Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu (2024) chi tiết nhất

Với Công thức tính diện tích mặt cầu chi tiết nhất Toán lớp 12 Hình học chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng nhớ toàn bộ Công thức tính diện tích mặt cầu chi tiết nhất biết cách làm bài tập Toán 12. Mời các bạn đón xem:

1 1,089 23/09/2024
Tải về


Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu chi tiết nhất

I. Lý thuyết mặt cầu

1. Mặt cầu là gì?

Tập hợp các điểm trong không gian cách điểm O cố định một khoảng không đổi r (r > 0) được gọi là một mặt cầu tâm O bán kính r.

Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu (2024) chi tiết nhất (ảnh 1)

Kí hiệu: S(O;R) = {M|OM = R}

* Cho mặt cầu S (O; r) và điểm A trong không gian.

- Nếu OA = r thì điểm A nằm trên mặt cầu

- Nếu OA < r thì điểm A nằm trong mặt cầu.

- Nếu OA > r thì điểm A nằm ngoài mặt cầu.

2. Tính chất của mặt cầu

Nếu điểm A ngoài mặt cầu S(O;r) thì:

- Qua A có vô số tiếp tuyến với mặt cầu.

- Độ dài các đoạn thẳng nối A với các tiếp điểm đều bằng nhau.

- Tập hợp các tiếp điểm là một đường tròn nằm trên mặt cầu.

Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu (2024) chi tiết nhất (ảnh 1)

3. Vị trí tương đối của mặt cầu với đường thẳng

Cho mặt cầu (S) tâm O, bán kính R và đường thẳng d, gọi H là hình chiếu của O trên d.

+ Nếu OH<R thì (S) cắt d tại 2 điểm phân biệt.

+ Nếu OH=R thì (S) cắt d tại một điểm duy nhất H. (d là tiếp tuyến với mặt cầu, H là tiếp điểm)

+ Nếu OH>R thì (S)d không có điểm chung.

Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu (2024) chi tiết nhất (ảnh 1)

4. Vị trí tương đối của mặt cầu với mặt phẳng

Cho mặt cầu (S) tâm O, bán kính R và mặt phẳng (P), gọi H là hình chiếu của O trên (P).

+ Nếu OH<R thì (S) cắt (P) theo đường tròn tâm H và bán kình r=R2OH2.

+ Nếu OH=R thì (S) tiếp xúc (P) tại tiếp điểm H.

+ Nếu OH>R thì (S)(P) không có điểm chung.

Đặc biệt: Nếu OH=0(OH) thì đường tròn giao tuyến của (P)(S) được gọi là đường tròn lớn, (P) được gọi là mặt phẳng kính.

Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu (2024) chi tiết nhất (ảnh 1)

5. Tiếp tuyến với mặt cầu

Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu (2024) chi tiết nhất (ảnh 1)

- Qua một điểm nằm trong mặt cầu không vẽ được tiếp tuyến nào với mặt cầu.

- Qua một điểm nằm trên mặt cầu vẽ được vô số tiếp tuyến với mặt cầu tại điểm đó. Tập hợp các tiếp tuyến chính là mặt phẳng tiếp diện của mặt cầu.

- Qua một điểm nằm ngoài mặt cầu vẽ được vô số tiếp tuyến với mặt cầu. Tập hợp các tiếp điểm với mặt cầu là đường tròn nằm trên mặt cầu.

II. Công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích khối cầu

1. Công thức tính diện tích mặt cầu

- Cho mặt cầu (S) có bán kính r.

Khi đó diện tích mặt cầu S=4πr2

- Chú ý: Diện tích S của mặt cầu bán kính r bằng bốn lần diện tích hình tròn lớn của mặt cầu đó.

2. Công thức tính thể tích khối cầu

Khối cầu bán kính r có thể tích là V = 43.π.R3

3. Một số ví dụ

VD. Tính diện tích mặt cầu (S) và thể tính khối cầu (V) có bán kính là 3.

Lời giải:

Diện tích mặt cầu là S=4.π.32=36π

Thể tích khối cầu là V = 43.π.33=36π

III. Các dạng bài về mặt cầu và cách giải

Dạng 1. Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình lăng trụ đứng

Ta xác định tâm O và O' của hai đáy

Tâm của mặt cầu ngoại tiếp lăng trụ lúc này chính là trung điểm của OO'

R = IA = OA2+ OI2

Chú ý: Hình lăng trụ nội tiếp trong một mặt cầu khi nó là hình lăng trụ đứng và có đáy đa giác nội tiếp.

Mặt cầu ngoại tiếp hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có:

- Tâm là trung điểm AC'

- Bán kính R = AC'2 = a2+b2+c22

Khi ABCD.A'B'C'D là hình lập phương: R = a32

Dạng 2. Mặt cầu ngoại tiếp hình chóp

Để xác định tâm của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp, chúng ta thực hiện theo các bước sau:

- Tìm tâm O của mặt đáy

+ Trong tam giác đều: Giao điểm của 3 đường trung tuyến

+ Hình vuông và hình chữ nhật: Giao điểm 2 đường chéo

+ Tam giác vuông: Trung điểm của cạnh huyền

- Dựng một trục d là đường thẳng đi qua O và vuông góc với đáy (d song song với chiều cao hình chóp)

- Ta sẽ xác định mặt phẳng trung trực (P) của một cạnh bên

- Giao điểm của mặt phẳng (P) và d là tâm của mặt cầu ngoại tiếp

IV. Bài tập vận dụng

Bài 1. Cho mặt cầu (S) tâm O có diện tích là S=100π. Một mặt phẳng (P) cắt (S) theo giao tuyến là đường tròn có chu vi là 8π. Tính khoảng cách từ O tới (P).

Lời giải:

Diện tích mặt cầu (S) là: S=4πr2=100πr=5

Bán kính của đường tròn thiết diện là r'=8π2π=4

Suy ra :

dO;(P)=r2r'2=5242=3

Bài 2. Cho hình lăng trụ đều ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh bằng a. Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình lăng trụ đã cho.

Lời giải:

Công thức tính diện tích mặt cầu chi tiết nhất - Toán lớp 12 (ảnh 1)

Gọi I và I’ lần lượt là trọng tâm của hai đáy lăng trụ. Suy ra I và I’ đồng thời cũng là tâm của 2 đường tròn ngoại tiếp các tam giác đáy.

Do ABC.A’B’C’ là lăng trụ đều nên II’ chính là trục của lăng trụ

Do đó tâm O của mặt cầu ngoại tiếp nằm trên II’.

Kẻ đường trung trực d của AA’. Dễ thấy d cắt II’ tại trung điểm của II’

Vậy O là trung điểm của II’ OI=a2

Ta có :

AI=a33OA=OI2+AI2=a23+a24=a216

Do đó diện tích mặt cầu :

S=4π.a2162=7a2π3

Bài 3. Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a. Đường cao SO=a2

Xác định tâm, bán kính và tính diện tích mặt cầu nội tiếp hình chóp S.ABCD.

Lời giải:

Công thức tính diện tích mặt cầu chi tiết nhất - Toán lớp 12 (ảnh 1)

Gọi O là tâm hình vuông ABCD.

Gọi I là tâm mặt cầu nội tiếp hình chóp S.ABCD ISO

Do I là tâm mặt cầu nội tiếp nên dI,ABCD=dI,SCD=r tức là MI là phân giác của SMO^

Theo tính chất đường phân giác ta có tỉ số:

ISIO=SMOMIS+IOIO=SM+OMOMSOIO=SM+OMOM

Ta có:

OM=a2SM=SO2+OM2=2a2+a24=3a2

Suy ra:

SOIO=3a2+a2a2=4IO=a24

Vậy mặt cầu nội tiếp hình chóp là mặt cầu I;a24

Diện tích mặt cầu là:

S=4π.a242=πa22

1 1,089 23/09/2024
Tải về