Lý thuyết Cung và dây của một đường tròn – Toán lớp 9 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 9 Bài 14: Cung và dây của một đường tròn chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 9.

1 445 20/07/2024


Lý thuyết Toán 9 Bài 14: Cung và dây của một đường tròn- Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Cung và dây của một đường tròn

1. Dây và đường kính của đường tròn

Khái niệm dây

Đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý của một đường tròn gọi là một dây (hay dây cung) của đường tròn.

Khái niệm đường kính của đường tròn

Mỗi dây đi qua tâm là một đường kính của đường tròn.

Đường kính của đường tròn bán kính R là 2R.

Ví dụ:

Lý thuyết Cung và dây của một đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 1)

Trong hình trên, CD là một dây, AB là một đường kính của (O).

Quan hệ giữa dây và đường kính

Trong một đường tròn, đường kính là dây cung lớn nhất.

2. Góc ở tâm, cung và số đo của một cung

Khái niệm góc ở tâm và cung tròn

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

Lý thuyết Cung và dây của một đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 2)

- Nếu 00<α<1800 thì cung nằm bên trong góc được gọi là cung nhỏ, cung nằm bên ngoài góc được gọi là cung lớn.

- Nếu α=1800 thì mỗi cung là một nửa đường tròn.

- Cung nằm bên trong gọi là cung bị chắn. Góc bẹt chắn nửa đường tròn.

Ví dụ:

Lý thuyết Cung và dây của một đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

Trong hình trên, AmO là cung nhỏ, ta có thể kí hiệu gọn là AB.

AnB là cung lớn.

Ta nói góc AOB chắn cung AB hay cung AB bị chắn bởi góc AOB.

Cách xác định số đo một cung

Số đo của một cung được xác định như sau:

- Số đo của nửa đường tròn bằng 1800.

- Số đo của cung nhỏ bằng số đo của góc ở tâm chắn cung đó.

- Số đo cung lớn bằng hiệu giữa 3600 và số đo của cung nhỏ có chung hai mút.

Ví dụ: Số đo của cung AB được kí hiệu là sđAB.

Lý thuyết Cung và dây của một đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

AmB=AOB^=α; sđAnB=3600α.

Chú ý:

- Cung có số đo n0 còn được gọi là cung n0. Cả đường tròn được coi là cung 3600. Đôi khi ta cũng coi một điểm là cung 00.

- Hai cung trên một đường tròn gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng số đo.

B. Bài tập Cung và dây của một đường tròn

Đang cập nhật ...

C. Sơ đồ tư duy Cung và dây của một đường tròn

1 445 20/07/2024