bài tập Sự đồng biến nghịch biến của hàm số Toán 12 mới nhất
Câu 194:
17/01/2025Cho điểm A(1; 4). Gọi B là điểm đối xứng với điểm A qua gốc toạ độ O. Tìm toạ độ của điểm C có tung độ bằng 3, sao cho tam giác ABC vuông tại C.
Lời giải:
Vì B là điểm đối xứng với A qua gốc toạ độ nên B(– 1; – 4)
Giả sử C(x; 3) .
Vì tam giác ABC vuông tại C nên ta có .
Vậy hoặc .
* Phương pháp giải:
để tam giác ABC vuông tại C khi và chỉ khi tích vecto: CA.CB =0
* Lý thuyết nắm thêm
Trong không gian, ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục. Gọi lần lượt là các vectơ đơn vị trên các trục Ox, Oy, Oz.
• Hệ ba trục như vậy được gọi là hệ trục tọa độ Descartes vuông góc Oxyz, hay đơn giản là hệ tọa độ Oxyz.
• Điểm O được gọi là gốc tọa độ.
• Các mặt phẳng (Oxy), (Oyz), (Ozx) đôi một vuông góc với nhau được gọi là các mặt phẳng tọa độ.
Không gian với hệ tọa độ Oxyz còn được gọi là không gian Oxyz.
• Tọa độ của điểm trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho một điểm M tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của điểm M đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết M = (x; y; z) hoặc M(x; y; z), trong đó x là hoành độ, y là tung độ và z là cao độ của M.
Nhận xét: Nếu điểm M có tọa độ (x; y; z) đối với hệ tọa độ Oxyz thì:
- Hình chiếu vuông góc của M trên các trục Ox, Oy và Oz có tọa độ lần lượt là (x; 0; 0), (0; y; 0) và (0; 0; z).
- Hình chiếu vuông góc của M trên các mặt phẳng (Oxy), (Oyz) và (Ozx) có tọa độ lần lượt là (x; y; 0), (0; y; z), (x; 0; z).
• Tọa độ của vectơ trong không gian
Trong không gian Oxyz, cho vectơ tùy ý. Bộ ba số (x; y; z) duy nhất sao cho được gọi là tọa độ của vectơ đối với hệ tọa độ Oxyz. Khi đó, ta viết hoặc .
Nhận xét:
- Tọa độ của vectơ cũng là tọa độ của điểm M sao cho
- Trong không gian, cho hai vectơ và . Khi đó, nếu và chỉ nếu .
• Tọa độ của vectơ theo tọa độ hai đầu mút
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm M(xM; yM; zM) và N(xN; yN; zN). Khi đó: .
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Lý thuyết Hệ trục toạ độ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức
50 bài toán về cực trị tọa độ không gian (có đáp án 2024) – Toán 12
Câu 195:
17/01/2025Diện tích đáy của khối lăng trụ có chiều cao h bằng và thể tích bằng V là
*Lời giải:
Ta có V=Bh⇔B=Vh.
Vậy diện tích đáy của của khối lăng trụ có chiều cao bằng h và thể tích bằng V là h=VB.
*Phương pháp giải:
- Nắm lại kiến thức về khối đa diện đều
*Lý thuyết nắm thêm về khối đa diện đều:
Chú ý. Gọi Đ là tổng số đỉnh, C là tổng số cạnh và M là tổng các mặt của khối đa diện đều loại {n; p}. Ta có pĐ = 2C = nM
- Xét tứ diện đều
- Xét khối lập phương
- Xét bát diện đều
- Xét khối mười hai mặt đều
- Xét khối hai mươi mặt đều
*) Các dạng bài về khối đa diện:
a) Nhận diện khối đa diện
b) Tính thể tích khối chóp có cạnh bên vuông góc với đáy
+ Một hình chóp có một cạnh bên vuông góc với đáy thì cạnh bên đó chính là đường cao.
+ Một hình chóp có hai mặt bên kề nhau cùng vuông góc với đáy thì cạnh bên là giao tuyến của hai mặt đó vuông góc với đáy
c) Tính thể tích khối lăng trụ đứng, lăng trụ đều
+) Khối lăng trụ đứng
Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có cạnh bên vuông góc với mặt đáy.
Tính chất:
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng là hình chữ nhật
+ Các mặt bên hình lăng trụ đứng vuông góc với mặt đáy
+ Chiều cao là cạnh bên
+) Khối lăng trụ đều
Định nghĩa: Hình lăng trụ đều là hình lăng trụ đứng có đáy là đa giác đều
Tính chất:
+ Các mặt bên của hình lăng trụ đều là các hình chữ nhật bằng nhau
+ Chiều cao là cạnh bên.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Bài tập Khái niệm về khối đa diện Toán 12
Câu 196:
17/01/2025Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác nhau phụ thuộc vào:
Đáp án đúng: là D
Lời giải:
D. tất cả các trường hợp trên
*Phương pháp giải:
Nắm vững về tài chính ngân hàng
*Lý thuyến cần nắm
. Khái niệm, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại
a. Khái niệm
Thương mại là khâu tất yếu của quá trình sản xuất, được coi là mạch máu của nền kinh tế, có vai trò quan trọng về nhiều mặt.
b. Vai trò
- Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển sản xuất.
- Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và quốc tế, làm cho nền kinh tế của mỗi nước là một bộ phận khăng khít của nền kinh tế thế giới.
- Hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng mới, thị hiếu mới.
c. Đặc điểm
- Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.
- Không gian hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn mở rộng ra thế giới, mang tính toàn cầu (ngoại thương).
- Hoạt động chủ yếu có hai nhóm là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố thương mại
- Trình độ phát triển kinh tế, các ngành sản xuất vật chất tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Đặc điểm dân số, trong đó số dân và nguồn lao động, cơ cấu dân số, sự phân bố dân cư và mạng lưới điểm quần cư, phong tục tập quán,... ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nội thương, đến việc tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần nhiều lao động.
- Khoa học - công nghệ và chính sách có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu thương mại, mở rộng hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, hình thành nhiều loại hình và phương thức hoạt động mới (thương mại điện tử, các siêu thị, trung tâm thương mại…).
- Nhân tố khác: Các nhân tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn,... cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của thương mại.
Tình hình phát triển và phân bố
a. Nội thương
- Khái niệm: là hoạt động thương mại diễn ra bên trong phạm vi của một quốc gia.
- Vai trò:
+ Là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng.
+ Đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.
- Thước đo sự phát triển: chỉ tiêu Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
- Phân bố
+ Việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, cửa hàng tạp hoá, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh trên toàn thế giới, nhiều tập đoàn thương mại và siêu thị lớn đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
+ Xã hội văn minh, hiện đại, con người có xu hướng mua sắm hàng hoá ở các siêu thị, trung tâm thương mại và mua bán online.
b. Ngoại thương
- Khái niệm: là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia trên thế giới, thông qua việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28 (Cánh diều): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch
Giải Địa lí 10 Bài 37 (Kết nối tri thức): Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng
Câu 197:
17/01/2025Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường : y= x3- x và y= x- x2
Đáp án đúng: B
* Lời giải
Đồ thị hàm số y = x3 - x; y = x - x2 .Đặt f1(x) = x3 - x, f2(x) = x - x2
Ta có f1(x) - f2(x) = 0 <=> x3 + x2 - 2x = 0 có 3 nghiệm x = -2; x = 0 ; x = 1
Vậy : Diện tích hình phẳng đã cho là :
=
* Phương pháp giải
Tính tích phân của hàm số giới hạn với hai đồ thị hàm số
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 198:
17/01/2025Tìm nguyên hàm của hàm số f(x)=sin 2x
Đáp án đúng: A.
* Lời giải
* Phương pháp giải
vận dụng công thức biến đổi nguyên hàm để biến đổi
* Các dạng bài toán về tìm nguyên hàm và tích phân:
Nguyên hàm.
- Định nghĩa
Cho hàm số f(x) xác định trên K (K là khoảng, đoạn hay nửa khoảng của R).
Hàm số F(x) được gọi là nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi .
- Định lí 1.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì với mỗi hằng số C, hàm số G(x) = F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.
- Định lí 2.
Nếu F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C, với C là một hằng số.
Do đó là họ tất cả các nguyên hàm của f(x) trên K.
Kí hiệu:
- Chú ý: Biểu thức f(x)dx chính là vi phân của nguyên hàm F(x) của f(x), vì dF(x) = F’(x)dx = f(x)dx.
Tính chất của nguyên hàm
- Tính chất 1.
Ví dụ 3.
- Tính chất 2.
(k là hằng số khác 0).
- Tính chất 3.
Bảng nguyên hàm của một số hàm số thường gặp
Phương pháp đổi biến số
- Định lí 1.
Nếu và u = u(x) là hàm số có đạo hàm liên tục thì:
Hệ quả: Nếu u = ax + b (a ≠ 0), ta có:
Phương pháp tính nguyên hàm từng phần.
- Định lí 2.
Nếu hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K thì:
- Chú ý.
Vì u’(x) dx = du; v’(x) dx = dv. Nên đẳng thức trên còn được viết ở dạng:
Đó là công thức nguyên hàm từng phần.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Câu 199:
17/01/2025Tìm giá trị của b để đường thẳng y = 2x + b - 1 cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 1
*Lời giải:
Thay x = 1 vào phương trình y = 2x + b - 1:
y = 2(1) + b - 1
y = 2 + b - 1
y = b + 1
Vì điểm cắt trục hoành có hoành độ bằng 1, nên ta có y = 1. Thay y = 1 vào phương trình trên:
1 = b + 1
Giải phương trình trên ta có:
b = 1 - 1
b = 0
Dạng 1: Tìm giá trị của m để hàm số đơn điệu trên R.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Tính f′(x).
– Bước 2: Nêu các điều kiện của bài toán:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên R⇔y′=f′(x)⩾0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên R⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈R và y′=0 tại một hữu hạn điểm.
– Bước 3: Từ các điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai để tìm m.
Dạng 2: Tìm m để hàm số đơn điệu trên miền D đã cho trước.
* Phương pháp làm bài:
– Bước 1: Nêu các điều kiện để hàm số đơn điệu trên D:
+ Hàm số y=f(x) đồng biến trên D⇔y′=f′(x)⩾0, với ∀x∈D.
+ Hàm số y=f(x) nghịch biến trên D⇔y′=f′(x)⩽0,với ∀x∈D.
– Bước 2: Từ điều kiện trên hãy sử dụng các cách suy luận khác nhau cho từng bài toán để tìm m.
- Bước 3: Kết luận
c) Dạng 4: Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng
– Bước 1: Tính y′
– Bước 2: Nêu điều kiện để hàm số đồng biến và nghịch biến:
– Bước 3: Đưa ra kết luận.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Trắc nghiệm Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số (có đáp án)
Bài tập Sự đồng biến nghịch biến của hàm số Toán 12 mới nhất
Câu 200:
17/01/2025Trong mp tọa độ Oxy có parabol (P): y = x2 và đường thẳng (d) y = (m + 2)x + 3. Tìm tất cả các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có các hoành độ là các số nguyên.
*Lời giải:
b) Gọi x1,x2 là nghiệm của phương trình (1). Theo định lí Vi-ét: {x1+x2=m+2x1x2=−3
Để x1,x2∈Z mà x1x2=−3 nên {x1=−1x2=3 hoặc {x1=3x2=−1 hoặc {x1=−3x2=1 hoặc {x1=1x2=−3
Suy ra [x1+x2=2x1+x2=−2⇔[m+2=2m+2=−2⇔[m=0m=−4
Vậy với m = 0 hoặc m = -4 thì (d) và (P) cắt nhau tại hai điểm phân biệt có hoành độ là các số nguyên.
*Phương pháp giải:
Áp dụng viet:
- Hệ thức Vi – ét: Cho phương trình bậc hai một ẩn a + bx + c = 0 (a ≠ 0) . Nếu là nghiệm của phương trình thì ta có:
* Dạng bài toán:
- Hệ thức Vi – ét: Cho phương trình bậc hai một ẩn a + bx + c = 0 (a ≠ 0) . Nếu là nghiệm của phương trình thì ta có:
- Ứng dụng của hệ thức Vi – ét:
+) Nếu phương trình a + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là = 1, nghiệm kia là
+) Nếu phương trình a + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là = -1, nghiệm kia là
+) Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình
Các dạng bài tập và ví dụ minh họa
Dạng 1: Không giải phương trình, tính giá trị của biểu thức đối xứng giữa các nghiệm
Phương pháp giải:
- Áp dụng hệ thức Vi-ét cho hai nghiệm:
- Biến đổi biểu thức về nghiệm của phương trình từ đề bài (dùng hằng đẳng thức, nhân đa thức với đa thức, công trừ phân thức,…) để áp dụng công thức Vi-ét nhằm tính giá trị của biểu thức theo () và ()
Dạng 2: Tìm tham số m để phương trình thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp giải:
- Tính biệt thức: - 4ac hoặc - ac (với b = 2b’) để tìm điều kiện của m để phương trình có nghiệm.
- Áp dụng hệ thức Vi-ét cho hai nghiệm:
- Biến đổi biểu thức về nghiệm của phương trình từ đề bài để áp dụng công thức Vi-ét nhằm tìm ra điều kiện của m thỏa mãn yêu cầu đề bài.
Dạng 3: Tìm hệ thức liên hệ giữa các nghiệm không phụ thuộc tham số
Phương pháp giải:
Để tìm hệ thức giữa các nghiệm của phương trình bậc hai không phụ thuộc tham số ta làm như sau:
- Tìm điều kiện để phương trình có nghiệm là
- Áp dụng hệ thức Vi-ét
- Biến đổi biểu thức kết quả sao cho không còn chứa tham số.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết:
Các dạng bài tập Hệ thức Vi-ét và ứng dụng (có đáp án 2024) và cách giải
Bài thi liên quan
-
Tổng hợp câu hỏi môn Toán (phần 2)
-
33 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Tổng hợp câu hỏi môn Toán (phần 3)
-
78 câu hỏi
-
0 phút
-