Công thức tính độ ẩm tuyệt đối và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất

Với tài liệu về Công thức tính độ ẩm tuyệt đối và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất bao gồm: lý thuyết và bài tập cũng như những định nghĩa, tính chất, các dạng bài sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt môn Vật lí hơn

1 574 29/01/2024


Công thức tính độ ẩm tuyệt đối và cách giải các dạng bài tập chi tiết nhất

I. Lý thuyết

1. Khái niệm

Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) có trong 1 m3 không khí.

2. Công thức

a = fA

Trong đó

a: độ ẩm tuyệt đối (g/m3)

A: độ ẩm cực đại của không khí ở cùng nhiệt độ (g/m3)

f: độ ẩm tương đối (%)

3. Kiến thức mở rộng

- Từ công thức trên ta có thể tính:

+ Độ ẩm tỉ đối f của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.

f=aA.100%

+ Độ ẩm cực đại A của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước bão hòa chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy:

A=af

- Trong không khí luôn có hơi nước, vì nước trên mặt Trái Đất hóa hơi. Lượng hơi nước trong không khí thay đổi theo vị trí, theo thời gian.

- Độ ẩm tuyệt đối sẽ thay đổi tùy thuộc vào áp suất của không khí thay đổi.

+ Vì khi áp suất không khí tăng lên là do nhiệt độ không khí tăng và khi nhiệt độ không khí tăng làm tăng lượng bốc hơi của nước lên để tạo thành hơi nước, nên độ ẩm tuyệt đối thay đổi.

- Áp suất của không khí được tạo nên từ áp suất của các khí khác nhau có trong không khí. Áp suất của riêng mỗi chất khí có trong không khí được gọi là áp suất riêng phần của khí đó.

+ Hơi nước trong không khí cũng được coi là một khí thành phần của không khí. Vì vậy, độ ẩm tuyệt đối còn được biểu thị bằng áp suất riêng phần của hơi nước trong không khí.

appbh.A

Trong đó:

p là áp suất riêng phần của hơi nước (mmHg)

pbh: áp suất của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng 1 nhiệt độ (mmHg)

- Khối lượng hơi nước có trong phòng:

m = a.V = f.A.V

Trong đó: a là độ ẩm tuyệt đối (g/m3)

V là thể tích của phòng (m3).

f là độ ẩm tương đối (%)

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Phòng có thể tích 40cm3. không khí trong phòng có độ ẩm tỉ đối 40%. Muốn tăng độ ẩm lên 60% thì phải làm bay hơi bao nhiêu nước? biết nhiệt độ là 20°C và khối lượng hơi nước bão hòa là Dbh = 17,3 g/m3.

Lời giải:

- Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong phòng lúc đầu và lúc sau:

+ a1 = f1.A = f1.Dbh = 6,92 g/m3.

+ a2 = f2.A = f2.Dbh = 10,38 g/m3

- Lượng nước cần thiết là: m = (a2 – a1). V = ( 10,38 – 6,92).40 = 138,4g.

Câu 2: Không khí ở 25°C có độ ẩm tương đối là 70% . khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là:

A. 23g. B. 7g C. 17,5g. D. 16,1g.

Lời giải:

Độ ẩm cực đại ở 25°C : A = 23 g/m3; Độ ẩm tương đối : f = 70% = 0,7

Độ ẩm tuyệt đối : a = f. A = 0,7. 23 = 16,1 g/m3.

Câu 3: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 30°C, có điểm sương là 20°C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:

A. 30,3g/m3 B. 17,3g/m3 C. 23,8g/m3 D. Một giá trị khác .

Lời giải:

Chọn B

Câu 4: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 30°C, có điểm sương là 20°C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:

A. 30,3g/m3 B. 17,3g/m3 C. 23,8g/m3 D. Một giá trị khác .

Lời giải:

Chọn B

1 574 29/01/2024


Xem thêm các chương trình khác: