TOP 40 câu Trắc nghiệm Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.

1 3,213 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Câu 1: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là

A. 1s22s22p63s2.

B. 1s22s22p53s2.

C. 1s22s22p43s1.

D. 1s22s22p63s1.

Đáp án: D

Giải thích:

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là: 1s22s22p63s1

Câu 2: Độ âm điện của các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. Na < Mg < Al < Si

B. Si < Al < Mg < Na

C. Si < Mg < Al < Na

D. Al < Na < Si < Mg

Đáp án: A

Giải thích:

Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện của các nguyên tử tăng dần.

Na, Mg, Al, Si đều thuộc chu kì 3 và ZNa < ZMg < ZAl < ZSi

→ Chiều tăng dần độ âm điện là: Na < Mg < Al < Si

Câu 3: Nhóm nào trong bảng tuần hoàn hiện nay chứa toàn bộ là các nguyên tố kim loại?

A. VIIIA.

B. IVA.

C. IIA.

D. IA.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong bảng tuần hoàn hiện nay nhóm IIA chứa toàn bộ là các nguyên tố kim loại.

Câu 4: Kim loại M phản ứng với oxi để tạo thành oxit. Khối lượng oxi đã phản ứng bằng 40% khối lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là:

A. Na

B. Ca

C.Fe

D.Al

Đáp án: B

Giải thích:

Đặt công thức của oxit kim loại là M2Ox

Vì M là kim loại nên x có thể nhận các giá trị 1, 2, 3, 4

Theo đề: 16.x = 0,4.2M → M = 20x

Lập bảng

x

1

2

3

4

M

20

40

60

80

Loại

Thỏa mãn

Loại

Loại

Vậy kim loại M là Ca, oxit tạo thành là CaO

Câu 5: Cho các nguyên tố: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K. Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:

A. Al, Mg, Na, K.

B. Mg, Al, Na, K.

C. K, Na, Mg, Al.

D. Na, K, Mg, Al.

Đáp án: A

Giải thích:

Na và K thuộc cùng nhóm IA và ZNa < ZK → Tính kim loại: Na < K.

Na, Mg và Al thuộc cùng chu kỳ 3 và ZNa < ZMg < ZAl

→ Tính kim loại Al < Mg < Na

Chiều tăng dần tính kim loại: Al < Mg < Na < K.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng dần.

B. Trong một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng,

C. Kim loại có độ âm điện bé hơn phi kim trong cùng chu kì.

D. Đa số các kim loại đều có cấu tạo tinh thể.

Đáp án: A

Giải thích:

A. Sai. Vì trong một chu kì, khi điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm dần.

Câu 7: Khi hoà tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối khan, giá trị của a là

A. 4,90 gam

B. 5,71 gam

C. 5,15 gam

D. 5,13 gam

Đáp án: D

Giải thích:

Bào toàn nguyên tố H:

nHCl = 2.nH2

→ nCl- = nHCl = 0,06 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mmuối = mKL + mCl-

= 3 + 0,06.35,5 = 5,13g

Câu 8: Một viên bi sắt có đường kính 2 cm ngập trong một cốc chứa 100 ml axit có pH = 0, phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bán kính viên bi sắt sau phản ứng (coi rằng viên bi bị mòn đều từ mọi phía, khối lượng riêng của sắt là 7,8 g/cm3) là:

A. 0,56cm

B. 0,84cm

C. 0,78cm

D. 0,97cm

Đáp án: D

Giải thích:

Số mol H+ là 0,1 mol

Fe + 2H+ Fe2+ + H2

Mol 0,05 0,1

Khối lượng sắt bị tan là: 2,8 gam

Vậy thể tích sắt bị mất đi:

V = mD= 2,87,8 = 0,36 cm3

Thể tích ban đầu của viên bi:

V1 = 43πr3 = 43.3,14.13

= 4,19 cm3

Vậy thể tích của viên bi sắt còn lại sau phản ứng là:

V2 = V1 – V = 4,19 – 0,36

= 3,83 cm3

Bán kính viên bi còn lại:

r=3V24π3 = 3.3,834.3,143

= 0,97 cm

Câu 9: Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là ls22s22p63s2, ls22s22p63s23p64s1, ls22s22p63s1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng?

A. Y < Z < X.

B. X < Z < Y.

C. X ≤ Y ≤ Z.

D. Z < X < Y.

Đáp án: B

Giải thích:

X và Z cùng chu kì, ZX > ZZ nên tính kim loại của X < Z

Y và Z cùng nhóm IA và ZY > ZZ nên tính kim loại của Y > Z

Suy ra tính kim loại: X < Z < Y

Câu 10: Kết luận nào sau đây sai?

A. Các nguyên tố nhóm A có cấu hình e lớp ngoài cùng ns2 đều là các kim loại.

B. Nguyên tố có Z = 19 có bán kính lớn hơn nguyên tố có Z = 11

C. Li là kim loại có độ âm điện lớn nhất trong số các kim loại kiềm

D. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại

Đáp án: A

Giải thích:

A. Sai. Vì He có cấu hình e lớp ngoài cùng là 1s2 và là khí hiếm

Câu 11: X, Y là 2 muối cacbonat của kim loại nhóm IIA thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hoà tan 28,4 gam hỗn hợp X, Y bằng dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Các kim loại nhóm IIA là:

A. Be và Mg.

B. Mg và Ca.

C. Ca và Sr.

D. Sr và Ba.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức chung của 2 kim loại là: R

RCO3 + 2H+ R2+ + CO2 + H2O

nRCO3=nCO2

28,4R+60 = 0,3

→ R = 34,6

→ 2 Kim loại là: Mg (M = 24); Ca (M = 40)

Câu 12: Bán kính nguyên tử các nguyên tố: Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:

A. B < Be < Li < Na

B. Na < Li < Be < B

C. Li < Be < B < Na

D. Be < Li < Na < B

Đáp án: A

Giải thích:

Li và Na thuộc cùng nhóm IA và ZLi < ZNa

→ Bán kính Na > Li

Li, Be và B thuộc cùng chu kỳ 2 và ZLi < ZBe < ZB

→ Bán kính: Li > Be > B

Chiều tăng dần bán kính: B < Be < Li < Na

Câu 13: Nguyên tố X ở ô số 24 của bảng tuần hoàn. Một học sinh đã đưa ra các nhận xét về nguyên tố X như sau :

(1) X có 6 e hoá trị và là nguyên tố kim loại.

(2) X là một nguyên tố nhóm d.

(3) X nằm ở chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

(4) Ở trạng thái cơ bản, X có 6 e ở phân lớp s;

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X:

1s22s22p63s23p63d54s1

→ X có 6 electron hóa trị, nguyên tố d, là nguyên tố kim loại.

Trạng thái cơ bản có 7e ở phân lớp s

X ở chu kỳ 4 của bảng tuần hoàn

→ Các phát biểu (1), (2), (3) đúng

Câu 14: Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

A. Nguyên tố s

B. Nguyên tố p

C. Nguyên tố d và nguyên tố f

D. Nguyên tố s và nguyên tố p

Đáp án: D

Giải thích:

Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p

Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA và IIA

Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He)

Câu 15: R là một kim loại thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn. Lấy 17,55 gam R tác dụng với 25 gam dung dịch HCl 29,2%. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn cho bốc hơi cẩn thận dung dịch tạo thành trong điều kiện không có không khí thì thu được 28,9 gam hỗn hợp rắn gồm hai chất. Kim loại R là

A. Na.

B. K.

C. Rb.

D. Cs

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có nHCl = 0,2 mol

Xét các phản ứng:

2R + 2HCl → 2RCl + H2

2R + 2H2O → 2ROH + H2

nCl- = nHCl = 0,2 mol;

mR = 17,55 gam

Trong 28,9 gam chất rắn bao gồm ROH và RCl

→ m rắn = mR++mCl+mOH

→ 28,9 = 17,55 + 0,2.35,5 + 17. nOH-

→ nOH- = 0,25 mol

nR = nCl- + nOH-

= 0,2 + 0,25 = 0,45 mol

→ MR = 39 (g/mol) → R là kim loại K

Câu 16: Cho nguyên tố có kí hiệu là 12X. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

A. Nhóm IIA, chu kì 3

B. Nhóm IA, chu kì 3

C. Nhóm IIIA, chu kì 2

D. Nhóm IA, chu kì 2

Đáp án: A

Giải thích:

X (Z = 12): [Ne]3s2

Vậy X ở chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIA (do có 2electron hóa trị, nguyên tố s)

Câu 17: Liên kết kim loại là liên kết sinh ra do

A. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.

B. Các electron tự do trong tinh thể kim loại.

C. Có sự dùng chung các cặp electron.

D. Lực hút Vanđevan giữa các tinh thể kim loại.

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan?

A. 26,05 gam

B. 26,35 gam

C. 36,7 gam

D. 37,3 gam

Đáp án: C

Giải thích:

Bào toàn nguyên tố H:

nH+=nHCl=2nH2 = 0,6 mol

→ mKL + mHCl = m muối + mH2

→ 15,4 + 36,5.0,6 = m muối + 2.0,3

→ m muối = 36,7 gam

Câu 19: Chia m gam Fe làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng với oxi dư thu được X. Phần hai tác dụng với khí clo dư thu được Y. X, Y hơn kém nhau 8,25g. Trong X, Y sắt có cùng hóa trị. Giá trị của m là

A. 11,2.

B. 8,96.

C. 10,08.

D. 22,4.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi số mol Fe ở mỗi phần là x mol

Fe + O2 t° Fe2O3

nFe2O3=12nFe=x2mol

mFe2O3=160.x2=80x

Fe + Cl2 t° FeCl3

nFeCl3=nFe=x  molmFeCl3=162,5.x

→ 162,5x – 80x = 8,25 gam

→ x = 0,1 mol

→ m = 2.0,1.56 = 11,2 gam

Câu 20: Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p63d6. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là:

A. ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB

B. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA

C. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA

D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIB

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: M2+ + 2e → M

→ Cấu hình electron của M là:

1s22s22p63s23p63d64s2

- Biện luận:

+ Z = 26 → Ô 26

+ Có 4 lớp electron → Chu kỳ 4

+ Electron cuối cùng điền vào phân lớp d nên thuộc nhóm B. Tổng số e hóa trị là 8 → Nhóm VIIIB

Vậy vị trí của M trong bảng tuần hoàn là ô 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước

B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử

C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất

D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn

Đáp án: B

Giải thích:

A. Sai. Vì một số kim loại có khối lượng riêng nhẹ hơn nước (Li, Na, K,...)

C. Sai. Vì một số kim loại có nhiều số oxi hóa trong hợp chất (Fe, Cr, Cu,...)

D. Sai. Vì ở điều kiện thường, Hg tồn tại ở thể lỏng

Câu 22: Cho 2,4 g kim loại M hóa trị II tan hết vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Kim loại M là

A. Zn.

B. Fe.

C. Cu.

D. Mg

Đáp án: D

Giải thích:

Bảo toàn electron:

2.nM = 2.nH2

→ 2.2,4MM= 2.0,1

→ MM = 24 (g/mol) → Kim loại Mg.

Câu 23: Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?

A. K+, Cl, Al

B. Li+, Br, Ne

C. Na+, Cl, Ar

D. Na+, F, Ne

Đáp án: D

Giải thích:

Na có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

→ Na+ có cấu hình electron là 1s22s22p6

F có cấu hình electron là 1s22s22p5

→ F- có cấu hình electron là 1s22s22p6

Ne có cấu hình electron là 1s22s22p6

Vậy Na+, F- và Ne đều có cấu hình electron là 1s22s22p6

Câu 24: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron ứng với lớp ngoài cùng nào sau đây là của nguyên tố kim loại?

A. 4s24p5

B. 3s23p3

C. 2s22p6

D. 3s1

Đáp án: D

Giải thích:

Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (từ 1 → 3),

Nguyên tử có 4 lectron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam Fe trong dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối sinh ra là

A. 24,32 gam

B. 22,80 gam

C. 32,00 gam

D. 16,00 gam

Đáp án: A

Giải thích:

nFe = 0,16 mol

Bảo toàn nguyên tố: nFeSO4 = nFe = 0,16 mol

mFeSO4 = 0,16.152 = 24,32 gam

Câu 26: Cho viên kẽm tác dụng với HNO3, sau phản ứng không thấy có khí sinh ra. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là

A. 26

B. 22

C. 24

D. 23

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là:

4 + 10 + 4 + 1 + 3 = 22

Câu 27: Kim loại nào dưới đây không tan trong dung dịch NaOH?

A. Zn

B. Al

C. Na

D. Mg

Đáp án: D

Giải thích:

Kim loại không tan trong dung dịch NaOH là Mg.

Zn và Al tan được trong dung dịch kiềm.

Na tác dụng với nước trong dung dịch

Câu 28: Hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hóa học trong hợp kim là?

A. Liên kết kim loại.

B. Liên kết ion.

C. Liên kết cộng hóa trị.

D. Liên kết ion và cộng hóa trị.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong hợp kim ngoài liên kết kim loại còn có liên kết công hóa trị vì vậy mật độ electron tự do trong hợp kim giảm đi rõ rệt. Do đó tính dẫn điện, dẫn nhiệt kém hơn kim loại thành phần.

Mở rộng: Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại thành phần.

Câu 29: Một cation kim loại M2+ có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vậy cấu hình e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại M là:

A. 3s2

B. 3s23p1

C. 3s1

D. Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: A

Giải thích:

M2+ có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 2s22p6

→ Cấu hình electron của M là 1s22s22p63s2

Câu 30: So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại:

A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn

B. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.

C. Thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học

D. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học

Đáp án: C

Giải thích:

Vì trong 1 chu kì, kim loại có độ âm điện nhỏ hơn phi kim

→ nguyên tử kim loại thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học.

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Tính chất của kim loại, dãy điện hóa kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Hợp kim có đáp án

Trắc nghiệm Ăn mòn kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Điều chế kim loại có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập tính chất của kim loại có đáp án

1 3,213 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: