Quy tắc hợp lực song song cùng chiều và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất

Với tài liệu về Quy tắc hợp lực song song cùng chiều và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Vật lí hơn.

1 372 24/01/2024


Quy tắc hợp lực song song cùng chiều và cách giải các dạng bài tập chi tiết nhất

I. Lý thuyết

1. Khái niệm

- Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.

- Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

2. Công thức

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn quan trọng

F=F1+F2F1F2=d2d1 (chia trong)

Trong đó:

d1: khoảng cách từ giá của lực F1 đến giá của hợp lực F

d2: khoảng cách từ giá của lực F2 đến giá của hợp lực F

3. Kiến thức mở rộng

- Quy tắc trên vẫn đúng cho cả trường hợp thanh AB không vuông góc với hai lực thành phầnF1,F2

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn quan trọng

- Từ công thức trên, ta có thể tính:

+ Độ lớn của lực F1: F1=F-F2F1=F2.d2d1

+ Độ lớn của lực F2: F2=F-F1F2=F1.d1d2

+ Khoảng cách từ giá của lực F1 đến giá của hợp lực F:

d1=F2.d2F1

+ Khoảng cách từ giá của lực F2đến giá của hợp lực F:

d2=F1.d1F2

- Nếu muốn tìm hợp lực của nhiều lực song song cùng chiềuF1,F2,F3,....,Fn thì ta tìm hợp lựcR1=F1+F2;rồi lại tìm hợp lực R2=R1+F3;và cứ tiếp tục như thế cho đến lực cuối cùngFn .

Hợp lực tìm được sẽ là một lực song song cùng chiều với các lực thành phần, có độ lớn: F = F1 + F2 +...+ Fn

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn quan trọng

- Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song:

+Ba lực đó phải có giá đồng phẳng.

+ Lực ở trong phải ngược chiều với hai lực ở ngoài.

+ Hợp lực của hai lực ở ngoài phải cân bằng với lực ở trong.

* Biểu thức: F1+F2=-F3

* Độ lớn của lực F3 bằng độ lớn của hợp lực F1+F2, tức là: F3 = F1+ F2

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn quan trọng

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20 N và F2 = 10 N như hình vẽ, giá của hai lực thành phần cách nhau 30 cm. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá của hợp lực đến giá của là bao nhiêu?

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn quan trọng

Lời giải

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn quan trọng

Gọi d1 là khoảng cách từ giá của lực F1 đến giá của hợp lực F , d2 là khoảng cách từ giá của lực F2 đến giá của hợp lực F .

Áp dụng công thức hợp lực của hai lực song song cùng chiều:

F = F1 + F2 = 20 + 10 = 30N

F1d1 = F2d2 ⇒ 2d1 = d2

Vì giá của hai lực thành phần cách nhau 30 cm nên:

d1 + d2 = 30 (2)

Từ (1) và (2) ⇒ d1 = 10 cm

Bài 2: Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20N và F2, hợp lực của chúng có độ lớn F = 50N và giá của hợp lực F cách giá của F1 một đoạn 30cm. Độ lớn của lực F2 và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá F2 là bao nhiêu?

Lời giải

Trọn bộ Công thức Vật Lí lớp 10 Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn quan trọng

Áp dụng công thức tính độ lớn của hợp lực hai lực song song cùng chiều:

F = F1 + F2 ⇔50 = 20 + F2 ⇔ F2 = 30N

Gọi d1 là khoảng cách từ giá của lựcF2 đến giá của hợp lựcF , d2 là khoảng cách từ giá của lực F2 đến giá của hợp lực F . Ta có:

F1F2=d2d1d2d1=2030=23d2=20cm

Vậy độ lớn của lực là 30 N và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá là 20cm

Bài 3: Hai lực F1,F2 song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là 15 N và 20 N. Độ lớn của hợp lực F có giá trị là bao nhiêu?

A. 30 N.

B. 35 N.

C. 40 N.

D. 45 N.

Lời giải

Đáp án đúng là B

Hai lực song song cùng chiều nên hợp lực F=F1+F2=15+20=35N

Bài 4: Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 600 N và một thúng ngô nặng 400 N. Đòn gánh dài 2 m. Hỏi vai người này phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.

A. Vai người chịu tác dụng của lực 500 N; vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 120 cm.

B. Vai người chịu tác dụng của lực 1000 N; vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 120 cm.

C. Vai người chịu tác dụng của lực 500 N; vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 80 cm.

D. Vai người chịu tác dụng của lực 1000 N; vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 80 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là D

Bài tập về tổng hợp hai lực song song. Ngẫu lực lớp 10 (cách giải + bài tập)

Trọng lượng của thúng gạo là: P1=600N

Trọng lượng của thúng ngô là: P2=400N

Vai người chịu tác dụng của một lực là: P=P1+P2=600+400=1000N

Ta có: P1P2=OO2OO1=600400=32=>3.OO12.OO2=01

Lại có: OO1+OO2=200cm2

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 3.OO1-2.OO2=0OO1+OO2=200OO1=80 cmOO2=120 cm

Vậy vai người gánh một lực là P = 1000N, điểm đặt của vai cách đầu treo thúng gạo một khoảng là 80 cm.

1 372 24/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: