35 Bài tập Bảng đơn vị đo thời gian lớp 5 (có đáp án)
Bài tập Bảng đơn vị đo thời gian Toán lớp 5 gồm bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận chọn lọc giúp học sinh lớp 5 ôn luyện bảng đơn vị đo thời gian môn Toán 5.
Bài tập Bảng đơn vị đo thời gian lớp 5
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Câu 1: Mùa thu năm 1010 Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Em hãy cho biết năm đó thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu ?
A. X
B. XX
C.XIX
D.XI
Câu 2: Một thế kỉ bằng …. năm? Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
A. 200
B. 1000
C. 100
D. 300
Câu 3: 2 giờ 30 phút = … giờ?
A. 2,3
B.2,5
C.2,7
D.2,03
Câu 4: Những tháng có 31 ngày là:
A. Tháng tư, tháng sáu, tháng chín, tháng mười một
B. Tháng một, tháng ba, tháng bảy, tháng tám, tháng mười và tháng mười hai
C. Tháng hai, tháng ba, tháng bảy, và tháng mười một
D. Tháng chín, tháng mười, tháng mười một và tháng mười hai.
Câu 5: 0,4 giờ = … phút?
A. 25 phút
B. 24 phút
C. 20 phút
D. 30 phút
Câu 6: Em hãy tính xem trong 2 năm là năm 2015 và năm 2016 có tất cả bao nhiêu ngày?
A.730 ngày
B. 732 ngày
C.731 ngày
D. 735 ngày
Câu 7: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1 tuần = ........... giờ.
A.144
B.168
C. 130
D. 161 giờ
Câu 8: Một ngày có bao nhiêu giây ?
A. 3600 giây
B. 7200 giây
C. 86 400 giây
D. 72 000 giây
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (…)
a) 7 giờ = … phút = … giây.
b) 3 năm 2 tháng = …. Tháng.
c) 1 giờ =… giây .
d) 6 phút =… giờ
e) 330 phút = … giờ.
Câu 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 45 phút = … giờ ;
360 phút = … giờ
b) 72 giây = … phút
180 giây = … phút
Câu 3: Em hãy tính xem từ năm 2001 đến năm 2018 có tất cả bao nhiêu ngày.
Câu 4: Sang năm 2019 ông Tư vừa tròn 70 tuổi. Hỏi ông Tư sinh vào thế kỉ thứ bao nhiêu?
Câu 5: Một tháng Hai của một năm nào đó có 5 ngày chủ nhật. Hỏi tháng Hai đó có bao nhiêu ngày?
Bài tập Bảng đơn vị đo thời gian lớp 5
Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
1 giờ = phút
Ta có: 1 giờ = 60 phút
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 60.
Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống:
Tháng hai (năm nhuận) có ngày
Tháng hai có 28 ngày, tháng hai năm nhuận có 29 ngày.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 29.
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
3 giờ = phút
Ta có 1 giờ = 60 phút nên 3 giờ = 60 phút × 3 = 180 phút.
Vậy số thích hợp điền vào ô trống là 180.
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống:
2,5 phút = giây
Ta có 1 phút = 60 giây nên 2,5 phút = 60 giây × 2,5 = 150 giây
Vậy đáp án cần điền vào ô trống là 150.
Câu 5: Chọn đáp án đúng nhất:
ngày = … giờ
A. 54 giờ
B. 50 giờ
C. 30 giờ
D. 25 giờ
Ta có: 1 ngày = 24 giờ.
Do đó, ngày = 24 giờ × = 30 giờ.
Vậy ngày = 30 giờ.
Câu 6: Bạn An nói “1,6 giờ = 1 giờ 6 phút”. Vậy An nói đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Ta có 1 giờ = 60 phút nên 1,6 giờ = 60 phút ×1,6 = 96 phút = 1 giờ 36 phút
Vậy bạn An đã nói sai.
Bài tập Bảng đơn vị đo thời gian lớp 5
Câu 1: Viết số thập phân thích hợp vào ô trống:
204 giây = phút
Ta có:
204 giây = 3,4 phút.
Vậy số thập phân thích hợp điền vào ô trống là 3,4.
Câu 2: Điền dấu thích hợp vào ô trống:
3,5 năm 35 tháng
Ta có: 1 năm = 12 tháng.
Do đó: 3,5 năm = 12 tháng × 3,5 = 42 tháng.
Mà 42 tháng > 35 tháng nên 3,5 năm > 35 tháng.
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:
An đi từ nhà đến trường hết 0,45 giờ. Vậy An đi từ nhà đến trường hết phút.
An đi từ nhà đến trường hết số phút là:
60 × 0,45 = 27 (phút)
Đáp số: 27 phút.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 27.
Câu 4: Quãng đường AB dài 306m, một vận động viên chạy hết 4 phút 15 giây. Hỏi mỗi phút vận động viên đó chạy được bao nhiêu mét?
A. 74m
B. 72m
C. 70m
D. 68m
Đổi 4 phút 15 giây = 4,25 phút
Mỗi phút vận động viên chạy được số mét là:
306 : 4,25 = 72 (m)
Đáp số: 72m.
Câu 5: Một ô tô được phát minh năm 1886. Một chiếc máy bay được phát minh sai ô tô đó là 17 năm. Hỏi chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XVIII
B. Thế kỉ XIX
C. Thế kỉ XX
D. Thế kỉ XXI
Máy bay được phát minh vào năm:
1886 + 17 = 1903
Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX) nên năm 1903 thuộc thế kỉ hai mươi.
Do đó, chiếc máy bay đó được phát minh vào thế kỉ hai mươi (thế kỉ XX).
Câu 6: Quãng đường AB dài 3000m, vận động viên A chạy hết 12,6 phút, vận động viên B chạy hết 754 giây, vận động viên C chạy hết 0,2 giờ. Hỏi ai chạy nhanh nhất?
A. Vận động viên A
B. Vận động viên B
C. Vận động viên C
Ta có:
12,6 phút = 60 giây × 12,6 = 756 giây;
0,2 giờ = 60 phút × 0,2 = 12 phút = 60 giây × 12 = 720 giây;
Ta thấy: 720 giây < 754 giây < 756 giây.
Hay 0,2 giờ < 754 giây < 12,6 phút.
Vậy vận động viên C chạy nhanh nhất.
Câu 7: Ngày 28 tháng 3 năm 2017 là thứ ba. Hỏi ngày 28 tháng 3 năm 2019 là thứ mấy?
A. Thứ ba
B. Thứ năm
C. Thứ bảy
D. Chủ nhật
Từ ngày 28 tháng 3 năm 2017 đến ngày 28 tháng 3 năm 2019 có số ngày là:
365 × 2 = 730 (ngày)
Ta có: 730 : 7 = 104 dư 2
Vì ngày 28 tháng 3 năm 2017 là thứ ba nên ngày 28 tháng 3 năm 2019 là thứ năm.
Xem thêm bài tập trắc nghiệm và tự luận Toán lớp 5 chọn lọc, hay khác:
Bài tập Cộng, trừ số đo thời gian lớp 5 có đáp án
Xem thêm các chương trình khác: