Cho tam giác ABC nhọn AB < AC. Các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC

Vietjack.me giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Toán có đáp án được biên soạn bám sát chương trình học giúp bạn ôn luyện và bổ sung kiến thức môn Toán tốt hơn. Mời các bạn đón xem:

1 1,221 03/04/2024


15000 câu hỏi ôn tập Toán (Phần 105)

Đề bài. Cho tam giác ABC nhọn AB < AC. Các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC. Kẻ Bx, Cy lần lượt vuông góc với AB, AC chúng cắt nhau tại K.

1. Chứng minh tứ giác BHCK là hình bình hành và H, M, K thẳng hàng

2. Gọi I là điểm đối xứng với H qua BC. Chứng minh tứ giác BIKC là hình thang cân

3. Gọi G là giao điểm của BK và HI, tam giác ABC phải có thêm điều kiện gì để tứ giác GHCK là hình thang cân.

Lời giải:

1) Ta có: BH vuông góc với AC

CK vuông góc với AC

BH // CK

Chứng minh tương tự ta có: CH // BK

Xét tứ giác BHCK có: BH // CK; CH//BK

Tứ giác BHCK là hình bình hành

Có M là trung điểm của BC M là trung điểm của HK

M, H, K thẳng hàng

2. Gọi HI cắt BC tại J

Xét tam giác HIK có: J là trung điểm của HI; M là trung điểm của HK

JM là đường trung bình trong tam giác HIK

IK // MJ hay IK // BC

Xét tam giác BHJ và tam giác BIJ có;

HJ = JI

BJH^=BJI^=90

BJ chung

∆BHJ = ∆BIJ (c.g.c)

HBJ^=IBJ^

HBJ^=BCK^(do BH//CK)

Xét tứ giác BIKC có: KI // BC

IBC^=KCB^

Tứ giác BIKC là hình thang cân

3. Xét tứ giác GHCK có: GK//HC (do BK // HC)

Tứ giác GHCK là hình thang

Để GHCK là hình thang cân GHC^=KCH^(1)

GHC^+HCB^=90

KCH^+HCA^=90

(1) HCB^=HCA^CH là phân giác của góc ACB^

Xét tam giác ABC có : CH là phân giác của góc ACB^

CH là đường cao trong tam giác ABC

Tam giác ABC cân tại C

Vậy tứ giác GHCK là hình thang cân

Tam giác ABC cân tại C

1 1,221 03/04/2024


Xem thêm các chương trình khác: