TOP 40 câu Trắc nghiệm Nhận biết một số chất khí (có đáp án 2024) - Hóa học 12
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí
Câu 1: Khi nhận biết CO2 bằng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 quan sát thấy hiện tượng:
A. Thoát khí không màu
B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Xuất hiện kết tủa xanh lục
D. Có khí nâu đỏ thoát ra
Đáp án: B
Giải thích:
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng do có phản ứng.
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Câu 2: Nhận biết khí SO2 ta dùng dung dịch nước Br2 dư hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch Br2 mất màu
B. Dung dịch Br2 chuyển sang màu da cam
C. Dung dịch Br2 chuyển sang màu xanh
D. Không hiện tượng
Đáp án: A
Giải thích:
Hiện tượng: Dung dịch brom màu da cam nhạt dần.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Câu 3: Người ta có thể dùng thuốc thử theo thứ tự như thế nào để nhận biết 3 khí: N2, SO2, CO2?
A. Chỉ dùng dung dịch Ca(OH)2.
B. Dùng dung dịch nước vôi trong sau đó dùng nước Br2.
C. Dùng dung dịch Br2 sau đó dùng dung dịch KMnO4
D. Dùng dung dịch Br2
Đáp án: B
Giải thích:
Dùng dung dịch nước vôi trong dư trước thì nhận biết được N2 không làm đục nước vôi trong.
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3+ H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O
Dùng nước brom nhận biết được SO2 làm nhạt màu nước brom còn CO2 không làm nhạt màu nước brom.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Câu 4: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt axetilen, etilen và metan?
A. Quỳ tím.
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch nước brom.
D. Dung dịch AgNO3/NH3 và dd brom.
Đáp án: D
Giải thích:
Phương trình hóa học
Câu 5: Cách nhận biết khí amoniac là:
A. Dùng quỳ tím ẩm
B. Dùng dung dịch NaOH
C. Dùng dung dịch HCl
D. Dùng dung dịch NaCl
Đáp án: A
Giải thích:
Để nhận biết khi amoniac ta có thể dùng quỳ tím ẩm.
Hiện tượng: Quỳ tím ẩm hóa xanh.
Do có phản ứng:
NH3 + H2O + OH-
Câu 6: Phương pháp nào sau đây dùng để phân biệt hai khí CH3NH2 và NH3?
A. Dựa vào mùi của khí
B. Dùng quỳ tím ẩm
C. Đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch Ca(OH)2
D. Thử bằng HCl đặc
Đáp án: C
Giải thích:
A. Loại vì cả hai khí đều có mùi khai
B. Loại vì hai khí đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh.
C. Thỏa mãn vì đốt cháy CH3NH2 tạo khí CO2. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo kết tủa trắng. NH3 đốt cháy không tạo CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
Câu 7: Để phân biệt ba bình khí mất nhãn lần lượt chứa các khí N2, O2 và O3, một học sinh đã dùng các thuốc thử (có trật tự) theo bốn cách dưới đây. Cách nào là không đúng?
A. Lá Ag nóng, que đóm còn tàn đỏ.
B. Que đóm còn tàn đỏ, lá Ag nóng.
C. Dung dịch KI/ hồ tinh bột, que đóm còn tàn đỏ.
D. Dung dịch KI/ hồ tinh bột, lá Ag nóng.
Đáp án: D
Giải thích:
A. Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen:
2Ag + O3 Ag2O + O2
→ Nhận biết được O3
Que đóm còn tàn đỏ: O2 làm que đóm bùng cháy
→ Nhận biết được O2.
Chất còn lại là N2.
B. Que đóm còn tàn đỏ: O2 và O3 làm que đóm bùng cháy
→ Nhận biết được N2.
Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen :
2Ag + O3 Ag2O + O2
→ Nhận biết được O3.
Chất còn lại là O2.
C. Dung dịch KI/(Hồ tinh bột): O3 phản ứng làm hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím:
O3 + 2KI + H2O 2KOH + I2 + O2
Que đóm còn tàn đỏ: O2 làm que đóm bùng cháy → Nhận biết được O2.
Chất còn lại là N2.
D. Dung dịch KI/(Hồ tinh bột): O3 phản ứng làm hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím.
Lá Ag nóng: O3 làm lá Ag hóa đen:
2Ag + O3 Ag2O + O2
→ Cách làm như đáp án D không nhận biết được hai chất còn lại là O2 và N2.
Câu 8: Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả 3 khí Cl2, HCl và O2?
A. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein
B. Tàn đóm hồng
C. Giấy quỳ tím khô
D. Giấy quỳ tím ẩm
Đáp án: D
Giải thích:
+ HCl: Làm giấy quỳ tím ẩm hóa đỏ.
+ Cl2: Làm quỳ tím ẩm hóa đỏ sau đó mất màu.
Cl2 + H2O HCl + HClO
HClO là một axit kém bền và có tính oxi hóa mạnh, nó có tác dụng tẩy màu.
+ O2: Không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm.
Câu 9: Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, O2, N2 và H2 qua dung dịch NaOH. Khí bị hấp thụ là:
A. H2
B. CO2
C. N2
D. O2
Đáp án: B
Giải thích:
CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
hoặc CO2 + NaOH NaHCO3
Các khí còn lại đều ít tan trong nước và không tác dụng với NaOH nên không bị hấp thụ.
Câu 10: Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng
A. dung dịch Br2
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch KNO3
D. dung dịch Ca(OH)2
Đáp án: A
Giải thích:
- Không dùng được dung dịch KNO3, NaOH và Ca(OH)2 để phân biệt chúng vì:
+ CO2 và SO2 cùng không phản ứng với dung dịch KNO3 → C sai
+ Cùng phản ứng với dung dịch NaOH và Ca(OH)2 cho cùng hiện tượng → B và D sai
- Sử dụng dung dịch Br2
+ Hiện tượng nước brom nhạt dần và mất màu → SO2
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
+ CO2 không phản ứng → không hiện tượng
Câu 11: Khí H2S là khí:
A. Có mùi trứng thối
B. Không màu, mùi xốc
C. Khí có màu nâu đỏ
D. Khí không màu, hóa nâu ngoài không khí.
Đáp án: A
Giải thích:
Khí H2S có mùi trứng thối.
Câu 12: Khí gây cười là khí:
A. NO2
B. N2O
C. H2S
D. N2
Đáp án: B
Giải thích:
Khí gây cười là khí N2O.
Khi hít vào khí này làm chậm thời gian phản ứng của cơ thể, khiến người hít khí cười có cảm giác hưng phấn, vui vẻ. Tuy nhiên nếu lạm dụng và sử dụng khí cười bừa bãi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 13: Để phân biệt 2 khí không màu SO2 và CO2 người ta nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây ?
A. NaCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch CuCl2
D. Dung dịch KMnO4
Đáp án: D
Giải thích:
Sử dụng dung dịch KMnO4.
SO2 là mất màu tím của dung dịch KMnO4.
Câu 14: Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?
A. Dung dịch KMnO4
B. Dung dịch Br2
C. Dung dịch CuCl2
D. Dung dịch NaOH
Đáp án: C
Giải thích:
H2S tạo kết tủa đen với dung dịch CuCl2
H2S + CuCl2 → CuS↓ + 2HCl
Câu 15: Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO2, SO3, N2, CH3NH2 và NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí:
A. SO2
B. SO3
C. N2
D. NH3
Đáp án: C
Giải thích:
SO2 và SO3 làm quỳ tím ẩm hóa đỏ.
CH3NH2 và NH3 làm quỳ tím hóa xanh.
N2 không làm đổi màu quỳ tím
→ Nhận ra bình chứa khí N2
Câu 16: Để phân biệt hai khí HCl và Cl2 đựng trong 2 bình riêng biệt thì dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Giấy tẩm dung dịch phenolphthalein.
B. Giấy tẩm hồ tinh bột và dung dịch KI.
C. Giấy tẩm dung dịch NaOH.
D. Giấy tẩm hồ tinh bột.
Đáp án: B
Giải thích:
Dùng giấy tẩm hồ tinh bột và dung dịch KI.
Sục hai khí vào dung dịch KI.
+ HCl không hiện tượng
+ Cl2 tạo chất làm giấy tẩm hồ tinh bột chuyển màu xanh
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (I2 làm xanh hồ tinh bột)
Câu 17: Để phân biệt các khí NH3, CO2, O2, H2S có thể dùng:
A. Giấy quỳ tím ẩm và dung dịch brom
B. Nước và quỳ tím ẩm
C. Dung dịch Ca(OH)2 và quỳ tím ẩm
D. Quỳ tím ẩm và dung dịch Na2SO4
Đáp án: A
Giải thích:
Để phân biệt các khí NH3, CO2, O2, H2S có thể dùng quỳ tím ẩm và dung dịch brom.
Dùng quỳ tím ẩm
+ NH3 làm quỳ tím hóa xanh.
+ CO2 và H2S làm quỳ tím hóa đỏ. (I)
+ O2 không làm đổi màu quỳ tím.
Dùng dung dịch brom để nhận biết từng khí trong nhóm (I)
+ H2S làm mất màu dung dịch brom
4Br2 + H2S + 4H2O → H2SO4 + 8HBr
+ Không hiện tượng là CO2.
Câu 18: Thuốc thử dùng để nhận biết axetilen với etilen là
A. Dung dịch brom.
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Quỳ tím.
D. Khí Clo.
Đáp án: B
Giải thích:
- Phương trình hóa học:
Câu 19: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây tốt nhất?
A. Dung dịch NaOH dư
B. Dung dịch NaHCO3 bão hòa dư.
C. Dung dịch KCl dư
D. Dung dịch AgNO3 dư.
Đáp án: B
Giải thích:
Vì NaHCO3 vừa loại được HCl lại tạo ra được một lượng CO2 mới.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Câu 20: Khí không màu hóa nâu trong không khí là
A. NO2
B. N2
C. NO
D. CO2
Đáp án: C
Giải thích:
NO2: Khí màu nâu đỏ
N2: Khí không màu, nhẹ hơn không khí
NO: Khí không màu, hóa nâu ngoài không khí.
CO2: Khí không màu, không mùi.
Ngoài ra: N2O khí không màu, nặng hơn không khí.
Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ có đáp án
Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế có đáp án
Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề xã hội có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án