Công thức định luật vạn vật hấp dẫn và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất

Với tài liệu về Công thức định luật vạn vật hấp dẫn và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Vật lí hơn.

1 361 23/01/2024


Công thức định luật vạn vật hấp dẫn và cách giải các dạng bài tập chi tiết nhất

I. Lý thuyết

1. Khái niệm

- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.

- Định luật vạn vật hấp dẫn: lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Hệ thức áp dụng được cho các vật thông thường trong hai trường hợp:

+ Khoảng cách giữa hai vật rất lớn so với kích thước của chúng;

+ Các vật đồng chất và có dạng hình cầu. Khi ấy r là khoảng cách giữa hai tâm và lực hấp dẫn nằm trên đường nối hai tâm và đặt vào hai tâm đó.

2. Công thức

Fhd=Gm1m2r2(1)

Trong đó:

+ m1, m2 là khối lượng 2 chất điểm (kg).

+ r là khoảng cách giữa chúng (m).

+ hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 (Nm2/kg2).

Công thức định luật vạn vật hấp dẫn

3. Kiến thức mở rộng

Công thức định luật vạn vật hấp dẫn

- Theo Niu – tơn thì trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó. Độ lớn của trọng lực (tức trọng lượng) bằng:

P=GM.m(R+h)2 (1)

Trong đó:

+ m là khối lượng của vật (kg)

+ M và R là khối lượng và bán kính của Trái Đất

+ h là độ cao của vật so với mặt đất (m)

Từ (1), ta tính được:

+ Gia tốc trọng trường độ cao h: g=GM(R+h)2

+ Gia tốc trọng trường ở gần mặt đất: (h << R):

g=GMR2

- Khối lượng Trái Đất thường lấy M = 6.1024 kg

- Bán kính Trái Đất thường lấy R = 64.105 m

Công thức định luật vạn vật hấp dẫn

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là:

A. 2F. B. 16F. C. 8F. D. 4F.

Lời giải

Ban đầu, ta có:

m1=m2=m=DV1=D43πr13r1=r2Fhd=Gm2r2=F

Giả sử ta thay m2 → m2

Ta có: r′2 = 2r2 = 2r1

+ Khối lượng của

m2'=DV2'=D43πr2'3=D43π2r13=8D43πr13=8m

+ Áp dụng biểu thức tính lực hấp dẫn, ta có:

Fhd'=Gm1m2'r2=Gm.8mr2=8F

Đáp án: C

Bài 2: Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là 9,809m/s2 và 9,810m/s2. Coi Trái Đất là đồng chất và chân núi cách tâm Trái Đất 6370km. Chiều cao ngọn núi này là:

A. 324,7 m.

B. 640 m.

C. 649,4 m.

D. 325 m.

Lời giải

Gọi h là chiều cao của ngọn núi, g và gh lần lượt là gia tốc rơi tự do tại chân núi và đỉnh núi, ta có:

+ g=GMR2=9,810 m/s2(1)+ gh=GM(R+h)2=9,809 m/s2 (2)

Lấy (1)(2) ta được:

ggh=R+hR2 h= Rggh-1=63709,8109,809-1

≈ 0,3247km = 324,7m

Đáp án: A

Bài 3: Hai quả cầu bằng chì, mỗi quả có khối lượng 45 kg, bán kính 10 cm. Lực hấp dẫn giữa chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu ?

A. 3,38. 10-4 N B. 3,38. 10-5 N C. 3,38. 10-6 N D. 3,38. 10-7 N

Lời giải:

Fhdmax=GM1M2rmin2=6,67.10-11.(45)2(20.10-2)2=3,38.10-6N

Bài 4: Mặt trăng có khối lượng 7,5.1022 kg. Trái Đất có khối lượng 6.1024kg. Khoảng cách giữa các tâm của chúng là 384000 km. Lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:

A. 1020 N B. 1022 N C. 2.1022 N D. 2.1020 N

Lời giải:

Fhd=GM1M2r2=6,67.10-11.(7,5.1022.7.1024)2(384.106)2=2.1020N

Câu 5: Hai vật có kích thước nhỏ X và Y cách nhau 1 khoảng d (m) thì X hấp dẫn Y với một lực 16 N. Nếu khoảng cách giữa X và Y bị thay đổi thành 2d thì Y sẽ hấp dẫn X với một lực bằng:

A. 1 N B. 4 N C. 8 N D. 16 N

Lời giải:

Fhd1=GM1M2d2=16NFhd2=GM1M2(2d)2Fhd1Fhd2=4Fhd2=4N

Câu 6: Hai quả cầu đồng chất đặt cách nhau một khoảng nào đó. Nếu bào mòn sao cho bán kính mỗi quả cầu giảm đi một nửa mà giữ nguyên khoảng cách thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ giảm đi:

A. 4 lần B. 8 lần C. 16 lần D. 64 lần

Lời giải:

Lực hấp dẫn ban đầu:

Fhd1=GM1M2r2

Ta có: m = D.V ( trong đó, D là khối lượng riêng của chất làm nên vật, V là thể tích của vật)

Mà thể tích hình cầu: V = 43πr3

Nên bán kính giảm 2 lần thì thể tích giảm 23 = 8 lần, suy ra khối lượng 2 quả cầu lúc sau giảm 8 lần so với khối lượng ban đầu

Lực hấp dẫn lúc sau:

Fhd2=GM18.M28r2Fhd1Fhd2=64 ln

Câu 7: Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45 N, khi lực hút là 5N thì vật ở độ cao h bằng:

A. 2R B. 9R C. 2R3 D. R9

Lời giải:

Fhd1=GM1M2R2=45NFhd2=GM1M2(h+R)2=5NFhd1Fhd2=(h+R)2R2=9h=2R

1 361 23/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: