TOP 40 câu Trắc nghiệm Vật liệu polime (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 14: Vật liệu polime có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.

1 3,338 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 14: Vật liệu polime

Bài 1: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?

A. to tằm

B. tơ capron

C. tơ nilon-6,6

D. tơ visco

Đáp án: D

Giải thích:

Các loại tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là tơ visco và tơ axetat...

Bài 2: Nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Amilopectin và thủy tinh hữu cơ plexiglas đều có mạch polime phân nhánh

B. Trùng ngưng cao su thiên nhiên với lưu huỳnh thu được cao su lưu hóa

C. Trùng hợp CH2=CH–CN thu được polime dùng làm tơ

D. Nilon–6, Nilon–7 và Nilon–6,6 đều là polipeptit

Đáp án: C

Giải thích:

C đúng vì trùng hợp CH2=CH-CN ta được poliacrilonitrin hay là tơ olon.

Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 3: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A. Tơ tằm và tơ enang

B. Tơ visco và tơ axetat.

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.

D. Tơ visco và tơ nilon-6,6

Đáp án: B

Giải thích:

Tơ nhân tạo gồm: tơ visco và tơ axetat.

Bài 4: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

B. Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit.

C. Cao su thiên nhiên có thành phần chính là polibutađien.

D. Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ tổng hợp.

Đáp án: B

Giải thích:

A sai vì tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

C sai vì cao su thiên có thành phần chính là polime của isopren

D sai vì tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.

Bài 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

B. Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.

C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.

D. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

Đáp án: B

Giải thích:

A. Sai, tơ nitron điều chế bằng cách trùng hợp CH2 = CH − CN

B. Đúng

C. Sai, cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian

D. Sai, tơ nilon-6,6 điều chế bằng cách đồng trùng ngưng HOOC − (CH2)4 − COOH và NH2 − (CH2)6 – NH2.

Bài 6: Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: xenlulozơ axetat, visco, nitron, nilon-6,6?

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Đáp án: A

Giải thích:

Có 2 tơ tổng hợp là: nitron, nilon-6,6.

Còn lại là các tơ xenlulozơ axetat, visco thuộc loại tơ nhân tạo (bán tổng hợp).

Bài 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ bán tổng hợp.

B. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng etilen.

C. Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

D. Tơ poliamit rất bền trong môi trường axit

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp

B sai vì polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.

D sai vì tơ poliamit kém bền trong môi trường axit

Bài 8: Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, tơ capron, nilon – 6,6, tơ nitron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), cao su buna, tơ axetat, poli(etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là:

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 7.

Đáp án: C

Giải thích:

Các polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là: Tơ capron, tơ nitron, poli(metylmetacrylat), poly(vinyl clorua) và cao su buna.

Bài 9: Trong các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào là tơ tổng hợp?

A. tơ nilon-6,6 và tơ capron.

B. tơ tằm và tơ enang.

C. tơ visco và tơ nilon- 6,6.

D. tơ visco và tơ axetat.

Đáp án: A

Giải thích:

Tơ được chia làm 2 loại:

- Tơ thiên nhiên: sẵn có trong thiên nhiên.

- Tơ hóa học: chế tạo bằng phương pháp hóa học, gồm 2 nhóm:

+ Tơ tổng hợp chế tạo từ các polime tổng hợp.

+ Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế tạo thêm bằng phương pháp hóa học.

→ Xét các tơ đề bài cho:

- Tơ thiên nhiên: tơ tằm.

- Tơ tổng hợp : tơ nilion-6,6; tơ capron, tơ enang.

- Tơ bán tổng hợp: tơ visco, tơ axetat.

Bài 10: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng hợp vinyl xianua

B. Trùng ngưng axit -aminocaproic

C. Trùng hợp metyl metacrylat

D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic

Đáp án: C

Giải thích:

A. Sản phẩm thu được dùng để chế tạo tơ nitron

B. Sản phẩm thu được dùng để chế tạo tơ nilon-6

C. Sản phẩm thu được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ

D. Sản phẩm thu được dùng để chế tạo tơ nilon-6,6

Bài 11: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo?

A. polibuta-1,3-đien.

B. poli (metyl metacrylat).

C. poliacrilonitrin.

D. xenlulozơ.

Đáp án: B

Giải thích:

A. Dùng làm cao su tổng hợp.

B. Dùng làm thủy tinh hữu cơ (hay chất dẻo).

C. Dùng làm tơ tổng hợp (len).

D. Dùng làm tơ thiên nhiên (bông).

Bài 12: Trong các ứng dụng sau của các loại polime, ứng dụng nào không đúng?

A. Polibuta-1,3-đien được dùng làm cao su.

B. Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.

C. Tơ nilon-6,6 được dùng làm túi nilon.

D. Poli(vinyl clorua) được dùng làm ống nước.

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì nhựa PP, PE được dùng làm túi nilon.

Bài 13: Nilon -6,6 là một loại

A. tơ axetat.

B. tơ poliamit.

C. polieste.

D. tơ visco.

Đáp án: B

Giải thích:

Nilon-6,6 là một loại tơ poliamit.

Bài 14: Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo

A. nilon–6; xenlulozơ triaxetat; poli (phenol–fomandehit).

B. polibuta–1,3–đien; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat).

C. polietilen; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat).

D. polistiren; nilon–6,6; polietilen.

Đáp án: C

Giải thích:

Polibuta-1,3-đien → sản xuất cao su.

Xenlulozơ triaxetat, nilon-6, nilon-6,6 → sản xuất tơ

Polietilen; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat) → sản xuất chất dẻo

Poli (phenol–fomandehit) → sản xuất keo dán

Bài 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Poliacrilonitrin là vật liệu polime có tính dẻo.

(2) Tripanmitin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn triolein.

(3) Hàm lượng cacbon trong amilopectin nhiều hơn trong xenlulozơ.

(4) Ở điều kiện thường, alanin là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước.

(5) Đun nóng các protein đơn giản trong môi trường kiềm, thu được các a-amino axit.

(6) Trùng ngưng caprolactam thu được tơ nilon-6.

(7) Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.

(8) Theo nguồn gốc, người ta chia polime thành hai loại: polime trùng hợp và polime trùng ngưng.

(9) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.

(10) Điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có nhiều nhóm chức.

Số phát biểu sai là:

A. 8

B. 9

C. 7

D. 10

Đáp án: A

Giải thích:

1-sai do poliacrilonitrin là tơ tổng hợp.

2-đúng.

3-sai do công thức phân tử đều có dạng (C6H10O5)n.

4-sai do alanin là chất rắn không màu, ngọt và tan nhiều trong nước.

5-sai do thu được muối.

6-sai do đây là trùng hợp.

7-sai, cao su thiên nhiên được tạo bởi các gốc isopren nhưng trùng hợp isopren thu được cao su tổng hợp isopren.

8-sai, theo nguồn gốc chia làm 3: nhân tạo, tổng hợp, thiên nhiên.

9-đúng.

10-sai, phải có liên kết bội hoặc vòng kém bền.

Bài 16: Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. tơ visco và tơ axetat.

B. tơ nilon-6,6 và bông.

C. tơ tằm và bông.

D. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.

Đáp án: D

Giải thích:

Tơ visco và tơ axetat là tơ nhân tạo, được tạo ra từ xenlulozơ.

Tơ tằm và bông là tơ tự nhiên, tằm do con tằm tiết ra còn bông lấy từ cây bông.

Tơ nion-6,6 và tơ nitron là tơ tổng hợp. Tơ nion-6,6 trùng ngưng từ HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2, tơ nitron trùng hợp từ acrylonitrin CH2=CH-CN.

Bài 17: Cao su Buna-S được điều chế bằng cách đồng trùng hợp

A. buta-1,3-đien và stiren.

B. buta-1,3-đien và lưu huỳnh

C. buta-2-en và stiren.

D. buta-1,3-đien và nitrin.

Đáp án: A

Giải thích:

Cao su Buna-S được điều chế bằng cách đồng trùng hợp buta-1,3-đien và stiren.

Bài 18: Tơ nilon -6,6 là sản phẩm trùng ngưng của

A. axit ađipic và glixerol.

B. etylen glicol và hexametylenđiamin.

C. axit ađipic và etylen glicol.

D. axit ađipic và hexametylenđiamin.

Đáp án: D

Giải thích:

Tơ nion-6,6 trùng ngưng từ axit ađipic (HOOC-(CH2)4-COOH) và hexametylenđiamin (H2N-(CH2)6-NH2).

Bài 19: Polime nào sau đây được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp?

A. poli(vinyl clorua)

B. polisaccarit

C. poli(etylen terephtalat)

D. nilon- 6,6

Đáp án: A

Giải thích:

Poli(vinyl clorua) được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp từ vinyl clorua (CH2=CHCl).

Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 20: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?

A. CH2=CH-CN

B. CH2 = CH-CH3

C. H2N – [CH2]5 – COOH

D. H2N – [CH2]6 – NH2

Đáp án: A

Giải thích:

Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua (CH2=CH-CN).

Bài 21: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna ?

A. 2-metylbuta-l,3-đien

B. penta-l,3-đien

C. but-2-en

D. buta-l,3-đien

Đáp án: D

Giải thích:

Để sản xuất cao su buna thì trùng hợp buta-l,3-đien.

Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 22: Poli(vinyl axetat) (PVA) được dùng để chế tạo sơn, keo dán. Monome dùng để trùng hợp PVA là

A. CH3COOCH=CH2

B. CH2=CHCOOCH3

C. HCOOCH=CH2

D. CH3COOCH3

Đáp án: A

Giải thích:

Poli(vinyl axetat) (PVA) được điều chế từ monome: vinyl axetat CH3COOCH=CH2.

Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 23: Một phân tử polietilen có khối lượng phân tử bằng 56000u. Hệ số polime hóa của phân tử polietilen này là:

A. 20000.

B. 2000.

C. 1500.

D. 15000.

Đáp án: B

Giải thích:

Phân tử khối của 1 monome là 28u

Hệ số polime hóa của phân tử polietylen là 5600028=2000

Bài 24: Polime X có công thức

Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Tên của X là

A. poli vinyl.

B. poli etilen.

C. poli(vinyl clorua).

D. poli cloetan.

Đáp án: C

Giải thích:

Tên của X là poli(vinyl clorua).

Bài 25: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ nitron.

C. Tơ nilon-6,6.

D. Tơ tằm.

Đáp án: A

Giải thích:

Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phất từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hóa học.

Ví dụ: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat,…

Bài 26: PVC là chất rắn vô định hình, cách dẫn điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,...PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl clorua.

B. Vinyl axetat.

C. Acrilonitrin.

D. Propilen.

Đáp án: A

Giải thích:

PVC là viết tắt của Poli(vinyl clorua).

→ PVC được tổng hợp từ monome vinyl clorua (CH2=CHCl).

Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 27: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta–1,3–đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là

A. 2 : 3.

B. 1 : 3.

C. 1 : 1.

D. 1 : 2.

Đáp án: D

Giải thích:

Cao su buna-S có dạng (C4H6)a.(C8H8)b.

n(C4H6) = nBr2

= 1,731160 = 0,0108 mol.

m(C8H8)  = 2,834 - m(C4H6) 

= 2,834 - 0,0108.54 = 2,2508 gam

n(C8H8) = 2,2508104 = 0,0216 mol.

→ a : b = 0,0108 : 0,0216 1 : 2

Bài 28: Cao su lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Số mắt xích isopren có một cầu đisunfua −S−S− là (giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong mạch cao su)

A. 46.

B. 50.

C. 23.

D. 32.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có phản ứng:

(-C5H8-)n + 2S → (C5nH8n–2)S2.

%mS(caosu)=32.268n+62=2%n46

Bài 29: Loại tơ nào sau đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét?

A. tơ lapsan.

B. tơ nitron.

C. tơ nilon-6,6.

D. tơ axetat.

Đáp án: B

Giải thích:

Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.

Bài 30: Tơ nào sau đây có nguồn gốc tự nhiên?

A. Nilon-6.

B. Tơ tằm.

C. Tơ nitron.

D. Nilon-7.

Đáp án: B

Giải thích:

Tơ có nguồn gốc tự nhiên là tơ tằm.

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập: Polime và vật liệu polime có đáp án

Trắc nghiệm Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Hợp kim có đáp án

Trắc nghiệm Ăn mòn kim loại có đáp án

1 3,338 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: