TOP 40 câu Trắc nghiệm Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (có đáp án 2024) - Hóa học 12
Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
Bài 1: Một loại gạo chứa (80% tinh bột) dùng để sản xuất ancol etylic theo sơ đồ sau:
Để sản xuất được 1000 lít cồn etylic cần m kg loại gạo trên. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,78 gam/ml; hiệu suất của quá trình (1), (2) đều bằng 60%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 4578.
B. 2747.
C. 3663.
D. 1648.
Đáp án: A
Giải thích:
Xét 1 mắt xích:
Thể tích cồn etylic nguyên chất cần sản xuất là:
Giá trị gần nhất của m là: 4578 kg
Bài 2: Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. protein.
B. tinh bột.
C. saccarozơ.
D. xenluzơ.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi thủy phân hoàn toàn protein thì thu được hỗn hợp các -amino axit.
Bài 3: Thuốc thử để nhận biết tinh bột là
A. I2
B. Cu(OH)2
C. AgNO3/NH3
D. Br2
Đáp án: A
Giải thích:
Thuốc thử để nhận biết tinh bột là I2.
Hiện tượng: xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
Giải thích: Do cấu tạo mạch ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
Bài 4: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90% tính theo axit). Giá trị của m là:
A. 30.
B. 10.
C. 21.
D. 42
Đáp án: C
Giải thích:
Xét 1 mắt xích:
Bài 5: Một loại khoai chứa 30% tinh bột. Người ta dùng loại khoai đó để điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men rượu. Biết hiệu suất chung của quá trình đạt 80%. Khối lượng khoai cần dùng để điều chế được 100 lít ancol etylic ( g/ml) là
A. 191,58 kg
B. 234,78 kg
C. 186,75 kg
D. 245,56 kg
Đáp án: B
Giải thích:
Bài 6: Thủy phân hoàn toàn 51,3 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 21,6.
C. 64,8.
D. 32,4.
Đáp án: C
Giải thích:
C12H22O11 (saccarozơ) + H2O C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
Glucozơ 2 Ag↓
Fructozơ 2Ag↓
Bài 7: Saccarozơ thuộc loại:
A. polisaccarit.
B. đisaccarit.
C. đa chức.
D. monosaccarit.
Đáp án: B
Giải thích:
Saccarozơ thuộc loại đisaccarit.
Bài 8: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam?
A. Saccarozơ.
B. Ancol etylic.
C. Propan-1,3-điol.
D. Anbumin.
Đáp án: A
Giải thích:
Chất có 2 hay nhiều nhóm -OH liền kề có khả năng hòa tan Cu(OH)2, thu được dung dịch có màu xanh lam
Phương trình hóa học:
(C12H21O11)2Cu là phức đồng – saccarozơ tan có màu xanh lam.
Bài 9: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Saccarozơ.
B. Xenlulozơ.
C. Fructozơ.
D. Glucozơ.
Đáp án: B
Giải thích:
Fructozơ, glucozơ là monosaccarit
Saccarozơ thuộc đisaccarit
Xenlulozơ thuộc polisaccarit
Bài 10: Khi đốt cháy hoàn toàn 3,51 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,12 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 3,60.
B. 1,80.
C. 2,07.
D. 2,70.
Đáp án: C
Giải thích:
Các chất glucozơ và saccarozơ có dạng nên:
Phương trình đốt cháy:
Bài 11: Thủy phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y bị thủy phân trong môi trường kiềm.
B. X không có phản ứng tráng bạc.
C. X có phân tử khối bằng 180.
D. Y không tan trong nước.
Đáp án: C
Giải thích:
Chất X có trong máu người với nồng độ khoảng 0,1%.
là glucozơ.
là fructozơ.
Phát biểu đúng: X có phân tử khối bằng 180.
Bài 12: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ.
B. Tinh bột.
C. Fructozơ.
D. Saccarozơ.
Đáp án: B
Giải thích:
Fructozơ, Glucozơ là monosaccarit
Saccarozơ thuộc đisaccarit
Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
Bài 13: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1-2 gam đồng(II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc một ít bột CuSO4 khan rồi cho vào phần trên của ống nghiệm số 1 rồi nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống nghiệm 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào vị trí có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(b) Thí nghiệm trên, CuO có vai trò chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O.
(c) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(d) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Đáp án: A
Giải thích:
(a) Sai, lắp sao cho miệng ống hơi cúi xuống thấp hơn đáy ống, mục đích là làm cho nước bám vào thành ống nghiệm (CuSO4 khan có thể không hấp thụ hết) không chảy ngược xuống đáy ống nghiệm (gây vỡ ống).
(b) Đúng.
(c) Sai, thí nghiệm chỉ định tính được C và H trong saccarozơ.
(d) Đúng, CO2 được phát hiện thông qua sự vẩn đục của dung dịch Ca(OH)2.
(e) Sai, tháo ống dẫn khí trước rồi mới tắt đèn cồn. Nếu làm ngược lại, khi tắt đèn cồn trước, nhiệt độ ống 1 giảm làm áp suất giảm, nước có thể bị hút từ ống 2 lên ống 1, gây nguy cơ vỡ ống 1.
Bài 14: Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Hai chất X và Y lần lượt là
A. xenlulozơ và glucozơ.
B. xenlulozơ và saccarozơ.
C. tinh bột và saccarozơ.
D. tinh bột và glucozơ.
Đáp án: A
Giải thích:
Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng → X là xenlulozơ.
Thủy phân hoàn toàn X nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y
→ Y là glucozơ
Bài 15: Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 0,81.
B. 1,08.
C. 1,62.
D. 2,16.
Đáp án: C
Giải thích:
Bài 16: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?
A. tơ tằm.
B. tơ capron.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ visco.
Đáp án: D
Giải thích:
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là tơ visco.
Phản ứng giữa xenlulozơ với CS2 và NaOH sẽ tạo ra tơ visco.
Bài 17: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ.
B. Glucozơ là chất dinh dưỡng và làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
C. Trong mật ong, hàm lượng glucozơ lớn hơn fructozơ.
D. Cả glucozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong mật ong, hàm lượng glucozơ nhỏ hơn fructozơ. Glucozơ chiếm khoảng 30% còn fructozơ chiếm tới 40%.
Bài 18: Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam.
B. 300 gam.
C. 360 gam.
D. 270 gam.
Đáp án: D
Giải thích:
Bài 19: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng dung dịch X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 405
B. 324
C. 486
D. 297
Đáp án: A
Giải thích:
Bài 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh,
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
Đáp án: C
Giải thích:
Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Bài 21: Chất nào sau đây là thành phần chính của bông nõn?
A. Saccarozơ
B. Xenlulozơ
C. Glucozơ
D. Tinh bột
Đáp án: B
Giải thích:
Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
Bài 22: Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y → Sobitol. Các hợp chất hữu cơ X, Y lần lượt là
A. tinh bột, glucozơ.
B. xenlulozơ, glucozơ.
C. xenlulozơ, fructozơ.
D. glucozơ, etanol.
Đáp án: B
Giải thích:
Xenlulozơ phản ứng với HNO3 sinh ra xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng → X là xenlulozơ.
Bài 23: Đốt cháy hoàn toàn 42,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và xenlulozơ cần dùng 1,44 mol O2. Nếu đun nóng 42,48 gam X trên với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dùng dư) thu được lượng Ag là
A. 8,64 gam.
B. 117,04 gam.
C. 86,40 gam.
D. 43,20 gam
Đáp án: D
Giải thích:
Coi hỗn hợp X gồm
(1)
Các chất trong X đều có dạng C6(H2O)n
→
(2)
Từ (1) và (2)
→ a = 0,2 mol và b = 0,04 mol
Ta thấy cả glucozơ và fructozơ đều phản ứng AgNO3 trong NH3 (dùng dư) sinh ra Ag
→ nAg = 2a = 0,4 mol
→ mAg = 0,4.108 = 43,2 gam
Bài 24: Để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất phản ứng 90%) cần dùng ít nhất V lít dung dịch HNO3 97,67% (D = 1,52 g/ml) phản ứng với lượng dư xenlulozơ. Giá trị của V
A. 27,23.
B. 27,72.
C. 28,29.
D. 24,95.
Đáp án: C
Giải thích:
Phản ứng với lượng dư xenlulozơ → Hiệu suất tính theo axit HNO3.
Khối lượng axit HNO3 cần dùng thực tế là:
Bài 25: Tiến hành lên men m gam tinh bột (hiệu suất toàn quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 70 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 90.
B. 150.
C. 120.
D. 70.
Đáp án: D
Giải thích:
Bài 26: Cho các phát biểu sau:
(1) Saccarozơ, amilozơ và xenlulozơ đều tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit đun nóng.
(2) Tinh bột và xenlulozơ đều có công thức là (C6H10O5)n nhưng chúng không phải đồng phân của nhau.
(3) Xenlulozơ được tạo bởi các gốc − glucozơ liên kết với nhau.
(4) Thủy phân đến cùng amilopectin, thu được hai loại monosaccarit.
(5) Dung dịch fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(6) Saccarozơ là một polisaccarit.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2
Đáp án: B
Giải thích:
(1) Đúng
(2) Đúng
(3) Đúng vì xenlulozơ được tạo bởi gốc − glucozơ liên kết với nhau.
(4) Sai vì thủy phân đến cùng amilopectin, thu được một loại monosaccarit là glucozơ.
(5) Đúng
(6) Sai vì saccarozơ là một đisaccarit.
Bài 27: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
B. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
C. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
D. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
Đáp án: B
Giải thích:
Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc.
Bài 28: Cho các nhận xét sau:
(1) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(3) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(4) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(5) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(6) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
(7) Dung dịch lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Đáp án: B
Giải thích:
(1) sai vì tinh bột và xenlulozơ không phải là đồng phân cấu tạo của nhau.
(2) sai vì peptit tạo bởi -amino axit → Chỉ có 1 peptit là Ala-Ala.
(5) sai vì nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 0,1%.
Bài 29: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, ).
B. với Cu(OH)2.
C. thủy phân.
D. tráng bạc.
Đáp án: B
Giải thích:
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
Bài 30: Đốt cháy hoàn toàn 5,13 gam một cacbohiđrat (X) thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,97 gam nước. X có phân tử khối nhỏ hơn 400 và không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên gọi của X là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. fructozơ.
D. mantozơ.
Đáp án: B
Giải thích:
Gọi công thức của cacbohiđrat X là Cn(H2O)m
Mà X có phân tử khối nhỏ hơn 400
→ Công thức phân tử của X là C12H22O11
X không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
→ X là saccarozơ.
Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Luyện tập về cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat có đáp án
Trắc nghiệm Amino axit có đáp án
Trắc nghiệm Peptit và protein có đáp án
Trắc nghiệm Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein có đáp án
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 8 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm GDCD lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 9 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 10 có đáp án
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Toán lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tiếng Anh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDCD lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 có đáp án (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 11 có đáp án
- Trắc nghiệm Tin học lớp 11 có đáp án