TOP 40 câu Trắc nghiệm Ăn mòn kim loại (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 20: Ăn mòn kim loại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12

1 3,887 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 20: Ăn mòn kim loại

Câu 1: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

D. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

Đáp án: B

Giải thích:

Thép cacbon để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa

Tại anot (-) Fe → Fe2+ + 2e

Tại catot (+) O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Các đáp án còn lại kim loại bị ăn mòn hóa học.

Câu 2: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2.

Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án: C

Giải thích:

Ăn mòn điện hóa học xảy ra khi thỏa đủ 3 điều kiện sau:

- Các điện cực phải khác nhau về bản chất.

- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.

- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.

a) Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

b) Ban đầu Fe bị ăn mòn hóa học:

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe

→ Xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

c) Chỉ xảy ra ăn mòn hóa học:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.

d) Do H+H2>Cu2+Cu

→ Fe tác dụng với Cu2+ trước:

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

Cu sinh ra bám trực tiếp lên Fe

→ xảy ra ăn mòn điện hóa đồng thời với ăn mòn hóa học.

→ Vậy có 2 trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là b) và d)

Câu 3: Một đồng xu bằng đồng rơi trên một miếng thép. Sau một thời gian có thể quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ.

B. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu xanh lam.

C. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu đen,

D. Trên miếng thép xuất hiện lớp gỉ màu trắng xanh.

Đáp án: A

Giải thích:

Sắt bị ăn mòn điện hoá tạo gỉ sắt màu nâu đỏ

Câu 4: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học:

(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.

(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Các phát biểu đúng (1) và (4)

Câu 5: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong ăn mòn điện hóa, kim loại có tính khử mạnh hơn luôn bị ăn mòn trước và là cực âm (anot).

Các cặp Fe và Pb, Fe và Sn, Fe và Ni. Sắt hoạt động hơn nên sẽ đóng vai trò là cực âm, bị phá huỷ trước

Câu 6: Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn - Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:

A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.

B. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.

C. Đều sinh ra Cu ở cực âm.

D. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.

Đáp án: A

Giải thích:

- Điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ)

+ Cực âm (catot) có Cu2+ điện phân sinh ra Cu

Cu2+ + 2e → Cu

+ Cực dương (catot) diễn ra sự oxi hóa Cl-

2Cl- → Cl2 + 2e

+ Phản ứng không phát sinh ra dòng điện mà chỉ diễn ra nhờ tác dụng của dòng điện.

- Ăn mòn điện hóa khi nhúng hợp kim Zn - Cu vào dung dịch HCl

+ Cực âm (anot) Zn bị hòa tan

Zn → Zn2+ + 2e

+ Cực dương (catot) diễn ra sự khử H+

2H+ + 2e → H2

+ Không sinh ra Cu

+ Phản ứng phát sinh ra dòng điện 1 chiều.

Câu 7: Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra:

A. Sự oxi hóa ở cực dương

B. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

C. Sự khử ở cực âm

D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Đáp án: D

Giải thích:

Kim loại thường bị oxi hóa thành ion kim loại ở cực âm (anot).

Câu 8: Trường hợp nào sau đây là ăn mòn điện hoá ?

A. Thép bị gỉ trong không khí ẩm.

B. Nhôm bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội,

C. Zn bị phá huỷ trong khí Cl2.

D. Na cháy trong không khí ẩm.

Đáp án: A

Giải thích:

Thép bị gỉ trong không khí ẩm là ăn mòn điện hóa

Tại anot (-): Fe → Fe2+ + 2e

Tại catot (+): O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O

Câu 9: “Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:

A. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

B. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

C. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

D. Tác động cơ học.

Đáp án: A

Giải thích:

“Ăn mòn kim loại” là sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.

Câu 10: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

A. 1

B. 4

C. 3

D. 2

Đáp án: D

Giải thích:

+) CuSO4: Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học

Ni + CuSO4 → NiSO4 + Cu

Sau đó ảy ra ăn mòn điện hóa. Hai điện cực là Ni và Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4

+) ZnCl2: Không xảy ra ăn mòn hóa học vì Ni có tính khử yếu hơn Zn nên không đẩy được Zn ra khỏi muối để xuất hiện hai điện cực kim loại.

+) FeCl3: Không xảy ra ăn mòn hóa học vì

Ni + 2FeCl3 → NiCl2 + 2FeCl2

Không có hai điện cực.

+) AgNO3: Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học

Ni + 2AgNO3 → Ni(NO3)2 + 2Ag

Sau đó ảy ra ăn mòn điện hóa. Hai điện cực là Ni và Ag, dung dịch chất điện li là AgNO3

Câu 11: Cặp kim loại Al - Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào chính?

A. Al bị ăn mòn điện hóa

B. Fe bị ăn mòn điện hóa

C. Al bị ăn mòn hóa học

D. Fe bị ăn mòn hóa học.

Đáp án: A

Giải thích:

Cặp kim loại Al - Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì xảy ra ăn mòn điện hóa.

+ Có hai điện cực khác chất là Al và Fe tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li (không khí ẩm)

+ Kim loại Al có tính khử mạnh hơn bị ăn mòn và là cực âm (anot).

Câu 12: Cuốn một sợi dây thép xung quanh một thanh kim loại rồi nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát thấy bọt khí thoát ra rất nhanh từ sợi dây thép. Thanh kim loại đã dùng có thể là

A. Cu.

B. Ni.

C. Zn.

D. Pt.

Đáp án: C

Giải thích:

Anot (-) (Zn): Zn → Zn2+ + 2e

Catot (+) (Fe): 2H+ + 2e → H2

Câu 13: Đinh sắt trong trường hợp nào sau đây sẽ bị gỉ sét nhiều hơn?

A. Để nơi ẩm ướt.

B. Ngâm trong dầu ăn.

C. Ngâm trong dầu máy.

D. Quấn vài vòng dây đồng để nơi ẩm ướt.

Đáp án: D

Giải thích:

Đinh sắt quấn vài vòng dây đồng để nơi ẩm ướt sẽ bị ăn mòn điện hóa nên gỉ sét nhiều hơn

Trong đó:

Tại anot (-) Fe → Fe2+ + 2e

Tại catot (+) O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hòa tan khí O2. Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O

Câu 14: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?

A. H2SO4

B. MgSO4

C. NaOH

D. CuSO4

Đáp án: D

Giải thích:

Ban đầu xảy ra ăn mòn hóa học:

Zn + HCl → ZnCl2 + H2

Nhỏ thêm dung dịch X là CuSO4 thỏa mãn điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa với hai điện cực là Zn và Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Thanh kẽm bị ăn mòn nhanh hơn.

Câu 15: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

A. Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá

B. Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá

C. Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá

D. Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.

Đáp án: C

Giải thích:

Zn là kim loại có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn

Cực âm (anot): Zn → Zn2+ + 2e

Câu 16: Ngâm một đinh sắt (có quấn dây đồng) vào dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được là:

A. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt đinh sắt.

B. Khí thoát ra rất nhanh trên bề mặt dây đồng.

C. Khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt và dây đồng như nhau.

D. Không thấy khí thoát ra trên bề mặt đinh sắt cũng như dây đồng.

Đáp án: B

Giải thích:

Có xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa

Cực âm (anot) (Fe): Fe → Fe2+ + 2e

Cực dương (catot) (Cu): H+ + 2e → H2

→ Khí thoát ra nhanh ở bề mặt dây đồng

Câu 17: Trong sự gỉ sét của tấm tôn (sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì:

A. Fe là cực dương, Zn là cực âm.

B. Fe là cực âm, Zn là cực dương.

C. Fe bị oxi hóa, Zn bị khử.

D. Fe bị khử, Zn bị oxi hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Kẽm có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn (bị oxi hóa) và là cực âm (anot)

→ Kẽm là cực âm, sắt là cực dương, kẽ bị oxi hóa, nước (trong không khí ẩm) bị khử

Câu 18: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.

(4) Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

(5) Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là:

A. (1),(2),(3),(4),(5)

B. (1) và (3)

C. (2) và (5)

D. (3) và (5)

Đáp án: C

Giải thích:

(1) Có hai điện cực Zn và Fe nối với nhau và cùng đặt trong dung dịch chất điện li là không khí ẩm. Tuy nhiên Zn có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn điện hóa học.

(2) Fe bị ăn mòn điện hoá học vì Cu giải phóng ra bám trên bề mặt của Fe tạo thành hai điện cực tiếp xúc là Fe và Cu, dung dịch chất điện li là CuSO4

(3) Fe bị ăn mòn hoá học

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

(4) Fe bị ăn mòn hoá học

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

(5) Fe bị ăn mòn điện hoá học Fe bị ăn mòn điện hoá học vì Cu giải phóng ra bám trên bề mặt của Fe tạo thành hai điện cực tiếp xúc là Fe và Cu, dung dịch chất điện li là H2SO4

Câu 19: Để hạn chế sự ăn mòn con thuyền đi biển bằng thép người ta gắn vào vỏ thuyền (phần ngâm trong nước) những tấm kim loại nào sau đây?

A. Cu

B. Pb

C. Zn

D. Ag

Đáp án: C

Giải thích:

Người ta gắn vào vỏ thuyền (phần ngâm trong nước) những tấm kim loại làm bằng kẽm (Zn) vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe đóng vai trò là cực âm (kim loại bị ăn mòn thay sắt), nhưng tốc độ ăn mòn của kẽm tương đối nhỏ và giá thành không quá cao → vỏ tàu được bảo vệ trong thời gian dài.

Câu 20: Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

A. 20,88 gam

B. 6,96 gam

C. 24 gam

D. 25,2 gam

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Ăn mòn kim loại có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Muốn khối lượng thanh Mg tăng thì Mg phải phản ứng hết với Fe3+ và Cu2+, có phản ứng với Fe2+ tạo thành Cu và Fe

→ ∆m tăng = 0,05.64 + 56x - 24.(0,45 + x) = 11,6

→ x = 0,6 mol

→ mMg = 24.(0,6 + 0,45) = 25,2 gam

Câu 21: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

A. 58,52%

B. 41,48%

C. 48,15%

D. 51,85%

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Ăn mòn kim loại có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

→ ∆m = (64x + 64y) – (65x + 56y)

= 2,84 – 2,7

→ 8y – x = 0,14 (1)

Chất rắn Z phản ứng với dung dịch H2SO4 thu được 1 muối duy nhất vậy Z gồm Fe dư và Cu

mchất rắn giảm = mFe dư

= 0,28 gam

→ 65x + 56y = 2,7 – 0,28

= 2,42 gam (2)

Từ (1), (2) có x = y = 0,02 mol

%mFe = 0,02.56+0,282,7.100%

= 51,85%

Câu 22: Cho các hợp kim sau: Cu - Fe (I), Zn - Fe (II), Fe - C (III), Sn - Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là

A. I, II và IV

B. I, II và III

C. I, III và IV

D. II, III và IV

Đáp án: C

Giải thích:

Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước

Hợp kim có Fe bị ăn mòn trước là:

Cu - Fe (I), Fe - C (III), Sn - Fe (IV)

Câu 23: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?

A. Zn.

B. Sn.

C. Cu.

D. Na.

Đáp án: A

Giải thích:

Kim loại dùng làm điện có tính khử mạnh hơn sắt

Loại B, C vì Sn và Cu có tính khử yếu hơn Fe

Loại D vì Na có tính khử quá mạnh không thể dùng làm điện cực hi sinh.

Câu 24: Sau một ngày lao động người ta phải làm vệ sinh bề mặt kim loại của các thiết bị máy móc, dụng cụ lao động. Việc làm này có mục đích chính là

A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt.

B. Để không bị ô nhiễm môi trường.

C. Để không làm bẩn quần áo khi lao động

D. Để kim loại đỡ bị ăn mòn

Đáp án: D

Giải thích:

Việc làm này có mục đích chính là giúp bề mặt sơn bám dính chặt hơn, loại bỏ sạch sẽ mầm mống gỉ sét để kim loại đỡ bị ăn mòn.

Câu 25: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Ta thấy

A. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm

B. điện cực Cu xảy ra quá trình khử

C. điện cực Zn xảy ra sự khử

D. điện cực đồng xảy ra sự oxi hoá

Đáp án: B

Giải thích:

Anot (-) (Zn): Zn → Zn2+ + 2e

Catot (+) (Cu): 2H+ + 2e → H2

Câu 26: Khi một đồng tiền bằng Cu kim loại rơi xuống một sàn tàu biển làm bằng thép, một thời gian sau, tàu đó bị thủng tại chính nơi có đồng xu đó. Hãy cho biết kết luận nào sau đây đúng?

A. Vì đồng nặng hơn sắt do đó làm thủng tàu.

B. Do Cu tạo với Fe một pin điện trong đó Cu là cực âm.

C. Do Cu tạo với Fe một pin điện trong đó Cu là cực dương.

D. Cả A và C đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Do Cu và Fe tạo thành một cặp pin điện hóa. Mà Fe có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn. Fe là cực âm và Cu là cực dương.

Câu 27: Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra:

A. Sự oxi hóa ở cực dương

B. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

C. Sự khử ở cực âm

D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Đáp án: D

Giải thích:

Cực âm (anot): Sự oxi hóa (hay quá trình oxi hóa)

Cực dương (catot): Sự khử (hay quá trình khử)

Câu 28: Cho các hợp kim sau: Al - Zn (1); Fe - Zn (2); Zn - Cu (3); Mg - Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là:

A. (2) và (3).

B. (2), (3) và (4).

C. (1), (2) và (3).

D. (3) và (4).

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Để Zn bị an mòn điện hóa thì kim loại tạo hợp kim với Zn phải có tính khử yếu hơn Zn

Câu 29: Để đựng đồ hộp người ta thường dùng sắt tây, sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt một lớp:

A. Zn

B. Ni

C. Sn

D. Ag

Đáp án: C

Giải thích:

Sắt tây là sắt được phủ lớp thiếc (Sn) ở bên ngoài để bảo vệ sắt khỏi bị oxi hóa.

Câu 30: Người ta dự định dùng một số phương pháp chống ăn mòn kim loại sau:

1. Cách li kim loại với môi trường xung quanh.

2. Dùng hợp kim chống gỉ

3. Dùng chất kìm hãn

4. Ngâm kim loại trong nước.

5. Dùng phương pháp điện hóa.

Phương pháp đúng là

A. 1, 3, 4, 5

B. 1, 2, 3, 4

C. 2, 3, 4, 5

D. 1, 2, 3, 5

Đáp án: D

Giải thích:

Một số phương pháp chống ăn mòn kim loại là cách li kim loại với môi trường xung quanh, dùng hợp kim chống gỉ, dùng chất kìm hãm, dùng phương pháp điện hóa

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Điều chế kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm có đáp án

Trắc nghiệm Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ có đáp án

1 3,887 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: