Lý thuyết Ôn tập chương 1 (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 12
Lý thuyết Ôn tập chương 1 lớp 12 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 12 Ôn tập chương 1
Lý thuyết Toán 12 Ôn tập chương 1
A. Lý thuyết
1. Tính đơn điệu của hàm số
1.1 Nhắc lại định nghĩa
- Định nghĩa:
Kí hiệu K là khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng. Giả sử hàm số y = f(x) xác định trên K. Ta nói:
Hàm số y = f(x) đồng biến (tăng) trên K nếu với mọi cặp x1; x2 thuộc K mà x1 nhỏ hơn x2 thì f(x1) nhỏ hơn f(x2), tức là
x1 < x2f(x1) < f(x2).
Hàm số y = f(x) nghịch biến (giảm) trên K nếu với mọi cặp x1; x2 thuộc K mà x1 nhỏ hơn x2 thì f(x1) lớn hơn f(x2), tức là
x1 < x2f(x1) > f(x2).
- Hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên K được gọi chung là hàm số đơn điệu trên K.
- Nhận xét: Từ định nghĩa trên ta thấy:
a) f(x) đồng biến trên K
f(x) nghịch biến trên K;
b) Nếu hàm số đồng biến trên K thì đồ thị đi lên từ trái sang phải.
Nếu hàm số nghịch biến trên K thì đồ thị đi xuống từ trái sang phải.
1.2 Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm
- Định lí:
Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K.
a) Nếu f’(x) > 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f(x) đồng biến trên K.
b) Nếu f’(x) < 0 với mọi x thuộc K thì hàm số f(x) nghịch biến trên K.
- Chú ý:
Nếu f’(x) = 0 với thì f(x) không đổi trên K.
Ví dụ. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số
a) y = x2 + 2x – 10;
b)
Lời giải:
a) Hàm số đã cho xác định với mọi x
Ta có đạo hàm y’ = 2x + 2
Và y’ = 0 khi x = – 1.
Lập bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và nghịch biến trên khoảng .
b)
Hàm số đã cho xác định với
Ta có:
Do đó, hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng và .
- Chú ý:
Ta có định lí mở rộng sau đây:
Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm trên K. Nếu
Và f’(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K.
Ví dụ. Tìm các khoảng đơn điệu của hàm số y = x3 – 6x2 + 12x – 10.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi x
Ta có: y’ = 3x2 – 12x + 12 = 3(x – 2)2
Do đó; y’ = 0 khi x = 2 và y’ > 0 với .
Theo định lí mở rộng, hàm số đã cho luôn luôn đồng biến trên R.
2. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số.
2.1 Quy tắc
- Bước 1. Tìm tập xác định.
- Bước 2. Tính đạo hàm f’(x). Tìm các điểm xi ( i = 1; 2; …; n) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không xác định.
- Bước 3. Sắp xếp các điểm xi theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.
- Bước 4. Nêu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
2.2 Áp dụng
Ví dụ. Xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số y = x4 – 2x2 – 3.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = 4x3 – 4x
y’ = 0
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên (– 1; 0) và
Hàm số nghịch biến trên và (0; 1).
Ví dụ. Cho hàm số . Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số trên.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = – 3x2 + 12x – 9
Và y’ = 0
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên (1; 3); nghịch biến trên và .
3. Khái niệm cực đại, cực tiểu.
- Định nghĩa.
Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên khoảng (a; b) (có thể a là ; b là ) và điểm x0(a; b).
a) Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) < f(x0) với mọi x(x0 – h; x0 + h) và thì ta nói hàm số f(x) đạt cực đại tại x0.
b) Nếu tồn tại số h > 0 sao cho f(x) > f(x0) với mọi x(x0 – h; x0 + h) và thì ta nói hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x0.
- Chú ý:
1. Nếu hàm số f(x) đạt cực đại (cực tiểu) tại x0 thì x0 được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của hàm số; f(x0) được gọi là giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) của hàm số.
Kí hiệu là fCĐ (fCT) còn điểm M(x0; f(x0)) được gọi là điểm cực đại (điểm cực tiểu) của đồ thị hàm số.
2. Các điểm cực đại, cực tiểu được gọi chung là điểm cực trị. Giá trị cực đại (giá trị cực tiểu) còn gọi là cực đại (cực tiểu) và được gọi chung là cực trị của hàm số.
3. Dễ dàng chứng minh được rằng, nếu hàm số y = f(x) có đạo hàm trên khoảng (a; b) và đạt cực đại hoặc cực tiểu tại x0 thì f’(x0) = 0.
4. Điều kiện đủ để hàm số có cực trị
- Định lí 1
Giả sử hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng K = (x0 – h; x0 + h) và có đạo hàm trên K hoặc trên K \ {x0}; với h > 0.
a) Nếu f’(x) > 0 trên khoảng (x0 – h; x0) và f’(x) < 0 trên khoảng (x0; x0 + h) thì x0 là một điểm cực đại của hàm số f(x).
b) Nếu f’(x) < 0 trên khoảng (x0 – h; x0) và f’(x) > 0 trên khoảng (x0; x0 + h) thì x0 là một điểm cực tiểu của hàm số f(x).
Ví dụ. Tìm các điểm cực trị của hàm số y = – 2x3 + 3x2.
Lời giải:
Hàm số xác định với mọi x.
Ta có: y’ = – 6x2 + 6x
Và y’ = 0
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên, suy ra x = 0 là điểm cực tiểu của hàm số và x = 1 là điểm cực đại của hàm số.
Ví dụ. Tìm các điểm cực trị của hàm số .
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với .
Ta có:
Vậy hàm số đã cho không có cực trị (vì theo khẳng định 3 của chú ý trên, nếu hàm số đạt cực trị tại x0 thì y’(x0) = 0).
5. Quy tắc tìm cực trị.
- Quy tắc 1.
1. Tìm tập xác định.
2. Tính f’(x). Tìm các điểm tại đó f’(x) bằng 0 hoặc f’(x) không xác định.
3. Lập bảng biến thiên.
4. Từ bảng biến thiên suy ra các điểm cực trị.
- Định lí 2.
Giả sử hàm số y = f(x) có đạo hàm cấp hai trong khoảng (x0 – h; x0 + h) với h > 0. Khi đó:
a) Nếu f’(x0) = 0; f”(x0) > 0 thì x0 là điểm cực tiểu;
b) Nếu f’(x0) = 0; f”(x0) < 0 thì x0 là điểm cực đại.
- Quy tắc II.
1. Tìm tập xác định
2. Tính f’(x). Giải phương trình f’(x) = 0 và kí hiệu xi ( i = 1; 2; ….; n) là các nghiệm của nó.
3. Tính f”(x) và f”(xi).
4. Dựa vào dấu của f”(xi) suy ra tính chất cực trị của điểm xi.
- Ví dụ. Tìm cực trị của hàm số .
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi x
Ta có: f’(x) = 4x3 – 4x
Ta có: f”(x) = 12x2 – 4
Suy ra: f”(0) = – 4 < 0 nên x = 0 là điểm cực đại.
f”(1) = f”(– 1) = 8 > 0 nên x = 1 và x = –1 là điểm cực tiểu.
Kết luận:
Hàm số f(x) đạt cực tiểu tại x = 1 và x = – 1; fCT = f(1) = f(–1) = 9.
Hàm số f(x) đạt cực đại tại x = 0 và fCD = f(0) = 10.
6. Định nghĩa GTLN, GTNN
Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập D.
a) Số M được gọi là giá trị lớn nhất của hàm số y = f(x) trên tập D nếu với mọi x thuộc D và tồn tại x0D sao cho f(x0) = M.
Kí hiệu: .
b) Số m được gọi là giá trị nhỏ nhất của hàm số y = f(x) trên tập D nếu với mọi x thuộc D và tồn tại x0D sao cho f(x0) = m.
Kí hiệu: .
- Ví dụ. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:
Dựa vào bảng biến thiên ta thấy, hàm số không có giá trị lớn nhất.
Giá trị nhỏ nhất của hàm số là – 9 tại x = – 3.
7. Cách tính giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn
1. Định lí.
Mọi hàm số liên tục trên một đoạn đều có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên đoạn đó.
2. Quy tắc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn.
- Nhận xét:
Nếu đạo hàm f’(x) giữ nguyên dấu trên đoạn [a; b] thì hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên cả đoạn. Do đó, f(x) đạt được giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất tại các đầu mút của đoạn.
Nếu chỉ có một số hữu hạn các điểm xi (xi < xi+ 1) mà tại đó f’(x) bằng 0 hoặc không xác định thì hàm số y = f(x) đơn điệu trên mỗi khoảng (xi; xi+1). Rõ ràng, giá trị lớn nhất (giá trị nhỏ nhất) của hàm số trên đoạn [a; b] là số lớn nhất (số nhỏ nhất) trong các giá trị của hàm số tại hai đầu mút a; b và tại các điểm xi nói trên.
- Quy tắc:
1. Tìm các điểm x1; x2; …; xn trên khoảng (a; b), tại đó f’(x) bằng 0 hoặc f’(x) không xác định.
2. Tính f(a); f(x1); f(x2); ….; f(xn); f(b).
3. Tìm số lớn nhất M và số nhỏ nhất m trong các số trên. Ta có:
- Chú ý: Hàm số liên tục trên một khoảng có thể không có giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên khoảng đó. Chẳng hạn hàm số không có giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất trên khoảng (0; 1).
Tuy nhiên, cũng có những hàm số có giá trị lớn nhất hoặc giá trị nhỏ nhất trên một khoảng như ví dụ sau:
Ví dụ. Tìm giá trị lón nhất, nhỏ nhất của hàm số trên khoảng .
Lời giải:
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên trên ta thấy, trên khoảng hàm số có 1 điểm cực trị duy nhất là điểm cực đại x = 1 và tại đó hàm số đạt giá trị lớn nhất .
8. Đường tiệm cận
8.1 Đường tiệm cận ngang
- Định nghĩa: Cho hàm số y = f(x) xác định trên một khoảng vô hạn (là khoảng dạng ). Đường thẳng y = y0 là đường tiệm cận ngang (hay tiệm cận ngang) của đồ thị hàm số y = f(x) nếu ít nhất một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:
Ví dụ. Cho hàm số .
Hàm số xác định trên khoảng .
Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là y = 0 vì
8.2 Đường tiệm cận đứng
- Định nghĩa:
Đường thẳng x = x0 được gọi là đường tiệm cận đứng (hay tiệm cận đứng) của đồ thị hàm số y = f(x) nếu ít nhất một trong các điều kiện sau được thỏa mãn:
- Ví dụ. Tìm đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số .
Lời giải:
Ta có: nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là y = 1.
Lại có:
Suy ra: đồ thị hàm số có tiệm cận đứng là x = 4.
9. Sơ đồ khảo sát hàm số
1. Tập xác định
Tìm tập xác định của hàm số.
2. Sự biến thiên.
+ Xét chiều biến thiên của hàm số.
- Tính đạo hàm y’.
- Tìm các điểm tại đó đạo hàm y’ bằng 0 hoặc không xác định.
- Xét dấu đạo hàm y’ và suy ra chiều biến thiên của hàm số.
+ Tìm cực trị
+ Tìm các giới hạn tại vô cực, các giới hạn vô cực và tìm các tiệm cận (nếu có).
+ Lập bảng biến thiên (ghi các kết quả tìm được vào bảng biến thiên).
3. Đồ thị
Dựa vào bảng biến thiên và các yếu tố ở trên để vẽ đồ thị hàm số.
- Chú ý:
1. Nếu hàm số tuần hoàn với chu kì T thì chỉ cần khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị trên một chu kì, sau đó tịnh tiến đồ thị song song với trục Ox.
2. Nên tính thêm tọa độ một số điểm, đặc biệt là tọa độ các giao điểm của đồ thị với các trục tọa độ.
3. Nên lưu ý tính chẵn, lẻ của hàm số và tính đối xứng của đồ thị để vẽ cho chính xác.
10. Khảo sát một số hàm đa thức và hàm phân thức.
10.1. Hàm số y = ax3 + bx2 + cx + d (a ≠ 0)
Ví dụ. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = – x3 + 3x2 – 1
Lời giải:
1. Tập xác định: R.
2. Sự biến thiên
+ Chiều biến thiên:
y’ = – 3x2 + 6x; y’ = 0
Trên các khoảng và âm nên hàm số nghịch biến.
Trên khoảng (0; 2); y’ dương nên hàm số đồng biến.
+ Cực trị
Hàm số đạt cực đại tại x = 2; yCĐ = y(2) = 3
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0; yCT = y(0) = –1.
+ Các giới hạn vô cực:
+ Bảng biến thiên:
3. Đồ thị
Ta có y(0) = – 1 nên (0; – 1) là giao điểm của đồ thị với trục Oy. Điểm đó cũng là điểm cực tiểu của đồ thị.
Đồ thị hàm số được cho trên hình bên.
Ví dụ. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = x3 – 3x2 + 3x + 1.
Lời giải:
1. Tập xác định: R.
2. Sự biến thiên.
+ Chiều biến thiên:
Vì y’= 3x2 – 6x + 3 = 3(x – 1)2 và f’(x) = 0 tại x = 1 nên hàm số đã cho đồng biến trên khoảng .
Hàm số không có cực trị.
+ Giới hạn vô cực:
Bảng biến thiên:
3. Đồ thị hàm số đã cho cắt trục Oy tại điểm (0; 1) và đi qua điểm A(1; 2).
Đồ thị hàm số được cho như hình vẽ dưới đây.
Dạng của đồ thị hàm số bậc ba y = ax3 + bx2 + cx + d (a ≠ 0).
10.2. Hàm số y = ax4 + bx2 + c (a ≠ 0)
Ví dụ. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = – x4 + 2x2 – 1.
Lời giải:
1. Tập xác định: R
2. Sự biến thiên
+ Chiều biến thiên;
Ta có: y’ = – 4x3 + 4x
Trên các khoảng và (0; 1) thì y’ > 0 nên hàm số đồng biến.
Trên các khoảng (– 1; 0) và thì y’ < 0 nên hàm số nghịch biên.
+ Cực trị
Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 0 và yCT = y(0) = – 1.
Hàm số đạt cực đại tại x = – 1 và x = 1; yCD = y(– 1)= y(1) = 0.
+ Giới hạn tại vô cực:
+ Bảng biến thiên:
3. Đồ thị
Hàm số đã cho là hàm số chẵn vì f(– x) = – (– x)4 + 2(– x)2 – 1 = – x4 + 2x2 – 1 = f(x).
Do đó, hàm số nhận trục Ox làm trục đối xứng.
Đồ thị cắt trục hoành tại các điểm (– 1; 0) và (1; 0) ; cắt trục tung tại điểm (0 ; –1).
Dạng của đồ thị y = ax4 + bx2 + c (với a ≠ 0)
10.3. Hàm số .
Ví dụ. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số .
Lời giải:
1. Tập xác định: R\ { – 1}.
2. Sự biến thiên
+ Chiều biến thiên:
Và y’ không xác định khi x = –1; y’ luôn luôn dương với mọi x khác – 1.
Vậy hàm số đồng biến trên các khoảng và .
+ Cực trị
Hàm số đã cho không có cực trị.
+ Tiệm cận
Do đó, đường thẳng x = – 1 là đường tiệm cận đứng.
Lại có:
Suy ra, đồ thị có tiệm cận ngang là y = 2.
+ Bảng biến thiên:
3. Đồ thị
Đồ thị cắt trục tung tại điểm (0; 1); cắt trục hoành tại điểm .
Lưu ý: Giao điểm của hai tiệm cận là tâm đối xứng của đồ thị.
Dạng của đồ thị hàm số
11. Sự tương giao của các đồ thị.
Giả sử hàm số y = f(x) có đồ thị là (C1) và hàm số y = g(x) có đồ thị là (C2). Để tìm hoành độ giao điểm của (C1)và (C2), ta phải giải phương trình f(x) = g(x).
Giả sử phương trình trên có các nghiệm x0; x1; … khi đó, các giao điểm của (C1)và (C2) là M0 (x0; f(x0)); M1 (x1; f(x1))…..
Ví dụ. Tìm giao điểm của đồ thị (C): y = x3 – 3x2 + 3x + 2 và đường thẳng y = x + 2.
Lời giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị:
x3 – 3x2 + 3x + 2 = x + 2
x3 – 3x2 + 2x = 0
Với x = 0 thì y(0) = 2;
Với x = 1 thì y(1) = 3.
Với x = 2 thì y(2) = 4.
Vây hai đồ thị đã cho cắt nhau tại 3 điểm là A(0; 2); B(1; 3) và C(2; 4).
Ví dụ. Cho hàm số có đồ thị (C). Tìm m để đường thẳng d: y = – x + m cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt.
Lời giải:
Phương trình hoành độ giao điểm của hai đồ thị:
(điều kiện x ≠ 1)
Suy ra: 2x – 1 = (x – 1) .(– x + m)
2x – 2 = – x2 + mx + x – m
x2 + (1 – m)x + m – 2 = 0 (*)
Để đường thẳng d cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt khi và chỉ khi phương trình (*) có 2 nghiệm phân biệt khác 1.
Vậy không có giá trị nào của m để d cắt (C ) tại hai điểm phân biệt.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số sau:
a) y = – x4 + 2x2 + 2;
b) y = x3 – 3x2 + 1;
c)
Lời giải:
a) Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = – 4x3 + 4x
Bảng biến thiên
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và (0; 1).
Nghịch biến trên khoảng (–1; 0) và .
b) Hàm số đã cho xác định với mọi x.
Ta có: y’ = 3x2 – 6x.
Và
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và .
Nghịch biến trên khoảng (0; 2).
c)
Hàm số đã cho xác định với mọi .
Ta có:
Ta thấy với mọi x khác – 1 thì y’ > 0.
Do đó, hàm số đã cho đồng biến trên khoảng và .
Bài 2. Chứng minh hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định.
Lời giải:
Hàm số đã cho xác định với mọi .
Ta có:
Ta thấy, với mọi x ≠ 0 thì y’ > 0.
Do đó, hàm số đã cho đồng biến trên các khoảng và (đpcm).
Bài 3. Chứng minh hàm số đồng biến trên khoảng (0; 4); nghịch biến trên khoảng (4; 8).
Lời giải:
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số đã cho đồng biến trên khoảng (0; 4) và nghịch biến trên khoảng (4; 8) (đpcm).
Bài 4. Áp dụng quy tắc I, hãy tìm các điểm cực trị của các hàm số sau:
a) y = x4 – 2x3 + x2 – 8;
b) .
Lời giải:
a) TXĐ: D = R
Ta có: y’ = 4x3 – 6x2 + 2x
Bảng biến thiên:
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 0 và x = 1; fCT = f(0) = f(1) = – 8
Hàm số đạt cực đại tại
Phương trình y’ = 0 vô nghiệm nên hàm số không có cực trị.
Bài 5. Áp dụng quy tắc II, hãy tìm các điểm cực trị của các hàm số sau:
a) y = 2x4 – 4x2 + 2;
b) y = x5 – 2x3 + x + 1;
c) .
Lời giải:
a) y = 2x4 – 4x2 + 2
TXĐ: D = R.
Ta có: y’ = 8x3 – 8x.
Đạo hàm cấp hai: y” (x) = 24x2 – 8
Vì y”(– 1) = 16 > 0; y”(1) = 16 > 0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x = – 1; x = 1 và yCT = y(1) = y(– 1) = 0.
và y” (0) = –8 < 0 nên hàm số đạt cực đại tại x = 0 và yCD = y(0) = 2.
b) y = x5 – 2x3 + x + 1
TXĐ: D = R.
Ta có: y’ = 5x4 – 6x2 + 1
Đạo hàm cấp hai: y” = 20x3 – 12x
Và y”(1) = 8 > 0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x = 1.
y”(– 1) = – 8 < 0 nên hàm số đạt cực đại tại x = – 1.
nên hàm số đạt cực đại tại
nên hàm số đạt cực tiểu tại
Vậy hàm số đã cho có 2 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu.
y”(1) = 6 > 0 nên hàm số đạt cực tiểu tại x = 1 và yCT = y(1) = 3.
Bài 6. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số y = x3 – mx2 + (2m – 3).x – 3 đạt cực đại tại x = 1.
Lời giải:
TXĐ: D = R.
Và y’ = 3x2 – 2mx + 2m – 3;
y” (x) = 6x – 2m
Để hàm số đã cho đạt cực đại tại x = 1 thì:
Vậy để hàm số đã cho đạt cực đại tại x = 1 thì m > 3.
Bài 7. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các hàm số sau:
a) Hàm số y = 2x3 + 3x2 – 12x + 2 trên đoạn [–1; 2].
b) Hàm số trên đoạn [– 4; – 2].
c) Hàm số trên đoạn [4; 6].
Lời giải:
Bài 8. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số Giá trị của M – 2m bằng bao nhiêu?
Lời giải
Bài 9. Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên sau. Tìm a để hàm số có giá trị lớn nhất trên đoạn [0; 20] là 8.
Lời giải:
Vậy có 2 giá trị của a thỏa mãn là a = 8 hoặc a = – 8.
Bài 10. Tìm các đường tiệm cận ngang của các đồ thị hàm số sau:
Lời giải:
Bài 11. Tìm các đường tiệm cận đứng của các đồ thị hàm số sau:
Lời giải:
Bài 12. Đồ thị hàm số có bao nhiêu tiệm cận?
Lời giải:
Nên đồ thị hàm số có 2 tiệm cận đứng là x = 3 và x = – 2.
Vậy đồ thị hàm số có tất cả 3 tiệm cận (gồm 2 tiệm cận đứng và 1 tiệm cận ngang.
Bài 13. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = x3 – 3x.
Lời giải:
1. Tập xác định: R
2. Sự biến thiên
+ Chiều biến thiên:
y’ = 3x2 – 3x; y’ = 0
Trên các khoảng và dương nên hàm số đồng biến.
Trên khoảng (0; 1) thì y’ âm nên hàm số nghịch biến.
+ Cực trị
Hàm số đạt cực đại tại x = 0; yCĐ = y(0) = 0
Hàm số đạt cực tiểu tại x = 1; yCT = y(1) = – 2.
+ Các giới hạn vô cực:
+ Bảng biến thiên:
3. Đồ thị
Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm (0; 0); cắt trục hoành tại 3 điểm là (0; 0);
Đồ thị hàm số được cho trên hình bên.
Bài 14. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số y = x4 + 2x2.
Lời giải:
1. Tập xác định: R
2. Sự biến thiên
+ Chiều biến thiên:
Ta có: y’ = 4x3 + 4x
Trên các khoảng thì y’ < 0 nên hàm số nghịch biến.
Trên các khoảng thì y’ > 0 nên hàm số đồng biến.
+ Cực trị
Hàm số đạt cực tiểu tại điểm x = 0 và yCT = y(0) = 0.
Hàm số không có cực đại.
+ Giới hạn tại vô cực:
+ Bảng biến thiên:
3. Đồ thị
Hàm số đã cho là hàm số chẵn vì f(– x) = (– x)4 + 2(– x)2 = x4 + 2x2 = f(x).
Do đó, hàm số nhận trục Ox làm trục đối xứng.
Đồ thị cắt trục hoành tại các điểm (0; 0) ; cắt trục tung tại điểm (0 ; 0).
Bài 15. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số .
Lời giải:
1. Tập xác định: R\ {1}.
2. Sự biến thiên
+ Chiều biến thiên:
Và y’ không xác định khi x = 1; y’ luôn luôn âm với mọi x khác 1.
Vậy hàm số nghịch biến trên các khoảng và .
+ Cực trị
Hàm số đã cho không có cực trị.
+ Tiệm cận
Do đó, đường thẳng x = 1 là đường tiệm cận đứng.
Lại có:
Suy ra, đồ thị có tiệm cận ngang là y = 1.
+ Bảng biến thiên:
3. Đồ thị
Đồ thị cắt trục tung tại điểm (0; – 2); cắt trục hoành tại điểm (– 2; 0).
Bài 16. Cho hàm số y = – 2x3 + 3x2 – 1 có đồ thị (C) như hình vẽ. Dùng đồ thị (C) để biện luận theo m số nghiệm của phương trình – 2x3 + 3x2 – 1 – m = 0.
Lời giải:
Ta có: – 2x3 + 3x2 – 1 – m = 0 (1)
– 2x3 + 3x2 – 1 = m
Do đó, số nghiệm của phương trình đã cho chính là số giao điểm của đồ thị (C) và đường thẳng y = m (song song hoặc trùng với trục Ox và đi qua điểm (0; m)).
Dựa vào đồ thị ta thấy:
+ Nếu m < – 1 thì phương trình (1) có 1 nghiệm.
+ Nếu m = – 1 thì phương trình (1) có 2 nghiệm.
+ Nếu –1< m < 0 thì phương trình (1) có 3 nghiệm.
+ Nếu m = 0 thì phương trình (1) có 2 nghiệm.
+ Nếu m > 0 thì phương trình (1) có đúng 1 nghiệm.
Trắc nghiệm Toán 12 Bài: Ôn tập Chương 1 - Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
Câu 1. Biết rằng đồ thị hàm số cắt đồ thị hàm số tại hai điểm phân biệt A và B. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Xét phương trình hoành độ giao điểm:
Câu 2. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Trục hoành: y = 0.
Xét phương trình hoành độ giao điểm:
Để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt thì phương trình (1) phải có hai nghiệm phân biệt khác 1.
Nghĩa là:
.
Vậy
Câu 3. Cho hàm số xác định trên và có đồ thị như hình vẽ bên. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số để phương trình có duy nhất một nghiệm.
A.
B.
C.
D.
Đáp án: C
Giải thích:
Xét phương trình
Để đường thẳng y = - m + 2018 cắt f(x) tại 1 điểm thì
.
Câu 4. Cho hàm số . Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. Hàm số luôn nghịch biến trên .
B. Hàm số luôn nghịch biến trên từng khoảng xác định.
C. Hàm số đồng biến trên các khoảng và .
D. Hàm số nghịch biến trên các khoảng và .
Đáp án: B
Giải thích:
TXĐ: .
Ta có .
Câu 5. Trên các khoảng nghịch biến của hàm số có chứa bao nhiêu số nguyên âm?
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Đáp án: D
Giải thích:
.
Câu 6. Cho hàm số có bảng biến thiên như sau:
Hàm số nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?
A. (-2; 0).
B. (-; -2).
C. (0; 2).
D. (0; +).
Đáp án: A
Giải thích:
Dựa vào bảng biến thiên, ta có:
Hàm số nghịch biến trên
Câu 7. Hàm số xác định trên và có bảng biến thiên như sau:
Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. Hàm số đồng biến trên khoảng (-; 1) (1; +).
B. Hàm số đồng biến trên khoảng (-; 2) (2; +).
C. Hàm số đồng biến trên khoảng (-; -1) và (1; +).
D. Hàm số đồng biến trên .
Đáp án: C
Giải thích:
Dựa vào bảng biến thiên, ta có:
Hàm số đồng biến trên khoảng và .
(Ngoài ra còn có cách kết luận khác là hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định của nó).
Câu 8. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số
luôn nghịch biến trên ?
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: A
Giải thích:
Tập xác định: .
Ta có .
Để hàm số nghịch biến trên thì
Câu 9. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số luôn đồng biến trên ?
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: A
Giải thích:
Tập xác định: .
Ta có .
Hàm số đồng biến trên
Trường hợp 1: m = 0 ta có .
Vậy hàm số luôn đồng biến trên
Trường hợp 2: m > 0 ta có
Trường hợp 3: m < 0 ta có
Vậy .
Câu 10. Đồ thị của hàm số y = -x3 + 3x2 +5x có hai điểm cực trị A và B. Tính diện tích S của tam giác OAB với O là gốc tọa độ.
A. S = 9
B. S =
C. S = 5
D. S = 10
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
Ta có:
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12