Công thức tính con lắc đơn và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Với tài liệu về Công thức tính con lắc đơn và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Vật lí hơn.
Con lắc đơn
I) Khái niệm:
- Con lắc đơn gồm một vật nhỏ khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể, có chiều dài l
II) Phương trình dao động:
* Xét một con lắc đơn: vật có khối lượng, sợi dây có chiều dài l, không dãn.
- Chọn trục tọa độ như hình vẽ, gốc tọa độ ở VTCB ( vị trí dây treo thẳng đứng). khi đó vị trí của vật được xác định bởi li độ cong (dài) s và li độ góc α. Với s = α.l
- Các lực tác dụng lên vật: trọng lực P→, lực căng dây T→.
- Theo Định luật II Niu-tơn ta có: P→ + T→ = ma→ (1)
- Chiếu (1) lên phương chuyển động ta có:
- Psinα = ma
→ Dao động của con lắc đơn nói chung không dao động điều hòa
Xét: TH góc α nhỏ thì sinα ≈ α (rad) khi đó ta có pt:
⇔ a = s" = -(g/l)s ( phương trình vi phân cấp 2)
Nghiệm của phương trình trên có dạng: s = S0cos(ωt + φ) hay: α = α0 cos(ωt + φ) (với S0 = α0l
Với
S0, α0,φ∶ được xác định từ điều kiện ban đầu của bài toán.
III) Năng lượng trong con lắc đơn:
Thế năng trọng trường của con lắc đơn:
Wt = mgh = mgl(1 - cosα)
Cơ năng của con lắc:
W = Wđ + Wt = Wtmax = mgl(1 - cosα0)
Động năng của con lắc đơn:
Wđ = W - Wt = mgl(cosα - cosα0) = (mv2)/2
→ Vận tốc của vật:
IV) Lực trong con lắc đơn:
- Trong con lắc đơn: thành phần Psinα đóng vai trò là lực kéo về.
Chiếu (1) lên phương sợi dây ta có:(do vật chuyển động tròn)
→ Lực căng dây
2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Một con lắc đơn có chiều dài l = 16 cm. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 9° rồi thả nhẹ. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Chọn gốc thời gian lúc thả vật, chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động ban đầu của vật. Viết phương trình dao động theo li độ góc tính ra rad.
A. α = 0,157cos(2,5π + π) rad
B. α = 0,314cos(2,5π + π/2) rad
C. α = 0,314cos(5π - π/2) rad
D. α = 0,157cos(5π + π) rad
Lời giải:
Ta có:
Chọn A
Câu 2. Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T = 2 s. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Viết phương trình dao động của con lắc theo li độ dài. Biết rằng tại thời điểm ban đầu vật có li độ góc α = 0,05 rad và vận tốc v = - 15,7 cm/s
A. s = 5√2cos(2πt - π/4) cm
B. s = 5cos(πt + 3π/4) cm
C. s = 5cos(2πt - π/4) cm
D. s = 5√2cos(πt + π/4) cm
Lời giải:
Ta có:
Chọn D
Câu 3. Một con lắc đơn treo một vật nặng có khối lượng 100 g, chiều dài dây treo là 1 m, treo tại nơi có g = 9,86 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng góc α0 rồi thả không vận tốc đầu. Biết con lắc dao động điều hòa với năng lượng W = 8.10-4 J. Lập phương trình dao động điều hòa của con lắc, chọn gốc thời gian lức vật nặng có li độ cực đại dương. Lấy π2 = 10
A. s = 2cosπt cm
B. s = 4cos(πt + π) cm
C. s = 4cosπt cm
D. s = 2cos(πt + π/3) cm
Lời giải:
Phương trình dao động: s = S0cos(ωt + φ)
Tần số góc ω = √(g/l) = √(9,86) = π rad
Từ W = (mω2S02)/2 suy ra biên độ dao động S0
Tìm φ : t = 0, s = S0 ⇒ cosφ = 1 ⇒ φ = 0. Vậy s = 4cosπt cm. Chọn C.
Câu 4. Một con lắc đơn dài l = 20 cm treo tại một điểm có định. Kéo con lắc khỏi phương thẳng đứng một góc bằn 0,1 rad về phía bên phải rồi chuyền cho một vận tốc 14 cm/s theo phương vuông góc với dây về phía vi trí cân bằng. Coi con lắc dao động điều hòa, viết phương trình dao động đối với li độ dài của con lắc. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng từ vị trí cân bằng sang phía bên phải, gốc thời gian là lúc con lắc đi qua vị trí cân bằng lần thứ nhất. Cho gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2
A. s = 2cos(7t + π/3) cm
B. s = 2cos(7t + π/2) cm
C. s = 2√2cos(7t + π/2) cm
D. s = 2√3cos(7t - π/2 cm
Lời giải:
Phương trình dao động: s = S0cos(ωt + φ)
Tần số góc:
Từ
Với s = αl, v = 14 cm/s ⇒ S0 = 2√2 cm.
Tại thời điểm t = 0 lúc con lắc qua vị trí cân bằng lần thứ nhất nên s = 0, v < 0:
Vậy phương trình dao động của con lắc là: s = 2√2cos(7t + π/2) cm. Chọn C
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)