Lý thuyết Mở đầu về đường tròn – Toán lớp 9 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 9.

1 35 lượt xem


Lý thuyết Toán 9 Bài 13: Mở đầu về đường tròn- Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Mở đầu về đường tròn

1. Đường tròn

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 1)

Định nghĩa đường tròn

Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0), kí hiệu là (O; R), là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.

Khi không cần để ý đến bán kính ta kí hiệu đường tròn tâm O là (O).

Điểm thuộc đường tròn

Nếu A là một điểm của đường tròn (O) thì ta viết A(O). Khi đó, ta còn nói đường tròn (O) đi qua điểm A, hay điểm A nằm trên đường tròn (O).

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 2)

Tổng quát:

- Điểm A nằm trên đường tròn (O; R) nếu OA = R;

- Điểm A nằm trong đường tròn (O; R) nếu OA < R;

- Điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) nếu OA > R.

Hình tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm nằm trên và nằm trong đường tròn (O;R).

2. Tính đối xứng của đường tròn

a) Đối xứng tâm

Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua điểm I (hay qua tâm I) nếu I là trung điểm của đoạn MM’.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 3)

Ví dụ: Nếu O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành ABCD thì

+) OA = OC nên A và C đối xứng với nhau.

+) OB = OD nên B và D đối xứng với nhau.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 4)

b) Đối xứng trục

Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d (hay qua trục d) nếu d là đường trung trực của đoạn MM’.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 5)

Ví dụ: Nếu AH là đường cao trong tam giác ABC cân tại A thì AH cũng là đường trung trực của BC, nên B và C đối xứng với nhau qua AH.

Lý thuyết Mở đầu về đường tròn (Kết nối tri thức 2024) | Lý thuyết Toán 9 (ảnh 6)

c) Tâm đối xứng của đường tròn

- Đường tròn là hình có tâm đối xứng; tâm của đường tròn là tâm đối xứng của nó.

- Đường tròn có một tâm đối xứng.

d) Trục đối xứng của đường tròn

- Đường tròn là hình có trục đối xứng; mỗi đường thẳng qua tâm của đường tròn là một trục đối xứng của nó.

- Đường tròn có vô số trục đối xứng.

B. Bài tập Mở đầu về đường tròn

Đang cập nhật ...

C. Sơ đồ tư duy Mở đầu về đường tròn

1 35 lượt xem