Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12

Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều lớp 12 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 12 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều.

1 2516 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Toán 12 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều

Bài giảng Toán 12 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều

A. Lý thuyết

I. Khối đa diện lồi.

Khối đa diện lồi (H) được gọi là khối đa diện lồi nếu đoạn thẳng nối hai điểm bất kì của (H) luôn thuộc (H). Khi đó đa diện xác định (H) được gọi là đa diện lồi.

Ví dụ 1. Các khối chóp tam giác, tứ giác, các khối lăng trụ tam giác, khối lăng trụ tứ giác… đều là những khối đa diện đều.

- Người ta chứng minh được rằng, một khối đa diện là khối đa diện lồi khi và chỉ khi miềm trong của nó luôn nằm về một phía đối với mỗi mặt phẳng chứa một mặt của nó.

II. Khối đa diện đều.

- Định nghĩa: Khối đa diện đều là khối đa diện lồi có tính chất sau đây:

a) Mỗi mặt của nó là một đa giác đều p cạnh.

b) Mỗi đỉnh của nó là đỉnh chung của đúng q mặt.

Khối đa diện đều như vậy được gọi là khối đa diện đều loại {p; q}.

Từ định nghĩa trên ta thấy các mặt của khối đa diện đều là những đa giác đều bằng nhau.

- Định lí: Chỉ có năm loại khối đa diện đều. Đó là các loại {3; 3}; loại {4; 3}; loại {3; 4}; loại {5; 3} và loại {3; 5}.

Tùy theo số mặt của chúng, năm loại khối đa diện đều kể trên theo thứ tự gọi là các khối tứ diện đều, khối lập phương, khối bát diện đều (hay khối tám mặt đều), khối mười hai mặt đều và khối hai mươi mặt đều.

Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Bảng tóm tắt của năm loại khối đa diện đều.

Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Ví dụ 2. Chứng minh rằng nếu khối đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng các mặt của nó phải là một số chẵn.

Lời giải:

Gọi số cạnh và số mặt của đa diện lần lượt là c và m .

Vì mỗi mặt có ba cạnh và mỗi cạnh là cạnh chung của đúng hai mặt nên ta có số cạnh của đa diện là c=3m23m=2c.

Do đó, 3m chia hết cho 2 mà 3 không chia hết cho 2 nên m phải chia hết cho 2, nghĩa là m là số chẵn.

Vậy nếu khối đa diện có các mặt là những tam giác thì tổng các mặt của nó phải là một số chẵn.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho bốn hình sau, hỏi có bao nhiêu hình đa diện lồi?

Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Lời giải:

Trong bốn hình đã cho thì chỉ có hình 3 là hình đa diện lồi.

Bài 2. Cho khối tứ diện đều ABCD. Chứng ming rằng:

a) Trọng tâm các mặt của khối chóp đó là 4 đỉnh của 1 tứ diện đều.

b) Các trung điểm các cạnh của khối đó là các đỉnh của một khối tám mặt đều.

Lời giải:

Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)

a) Gọi Q và M lần lượt là trung điểm của CD; CB.

Gọi G1; G2; G3; G4 lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC; ACD; ABD và BCD

Gọi a là độ dài cạnh của tứ diện, ta có

G1G2  =23MQ=23.a2  =  a3

Tương tự; G1G4 = G1G3 = G2G3 = G2G4 = G3G4 = a3 nên G1G2G3G4 là một tứ diện đều cạnh a3.

b) Gọi N; P; R; S lần lượt là trung điểm các cạnh AD; AB; AC; BD

Theo tính chất đường trung bình, ta có:

QM = QN = QS = QR = PM = PN = PS = PR = a2.

Do đó các trung điểm các cạnh của khối đó là các đỉnh của một khối tám mặt đều.

Bài 3. Chứng minh rằng tâm các mặt của hình lập phương là các đỉnh của một bát diện đều.

Lời giải:

Lý thuyết Khối đa diện lồi và khối đa diện đều chi tiết – Toán lớp 12 (ảnh 1)

Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’.

Giả sử độ dài cạnh của hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ là a.

Gọi M; N; P; Q; E; F lần lượt là tâm các mặt của hình lập phương.

Ta có:

AC=  a2MN  =  12AC=  a22

Tương tự ta tính được:

MP = MQ = ME = MF = NP = NQ = NE

= NF = PQ = PE = PF= QE = QF = EF = a22

Do đó, MNPQEF là một bát diện đều.

Trắc nghiệm Toán 12 Bài 2: Khối đa diện lồi và khối đa diện đều

Câu 1. Cho phép vị tự tâm O tỉ số biến điểm M thành điểm M’. Chọn mệnh đề đúng:

A. OM'=kOM

B. OM=kOM'

C. OM'=kOM

D. OM'=kOM

Đáp án: A

Giải thích:

Phép vị tự tâm O tỉ số k biến điểm M thành M’ nếu OM'=kOM

Câu 2. Trong một hình đa diện lồi, mỗi cạnh là cạnh chung của tất cả bao nhiêu mặt?

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Đáp án: C

Giải thích:

Hình đa diện lồi cũng là hình đa diện nên mỗi cạnh của nó là cạnh chung của đúng 2 mặt.

Câu 3. Cho phép vị tự tâm O tỉ số k0 biến điểm M thành điểm M’. Chọn mệnh đề đúng:

A. OM'=kOM

B. OM=kOM'

C. OM'=kOM

D. OM'=kOM

Đáp án: C

Giải thích:

Phép vị tự tâm O tỉ số k biến điểm M thành M’thì OM'=kOM

Câu 4. Cho phép vị tự tâm O tỉ số k < 0 lần lượt biến điểm M, N thành điểm M’, N’. Chọn mệnh đề sai:

A. OM'=kOM

B. ON'=kON

C. M'N'=kMN

D. M'N'=k.MN

Đáp án: D

Giải thích:

Các đáp án A, B, C đều đúng.

Đáp án D sai vì:

M'N'=k.MNM'N'=kMN

M'N'=k.MN(k<0)

Câu 5. Cho bốn hình sau đây. Mệnh đề nào sau đây sai?

Trắc nghiệm Khối đa diện lồi, khối đa diện đều có đáp án – Toán lớp 12 (ảnh 2)

Trắc nghiệm Khối đa diện lồi, khối đa diện đều có đáp án – Toán lớp 12 (ảnh 3)

Trắc nghiệm Khối đa diện lồi, khối đa diện đều có đáp án – Toán lớp 12 (ảnh 4)

Trắc nghiệm Khối đa diện lồi, khối đa diện đều có đáp án – Toán lớp 12 (ảnh 5)

A. Khối đa diện A là khối chóp tứ giác

B. Cả 4 khối đa diện A, B, C, D đều là khối đa diện lồi.

C. Khối đa diện C là khối đa diện lồi

D. Khối đa diện B là khối đa diện lồi.

Đáp án: B

Giải thích:

Khối đa diện A là khối chóp tứ giác.

Khối đa diện D không phải là khối đa diện lồi.

Khối đa diện B, C là khối đa diện lồi.

Câu 6. Cho phép vị tự tâm O tỉ số k < 0 lần lượt biến điểm M, N thành M’, N’. Chọn mệnh đề đúng:

A. MN=kM'N'

B. M'N'=kMN

C. M'N'=kMN

D. M'N'=k.MN

Đáp án: D

Giải thích:

Phép vị tự tâm O biến M, N thành M’, N’ nên

M'N'=kMNM'N'=kMN

Do k < 0 nên M'N'=k.MN

Câu 7. Khối bát diện đều là khối đa diện đều loại

A. {3;3}

B. {3;5}

C. {4;3}

D. {3;4}

Đáp án: D

Giải thích: Khối bát diện đều là khối đa diện loại {3;4}

Câu 8. Chọn mệnh đề đúng:

A. Hai hình đồng dạng thì bằng nhau

B. Hai hình bằng nhau thì đồng dạng

C. Hai hình đồng dạng không thể trùng nhau

D. Hai hình bằng nhau không thể đồng dạng.

Đáp án: B

Giải thích:

Hai hình đồng dạng thì chưa chắc bằng nhau nên A sai.

Hai hình bằng nhau thì đồng dạng nên B đúng, D sai

Hai hình đồng dạng sẽ trùng nhau nếu phép đồng dạng là phép đồng nhất nên C sai.

Câu 9. Chọn khẳng định đúng:

A. Hai tứ diện đều thì đồng dạng.

B. Hai tứ diện bất kì thì đồng dạng.

C. Hai hình chóp bất kì thì đồng dạng

D. Hai tứ diện đều thì bằng nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Hai tứ diện đều thì đồng dạng nên A đúng.

Câu 10. Đa diện đều loại {5;3} có tên gọi nào dưới đây?

A. Tứ diện đều

B. Bát diện đều

C. Hai mươi mặt đều

D. Mười hai mặt đều

Đáp án: D

Giải thích: Đa diện đều loại {5;3} có tên gọi là mười hai mặt đều.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Khái niệm về thể tích của khối đa diện

Lý thuyết Ôn tập chương 1

Lý thuyết Khái niệm về mặt tròn xoay

Lý thuyết Mặt cầu

Lý thuyết Ôn tập chương 2

1 2516 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: