TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12

1 2,940 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng

Câu 1: Chất nào được dùng làm thuốc để giảm đau dạ dày do thừa axit:

A. CaCO3

B. Na2CO3

C. K2CO3

D. NaHCO3

Đáp án: B

Giải thích:

Natri hiđrocacbonat (thuốc muối) được dùng để giảm đau dạ dày do thừa axit

Natri hiđrocacbonat có khả năng trung hòa axit trong dạ dày

NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Câu 2: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng.

B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện.

D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

Đáp án: D

Giải thích:

+ Xuất hiện kết tủa trắng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 trắng + H2O

+ CO2 dư kết tủa tan dần:

CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2

Câu 3: Các tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng) của các kim loại trong nhóm IA biến đổi có quy luật, trong đó các kim loại nhóm IIA biến đổi không theo quy luật. Để giải thích hiện tượng này có thể dựa vào

A. điện tích hạt nhân của các nguyên tử.

B. cấu trúc mạng tinh thể.

C. bán kính ion.

D. độ hoạt động hoá học.

Đáp án: B

Giải thích:

- Các tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng) của các kim loại trong nhóm IA biến đổi có quy luật vì các kim loại đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.

- Kim loại kiềm thổ (kim loại nhóm IIA) không có cùng cấu tạo mạng tinh thể nên tính chất vật lí biến đổi không có tính quy luật.

+ Be, Mg: mạng tinh thể lục phương

+ Ca, Cr: mạng tinh thể lập phương tâm diện.

+ Ba: mạng tinh thể lập phương tâm khối

Câu 4: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng thu được 5,6 lít khí. Hai kim loại X, Y có thể là

A. K và Ba

B. K và Ca.

C. Na và Mg.

D. Li và Be. 

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là A, tổng số mol là n, hoá trị trung bình là x (1 < x < 2).

Ta có: An = 7,1 (1)

Bảo toàn electron: nKL. Hóa trị = 2.

→ xn = 0,5 (2)

Từ (1) và (2) → Ax = 14,2

Vì 1< x < 2

→ 14,2 < A < 28,4

Chỉ có cặp Na và Mg thoả mãn

Câu 5: Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng khối lượng dung dịch axit tăng thêm 7 gam. Khối lượng Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 1,2 gam và 6,6 gam

B. 5,4 gam và 2,4 gam

C. 1,7 gam và 3,1 gam

D. 2,7 gam và 5,1 gam

Đáp án: B

Giải thích:

Phản ứng tạo khí H2. Khối lượng dung dịch tăng:

mdd tăng = mKL - mH2

→ 7 = 7,8 - 2.nH2

nH2= 0,4 mol

Bảo toàn electron:

3.nAl + 2.nMg = 2.= 0,8 (1)

Lại có mAl + mMg = m hỗn hợp

→ 27.nAl + 24.nMg = 7,8 (2)

→ nAl = 0,2 mol; nMg = 0,1 mol

→ mAl = 0,2.27 = 5,4 gam;

mMg = 0,1.24 = 2,4 gam

Câu 6: Nước tự nhiên thường có lẫn lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để loại hết các cation trong mẫu nước trên?

A. NaOH.

B. K2SO4.

C. NaHCO3.

D. Na2CO3.

Đáp án: D

Giải thích:

Dùng anion CO32 để làm kết tủa hết cation Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch

CO32 + Ca2+ → CaCO3

CO32 + Mg2+ → MgCO3

Câu 7: Nguyên tắc và phương pháp điều chế kim loại kiềm là:

A. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân

B. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân nóng chảy

C. khử ion kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân dung dịch

D. B, C đều đúng

Đáp án: B

Giải thích:

Kim loại kiềm chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của chúng.

Câu 8: Nhỏ vài giọt dung dịch natri cacbonat vào dung dịch nhôm clorua. Hiện tượng thu được là:

A. Xuất hiện kết tủa trắng.

B. Sủi bọt khí.

C. Không hiện tượng.

D. Xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình phản ứng

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Câu 9: Hoà tan 46 gam một hỗn hợp Ba và hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước thu được dung dịch C và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng vẫn chưa kết tủa hết Ba. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch C thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na2SO4. A và B là

A. Li và Na.

B. Na và K.

C. K và Rb.

D. Rb và Cs.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi nguyên tử khối trung bình của hai kim loại là X (g/mol), tổng số mol là a (mol).

Số mol của Ba là b (mol).

Ta có: Xa + 137b = 46

Khi tác dụng với nước thu được khí. Bảo toàn electron:

2.nBa + nX = 2.nH2

→ 2b + a = 0,5.2 = 1

Vì 0,18 < b < 0,21

Vậy : 0,58 < a < 0,64 và 17,23 < Xa < 21,34

Suy ra 26,92 < X < 36,79

Vậy hai kim loại là Na và K

Câu 10: Ca(OH)2 là hoá chất

A. có thể loại độ cứng toàn phần của nước.

B. có thể loại độ cứng tạm thời của nước,

C. có thể loại độ cứng vĩnh cửu của nước.

D. không thể loại bỏ được bất kì loại nước cứng nào.

Đáp án: B

Giải thích:

Ca(OH)2 có khả năng làm mềm nước cứng tạm thời

Ca(OH)2 + Ca(HCO3)2 → 2CaCO3 + 2H2O

Câu 11: Chỉ dùng duy nhất một hóa chất nào dưới đây có thể phân biệt được 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: AlCl3; ZnCl2; FeCl2 và NaCl.

A. Dung dịch NaOH

B. Dung dịch Na2CO3

C. Dung dịch AgNO3

D. Dung dịch amoniac

Đáp án: D

Giải thích:

Sử dụng dung dịch amoniac

+ Xuất hiện kết tủa trắng, không tan trong NH3 dư → AlCl3

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3+ 3NH4Cl

+ Xuất hiện kết tủa trắng xanh, để trong không khí kết tủa chuyển dần sang nâu đỏ → FeCl2

FeCl2 + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4Cl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

+ Xuất hiện kết tủa trắng, tan trong NH3 dư → ZnCl2.

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4Cl

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

+ Không có hiện tượng gì → NaCl

Câu 12: Cho x mol hỗn hợp 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam muối khan. Nếu cũng cho x mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được b gam muối khan. Giá trị của x là

A. ab12,5

B. ba12,5

C. 2ab25

D. ba25

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức chung của hai kim loại là R

nR = nRCl = x mol

→ (MR + 35,5)x = a (1)

nR2SO4=12nR=x2

→ (2MR + 96).x2 = b (2)

Từ (1) và (2) → b – a = 12,5x

→ x = ba12,5

Câu 13: Tính khử của các nguyên tử Na, K, Al, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần là:

A. K, Na, Mg, Al

B. Al, Mg, Na, K

C. Mg, Al, Na, K

D. Al, Mg, K, Na

Đáp án: B

Giải thích:

Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, đi từ trái sang phải tính khử của kim loại giảm dần

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.

→ Tính khử của kim loại: Al < Mg < Na < K

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 13,7

B. 12,78

C. 18,46

D. 14,62

Đáp án: C

Giải thích:

nH2 = 0,12 mol

nOH=2nH2 = 0,24 mol

Gọi nH2SO4 = x (mol)

→ nHCl = 4x (mol)

nH+ = 6x mol

nH+=nOH

→ 6x = 0,24

→ x = 0,04 mol

nH2SO4 = 0,04 mol;

nHCl = 4.0,04 = 0,16 mol

→ m muối = m kim loại + m gốc axit

= 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5

= 18,46 gam.

Câu 15: Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?

A. Na2SO4, HNO3.

B. HNO3, KNO3.

C. HCl, NaOH.

D. NaCl, NaOH.

Đáp án: C

Giải thích:

A. Sai vì Na2SO4 không tác dụng với Al2O3

B. Sai vì KNO3 không tác dụng với Al2O3

C. Đúng, phương trình phản ứng:

6HNO3 + Al2O3 2Al(NO3)3 + 3H2O

6HCl + Al3O2 2AlCl3 + 3H2O

2NaOH + Al3O2 2NaAlO2 + H2O

D. Sai vì NaCl không tác dụng với Al2O3

Câu 16: Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit trên là

A. 0,02 lít.

B. 0,01 lít.

C. 0,05 lít.

D. 0,04 lít.

Đáp án: A

Giải thích:

nH+=nHNO3+2nH2SO4

= 0,01.1 + 2.0,01.0,5 = 0,02 mol

Phản ứng trung hòa luôn có:

nOH=nH+ = 0,02 mol

→ VNaOH = 0,02 lít

Câu 17: Hòa tan m (g) hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 1 : 2 vào nước dư thu được 4,48 (l) khí (đktc). Gíá trị của m là:

A. 7,3

B. 5,84

C. 6,15

D. 3,65

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi số mol Al là x (mol)

→ nNa = 2x (mol)

Bảo toàn electron:

3.nAl + 1.nNa = 2.nH2

→ 3x + 2x = 2.0,2

→ x = 0,08

→ m = 27.nAl + 23.nNa

= 27.0,08 + 23.2.0,08 = 5,84 gam

Câu 18: Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500 ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 4,02

B. 3,42

C. 3,07

D. 3,05

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có pH = 13

→ pOH = 14 – 13 =1

→ [OH-] = 0,1 M

nOH = 0,1.0,5 = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Ta có: m(bazơ) = m (kim loại) + mOH

= 2,22 + 0,05 .17 = 3,07 g

Câu 19: Hòa tan hỗn hợp Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2 (trong đó số mol Na2CO3 và KHCO3 bằng nhau) vào nước lọc thu được dung dịch X và m gam kết tủa Y. Biết X tác dụng vừa đủ 0,16 mol NaOH hoặc 0,24 mol HCl thì hết khí bay ra. Giá trị của m là:

A. 7,88 g

B. 4,925 g

C. 1,97 g

D. 3,94g

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số mol Na2CO3 x mol , KHCO3 x mol , Ba(HCO3)2 y mol
Nhận thấy dung dịch X tác dụng vừa đủ với 0,16 mol NaOH :

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Nếu dung dịch X chỉ có HCO3 thì lượng HCl cần dùng tối đa là 0,16 mol < 0,24 mol

nBaCO3 = y mol
→ Trong dung dịch X còn chứa CO32 dư : (x - y) mol

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Câu 20: Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?

A. 0,02M

B. 0,04M

C. 0,03M

D. 0,015M

Đáp án: B

Giải thích:

nCO2 = 0,07mol;

nNaOH = 0,08 mol

nOHnCO2=0,080,07 = 1,14

→ Cả hai chất tham gia phản ứng hết, sản phẩm tạo 2 muối.

nCO32=nOHnCO2

= 0,08 – 0,07 = 0,01 mol

nHCO3=2nCO2nOH

= 2.0,07 – 0,08 = 0,06 mol

Thêm dung dịch Y vào X:

HCO3 + OH-CO32 + H2O (1)

Ba2+ + CO32 → BaCO3

nBaCO3 = 0,02 mol < nBaCl2= 0,25.0,16 = 0,04 mol

nCO32 = nBaCO3 = 0,02 mol

nCO32 phản ứng (1) = nOH phản ứng (1) = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol

nBa(OH)2 = 0,005 mol

a = 0,0050,25=0,02mol/l

Câu 21: Anion gốc axit nào sau đây có thể làm mềm ước cứng?

A. NO3-.

B. SO42-.

C. ClO4-.

D. PO43-.

Đáp án: D

Giải thích:

Anion PO43- có thể làm mềm mọi loại nước cứng.

3Ca2+ + 2PO43- Ca3(PO4)2

3Mg2+ + 2PO43- Mg3(PO4)2↓.

Câu 22: Cho các chất sau: Ca(OH)2, KOH, CaCO3, Ca(HCO3)2, KNO3, Mg(OH)2.

Số chất bị nhiệt phân có chất khí trong sản phẩm tạo thành là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Đáp án: C

Giải thích:

Có ba chất khi bị nhiệt phân sinh ra chất khí là: CaCO3; Ca(HCO3)2; KNO3.

CaCO3 t° CaO + CO2

Ca(HCO3)2 t° CaCO3 + CO2 + H2O

2KNO3 t° 2KNO2 + O2

Câu 23: Để bảo quản các kim loại kiềm, có thể thực hiện cách nào sau đây?

A. Để trong lọ thủy tinh có không khí nhưng đậy nắp kín.

B. Ngâm trong ancol nguyên chất.

C. Để trong lọ thủy tinh có chất hút ẩm và đặt trong bóng tối.

D. Ngâm trong dầu hỏa.

Đáp án: D

Giải thích:

Kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.

Câu 24: Cho 40,5 gam kim loại R (có hóa trị không đổi) tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư thì thu được 50,4 lít khí (đktc). Kim loại R là

A. Mg.

B. Al.

C. Zn.

D. Fe.

Đáp án: B

Giải thích:

2R + 2nHCl → 2RCln + nH2

nH2=50,422,4=2,25 molnR=2n.2,25=4,5nmol

MR.4,5n=40,5MRn=9n=3MR=27

Vậy R là nhôm (Al)

Câu 25: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hoà tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 27,96.

B. 29,52.

C. 36,51.

D. 1,50.

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Câu 26: Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.

B. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

C. Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.

D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ.

Đáp án: D

Giải thích:

D. Sai. Các kim loại kiềm thổ đều phản ứng với ngước ở nhiệt độ thường trừ Be và Mg.

Câu 27: Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây không đúng?

A. Dùng chế tạo hợp kim nhẹ cho công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.

B. Dùng chế tạo dây dẫn điện.

C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ.

D. Dùng để tạo chất chiếu sáng.

Đáp án: B

Giải thích:

Kim loại Mg được dùng để chế tạo những hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này được dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô,..Kim loại Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều chất hữu cơ. Một Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.

→ Đáp án B sai. Mg không dùng để chế tạo dây dẫn điện.

Câu 28: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra?

A. NaOH.

B. HCl.

C. Ca(OH)2.

D. H2SO4.

Đáp án: D

Giải thích:

Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O + 2CO2

Câu 29: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 3.

B. 5.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: D

Giải thích:

+) Ca(HCO3)2 là muối lưỡng tính (HCO3 là ion lưỡng tính)

+) NH4+ có tính axit, CO32- có tính bazơ → (NH4)2CO3 là muối lưỡng tính.

+) Al(OH)3, Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.

+ NH4Cl và ZnSO4 là hai muối có môi trường axit

Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch chứa 0,42 mol HNO3 (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dung dịch X và 0,56 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2 (đktc). Khối lượng muối trong X là:

A. 22,20 gam.

B. 25,16 gam.

C. 29,36 gam.

D. 25,00 gam.

Đáp án: D

Giải thích:

n hỗn hợp khí = 0,56 : 22,4 = 0,025 mol

nMg = 3,6 : 24 = 0,15 mol

nMg(NO3)2 = 0,15 mol

Bảo toàn nguyên tố N:

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của chúng có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm có đáp án

Trắc nghiệm Sắt có đáp án

Trắc nghiệm Hợp chất của sắt có đáp án

Trắc nghiệm Hợp kim của sắt có đáp án

Trắc nghiệm Crom và hợp chất của crom có đáp án

1 2,940 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: