TOP 40 câu Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 43: Hóa học về vấn đề phát triển kinh tế có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.

1 2201 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 43: Hóa học về vấn đề phát triển kinh tế

Câu 1: Hóa học đã nghiên cứu góp phần sản xuất và sử dụng nguồn nhiên liệu thiên nhiên như điều chế khí metan trong hầm (hoặc bể) biogas để đun nấu bằng cách:

A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc, rác thải,...

B. Lên men giấm

C. Phân hủy các chất hữu cơ

D. Đốt rác thải

Đáp án: A

Giải thích:

Hầm biogas là nơi chứa đựng tất cả chất thải của phân các vật nuôi như heo, bò, gà,… Trong hầm biogas này sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất thải hữu cơ trong phân. Quá trình này sẽ sinh ra khí biogas, chất dễ cháy trong khí biogas là CH4 là nguyên liệu cho việc đun nấu, chuyển hóa thành điện năng thay thế một phần cho nhiên liệu hóa thạch.

Câu 2: Vật liệu nano có đặc điểm gì?

A. Mền, dẻo

B. Độ rắn siêu cao, siêu dẻo

C. Có kích cỡ lớn

D. Độ rắn thấp, nhiệt độ nóng chảy cao

Đáp án: B

Giải thích:

Vật liệu nano là loại vật liệu được cấu tạo bằng các hạt có kích thước cỡ nanomet. Loại vật liệu này có một số tính năng đột biến như: tạo ra độ rắn siêu cao của một số kim loại, tính siêu dẻo của một số gốm sứ, giảm thấp nhiệt độ nung kết của vật liệu gốm, sứ,…

Câu 3: Khi đốt cháy các loại nguyên liệu hóa thạch như: Khí thiên nhiên, dầu mỏ, than đá...làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ gây ra

A. Hiện tượng thủng tầng ozon

B. Hiện tượng ô nhiễm đất

C. Hiện tượng ô nhiễm nguồn nước

D. Hiệu ứng nhà kính

Đáp án: D

Giải thích:

Khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ sinh ra khí CO2. Khí CO2 gia tăng trong khí quyển sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ của trái đất nóng lên.

Câu 4: Hóa học đã sản xuất khí than khô và khí than ướt từ:

A. Đất và nước

B. Gỗ và nước

C. Than đá và nước

D. Dầu mỏ và than đá

Đáp án: C

Giải thích:

- Khí than khô và khí than ướt được điều chế từ than đá và nước.

- Khí than ướt được điều chế bằng phản ứng phun hơi nước vào lò than nung nóng đỏ

- Khí than khô là hỗn hợp khí thu được sau khi thổi không khí đi qua lò gas với lớp than nung nóng đỏ.

Câu 5: Hiện nay nguồn cung cấp nhiên liệu chủ yếu là than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các dạng nhiên liệu này được gọi là:

A. Nhiên liệu tái tạo

B. Nhiên liệu hóa thạch

C. Nhiên liệu phóng xạ

D. Nhiên liệu sinh học

Đáp án: B

Giải thích:

Các nhiên liệu này được gọi là nhiên liệu hóa thạch, chúng được tính trữ với số lượng có hạn trong vỏ trái đất

Câu 6: Trong thành phần của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X. X không màu, không mùi, rất độc; X có tính khử mạnh và được sử dụng trong quá trình luyện gang. X là khí nào sau đây?

A. NH3.

B. H2.

C. CO2.

D. CO.

Đáp án: D

Giải thích:

Than khi cháy trong điều kiện thiếu oxi sẽ sinh ra loại khí cực độc là CO.

Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Câu 7: Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng có tính chất:

A. không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.

B. nhẹ dễ cháy, dễ phân hủy.

C. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách nhiệt, cách điện.

D. có tính đàn hồi, bền cơ học cao, cách điện nhưng nhẹ, dễ cháy, dễ tan.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện nay vật liệu polime được sử dụng phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên lượng lớn rác thải polime được thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các polime là rác thải gây ô nhiễm môi trường là do chúng không bay hơi, khó bị phân hủy, khó tan trong hợp chất hữu cơ, có polime không tan trong bất kì dung môi nào.

Câu 8: Chất E được dùng làm dung môi pha chế dược phẩm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Việt Nam đã tiến hành pha E và xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là

A. metan

B. etanol

C. saccarozơ

D. axetilen

Đáp án: B

Giải thích:

Chất E là etanol có công thức: C2H5OH

Câu 9: Các nguồn năng lượng chính là:

A. Mặt trời

B. Nước

C. Than đá

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Mặt trời (nhiệt năng)

Nước (thủy năng)

Than đá (nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy sinh ra nhiệt năng)

Từ các dạng năng lượng này có thể biến đổi ra nhiều dạng năng lượng khác:

VD: Sử dụng năng lượng của dòng nước để vận hành các tua bin phát điện (điện năng).

Câu 10: Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng được gọi là:

A. Quang năng

B. Thế năng

C. Nhiệt năng

D. Hóa năng

Đáp án: C

Giải thích:

Nhiên liệu khi bị đốt cháy sinh ra năng lượng được gọi là nhiệt năng

Câu 11: Người ta dự đoán rằng, một vài trăm năm nữa các nguồn nhiên liệu hóa thạch trên Trái Đất sẽ cạn kiệt do:

A. Con người khai thác ngày càng nhiều

B. Tự phân hủy

C. Phản ứng với các chất có trong không khí

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Do sự khai thác quá mức của con người dẫn đến nguồn nhiên liệu hóa thạch có hạn trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt

Câu 12: Các dạng năng lượng là:

A. Thế năng

B. Động năng

C. Quang năng

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Thế năng, động năng, quang năng đều là các dạng năng lượng.

Ngoài ra còng có: nhiệt năng, hóa năng, điện năng,...

Câu 13: Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?

A. Đồ gốm

B. Xi măng

C. Thủy tinh thường

D. Thủy tinh hữu cơ.

Đáp án: D

Giải thích:

Thủy tinh hữu cơ hay còn có tên gọi khác là poli (metyl metacrylat) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp metyl metacrylat

Câu 14: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là

A. Năng lượng mặt trời

B. Năng lượng thủy điện

C. Năng lượng gió

D. Năng lượng hạt nhân

Đáp án: D

Giải thích:

Năng lượng hạt nhân là nguồn năng lượng hoàn toàn không tạo ra khí thải cacbon. Nó tạo ra năng lượng thông qua quá trình phân hạch, quá trình phân tách các nguyên tử uranium để tạo ra năng lượng.

Nhiệt thoát ra từ quá trình phân hạch được sử dụng để tạo ra hơi nước làm quay tuabin tạo ra điện mà không thải ra các các loại khí có hại như nhiên liệu hóa thạch.

Câu 15: Trong số các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng “sạch”?

A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều.

B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều.

C. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa điện.

D. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.

Đáp án: B

Giải thích:

Năng lượng gió, năng lượng thủy triều được coi là các nguồn năng lượng sạch.

Câu 16: Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào có nguồn gốc hữu cơ?

A. Gốm, sứ

B. Xi măng

C. Chất dẻo

D. Đất sét nặn

Đáp án: C

Giải thích

Chất dẻo ví dụ như PE, PVC, PP là các chất hữu cơ

Câu 17: Việt Nam có mỏ quặng sắt lớn nhất ở Thái Nguyên nên đã xây dựng khu liên hợp gang thép tại đây. Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu khai thác mỏ là do

A. Tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp.

B. Không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài khi khai thác.

C. Chỉ có thể xây dựng nhà máy gang thép tại Thái Nguyên.

D. Có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo.

Đáp án: A

Giải thích:

Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu khai thác mỏ giúp tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp.

Câu 18: Nhiên liệu được coi là sạch và ít gây ô nhiễm môi trường hơn cả là

A. Củi, gỗ, than cốc.

B. Than đá, xăng, dầu.

C. Xăng, dầu.

D. Khí thiên nhiên.

Đáp án: D

Giải thích:

Thành phần càng nhiều cacbon, khi đốt cháy tạo ra càng nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường.

Trong các đáp án trên, khí thiên nhiên (CH4) được coi là sạch và ít gây ô nhiễm hơn cả.

Câu 19: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm giúp chùi rửa nhà tắm. Nó giúp tẩy rửa vết gỉ, sét, vết hóa vôi, vết xà phòng...Thành phần quan trọng có trong sản phẩm này là:

A. HCl

B. NaOH

C. Na2SO4

D. CaOCl2

Đáp án: D

Giải thích:

CaOCl2 có tính oxi hóa mạnh

→ có khả năng tẩy rửa tốt.

Câu 20: Công thức của CaCO3 tương ứng với thành phần chính của loại đá nào sau đây:

A. Đá đỏ

B. Đá vôi

C. Đá mài

D. Đá tổ ong

Đáp án: B

Giải thích:

CaCO3 là thành phần chính của đá vôi.

Câu 21: Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị "cạn nước". Để bổ sung nước cho acquy, tốt nhất nên cho thêm vào acquy loại chất nào sau đây?

A. Dung dịch H2SO4 loãng

B. Nước mưa

C. Nước muối loãng

D. Nước cất

Đáp án: A

Giải thích:

Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy dung dịch H2SO­4 loãng.

Câu 22: Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tự nhiên?

A. Năng lượng gió

B. Năng lượng mặt trời

C. Năng lượng hạt nhân

D. Năng lượng sóng

Đáp án: C

Giải thích:

Năng lượng hạt nhân tạo ra thông qua quá trình phân hạch, quá trình phân tách các nguyên tử uranium.

Câu 23: Đâu không phải là ngành sản xuất vật liệu:

A. Công nghiệp gang thép

B. Công nghiệp silicat

C. Công nghiệp luyện kim màu

D. Công nghiệp năng lượng.

Đáp án: D

Giải thích:

Công nghiệp năng lượng không phải ngành sản xuất vật liệu

Câu 24: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào không phải là vật liệu hóa học tổng hợp:

A. Cao su

B. Vật liệu hợp kim

C. Tơ tằm

D. Sợi bông

Đáp án: C

Giải thích:

Tơ tằm là là một loại tơ thiên nhiên

Câu 25: Xu hướng phát triển năng lượng trong tương lai là

A. Khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch bằng cách áp dụng kỹ thuật mới hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về năng lượng và yêu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên.

B. Khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch.

C. Tiếp tục khai thác các nguồn năng lượng sẵn có.

D. Sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế cho năng lương hóa thạch.

Đáp án: A

Giải thích:

Xu hướng phát triển năng lượng trong tương lai là khai thác và sử dụng nhiên liệu sạch bằng cách áp dụng kỹ thuật mới hiện đại nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về năng lượng và yêu cầu bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai?

Để góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu và năng lượng người ta đã:

A. Sản xuất CH4 bằng hầm biogas.

B. Sản xuất khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước.

C. Sản xuất các vật liệu chuyên dụng cho các nhà máy lọc hóa dầu, điện hạt nhân.

D. Tiếp tục sử dụng cạn kiệt các nguồn năng lượng trong công nghiệp hóa học.

Đáp án: D

Giải thích:

Tiếp tục sử dụng cạn kiệt các nguồn năng lượng trong công nghiệp hóa học là phát biểu sai.

Cụ thể là việc khai thác và sử dụng cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch tạo ra những vấn đề lớn về môi trường như lún đất, ô nhiễm dầu trên đất, trên biển, ô nhiễm không khí,...

Câu 27: Trong số các nguồn năng lượng: (1) thuỷ điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch, những nguồn năng lượng sạch là

A. (1), (2), (3)

B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (4)

D. (2), (3), (4).

Đáp án: A

Giải thích:

Nguồn năng lượng hóa thạch gồm than, dầu mỏ và khí tự nhiên. Các nguồn nguyên liệu này khi đốt sinh ra một lượng lớn khí CO2, SO2, CO,...các khí này là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit,...).

Câu 28: Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng để thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?

A. xăng, dầu

B. khí butan

C. than đá

D. khí hiđro

Đáp án: D

Giải thích:

Khí hiđro là nhiên liệu sạch, không gây ô nhiễm môi trường được nghiên cứu sử

dựng để thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường

Câu 29: Công nghiệp hóa chất sản xuất ra các hóa chất cơ bản như: HCl, H2SO4, HNO3, NH3, NaOH,... làm nguyên liệu để sản xuất:

A. Thuốc súng

B. Phân bón

C. Thuốc trừ sâu

D. B và C đúng

Đáp án: D

Giải thích:

HCl, H2SO4, HNO3, NH3, NaOH,... là nguyên liệu để sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu.

Câu 30: Việt Nam là một nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 thế giới. Trong hạt cà phê có lượng đáng kể của chất cafein (C8H10O2N4). Cafein dùng trong y học với lượng nhỏ sẽ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Tuy nhiên nếu dùng cafein quá mức sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện. Để xác nhận trong cafein có nguyên tố N, người ta chuyển nguyên tố đó thành chất nào sau đây:

A. NO2

B. NH3

C. N2

D. NaCN

Đáp án: B

Giải thích:

Trong phân tích định tính, để xác định có N người ta dùng phương pháp là:

Đun hợp chất hữu cơ với axit sunfuric đặc. Khi đó N trong các hợp chất hữu cơ sẽ chuyển thành dạng muối amoni và được nhận biết dưới dạng amoniac.

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề xã hội có đáp án

Trắc nghiệm Hoá học về vấn đề môi trường có đáp án

Trắc nghiệm Este có đáp án

Trắc nghiệm Lipit có đáp án

Trắc nghiệm Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có đáp án

1 2201 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: