35 Bài tập Luyện tập về chuyển động đều lớp 5 (có đáp án)

Bài tập Luyện tập về chuyển động đều Toán lớp 5 gồm bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận chọn lọc giúp học sinh lớp 5 ôn luyện về chuyển động đều môn Toán 5.

1 3523 lượt xem
Tải về


Bài tập Luyện tập về chuyển động đều lớp 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 11km/giờ. Ca nô khởi hành lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 11 giờ 30 phút. Tính quãng đường AB.

A. 45km

B. 44km

C. 42km

D. 41,2km

Câu 2: Trong 12 phút, ong mật có thể bay được 1,64km. Hỏi vận tốc của ong mật là bao nhiêu km/giờ?

A. 5km/h

B. 6km/h

C. 7km/h

D. 8,2km/h

Câu 3: Một ô tô đi được quãng đường 196km với vận tốc 40km/h. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.

A. 4,5 giờ

B. 5 giờ

C. 4,9 giờ

D. 3,7 giờ

Câu 4: Hai thành phố cách nhau 155km . Một xe máy đi từ A đến B với vận tốc 50 km/giờ. Hỏi sau 45 phút xe máy còn cách B bao nhiêu km?  

A. 117,5km

B. 30km

C. 139,5km

D. 80km

Câu 5: Loài Cá Kiếm được coi là một trong những sinh vật biển nhanh nhất, nó bơi với vận tốc 109km/giờ. Hỏi trong vòng 15 phút con Cá Kiếm có thể bơi xa bao nhiêu mét?

A. 272,5m

B. 27,25m

C. 2725m

D. 27250m

Câu 6: Một ô tô khách khởi hành từ Nam Định đến Ninh Bình lúc 6 giờ sáng với vận tốc 75km/giờ. Giữa đường ô tô dừng lại nghỉ ngơi mất 10 phút. Đến 8 giờ 30 phút xe tới Ninh Bình. Hỏi quãng đường mà ô tô đã đi dài bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 180km

B. 175km

C. 190km

D. 185km

Câu 7: Một người phải đi 95km bằng xe lửa, ô tô và đi bộ. Lúc đầu người ấy đi xe lửa trong 2 giờ với vận tốc 35km/giờ, sau đó đi ô tô trong 30 phút với vận tốc 44km/giờ. Hỏi người ấy phải đi bộ bao nhiêu kilomet nữa mới đến nơi ?

A. 1km

B. 2km

C. 3km

D. 4km

Câu 8: Lúc 8 giờ 15 phút cô Hoa đi từ nhà ra ga đường dài 6km. Đi được nửa đường thì sực nhớ ra là đã để quên ví ở nhà, cô Hoa bèn quay lại lấy và tới ga lúc 10 giờ 55 phút. Tính vận tốc đi bộ của cô Hoa?

A. 4,5 km/giờ

B. 4km/giờ

C. 3km/giờ

D. 5km/giờ

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Quãng đường AB dài 360km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 52 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 38km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ô tô gặp xe máy?

Câu 2: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 15 km/giờ. Cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B là 63 km với vận tốc 36km/giờ và đuổi theo xe đạp (xem hình dưới đây). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?

Câu 3: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 40 phút với vận tốc 42 km/giờ. Đến 11 giờ 55 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 57 km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Câu 4: Lúc 7 giờ một ô tô chở hàng đi từ A với vận tốc 40 km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút một ô tô du lịch cũng đi từ A với vận tốc 65 km/giờ và đi cùng chiều với ô tô chở hàng. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô du lịch đuổi kịp ô tô chở hàng.

Câu 5: Một xe máy đi từ A đuổi theo một người đi xe đạp khi hai người cách nhau 20 km. Sau 1 giờ 15 phút người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp .

a) Tính hiệu vận tốc của người đi xe máy và người đi xe đạp.

b) Tính vận tốc của người đi xe máy , biết vận tốc của người đi xe máy gấp đôi vận tốc của người đi xe đạp.

Bài tập Luyện tập về chuyển động đều lớp 5

Câu 1: Một ô tô đi quãng đường dài 225 km. Lúc đầu xe đi với vận tốc 60 km/giờ. Sau đó vì đường xấu và dốc nên vận tốc giảm xuống chỉ còn 35 km/giờ. Và vì vậy xe đi quãng đường đó hết 5 giờ. Tính thời gian xe đi với vận tốc 60km/giờ ?

Đáp án

Giả sử cả quãng đường người đó đi với vận tốc là 35km/giờ thì đi được:

35 x 5 = 175 (km)

Quãng đường còn lại cần đi là:

225 – 175 = 50(km)

Vận tốc 60km/giờ hơn vận tốc 35km/giờ là:

60 – 35 = 25 (km/giờ)

Thời gian đi với vận tốc 60km/giờ là:

50 : 25 = 2 (giờ)

Đáp số: 2 giờ

Câu 2: Một người đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ. Lúc trở về do ngược gió mỗi giờ người ấy đi chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian lúc về lâu hơn 1 giờ. Tính quãng đường AB?

Đáp án

Thời gian lúc người âý đi về hết:

3 + 1 = 4 (giờ).

Trên cùng quãng, đường thời gian và vân tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Tỉ số thời gian giữa lúc đi và lúc về là: 3 : 4 = 3/4. Vậy tỉ số vận tốc giữa lúc đi và lúc về là: 4/3.

Ta coi vận tốc lúc đi là 4 phần thì vân tốc lúc về là 3 phần.

Vận tốc lúc đi là: 10 :

( 4 – 3) x 4 = 40 (km/giờ)

Quãng đường AB là: 40 x 3 = 120 (km).

Đáp số: 120 km.

Câu 3: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12 km/giờ. Cùng lúc đó một người đi xe máy từ A cách B 48 km với vận tốc 36 km/giờ đuổi theo xe đạp. Hỏi sau bao lâu thì xe máy đuổi kịp xe đạp?

Đáp án

Hiệu hai vận tốc là:

36 - 12 = 24 km/giờ

Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:

48: 24 = 2 giờ

Đáp số: 2 giờ

Câu 4: Lúc 6giờ 30phút, Lan đi học đến trường bằng xe đạp với vận tốc 16km/giờ, trên con đường đó, lúc 6 giờ 45 phút mẹ Lan đi bằng xe máy với vận tốc 36km/giờ. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ và cách nhà bao nhiêu kilômét ?

Đáp án

Thời gian Lan đi được khi mẹ xuất phát là:

6 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 15 phút = ¼ giờ

Khoảng cách Lan và mẹ khi mẹ xuất phát là:

16 x 1/4 = 4 km

Hiệu hai vận tốc là:

36 – 16 = 20 km

Thời gian gặp nhau là:

4 : 20 = 1/5 giờ = 12 phút

Hai người gặp nhau lúc:

6 giờ 45 phút + 12 phút = 6 giờ 57 phút

Chỗ gặp nhau cách nhà:

36 x 1/5 = 7,2 km

Đáp số: 6 giờ 57 phút và 7,2 km

Câu 5: Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/ giờ. Sau 2 giờ, một người khác đi xe máy từ B đến A với vận tốc 35 km/giờ. Biết quãng đường từ A đến B dài 118km. Hỏi đến maáy giờ hai người gặp nhau ?

Đáp án

Sau 2 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường là:

12 x 2 = 24 (km)

Lúc đó hai người còn cách nhau:

118 – 24 = 94 (km)

Sau đó mỗi giờ hai người gần nhau thêm là:

12 + 35 = 47 (km)

Từ khi người thứ hai đi đến lúc gặp nhau là:

94 : 47 = 2 (giờ)

Hai người gặp nhau lúc:

6 + 2 + 2 = 10 (giờ)

Đáp số: 10 giờ

Câu 6: Lúc 7 giờ sáng, người thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc 20 km/giờ. Cùng lúc tại B, người thứ hai đi cũng khởi hành và đi cùng chiều với người thứ nhất , với vận tốc 12 km/giờ. Biết rằng khoảng cách AB= 6km. Hỏi hai người gặp nhau lúc mấy giờ?

Đáp án

Hiệu hai vận tốc :

20 – 12 = 8 km/giờ.

Thời gian gặp nhau của hai xe :

6 : 8 = 0,75 giờ = 45 phút.

Hai người gặp nhau lúc :

7 giờ + 45 phút = 7 giờ 45 phút.

Chỗ gặp nhau cách A là :

20 x 0,75 = 15 km.

Đáp số : 7 giờ 45 phút

Bài tập Luyện tập về chuyển động đều lớp 5

Câu 1: Một ca nô xuôi khúc sông AB hết 4 giờ và ngược khúc sông hết 6 giờ. Tính chiều dài khúc sông đó, biết rằng vận tốc dòng nước là 100m/phút?

Đáp án

Trên cùng một khúc sông AB, thời gian và vận tốc tỉ lệ nghịch với nhau.

Tỉ số của thời gian xuôi dòng và ngược dòng là : 4/6

Do đó tỉ số giữa vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng là: 6/4 = 3/2

Vận tốc xuôi dòng là:

100 : (3 – 2) x 3 = 300m/phút = 18km/giờ

Khúc sông AB dài là:

18 x 4 = 72 (km).

Đáp số: 72 km

Câu 2: Một đoàn tàu chạy qua một cột điện hết 8 giây. Cũng với vận tốc đó đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260m hết 1 phút. Tính chiều dài và vận tốc của đoàn tàu.

