Công thức tính nhiệt hóa hơi và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Với tài liệu về Công thức tính nhiệt hóa hơi và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Vật lí hơn
Công thức tính nhiệt hóa hơi và cách giải các dạng bài tập chi tiết nhất
I. Lý thuyết
1. Khái niệm
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự hóa hơi.
- Nhiệt hóa hơi riêng là nhiệt lượng cần truyền cho một đơn vị khối lượng chất lỏng để nó chuyển thành hơi ở một nhiệt độ xác định.
- Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 1 kg chất đó ở nhiệt độ sôi.
2. Công thức
Q = Lm
Trong đó:
L là nhiệt hóa hơi riêng (J/kg)
m là khối lượng phần chất lỏng đã biến thành hơi (kg).
Q là nhiệt lượng chất lỏng nhận được trong quá trình hóa hơi (J)
3. Kiến thức mở rộng
- Từ công thức trên, ta có thể tính:
+ Nhiệt hóa hơi riêng:
+ Khối lượng phần chất lỏng đã biến thành hơi:
- Bảng nhiệt hóa hơi riêng của một số chất lỏng ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn:
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
+ Trong quá trình sôi, nhiệt độ của khối lỏng không đổi.
- Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi.
Nhiệt độ sôi ts của một số chất lỏng ở áp suất chuẩn.
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng còn phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng:
+ Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao.
+ Áp suất chất khí càng nhỏ, nhiệt độ sôi càng thấp.
Nhiệt độ sôi ts của nước phụ thuộc áp suất.
- Bảng nhiệt hóa hơi của một số chất ở nhiệt độ sôi:
- Công thức tính nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc chất lỏng thu vào hay tỏa ra khi nhiệt độ thay đổi:
Q = mc.∆t
Trong đó:
Q là nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra (J)
m là khối lượng chất (kg)
c là nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K)
∆t là độ biến thiên nhiệt độ (oC hoặc K)
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25 0C chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.
Lời giải
Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10 kg nước ở 25 0C tăng lên 1000C là:
Q1 = mc.∆t = 3135 kJ
Nhiệt lượng cần cung cấp để 10kg nước ở 1000C chuyển thành hơi nước ở 1000C là:
Q2 = L.m = 23000 kJ
Vậy, nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 250C chuyển thành hơi nước ở 1000C là:
Q = Q1 + Q2 = 26135 kJ
Bài 2:Lượng nước sôi có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300 g. Đun nước tới nhiệt độ sôi, dưới áp suất khí quyển bằng 1 atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để có m’ = 100 g nước hóa thành hơi là bao nhiêu?
Lời giải
Nhiệt lượng cần thiết để có m’ = 100 g nước hóa thành hơi là:
Q = Lm’ = 2,3.106.0,1 = 230.103 J = 230 kJ.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)