Lý thuyết Phương trình bậc hai một ẩn - Toán 9 Kết nối tri thức
Tóm tắt lý thuyết Toán lớp 9 Bài 19: Phương trình bậc hai một ẩn hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 9.
Lý thuyết Toán 9 Bài 19: Phương trình bậc hai một ẩn
1. Định nghĩa phương trình bậc hai một ẩn
Nhận biết phương trình bậc hai một ẩn
Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng
ax2 + bx + c = 0,
trong đó x là ẩn; a, b, c là những số cho trước gọi là hệ số và a ≠ 0.
Ví dụ 1. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai một ẩn? Chỉ rõ các hệ số a, b, c của mỗi phương trình bậc hai một ẩn đó.
a) 0x2 – 8 = 0;
b)
c)
d) –x2 + (2m + 5)x – 10 = 0;
e) x4 + 2x2 – 6 = 0.
Hướng dẫn giải
a) Phương trình 0x2 – 8 = 0 không là phương trình bậc hai một ẩn vì hệ số a = 0.
b) Phương trình là phương trình bậc hai ẩn y và có các hệ số
c) Phương trình là phương trình bậc hai ẩn t và có các hệ số
d) Phương trình –x2 + (2m + 5)x – 10 = 0 là phương trình bậc hai ẩn x và có các hệ số a = –1; b = 2m + 5; c = –10.
e) Phương trình x4 + 2x2 – 6 = 0 không là phương trình bậc hai một ẩn vì phương trình này có chứa x4.
2. Cách giải phương trình bậc hai một ẩn có dạng đặc biệt
Cách giải phương trình bậc hai một ẩn dạng khuyết
– Giải một phương trình bậc hai là tìm tất cả các nghiệm của nó.
– Ta giải một số phương trình bậc hai dạng ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0), mà khuyết số hạng bậc nhất (tức là b = 0) hoặc khuyết số hạng tự do (tức là c = 0) bằng phương pháp đặt nhân tử chung đưa về dạng tích hoặc dùng hằng đẳng thức để đưa vế trái về một bình phương.
Chú ý:
⦁ Nếu A.B = 0 thì A = 0 hoặc B = 0;
⦁ Nếu A2 = B (B ≥ 0) thì hoặc
Ví dụ 2. Giải các phương trình:
a) 3x2 + 9x = 0;
b) x2 – 16 = 0;
c) (x – 1)2 = 4.
Hướng dẫn giải
a) 3x2 + 9x = 0
3x(x + 3) = 0
x = 0 hoặc x + 3 = 0
x = 0 hoặc x = –3.
Vậy phương trình có hai nghiệm là: x1 = 0, x2 = –3.
b) x2 – 16 = 0
x2 = 16
x = 4 hoặc x = –4.
Vậy phương trình có hai nghiệm là: x = 4, x = –4.
c) (x – 1)2 = 4
x – 1 = 2 hoặc x – 1 = –2
x = 3 hoặc x = –1.
Vậy phương trình có hai nghiệm là: x = 3, x = –1.
Chú ý: Để giải phương trình bậc hai dạng x2 + bx = c, ta có thể cộng thêm vào hai vế của phương trình với cùng một số thích hợp để vế trái có thể biến đổi thành một bình phương. Từ đó có thể giải phương trình đã cho.
Ví dụ 3. Giải phương trình x2 – 10x + 5 = 29.
Hướng dẫn giải
Ta có:
x2 – 10x + 5 = 29
x2 – 10x + 5 + 20 = 29 + 20
x2 – 10x + 25 = 49
(x – 5)2 = 49
x – 5 = 7 hoặc x – 5 = –7
x = 12 hoặc x = –2.
Vậy phương trình có hai nghiệm là: x = 12, x = –2.
3. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
3.1. Cách giải phương trình bậc hai
Để giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) trong trường hợp tổng quát, ta làm như sau:
– Chuyển hạng tử tự do c sang vế phải: ax2 + bx = –c.
– Chia cả hai vế của phương trình cho hệ số a của x2:
– Cộng vào hai vế của phương trình nhận được với để vế trái có thể biến đổi thành bình phương của một biểu thức: hay
Kí hiệu ∆ = b2 – 4ac và gọi là biệt thức của phương trình (∆ đọc là “đenta”). Khi đó, ta có thể viết lại phương trình cuối dưới dạng
3.2. Công thức nghiệm của của phương trình bậc hai
Xét phương trình bậc hai một ẩn ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0).
Tính biệt thức ∆ = b2 – 4ac.
⦁ Nếu ∆ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
⦁ Nếu ∆ = 0 thì phương trình có nghiệm kép
⦁ Nếu ∆ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
Ví dụ 4. Áp dụng công thức nghiệm, giải các phương trình sau:
a) x2 – 7x + 12 = 0;
b) –x2 + 16x – 64 = 0;
c) 4x2 + 3x + 10 = 0.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: ∆ = b2 – 4ac = (–7)2 – 4.1.12 = 1 > 0 và
Do đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt:
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là x1 = 4, x2 = 3.
b) Ta có: ∆ = b2 – 4ac = 162 – 4.(–1).(–64) = 0.
Do đó, phương trình có nghiệm kép:
Vậy phương trình có nghiệm kép x1 = x2 = 8.
c) Ta có: ∆ = b2 – 4ac = 32 – 4.4.10 = –151 < 0.
Vậy phương trình vô nghiệm.
3.3. Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai
Xét phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0), với b = 2b’ và ∆’ = b’2 – ac.
⦁ Nếu ∆’ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt:
⦁ Nếu ∆’ = 0 thì phương trình có nghiệm kép
⦁ Nếu ∆’ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
Ví dụ 5. Xác định a, b’, c và sử dụng công thức nghiệm thu gọn để giải các phương trình sau:
a) –4x2 + 2x + 5 = 0;
b)
c) x2 – 4x + 9 = 0.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: a = –4, b’ = 1, c = 5 và ∆’ = b’2 – ac = 12 – (–4).5 = 21 > 0.
Do đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt:
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
b) Ta có: và
Do đó, phương trình có nghiệm kép:
Vậy phương trình có nghiệm kép là:
c) Ta có: a = 1, b’ = –2, c = 9 và ∆’ = b’2 – ac = (–2)2 – 1.9 = –5 < 0.
Vậy phương trình vô nghiệm.
4. Tìm nghiệm của phương trình bậc hai bằng máy tính cầm tay
Sử dụng máy tính cầm tay, ta có thể dễ dàng tìm nghiệm của các phương trình bậc hai một ẩn.
Ví dụ 6. Sử dụng máy tính cầm tay, tìm nghiệm của các phương trình sau:
a) x2 – 12x + 4 = 0;
b)
c)
Hướng dẫn giải
Với một loại máy tính cầm tay, sau khi mở máy ta bấm phím để chuyển về chế độ giải phương trình bậc hai.
Tiếp theo, với từng phương trình, ta thực hiện như sau:
Chú ý: Để hiển thị kết quả xấp xỉ ở dạng số thập phân sau khi nhận kết quả ta bấm phím
Sơ đồ tư duy Phương trình bậc hai một ẩn
Bài tập Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 1. Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai ẩn x?
A. 5x2 = 0;
B.
C.
D. 0x2 + 6x + 15 = 0.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Phương trình 5x2 = 0 là phương trình bậc hai ẩn x với các hệ số a = 5, b = c = 0.
Phương trình là phương trình bậc hai ẩn t với các hệ số
Phương trình không là phương trình bậc hai vì có chứa ẩn y dưới mẫu.
Phương trình 0x2 + 6x + 15 = 0 không là phương trình bậc hai vì có hệ số a = 0.
Vậy ta chọn phương án A.
Bài 2. Phương trình 4x2 – 11x = 0 có nghiệm là
A. x = 0;
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Giải phương trình:
4x2 – 11x = 0
x(4x – 11) = 0
x = 0 hoặc 4x – 11 = 0
x = 0 hoặc
Vậy phương trình có hai nghiệm là
Do đó ta chọn phương án C.
Bài 3. Để tìm nghiệm của phương trình 0,5x2 + 0,625x – 1,1375 = 0, ta bấm lần lượt các phím sau:
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Để tìm nghiệm của phương trình 0,5x2 + 0,625x – 1,1375 = 0, ta bấm lần lượt các phím sau:
Màn hình hiện ra kết quả:
Vậy ta chọn phương án D.
Bài 4. Không giải phương trình, hãy nhận xét số nghiệm của các phương trình sau:
a) –22x2 + 3151x – 96 = 0;
b) x2 + 82x + 1681 = 0;
c) 4x2 – 8x + 2048 = 0.
Hướng dẫn giải
a) Ta có: ∆ = b2 – 4ac = 3 1512 – 4.(–22).(–96) = 9 920 353 > 0.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt.
b) Vì b = 82 nên b’ = 41.
Ta có: ∆’ = b’2 – ac = 412 – 1.1681 = 0.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm kép.
c) Vì b = –8 nên b’ = –4.
Ta có: ∆’ = b’2 – ac = (–4)2 – 4.2 048 = –8 176 < 0.
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
Bài 5. Giải các phương trình sau:
a) (2x – 3)2 – 10 = 0;
b) 4x(x + 2) = –15;
c)
d)
Hướng dẫn giải
a) (2x – 3)2 – 10 = 0
(2x – 3)2 = 10
hoặc
hoặc
hoặc
Vậy phương trình có hai nghiệm là:
b) 4x(x + 2) = –15
4x2 + 8x = –15
4x2 + 8x + 4 = –15 + 4
(2x + 2)2 = –11.
Vì –11 < 0 nên phương trình (2x + 2)2 = –11 vô nghiệm.
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
c)
Ta có:
Do đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
Vậy phương trình có hai nghiệm phân biệt là:
d)
Ta có:
Do đó, phương trình có nghiệm kép:
Vậy phương trình đã cho có nghiệm kép:
Bài 6. Ra đa của một máy trực thăng theo dõi chuyển động của một ô tô trong 10 phút, phát hiện rằng tốc độ v (km/h) của ô tô thay đổi phụ thuộc vào thời gian t (phút) được cho bởi công thức v = 3t2 – 25t + 98.
a) Tính tốc độ của ô tô khi t = 7.
b) Tính giá trị của t khi tốc độ của ô tô là 150 km/h (theo đơn vị phút và làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Hướng dẫn giải
a) Với t = 7, ta có: v = 3.72 – 25.7 + 98 = 70 (km/h).
Vậy tốc độ của ô tô khi t = 7 là 70 km/h.
b) Theo giả thiết, ta có: v = 150.
Tức là, 3t2 – 25t + 98 = 150.
Hay, 3t2 – 25t – 52 = 0.
Phương trình trên có ∆ = b2 – 4ac = (–25)2 – 4.3.(–52) = 1 249 > 0.
Do đó, phương trình 3t2 – 25t – 52 = 0 có hai nghiệm phân biệt:
Vì t > 0 nên ta nhận t1 ≈ 10,1.
Vậy khi tốc độ của ô tô là 150 km/h thì t ≈ 10,1 phút.
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu 9 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn 9 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Bài tập Tiếng Anh 9 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 9 - Global success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Trọn bộ Ngữ pháp Tiếng Anh 9 Global success đầy đủ nhất
- Giải sbt Tiếng Anh 9 – Global Success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 9 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 – Kết nối tri thức