TOP 40 câu Trắc nghiệm Hoá học về vấn đề môi trường (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 45: Hoá học về vấn đề môi trường có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.

1 5,743 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 45: Hoá học v vấn đề môi trường

Câu 1: Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi được sử dụng làm nguồn nhiên liệu trong sinh hoạt ở nông thôn. Tác dụng của việc sử dụng khí biogas là:

A. Phát triển chăn nuôi

B. Đốt để lấy nhiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

C. Giải quyết công ăn việc làm ở khu vực nông thôn

D. Giảm giá thành sản xuất dầu khí

Đáp án: B

Giải thích:

Biogas thành phần chính là CH4 (dễ cháy, tỏa nhiều nhiệt)

Câu 2: Hiện nay, các hợp chất CFC (cloflocacbon) đang được hạn chế sử dụng và bị cấm sản xuất trên phạm vi toàn thế giới vì ngoài gây hiệu ứng nhà kính chúng còn gây ra hiện tượng

A. ô nhiễm môi trường đất

B. ô nhiễm môi trường nước

C. thủng tầng ozon

D. mưa axit

Đáp án: C

Giải thích:

Khí CFC là một loại khí trước đây được dùng phổ biến trong các thiết bị làm lạnh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng CFC gây ảnh hưởng đến con người, môi trường đặc biệt ảnh hưởng đến tầng ozon. Do đó khí này đã bị cấm sản xuất trên phạm vi toàn thế giới.

Một số tác hại của khí CFC:

+ Khi hít chất CFC với nồng độ lớn sẽ gây ngộ độc hệ thần kinh trung ương, xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, run và co giật, rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.

+ Khí CFC ngấm vào nước sẽ thay đổi các tính chất hóa – lý – sinh của nước. Do đó, nước trở nên độc hại đối với con người.

+ Khí CFC xâm nhập vào khí quyển gây hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon.

Câu 3: Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở trạng thái lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng

A. Muối ăn

B. Phèn chua

C. amoniac

D. giấm ăn

Đáp án: B

Giải thích:

Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống, làm trong nước.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về vấn đề ô nhiễm môi trường?

A. Các khí CO, CO2, SO2, NOx gây ô nhiễm không khí.

B. Nước thải chứa các ion kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nước

C. Nước chứa càng nhiều ion NO3-,  PO43- thì càng tốt cho thực vật phát triển.

D. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các giàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Nước chứa lượng vừa đủ ion NO3-,  PO43- cung cấp dinh dưỡng, tốt cho thực vật phát triển.

Nước chứa quá nhiều ion NO3-,  PO43- sẽ gây ra hiện tưỡng phú dưỡng làm giảm sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, gây ảnh hưởng đến nguồn đất và không khí.

Câu 5: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau:

(1) Do hoạt động của núi lửa.

(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.

(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông.

(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.

(5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước.

Trong những nhận định trên, các nhận định đúng là

A. (2), (3), (5).

B. (1), (2), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Đáp án: B

Giải thích:

(4) Trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy CO2 và sinh ra O2 → Không làm ô nhiễm không khí.

(5) nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước → Gây ô nhiễm môi trường nước.

→ (1), (2), (3) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Hiệu ứng nhà kính gây ra sự bất thường về khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và cuộc sống con người.

(b) Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CFC dùng, trong công nghiệp làm lạnh.

(c) Lưu huỳnh đioxit vả các oxit của nitơ có thể gây mưa axit làm giảm độ pH của đất, phá hủy các công trình xây dựng.

(d) Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.

Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là

A 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Cả 4 phát biểu trên đều đúng

Câu 7: Sau bài thực hành hoá học, trong một số dung dịch chất thải có chứa các ion như: Cu2+, Cr3+ , Fe3+ , Pb2+ , Mn2+ ... Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ dung dịch các chất thải trên ?

A. axit sunfuric

B. ancol etylic

C. nước vôi dư

D. axit axetic

Đáp án: C

Giải thích:

- Sử dụng dung dịch nước vôi trong dư làm kết tủa hết các ion kim loại nặng dưới dạng hiđroxit kim loại, từ đó ta lọc bỏ kết tủa đi.

Mn+ + nOH- → M(OH)n

- Sử dụng dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 thay vì NaOH hoặc KOH do Ca(OH)2 giá thành rẻ, dễ kiếm và dễ sử dụng.

Câu 8: Không khí sẽ bị ô nhiễm khi tăng cao nồng độ của chất sau đây?

A. Khí N2

B. Khí O2

C. Khí CO2

D. hơi nước

Đáp án: C

Giải thích:

Con người phát thải khí CO2 từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ) được sử dụng trong giao thông vận tải, phát điện, xây dựng, chặt phá rừng, làm nông nghiệp... Khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cản bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, do vậy góp phần làm cho Trái đất nóng lên.

Câu 9: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?

A. CO2 và O2

B. CH4 và H2O

C. N2 và CO

D. CO2 và CH4

Đáp án: D

Giải thích:

+ Nếu lượng CO2 tăng quá nhiều sẽ phá vỡ cân bằng tự nhiên, gây hiệu ứng nhà kính.

+ Nồng độ CH4 trong không khí đạt 1,3 ppm thì không khí bị coi là ô nhiễm. CH4 trong không khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên.

+ CO là khí độc. Nếu trong không khí có CO nồng độ khoảng 250 ppm sẽ khiến con người tử vong vì ngộ độc.

+ Các khí O2, H2O, N2 không độc.

→ Nhóm khí CO2, CH4 gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Câu 10: Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất:

A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.

B. nhẹ dễ cháy, khi cháy tạo ra khi cacbonic, nước và nitơ đioxit.

C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.

D. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, khi cháy tạo ra khí cacbonic, nước và nitơ đioxit.

Đáp án: A

Giải thích:

Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.

Câu 11: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?

A. NH3.

B. H2.

C. CO2.

D. CO.

Đáp án: D

Giải thích:

Than khi cháy trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh ra loại khí cực độc là CO.

Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Câu 12: Trong khí thải công nghiệp thường có chứa các khí SO2 và NO2. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ các chất khí đó trong hệ thống xử lý khí thải?

A. Ca(OH)2.

B. H2O.

C. H2SO4.

D. NH3.

Đáp án: A

Giải thích:

Chọn chất rẻ tiền và có tác dụng với các khí.

→ Ca(OH)2 phù hợp

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

4NO2 + 2Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + Ca(NO2)2 + 2H2O

Câu 13: Chất khí X không màu, không mùi. X là thành phần chính (chiếm hàm lượng phần trăm thể tích nhiều nhất) của không khí. Khí X là

A. N2.

B. CO2.

C. NO.

D. O2.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong không khí chứa: Niơ (N2) 78%; oxi (O2) 21%; các khí khác 1%.

Câu 14: Khi làm thí nghiệm với HNO3 đặc, nóng trong ống nghiệm, thường sinh ra khí NO2 rất độc. Để loại bỏ khí NO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

A. Giấm ăn

B. Cồn

C. Xút

D. Nước cất

Đáp án: C

Giải thích:

Xử dụng xút (NaOH) để hấp thụ NO2.

4NO2 + 4NaOH + O2 4NaNO3 + 2H2O

Câu 15: Trong các chất dưới đây, chất góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit là

A. Teflon (CFC)

B. CO2

C. SO2

D. ozon

Đáp án: C

Giải thích:

SO2 góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit

Ngoài ra còn có NO2 cũng là nguyên nhân gây mưa axit

Câu 16: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là

A. H2

B. CO2

C. N2

D. O2

Đáp án: B

Giải thích:

Gia tăng nồng độ khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Trong quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2

6CO2 + 6H2O xt,  t° C6H12O6 + 6O2

Câu 17: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

A. Đám cháy khí gas

B. Đám cháy do xăng, dầu

C. Đám cháy nhà cửa, quần áo

D. Đám cháy do magie hoặc nhôm

Đáp án: D

Giải thích:

Không dùng CO2 để dập tắt đám cháy do magie hoặc nhôm vì các kim loại này có thể cháy trong khí CO2.

Cụ thể, xảy ra phản ứng:

2Mg + CO2 t° 2MgO + C

4Al + 3CO2 t° 2Al2O3 + 3C

C sinh ra tiếp tục cháy khiến cho đám cháy to hơn.

Câu 18: Kim loại có trong nước thải (sản xuất pin, acquy,...), khí thải của xe thường là:

A. Kẽm

B. crom

C. asen

D. chì

Đáp án: D

Giải thích:

Kim loại chì có trong nước thải (sản xuất pin, acquy,...) gây nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.

Câu 19: Khi đốt cháy các loại nguyên liệu hóa thạch như: Khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá...làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ gây ra

A. Hiện tượng thủng tầng ozon

B. Hiện tượng ô nhiễm đất

C. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước

D. Hiệu ứng nhà kính

Đáp án: D

Giải thích:

Sự gia tăng nồng độ CO2 vượt quá mức cho phép sẽ gây hiệu ứng nhà kính.

Câu 20: Khi cho đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra là NO2 rất độc, gây đau đầu, chóng mặt, tổn thương phổi, tim. Để an toàn trong khi thí nghiệm và bảo vệ môi trường người ta thường đặt một miếng bông tẩm chất nào sau đây để lên miệng ống nghiệm?

A. Dung dịch Ca(OH)2

B. Dung dịch Na2CO3

C. Dung dịch HCl

D. Nước

Đáp án: A

Giải thích:

Sử dụng dung dịch Ca(OH)2 để hấp thụ hết khí NO2

Trắc nghiệm Hoá học về vấn đề môi trường có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Câu 21: Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm

A. Nước ruộng chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón

B. Nước thải của nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+

C. Nước thải từ các bệnh viện, khu vệ sinh chứa các khuẩn gây bệnh

D. Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt … quá mức cho phép.

Đáp án: D

Giải thích:

Nước từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt,… quá mức cho phép được coi là nước không bị ô nhiễm.

Câu 22: Tại những bãi đào vàng, nước sông và đất ven sông thường bị nhiễm một loại hóa chất độc X do thợ vàng sử dụng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Chất X là một loại muối natri của axit nào sau đây?

A. HNO3

B. HCN

C. H2CO3

D. HCl

Đáp án: B

Giải thích:

Muối Xianua (CN-) được sử dụng để tách vàng và tạp chất, và có mặt trong vỏ sắn.

→ Chất X là muối của axit HCN

Câu 23: Cho các chất khí sau: NO2, SO2, O2, CO. Số chất khí gây ô nhiễm môi trường là

A. 4

B. 1

C. 2

D. 3

Đáp án: D

Giải thích:

Khí NO2 và SO2 là nguyên nhân gây mưa axit.

Khí CO là khí độc. Khi con người hít phải, khí này sẽ kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin có thể gây tử vong.

Khí O2 không gây ô nhiễm môi trường, đóng vai trò quan trọng duy trì sự sống và sự cháy.

Câu 24: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch HCl

B. Dung dịch NH3

C. Dung dịch H2SO4

D. Dung dịch NaCl

Đáp án: B

Giải thích:

Để loại bỏ khí clo ô nhiểm trong phòng thí nghiệm, người ta có thể xịt dung dịch NH3 vào không khí

2NH3 + 3Cl2 3N2 + 6HCl

NH3 + HCl NH4Cl

Câu 25: Trong công nghệ xử lí khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ hay thuỷ thủ trong tàu ngầm người ta thường dùng hoá chất nào sau đây?

A. Na2O2 rắn.

B. NaOH rắn.

C. KClO3 rắn.

D. Than hoạt tính.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi thủy thủ thở ra CO­2 bị Na2O2 hấp thụ sinh ra O2 tiếp tục cung cấp cho quá trình hô hấp:

2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2

Câu 26: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có chứa khí nào sau đây?

A. H2S.

B. CO2.

C. NH3.

D. SO2.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng xuất hiện màu đen là do trong khí thải của nhà máy có H2S

H2S + Pb(NO3)2 → 2HNO3 + PbS↓

(kết tủa đen không tan trong HNO3)

Câu 27: Chất độc hexacloran (tên đầy đủ là 1,2,3,4,5,6-hexaxiclohexan) có hiệu lực trừ sâu mạnh, bị cấm sử dụng do khó phân hủy. Công thức của hexacloran là

A. C6H12O6

B. CH3Cl

C. C6H6Cl6

D. C6H5Cl

Đáp án: C

Giải thích:

Chất độc hexacloran (tên đầy đủ là 1,2,3,4,5,6-hexaxiclohexan) thành phần của “thuốc trừ sâu 666” có công thức phân tử là C6H6Cl6

Câu 28: Cho các phát biểu sau:

(a) Khi làm thí nghiệm với các khí độc trong phòng thí nghiệm nên tiến hành trong tủ hút.

(b) Khí thoát vào khí quyển, freon phá huỷ tầng ozon.

(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính

(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit.

(e) Để xử lí thuỷ ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh để thu hổi thuỷ ngân.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Đáp án: A

Giải thích:

Tất cả các phát biểu trên đều đúng.

Câu 29: Khí SO2 do các nhà máy sinh ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường, tiêu chuẩn quốc tế quy định nếu lượng SO2 vượt quá 30.10-6 mol/m3 không khí thì coi là không khí bị ô nhiễm. Người ta lấy bốn mẫu không khí ở các thành phố khác nhau và phân tích hàm lượng SO2 thì thu được kết quả sau:

Mẫu nghiên cứu

Hàm lượng SO2 trong 50 lít không khí (mg)

1

0,0045

2

0,0012

3

0,0008

4

0,0980

Trong các mẫu trên, số mẫu không khí đã bị ô nhiễm là

A. 2.

B. 4.

C. 1.

D. 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Đổi: 30.106molm3 = 30.106.64g1000  lit

= 1,92.10-6 g/l = 1,92.10-3 mg/l

Theo quy định trong 1 lít không khí có 1,92.10-3 mg

→ Trong 50 lít không khí có

1,92.10-3.50 = 0,096 mg

Hay hàm lượng SO2 trong 50 lít không khí vượt quá 0,096 mg được coi là ô nhiễm.

→ Mẫu số 4 là không khí đã bị ô nhiễm. (vì 0,098 > 0,096).

Câu 30: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ tối đa cho phép của ion Cd2+ trong nước là 0,005 mg/l. Khi cho dung dịch H2S dư vào 500 ml một mẫu nước thấy có 0,288.10-3 gam kết tủa CdS. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mẫu nước trên chưa bị ô nhiễm cađimi.

B. Kết tủa CdS có màu vàng.

C. Ion Cd2+ thường có trong nước thải công nghiệp.

D. Hàm lượng cađimi có trong mẫu nước là 4.10-6 M.

Đáp án: A

Giải thích:

Phát biểu B, C đúng

nCd2+ = nCdS = 2.10-6 mol

→ [Cd2+] = 2.1060,5 = 4.10-6 (mol/l)

→ D đúng

Đổi 4.10-6 (mol/l) = 4.10-6.112.1000 (mg/l)

= 0,448 mg/l > 0,005 mg/l

→ Mẫu nước trên đã bị ô nhiễm cađimi.

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Este có đáp án

Trắc nghiệm Lipit có đáp án

Trắc nghiệm Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập este và chất béo có đáp án

Trắc nghiệm Glucozơ có đáp án

1 5,743 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: