TOP 40 câu Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề xã hội (có đáp án 2024) - Hóa học 12

Bộ 40 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Hóa học 12.

1 3,178 22/12/2023
Tải về


Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội

Câu 1: Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) nào sau đây an toàn?

A. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.

B. Dùng fomon.

C. Dùng phân đạm và nước đá.

D. Ướp muối, sấy khô rồi dùng fomon.

Đáp án: A

Giải thích:

Nếu bảo quản thực phẩm (thịt, cá,...) bằng fomon, phân đạm thì thực phẩm sẽ tươi hơn nhưng tồn dư của hóa chất trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe con người, do vậy không nên bảo quản thực phẩm bằng cách đó

Bảo quản bằng cách dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô là an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 2: Etanol là chất tác động đến thần kinh trung ương. Khi hàm lượng etanol trong máu tăng thì sẽ có hiện tượng nôn, mất tỉnh táo và có thể tử vong. Tên gọi khác của etanol là

A. phenol.

B. ancol etylic.

C. etanal.

D. axit fomic.

Đáp án: B

Giải thích:

Etanol hay còn gọi là ancol etylic có công thức là C2H5OH

Câu 3: Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ác quy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là

A. đồng

B. magie

C. chì

D. sắt

Đáp án: C

Giải thích:

- Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí.

- Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là một phần của nhiều hợp kim.

- Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương.

Câu 4: Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN (chất lỏng không màu, dễ bay hơi và rất độc). Lượng HCN tập trung nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN do ăn sắn, khi luộc sắn cần

A. Rửa sạch vỏ rồi luộc.

B. Tách bỏ vỏ rồi luộc.

C. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút.

D. Cho thêm ít nước vôi trong vào nồi luộc sắn để trung hòa HCN.

Đáp án: C

Giải thích:

Để tránh hiện tượng bị say khi ăn sắn ta nên tách bỏ vỏ trước khi luộc, khi khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút để HCN bay hơi thoát ra.

Câu 5: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... có tác dụng giúp cho cây phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là:

A. 1-2 ngày

B. 2-3 ngày

C. 12-15 ngày

D. 30-35 ngày.

Đáp án: C

Giải thích:

Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu để sử dụng an toàn thường là 12 – 15 ngày.

Câu 6: Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là

A. Phèn chua

B. Vôi sống

C. Muối ăn

D. Thạch cao

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+

Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống, làm trong nước.

Câu 7: Khí X được dùng nhiều trong nghành sản xuất nước giải khát (bia, rượu) và việc gia tăng nồng độ khí X trong không khí làm trái đất nóng lên. Khí X là

A. NH3

B. H2

C. CO

D. CO2

Đáp án: D

Giải thích:

Khi mở nắp chai nước ngọt hoặc lon bia, ta sẽ thấy bọt khí trào ra, đó là CO2.

CO2 hòa tan trong nước thành axit cacbonic tạo vị ngon cho sản phẩm. Ngoài ra khí này còn giúp bảo quản đồ uống được lâu hơn, phổ biến và giá thành rẻ.

Tuy nhiên CO2 gây hiệu ứng nhà kính, cản bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ, do vậy góp phần làm cho Trái đất nóng lên.

Câu 8: Một số loại khẩu trang y tế có sử dụng chất bột màu đen để lọc không khí. Chất bột đó là

A. Than hoạt tính

B. Thạch cao

C. Đá vôi

D. Phèn chua

Đáp án: A

Giải thích:

Than hoạt tính có tính hấp phụ tốt, nó ngăn ngừa bụi bẩn, ngăn được một số loại hóa chất và khí độc hại như CO2, SO2, H2S,... giảm thiểu tối đa các tác nhân xâm nhập, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Câu 9: Hiện nay, không khí nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm kim loại X, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở điều kiện thường, kim loại X là chất lỏng, dễ bay hơi. Kim loại X là

A. Ag

B. Cu

C. Hg

D. Au

Đáp án: C

Giải thích:

Ở điều kiện thường, kim loại X là chất lỏng nên X là thủy ngân (Hg)

Thủy ngân gây độc chủ yếu ở hệ thần kinh trung ương. Hít phải hơi thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch, độc phổi và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong

Câu 10: Chất khí X có mùi trứng thối và rất độc, chỉ cần một lượng nhỏ trong không khí đã gây nhiễm độc mạnh, có trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết người và động vật. Khí X là

A. O2

B. CO2

C. H2S

D. N2

Đáp án: C

Giải thích:

Khi nồng độ khoảng 100ppm, khí H2S có mùi nặng, gây kích thích màng phổi, nếu hít thở lâu khoảng 1 giờ, mắt và đường hô hấp bị kích thích. Nếu tiếp tục hít trên 8 giờ liên tục có thể gây tử vong.

Nếu thấy đau đầu, choáng với mùi trứng thối, cần nhanh chóng đến ngay nơi thoáng, nếu bị nặng có thể nằm thở oxy.

Câu 11: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng được gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là

A. N2

B. H2O

C. CO2

D. O2

Đáp án: C

Giải thích:

Đá khô là một dạng rắn của cacbon đioxit CO2

Câu 12: Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước

A. Giấm ăn

B. Cồn

C. Nước vôi trong

D. muối ăn

Đáp án: A

Giải thích:

Thành phần chính của giấm ăn là axit axetic CH3COOH có thể hòa tan CaCO3

Trắc nghiệm Hóa học và vấn đề xã hội có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Câu 13: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?

A. H2.

B. O3.

C. N2.

D. CO.

Đáp án: D

Giải thích:

Ngộ độc khí than hay còn gọi là khí CO (carbon monoxide) do người dân đốt than để sưởi ấm trong không gian chật hẹp, kín gió. Bởi, than khi cháy trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh ra loại khí cực độc là CO.

Khi vào cơ thể, khí CO kết hợp với hemoglonin trong máu làm giảm khả năng hấp thụ và vận chuyển oxi của hemoglobin. Người ngộ độc có thể hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Câu 14: Khí CO rất độc, nồng độ giới hạn của CO trong không khí là:

A. 32ppm

B. 25ppm

C. 42ppm

D. 18ppm

Đáp án: A

Giải thích:

Nồng độ giới hạn của CO trong không khí là 32ppm

Câu 15: Những người nghiện thuốc lá thường mắc bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư khác. Chất độc hại gây ra bệnh ung thư có nhiều trong thuốc lá là

A. cafein.

B. moocphin.

C. etanal (CH3CHO).

D. nicotin.

Đáp án: D

Giải thích:

Nicotin là một hóa chất có chứa nitơ có trong thành phần của một số loại thực vật, bao gồm cả cây thuốc lá. Nicotine được hấp thụ qua da, miệng và niêm mạc mũi hoặc hít vào phổi gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm đặc biệt là ung thư phổi.

Câu 16: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là:

A. Cocain; seduxen; cafein

B. Heroin; seduxen; erythromixin

C. Ampixilin, erythromixin, cafein

D. Pemixilin; paradol; cocain

Đáp án: A

Giải thích:

+ Cocain là chất gây nghiện có trong ma túy.

+ Seduxen là chất gây nghiện có trong thuốc an thần.

+ Cafein là chất gây nghiện có trong cafe.

Ngoài ra còn một số chất gây nghiện khác như: heroin, nicotin, mocphin.

Câu 17: Để phòng chống dịch covid-19, người ta thường rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn khô chứa thành phần chủ yếu là etanol. Công thức hóa học của etanol là

A. CH3OH

B. C2H5OH

C. C3H5(OH)3

D. CH3COOH

Đáp án: B

Giải thích:

Dung dịch nước rửa tay khô chứa thành phần chủ yếu là etanol hay còn gọi là ancol etylic, có công thức C2H5OH.

Nồng độ etanol trong dung dịch sát khuẩn tay ở khoảng 60 - 95% sẽ có hiệu quả sát khuẩn, sát trùng, diệt virus tốt nhất.

Câu 18: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi gia súc cung cấp nguyên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A. N2

B. Cl2

C. CH4

D. CO2

Đáp án: C

Giải thích:

Hầm biogas là nơi chứa đựng tất cả chất thải của phân các vật nuôi như heo, bò, gà,… Trong hầm biogas này sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất thải hữu cơ trong phân. Quá trình này sẽ sinh ra khí biogas, chất dễ cháy trong khí biogas là CH4 là nguyên liệu cho việc đun nấu.

Câu 19: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng VN một loại chất độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là

A. TNT

B. clo

C. nicotin

D. đioxin

Đáp án: D

Giải thích:

Chất độc da cam/đioxin không những phá hủy môi trường mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ.

Câu 20: Hóa học đã giúp ngành chế biến thực phẩm như thế nào?

A. Chế biến protein từ protein tự nhiên.

B. Đã góp phần tạo nên những thực phẩm riêng dành cho những người mắc bệnh khác nhau như thực phẩm dành cho những người ăn kiêng như bánh, sữa, đường,..

C. Chế biến đồ hộp tạo nên vị ngọn và bảo quản tốt những thực phẩm cho con người; một số loại hương liệu, phụ gia thực phẩm làm cho thực phẩm thêm hấp dẫn bởi màu sắc, mùi thơm nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Tất cả các nhận định A, B, C đều đúng

Câu 21: Hợp chất gây nghiện được chiết xuất từ lá cây coca, có tác dụng rất mạnh đối với hệ thần kinh trung ương, đồng thời là hợp chất làm triệt tiêu tính ngon miệng và tạo ra cảm giác khoan khoái, hạnh phúc và năng lượng giả tạo. Tên của hợp chất này là

A. Moocphin.

B. Cafein.

C. Nicotin.

D. Cocain.

Đáp án: D

Giải thích:

Từ lá cây Coca chiết xuất được Cocain.

Câu 22: Methadone là thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là 1 loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức phân tử của methadone là:

A. C17H27NO

B. C21H27NO

C. C17H22NO

D. C21H29NO

Đáp án: B

Giải thích:

Thuốc cai nghiện ma túy methadone là ma túy loại nhẹ, nhờ tính chất “nhẹ” này mà nó được dùng để thay thế và giảm nhẹ rối loại gây ra do ngưng loại ma túy mạnh hư heroin. Nó có công thức là C21H27NO.

Câu 23: Đâu không phải là hướng hoạt động chính của Hóa học trong việc góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại:

A. Nghiên cứu và sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật như: sản xuất các loại phân bón hóa học, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ...

B. Nghiên cứu sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực, thực phẩm sau khi thu hoạch.

C. Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như tổng hợp chất béo nhân tạo, chuyển hóa dầu, ...

D. Nghiên cứu chế tạo và tổng hợp các loại thực phẩm chức năng thay thế lương thực.

Đáp án: D

Giải thích:

Nghiên cứu chế tạo và tổng hợp các loại thực phẩm chức năng thay thế lương thực không phải là hướng hoạt động chính của hóa học trong việc góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại.

Câu 24: Vai trò của Hóa học trong việc bảo vệ sức khỏe con người:

A. Chế tạo vacxin

B. Nghiên cứu thuốc chữa bệnh

C. Chế tạo thuốc giảm đau

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Trong y học, hóa học dùng để chế tạo vacxin, nghiên cứu thuốc chữa bệnh, chế tạo thuốc giảm đau,...

Câu 25: Trong danh mục vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ y tế có quy định 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhân được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg trong một ngày có thể dùng được tối đa là

A. 12 mg

B. 15 mg

C. 10 mg

D. 900mg.

Đáp án: D

Giải thích:

Một người nặng 60 kg trong một ngày có thể dùng được tối đa là 15.60 = 900 mg chất Acesulfam K.

Câu 26: Trong đời sống người ta dùng O3 để khử trùng nước, khử mùi, tẩy trắng thực phẩm là do

A. O3 có tính oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao.

B. O3 có tính khử mạnh, khả năng sắt trùng cao.

C. O3 rẻ tiền, dễ kiếm.

D. O3 không gây ô nhiễm môi.

Đáp án: A

Giải thích:

O3 có tính oxi hóa mạnh, khả năng sát trùng cao nên được dùng để khử trùng nước, khử mùi, tẩy trắng thực phẩm.

Câu 27: Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc có chứa:

A. Vitamin A

B. Este của vitamin A

C. β - caroten (thủy phân tạo vitamin A)

D. Emzim tổng hợp vitamin A

Đáp án: C

Giải thích:

Bổ sung vitamin A cho cơ thể có thể ăn gấc vì trong quả gấc có chứa β-caroten (thủy phân tạo vitamin A)

Câu 28: Để sản xuất bột giặt tổng hợp thay thế việc sản xuất xà phòng giặt từ:

A. Protein

B. Saccarozơ

C. Fructozơ

D. Chất béo

Đáp án: D

Giải thích:

Thủy phân chất béo thu được xà phòng.

Câu 29: Để sản xuất ancol etylic thay thế tinh bột bằng:

A. Hợp chất hiđrocacbon

B. Phetanol

C. Glutamic

D. Glucozơ

Đáp án: A

Giải thích:

Thay thế tinh bột bằng hợp chất hiđrocacbon để sản xuất ancol etylic là một trong những phương pháp góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại.

Câu 30: Sản xuất glucozơ từ

A. Những rác thải công nghiệp.

B. Những chất thải như vỏ bào, mùn cưa, rơm rạ.

C. Protein tự nhiên.

D. Chất béo lỏng

Đáp án: B

Giải thích:

Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại. Trong số đó, việc tận dụng, thay thế nguồn nguyên liệu làm lương thực, thực phẩm dùng trong công nghiệp hóa học bằng nguyên liệu phi lương thực, phi thực phẩm được đánh giá cao.

Ví dụ:

- Sản xuất glucozơ từ những chất thải như vỏ bào, mùn cưa, rơm rạ,...

- Tổng hợp chất béo nhân tạo (bơ magarin) từ axit stearic và glixerol, sự chuyển hóa dầu (chất béo lỏng) thành bơ, mỡ (chất béo rắn),....

- Chế biến protein từ protein tự nhiên.

Các câu hỏi Trắc nghiệm Hóa học lớp 12 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Hoá học về vấn đề môi trường có đáp án

Trắc nghiệm Este có đáp án

Trắc nghiệm Lipit có đáp án

Trắc nghiệm Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có đáp án

Trắc nghiệm Luyện tập este và chất béo có đáp á

1 3,178 22/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: