TOP 40 câu Trắc nghiệm Amin (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 9: Amin có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.

1 12,369 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9: Amin

Bài 1: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Glyxin.

B. Metylamin.

C. Anilin.

D. Glucozơ.

Đáp án: B

Giải thích:

Dung dịch metylamin (CH3NH2) làm quỳ tím chuyển sang màu xanh vì metyl amin khi tan trong nước phản ứng với nước sinh ra ion OH-

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 2: Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

A. CnH2nN.

B. CnH2n+1N.

C. CnH2n+3N.

D. CnH2n+2N.

Đáp án: C

Giải thích:

Amin no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+3N.

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được CO2, H2O và 2,24 lít khí N2. Cho m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là

A. 0,1 mol.

B. 0,2 mol.

C. 0,3 mol.

D. 0,4 mol.

Đáp án: B

Giải thích:

nN2=0,1molnHCl=nN=2nN2=0,2mol

Bài 4: Hỗn hợp E gồm hai amin X (CnHmN), Y (CnHm+1N2, với n ≥ 2) và hai anken đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E, thu được 0,03 mol N2, 0,22 mol CO2 và 0,30 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 43,38%.

B. 57,84%.

C. 18,14%.

D. 14,46%

Đáp án: B

Giải thích:

X:  CnHmN            xmolY:  CnH2m+1N2    ymolAnken:  CaH2a    zmol+O2CO2   0,22H2O   0,3N2        0,03(mol)

Nhận thấy X và Y có cùng số pi

nH2O>nCO2

→ amin no hoặc là amin không no 1 nối đôi

Nếu 2 amin không no 1 nối đôi thì

namin=nH2OnCO2 = 0,08 mol

→ x + y = 0,08 (loại).

Vì x + y + z = 0,08

→ các amin đều no

Ta có: nE = x + y + z = 0,08 (1)

Theo định luật bảo toàn nguyên tố N:

x + 2y = 0,06 (2)

nH2OnCO2=1,5x+2y

0,08=1,5x+2y (3)

Từ (1), (2) và (3)

→ x = 0,04 mol; y = 0,01 mol và z = 0,03 mol

Anken có dạng công thức trung bình là CaH­2a

Bảo toàn nguyên tố C:

nCO2=0,04n+0,01n+0,03a=0,22

5n+3a=22

→ n = 3 và a = 7/3 là nghiệm duy nhất

→ E gồm C3H9N 0,04 mol và C3H10N2 0,01 mol và C7/3H14/3 0,03 mol

→ % C3H9N = 57,84%

Bài 5: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X?

A. đimetylamin

B. benzylamin

C. metylamin

D. anilin

Đáp án: D

Giải thích:

X là chất lỏng → A, C sai.

Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng → X là anilin

Bài 6: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HC1, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Đáp án: B

Giải thích:

Gọi công thức của amin là RNH2

Phương trình:

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Các công thức cấu tạo của X là

CH3CH2CH2-NH2

(CH3)2CH-NH2

CH3CH2-NH-CH3

(CH3)3N

Bài 7: Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3

A. bằng một hay nhiều gốc NH2

B. bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.

C. bằng một hay nhiều gốc Cl.

D. bằng một hay nhiều gốc ankyl.

Đáp án: B

Giải thích:

Khái niệm amin: Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin.

Bài 8: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 1,344 lít khí CO2,

0,224 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 1,62 gam H2O. Công thức của X là

A. C4H9N.

B. C3H7N.

C. C2H7N.

D. C3H9N.

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 9: Cho 10 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HC1 1M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

A. 80.

B. 320.

C. 200.

D. 160.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi công thức chung của hai amin đơn chức là RNH2

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Bài 10: Một amin đơn chức bậc một có 23,73% nitơ về khối lượng, số đồng phân cấu tạo có thể có của amin này là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án: A

Giải thích:

Gọi công thức của amin đơn chức bậc 1 có công thức dạng RNH2

14R+16=0,2373R=43(C3H7)

→ Công thức phân tử của amin là C3H9N

Số đồng phân amin bậc I là:

CH3CH2CH2-NH2

(CH3)2CH-NH2

Bài 11: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ?

A. anilin, metylamin, amoniac

B. anilin, amoniac, metylamin

C. amoniac, etylamin, anilin

D. etylamin, anilin, amoniac

Đáp án: B

Giải thích:

Tính bazơ giảm dần: Amin no > NH3 > Amin thơm

→ Thứ tự tăng dần tính bazơ là: anilin, amoniac, metylamin.

Bài 12: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba ?

A. (CH3)3N

B. CH3-NH2

C. C2H5-NH2

D. CH3-NH-CH3

Đáp án: A

Giải thích:

Bậc của amin được tính bằng số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bằng gốc hiđrocacbon.

→ Amin bậc 3 có dạng (R¯)3N.

Bài 13: Trung hòa hoàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là

A. H2NCH2CH2CH2NH2.

B. CH3CH2CH2NH2.

C. H2NCH2NH2.

D. H2NCH2CH2NH2.

Đáp án: A

Giải thích:

Bài 14: Dãy gồm tất cả các amin là

A. CH3NH2, CH3COOH, C2H5OH, C6H12O6.

B. C2H5OH, CH3NH2, C2H6O2, HCOOH.

C. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3CHO, C6H12O6.

D. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NH2, C6H5NH2.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin

→ Amin là những hợp chất chứa N

Bài 15: Cho các chất sau: CH3NH2, CH3NHCH3, (CH3)3N, CH3CH2NH2. Số chất thuộc loại amin bậc I?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Amin bậc I là amin chỉ có 1 nhóm hiđrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3

→ Chất thuộc loại amin bậc 1 là:

CH3NH2, CH3CH2NH2

Bài 16: Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3

A. Etylmetylamin.

B. Metyletanamin.

C. N-metyletylamin.

D. Metyletylamin.

Đáp án: A

Giải thích:

Cách gọi tên amin bậc II: Tên gốc hiđrocacbon + amin

Có 2 gốc hiđrocacbon là metyl và etyl thì đọc etyl trước

→ Tên gọi: etylmetylamin

Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở thu được 4,48 lít CO2 và 4,95 gam nước. Công thức phân tử của amin X là:

A. C4H11N.

B. CH5N.

C. C3H9N.

D. C2H7N.

Đáp án: A

Giải thích:

nCO2(đktc) =4,4822,4=0,2 molnH2O =4,9518=0,275 mol

Đặt công thức amin no, đơn chức mạch hở là CnH2n+3N: a (mol)

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Vậy công thức amin là C4H11N

Bài 18: Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong phân từ anilin bằng

A. 18.67%.

B. 12,96%.

C. 15,05%.

D. 15,73%.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức phân tử của anilin là C6H7N

%mN=1493.100%=15,05%

Bài 19: Amin có tên gọi nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng R-NH3Cl?

A. N-metylmetanamin.

B. isopropylamin.

C. metylphenylamin.

D. trimetylamin.

Đáp án: B

Giải thích:

Amin có tên gọi nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối có dạng R-NH3Cl → amin đơn chức, bậc 1→ isopropylamin.

Bài 20: C6H5NH2 tên gọi là

A. Phenol.

B. Metyl amin.

C. Benzyl amin.

D. Anilin.

Đáp án: D

Giải thích:

C6H5NH2 có tên gọi là anilin.

Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn amin X no, đơn chức, mạch hở, thu được 0,2 mol CO2 và 0,05 mol N2. Công thức phân tử của X là

A. C2H7N

B. C2H5N

C. C4H11N

D. C4H9N

Đáp án: A

Giải thích:

Vì X là amin đơn chức nên

nX = 2nN2 = 0,1 mol

X là amin no, đơn chức, mạch hở nên X có công thức phân tử là CnH2n+3N: 0,1 mol

n = nCO2namin = 0,20,1 = 2

→ X là C2H7N

Bài 22: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

D. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì anilin và các amin thơm không làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

B sai vì các amin rất độc.

C đúng vì anilin phản ứng được với HCl

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

D sai vì ở nhiệt độ thường, các amin như metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin mới dễ tan trong nước.

Bài 23: Hỗn hợp X gồm amin no, đơn chức, mạch hở và O2 có tỉ lệ mol 2 : 9. Đốt cháy hoàn toàn amin bằng O2 sau đó cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc, dư, thì thu được khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 15,2. Công thức cấu tạo của amin là

A. C3H9N.

B. CH5N.

C. C2H5N.

D. C2H7N.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi công thức của amin no, đơn chức có dạng là CnH2n+3N

Giả sử số mol của amin và O2 lần lượt là 2 và 9 mol

Khi cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc, dư thì CO2 và H2O bị hấp thụ.

M¯Y=30,4

→ Khí Y gồm N2 và O2 dư.

nN2=namin2=1mol

Sử dụng phương pháp đường chéo ta có:

nN2nO2=3230.430,428=23nO2du=1,5molnO2pu=91,5=7,5molnaminnO2pu=415

Phương trình đốt cháy:

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

415=13n2+346n+3=15n=2

Vậy công thức của amin là C2H7N.

Bài 24: Cho 17,7 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 28,65 gam muối. Công thức của phân tử X là:

A. CH5N.

B. C2H7N.

C. C3H9N.

D. C4H11N.

Đáp án: C

Giải thích:

Gọi công thức của amin đơn chức là R-NH2

Phương trình hóa học:

R-NH2 + HCl → R-NH3Cl

Bảo toàn khối lượng ta có:

Trắc nghiệm Amin có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Vậy công thức của amin cần tìm là C3H9N

Bài 25: X và Y là 2 amin đơn chức, mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng của nitơ là 31,11% và 23,73%. Cho m gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy tạo ra thu được 44,16 gam muối. Giá trị m là

A. 30,15.

B. 10,18.

C. 25,5.

D. 26,64.

Đáp án: D

Giải thích:

Gọi công thức của X, Y lần lượt là R-NH2 và R’-NH2

14R+16=0,311114R'+16=0,2373R=29(C2H5)R'=43(C3H7)

→ Công thức phân tử của X, Y là C2H7N (a mol) và C3H9N (3a mol)

→ 44,16 = 81,5a + 95,5.3a

→ a = 0,12 mol

→ m = 45a + 59.3a = 26,64 gam

Bài 26: Trong phân tử nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ:

A. Glucozơ

B. Saccarozơ

C. Metylamin

D. Etyl axetat

Đáp án: C

Giải thích:

Hợp chất amin chứa C, H, N.

Bài 27: Chất có tính bazơ mạnh nhất là

A. C2H5NH2.

B. (C6H5)3N.

C. (CH3)2NH.

D. CH3NH2.

Đáp án: C

Giải thích:

Thứ tự tăng dần tính bazơ là: amin thơm < NH3 < amin no

Amin bậc 2 có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1

→ Chất có tính bazơ mạnh nhất là (CH3)2NH.

Bài 28: Cho m gam một amin đơn chức ác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M thu được 8,15 gam muối. Công thức phân tử của amin là

A.2H7N.

B. C4H9N.

C. C2H5N.

D. C4H11N.

Đáp án: A

Giải thích:

Công thức của amin đơn chức là R-NH2

nHCl=0,1mol

→ nmuối = 0,1 mol

→ R + 52,5 = 8,150,1

→ R = 29 (C2H5-)

→ Công thức của amin là C2H7N.

Bài 29: Tiến hành thí nghiệm trên hai chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai?

A. Cho nước brom vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng.

B. Cho dung dịch HCl vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.

C. Cho dung dịch NaOH vào thì phenol cho dung dịch đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.

D. Cho 2 chất vào nước lạnh, với phenol tạo dung dịch đục, với anilin hỗn hợp phân hai lớp.

Đáp án: B

Giải thích:

A đúng vì cả phenol và anilin đều phản ứng với dung dịch brom.

B sai vì HCl không phản ứng với phenol → tách làm 2 lớp, còn anilin tác dụng với HCl → tạo dung dịch đồng nhất.

C đúng vì phenol tác dụng được với NaOH → dung dịch đồng nhất; anilin không tác dụng với NaOH → tách làm 2 lớp.

D đúng vì phenol ít tan trong nước lạnh.

Bài 30: Sắp xếp tính bazơ tăng dần: NH3, CH3NH2, C2H5NH2, (CH3)2NH?

A. NH3, CH3NH2, C2H5NH2, (CH3)2NH.

B. (CH3)2NH2, C2H5NH2, CH3NH2, NH3.

C. C2H5NH2, CH3NH2, NH3, (CH3)2NH.

D. CH3NH2, (CH3)2NH, C2H5NH2, NH3.

Đáp án: A

Giải thích:

Gốc C2H5- đẩy e mạnh hơn gốc CH3- do đó lức bazơ của C2H5NH2 > CH3NH2

Do tính bazơ của amin bậc 2 mạnh hơn amin bậc 1 nên

→ thứ tự sắp xếp là: NH3, CH3NH2, C2H5NH2, (CH3)2NH.

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Amino axit có đáp án

Trắc nghiệm Peptit và protein có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein có đáp án

Trắc nghiệm Đại cương về polime có đáp án

Trắc nghiệm Vật liệu polime có đáp án

1 12,369 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: