TOP 40 câu Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (có đáp án 2024) - Hóa học 12
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 12: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 12: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein
Bài 1: Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Val-Gly.
B. Ala-Val.
C. Gly-Ala-Val.
D. Gly-Ala.
Đáp án: C
Giải thích:
Tripeptit tạo bởi 3 gốc amino axit
Bài 2: Cho 10,68 gam alanin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 12,88.
B. 13,32.
C. 11,10.
D. 16,65.
Đáp án: B
Giải thích:
Bài 3: Chất nào sau đây là đipeptit?
A. Ala-Gly-Ala.
B. Gly-Gly-Gly.
C. Ala-Ala-Ala.
D. Ala-Gly.
Đáp án: D
Giải thích:
đipeptit tạo bởi 2 gốc amino axit.
Bài 4: Cho 7,12 gam alanin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,59
B. 12,55
C. 8,92
D. 10,04
Đáp án: D
Giải thích:
Bài 5: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Axit glutamic.
B. Alanin.
C. Glyxin.
D. Metylamin.
Đáp án: D
Giải thích:
Axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Alanin và glyxin không làm quỳ tím chuyển màu.
Metylamin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Bài 6: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit kết hợp lại với nhau.
B. Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit.
C. Amino axit có tính chất lưỡng tính.
D. Đipeptit có phản ứng màu biure.
Đáp án: D
Giải thích:
Đipeptit không có phản ứng biure.
Bài 7: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Dung dịch protein có phản ứng màu biure.
B. Amino axit có tính chất lưỡng tính.
C. Dung dịch valin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
D. Protein bị thuỷ phân nhờ xúc tác bazơ.
Đáp án: C
Giải thích:
Công thức của valin là CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH.
→ valin không làm quỳ tím chuyển màu.
Bài 8: Cho 3 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 3,88.
B. 4,56.
C. 4,52.
D. 3,92.
Đáp án: A
Giải thích:
ngly = 0,04 mol
→ nmuối = 0,04 mol
→ mmuối = 0,04.97 = 3,88 gam
Bài 9: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, mạch hở đơn chức cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Công thức phân tử của amin là
A. C2H5NH2.
B. CH3NH2.
C. C3H7NH2.
D. C4H9NH2.
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi số mol của CO2, H2O và N2 lần lượt là a, b, c mol
Bảo toàn nguyên tố oxi:
Bảo toàn khối lượng:
mamin = mC + mH + mN
→ 12a + 2b + 28c = 6,2 (2)
Vì đốt cháy amin no, mạch hở, đơn chức nên ta có:
→ Công thức phân tử của amin là CH3NH2
Bài 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh.
C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
D. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac.
Đáp án: B
Giải thích:
B sai vì anilin là amin thơm không làm đổi màu quỳ.
Bài 11: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?
A. Glucozơ.
B. Anilin.
C. Alanin.
D. Metyl amin.
Đáp án: C
Giải thích:
C đúng vì alanin có công thức là CH3-CH(NH2)-COOH → có tính chất lưỡng tính.
Phương trình hóa học:
Bài 12: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
B. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
C. Metyl amin là chất khí, không màu, không mùi.
D. Alanin làm quỳ tím ẩm chuyên màu xanh.
Đáp án: B
Giải thích:
A sai vì chỉ các amin có phân tử khối nhỏ mới tan nhiều trong nước.
B đúng vì anilin phản ứng với HCl tạo muối tan.
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
C sai vì metyl amin là chất khí, có mùi khai khó chịu.
D sai vì alanin có gốc –C6H5 hút e làm giảm mật độ electron trên nguyên tử nitơ
→ Tính bazơ của alanin rất yếu → Không làm quỳ tím đổi màu.
Bài 13: Cho dãy các chất: C6H5NH2(1), C2H5NH2(2), (C6H5)2NH(3), (C2H5)2NH(4), NH3(5). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
A. (4), (1), (5), (2), (3).
B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1), (5).
D. (4), (2), (5), (1), (3).
Đáp án: D
Giải thích:
Amin no, mạch hở có tính bazơ mạnh hơn amoniac do gốc ankyl có tác dụng làm tăng tính bazơ.
Amin no, bậc 2 (đính với hai gốc ankyl) có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1.
Amin thơm có nguyên tử N gắn trực tiếp vào vòng benzen. Gốc pheyl làm giảm tính bazơ → amin thơm có lực bazơ rất yếu, yếu hơn amoniac.
Sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là :
(4) > (2) > (5) > (1) > (3)
Bài 14: Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon, thu được ?
A. Amin.
B. Lipt.
C. Este.
D. Amino axit.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi thay nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon, thu được amin.
Bài 15: Cho 35,76 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 62,04 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là
A. C2H7N và C3H9N.
B. CH5N và C2H7N.
C. C3H9N và C4H11N.
D. C3H7N và C4H9N.
Đáp án: A
Giải thích:
Gọi công thức chung của 2 amin là:
→ 2 amin là C2H5NH2 và C3H7NH2
→ Công thức phân tử của 2 amin là C2H7N và C3H9N
Bài 16: Cho các phát biểu sau:
(a) Để phân biệt Ala-Ala và Gly-Gly-Gly ta dùng phản ứng màu biure.
(b) Dung dịch lysin làm phenolphtalein hóa hồng.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(d) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các amino axit.
(e) Khi thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng nhờ xúc tác enzim, thu được amino axit.
(g) Lực bazơ của etyl amin yếu hơn của metyl amin.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Đáp án: B
Giải thích:
(a) đúng vì Ala-Ala không có phản ứng màu buire còn Gly-Gly-Gly thì có phản ứng màu buire.
(b) đúng vì lysin có 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH → làm phenolphtalein hóa hồng.
(c) sai vì ở nhiệt độ thường anilin là chất lỏng
(d) sai vì các amino axit thiên nhiên hầu hết là các amino axit.
(e) đúng
(g) sai vì lực bazơ của etyl amin mạnh hơn của metyl amin.
Bài 17: Phát biểu nàọ sau đây là sai ?
A. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu qùy tím.
Đáp án: A
Giải thích:
A sai vì khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím đặc trưng.
Giải thích: Cu(OH)2 đã phản ứng với hai nhóm peptit (CO-NH) cho sản phẩm có màu tím.
Bài 18: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH, thu được 26,55 gam muối, số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 9.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhận thấy:
→ X có chứa 2 nhóm -COOH
Gọi công thức của X có dạng (H2N)aR(COOH)2
→ Công thức của muối là (H2N)aR(COONa)2
nmuối = nX = 0,15 mol
→ Công thức của X là H2NC2H3(COOH)2
→ Số nguyên tử H là 7
Bài 19: Cho 24,25 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 33,38.
B. 16,73.
C. 42,50.
D. 13,12.
Đáp án: C
Giải thích:
Muối khan gồm: ClH3NCH2COOH và NaCl
Bảo toàn khối lượng cho phương trình ta có:
mmuối khan = 24,25 + 0,5.36,5
= 42,5 gam
Bài 20: Hiệu suất của quá trình điều chế anilin (C6H5NH2) từ benzen (C6H6) đạt 30%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là:
A. 186,0 gam.
B. 111,6 gam.
C. 55,8 gam.
D. 93,0 gam.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: nBenzen = 2 mol
Hiệu suất đạt 30%
→ nAnilin = 2.0,3 = 0,6 mol.
→ mAnilin = = 55,8 gam
Bài 21: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
X |
Quỳ tím |
Quỳ tím chuyển màu hồng |
Y |
Cu(OH)2 trong môi trường NaOH |
Hợp chất màu tím |
Z |
Nước brom |
Kết tủa trắng |
X, Y, Z lần lượt là
A. axit glutamic, lòng trắng trứng, anilin.
B. anilin, axit glutamic, lòng trắng trứng.
C. axit glutamic, lòng trắng trứng, alanin.
D. alanin, lòng trắng trứng, anilin.
Đáp án: A
Giải thích:
- X làm quỳ tím chuyển sang màu hồng
→ X là axit glutamic.
- Y tác dụng với Cu(OH)2/NaOH sinh ra hợp chất màu tím
→ Y là protein hoặc từ tripeptit trở lên
→ Y là lòng trắng trứng.
- Z tác dụng với nước brom sinh ra kết tủa màu trắng
→ Z có thể là anilin hoặc phenol
→ Theo đáp án, Y là anilin.
Bài 22: Cho các nhận định sau:
(a) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
(b) Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu xanh đậm.
(c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(d) H2NCH2CONHCH(CH3)COOH là một tripeptit.
(e) Ở điều kiện thường, H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Giải thích:
(a) đúng.
(b) sai vì cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 trong NaOH thấy xuất hiện màu tím.
(c) sai vì muối phenylamoni clorua tan trong nước.
(d) sai vì H2NCH2CONHCH(CH3)COOH là một đipeptit.
(e) đúng.
Bài 23: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly-Gly.
B. Ala-Ala-Gly-Gly.
C. Ala-Gly.
D. Gly-Ala-Gly.
Đáp án: C
Giải thích:
Đipeptit không có phản ứng buire.
Bài 24: Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo bởi từ các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng; cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 78,2 gam. Số liên kết peptit trong X là
A. 9.
B. 20.
C. 18.
D. 10.
Đáp án: A
Giải thích:
Giả sử A được tạo thành từ x gốc amino axit.
X + NaOH → Muối + H2O
nNaOHphản ứng = 0,1x mol.
→ nNaOHdư = 0,1x mol
nnước = nX = 0,1 mol
Số liên kết peptit là (10 – 1) = 9
Bài 25: Số đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Đáp án: A
Giải thích:
Độ bất bão hòa là:
→ Amin no, đơn chức, mạch hở.
Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn là
1. CH3-NH-CH2-CH2-CH3
2. CH3-NH-CH(CH3)2
3. (C2H5)2NH
Bài 26: Cho a mol lysin vào 250 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy số mol HCl phản ứng là 0,65 mol. Giá trị của a là:
A. 0,80.
B. 0,40.
C. 0,20.
D. 0,325.
Đáp án: C
Giải thích:
Vì trong cấu tạo của lysin có chứa 2 nhóm –NH2.
→ ∑nHCl = nNaOH + 2nLysin
→ nLysin =
= 0,2 mol.
Bài 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp, thu được . Công thức của 2 amin lần lượt là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2.
B. C4H9NH2 và C5H11NH2.
C. CH3NH2 và C2H5NH2.
D. C2H5NH2 và C3H7NH2.
Đáp án: C
Giải thích:
Nhìn 4 đáp án → các amin mạch hở.
Giả sử
Đốt cháy amin no, đơn chức, mạch hở ta có:
→ 2 amin là CH3NH2 và C2H5NH2
Bài 28: Cho A là một amino axit, biết 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M hoặc 50 ml dung dịch NaOH 0,2M . Công thức của A có dạng
A. (H2N)2RCOOH.
B. C6H5CH(NH2)COOH.
C. H2NR(COOH)2.
D. CH3CH(NH2)COOH.
Đáp án: A
Giải thích:
Số nhóm -NH2 là:
Số nhóm là-COOH:
→ A chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -NH2
→ Công thức của A có dạng (H2N)2RCOOH
Bài 29: Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit?
A. C2H5NH2.
B. CH3COOC2H5.
C. H2N-CH2-COOH.
D. HCOONH4.
Đáp án: C
Giải thích:
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm -NH2 và nhóm -COOH.
Bài 30: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với
A. nước.
B. cồn.
C. giấm.
D. nước muối.
Đáp án: C
Giải thích:
Mùi tanh của cá gây ra do một số amin mà chủ yếu là (CH3)3N.
→ Để khử mùi tanh của cá, ta có thể rửa cá với giấm ăn vì giấm ăn (CH3COOH) tác dụng với muối tan dễ rửa trôi bởi nước.
Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Đại cương về polime có đáp án
Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập: Polime và vật liệu polime có đáp án
Trắc nghiệm Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại có đáp án
Trắc nghiệm Tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án