Đáp án

Ta thấy:

+ Thời gian tàu chạy qua cột điện có nghĩa là tàu chạy được một đoạn đường bằng chiều dài của đoàn tàu.

+ Thời gian đoàn tàu chui qua đường hầm bằng thời gian tàu vượt qua cột điện cộng thời gian qua chiều dài đường hầm.

+ Tàu chui qua hết đường hầm có nghĩa là đuôi tàu ra hết đường hầm.

Vậy thời gian tàu qua hết đường hầm là:

1 phút – 8 giây = 52 giây.

Vận tốc của đoàn tàu là:

260 : 52 = 5 (m/giây) = 18 (km/giờ)

Chiều dài của đoàn tàu là:

5 x 8 = 40 (m).

Đáp số: 40m; 18km/giờ

Câu 3: Một người đi xe máy từ A đến B gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc. Khi đi từ A đến B mất 3,5 giờ, khi trở về mất 4 giờ. Vận tốc khi lên dốc là 25km/giờ, vận tốc khi xuống dốc gấp đôi. Tính quãng đường AB?

Đáp án

Người đó cả đi và về mất thời gian là:

3,5 + 4 = 7,5 (giờ)

Cả đi và về thì quãng đường lên dốc bằng quãng đường xuống dốc và bằng quãng đường AB

Tỉ số vận tốc khi lên dốc và xuống dốc là 1/2

Tỉ số thời gian khi lên dốc và khi xuống dốc là: 2/1

Thời gian lên dốc cả đi và về là:

(7,5 : 3) x 2 = 5 (giờ)

Đoạn đường AB dài là:

25 x 5 = 125 (km)

Đáp số: 125 km

Câu 4: Một người đi bộ từ A đến B rồi lại quay trở về A. Lúc đi với vận tốc 6km/giờ nhưng lúc về đi ngược gió nên chỉ đi với vận tốc 4km/giờ. Hãy tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của người âý.

Đáp án

Đổi 1 giờ = 60 phút

1km dường lúc đi hết: 60 : 6 = 10 (phút) 1 km đường về hết: 60 : 4 = 15 (phút)

Người âý đi 2km (trong đó có 1km đi và 1km về) hết: 10 + 15 = 25 (phút)

Người ấy đi và về trên đoạn đường 1km hết: 25 : 2=12,5(phút)

Vận tốc trung bình cả đi và về là: 60 : 12,5 = 4,8 (km/giờ)

Câu 5: Một ô tô đi trên quãng đường AB dài 168km. Nữa quãng đường đầu với vận tốc 40km/giờ. Nữa quãng đường sau vời vận tốc 60km/giờ. Tính vận tốc trung bình khi ô tô đi trên quãng đường đó?

Đáp án

Nửa quãng đường đầu ô tô đi mất thời gian:

(168 : 2) : 40 = 2,1 (giờ)

Nữa quãng đường sau ô tô đi hết thời gian là:

(168 : 2) : 60 = 1,4 (giờ)

Vận tốc trung bình của ô tô là:

168 : (2,1 + 1,4) = 48 (km/giờ)

Đáp số: 48km/giờ

Câu 6: Bây giờ là 7 giờ. Hỏi sau ít nhất bao lâu kim phút lại trùng lên kim giờ?

Phân tích bài toán: Kim phút và kim giờ chuyển động vòng tròn nên đây là dạng toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau có khoảng cách ban đầu là 712 vòng đồng hồ và hiệu vận tốc là 1112 vòng đồng hồ (do cứ mỗi giờ kim phút đi được 1 vòng đồng hồ còn kim giờ chỉ đi được 112 vòng đồng hồ nên trong một giờ kim phút đi nhanh hơn kim giờ là: 1 – 112 = 1112 vòng đồng hồ.)

Đáp án

Trong một giờ kim phút đi được 1 vòng đồng hồ thì kim giờ sẽ đi được 112 vòng đồng hồ. Vậy hiệu vân tốc giữa kim phút và kim giờ là:

1 - 112 = 1112 (vòng đồng hồ/giờ)

Lúc 7 giờ kim giờ cách kim phút 712 vòng đồng hồ.

Khoảng thời gian ngắn nhất để kim phút lại trùng với kim giờ là:

712 : 1112 = 711 (giờ)

Đáp số: 711 giờ

Xem thêm bài tập trắc nghiệm và tự luận Toán lớp 5 chọn lọc, hay khác:

Bài tập Bảng đơn vị đo thời gian lớp 5 có đáp án

Bài tập Cộng, trừ số đo thời gian lớp 5 có đáp án

Bài tập Nhân, chia số đo thời gian lớp 5 có đáp án

1 3523 lượt xem
Tải về