Công thức tính động lượng và cách giải các dạng bài tập (2024) chi tiết nhất
Động lượng
1. Động lượng
a) Xung lượng của lực
Khi một lực F→ không đổi tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Δt thì tích F→.Δt được định nghĩa là xung lượng của lực F→ trong khoảng thời gian Δt ấy.
b) Động lượng
* Tác dụng của xung lượng của lực
Theo định luật II Newton ta có:
* Động lượng
Động lượng p→ của một vật là một vectơ cùng hướng với vận tốc và được xác định bởi công thức: p→ = m.v→
Đơn vị động lượng là kg.m/s hoặc N.s
* Mối liên hệ giữa động lượng và xung lượng của lực
Ta có: p2→ - p1→ = F→.Δt hay Δp→ = F→.Δt
Độ biến thiên động lượng của một vật trong khoảng thời gian Δt bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
Ý nghĩa: Khi lực đủ mạnh tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian hữu hạn sẽ làm động lượng của vật biến thiên.
2. Định luật bảo toàn động lượng
a) Hệ cô lập (hệ kín)
- Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.
- Trong hệ cô lập chỉ có nội lực tương tác giữa các vật trong hệ trực đối nhau từng đôi một.
b) Định luật bảo toàn động lượng của hệ cô lập
- Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng được bảo toàn
p1→ + p2→ + ... + pn→ = không đổi
- Biểu thức của định luật ứng với hệ cô lập gồm hai vật m1 và m2
p1→ + p2→ = const hay m1v1→ + m2v2→ = m1v1→' + m2v2→'
m1v1→ và m2v2→ là động lượng của vật 1 và vật 2 trước tương tác.
m1v1→' và m2v2→' là động lượng của vật 1 và vật 2 sau tương tác.
c) Va chạm mềm
Xét một vật khối lượng m1 chuyển động trên mặt phẳng ngang với vận tốc v1→ đến va chạm vào một vật có khối lượng m2 đang đứng yên. Sau va chạm hai vật nhập làm một và cùng chuyển động với vận tốc v→.
Theo định luật bảo toàn động lượng ta có:
Va chạm của hai vật như vậy là va chạm mềm
d) Chuyển động bằng phản lực
Trong một hệ kín đứng yên, nếu có một phần của hệ chuyển động theo một hướng thì phần còn lại của hệ phải chuyển động theo hướng ngược lại. Chuyển động theo nguyên tắc như trên được gọi là chuyển động bằng phản lực.
Ví dụ: Sự giật lùi của súng khi bắn, chuyển động của máy bay phản lực, tên lửa...
Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Vật 500 g chuyển động với vận tốc 4 m/s không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang thì va chạm vào vật thứ hai có khối lượng 300 g đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính làm một. Tìm vận tốc của hai vật sau va chạm.
Hướng dẫn giải
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:
Ví dụ 2: Vật m1 chuyển động với vận tốc 6 m/s đến va chạm với vật m2 chuyển động ngược chiều với vận tốc 2 m/s. Sau va chạm hai vật bật ngược trở lại với vận tốc 4 m/s. Tính khối lượng của hai vật biết m1 + m2 = 1,5kg.
Hướng dẫn giải
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật m1
(1)
m1 + m2 = 1,5kg (2)
Từ (1) và (2)
Bài tập bổ sung
Bài 1: Một quả bóng 600 g đang bay theo phương ngang với vận tốc 25 m/s thì tới đập vào tường thẳng đứng và bật ngược trở lại theo đúng phương cũ với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính động lượng của quả bóng trước và sau khi đập vào tường?
A. 10 kg.m/s và -10 kg.m/s.
B. 15 kg.m/s và -15 kg.m/s.
C. 18 kg.m/s và -18 kg.m/s.
D. 20 kg.m/s và - 20 kg.m/s.
Bài 2: Một vật có khối lượng 3 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,4 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2
A. 9 kg.m/s.
B. 10 kg.m/s.
C. 11 kg.m/s.
D. 12 kg.m/s.
Bài 3: Một vật 0,6 kg chuyển động với vận tốc 5 m/s không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang thì va chạm vào vật thứ hai có khối lượng 200 g đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính làm một. Tìm vận tốc của hai vật sau va chạm?
A. 3 m/s.
B. 3,75 m/s.
C. 4 m/s.
D. 4,75 m/s.
Bài 4: Một xe ô tô có khối lượng m1 = 5 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 4m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 250kg. Tính vận tốc của các xe? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 3,2 m/s.
B. 3,4 m/s.
C. 3,6 m/s.
D. 3,8 m/s.
Bài 5: Hai vật có khối lượng 2 kg và 5 kg chuyển động với các vận tốc lần lượt là 5 m/s và 6 m/s. Tìm tổng động lượng của hệ biết vuông góc với nhau? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 32 kg.m/s.
B. 44 kg.m/s.
C. 56 kg.m/s.
D. 68 kg.m/s.
Bài 6: Một vật có khối lượng 4 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,8 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10m/s2
A. 22 kg.m/s.
B. 32 kg.m/s.
C. 42 kg.m/s.
D. 52 kg.m/s.
Bài 7: Một tên lửa có khối lượng M = 6 tấn đang chuyển động với vận tốc v = 120 m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí m0 = 0,8 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phục là v1 = 500m/s. Sau khi phụt khí vận tốc tên lửa có giá trị là: (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 167 m/s.
B. 177 m/s.
C. 187 m/s.
D. 197 m/s.
Bài 8: Một quả bóng có khối lượng m = 500 g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc của bóng trước va chạm là + 6 m/s. Độ biến thiên động lượng của bóng là:
A. 3 kg.m/s.
B. -3 kg.m/s.
C. 6 kg.m/s.
D. -6 kg.m/s.
Bài 9: Định luật bảo toàn động lượng phát biểu:
A. Động lượng là đại lượng bảo toàn.
B. Động lượng của một hệ cô lập là đại lượng bảo toàn.
C. Động lượng của một hệ cô lập có độ lớn không đổi.
D. Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn.
Bài 10: Hai vật có khối lượng 8 kg và 12 kg chuyển động với các vận tốc lần lượt là 10 m/s và 2 m/s. Tìm tổng động lượng của hệ biết cùng hướng, ngược chiều với nhau? (Chọn đáp án gần đúng nhất).
A. 32 kg.m/s.
B. 44 kg.m/s.
C. 56 kg.m/s.
D. 68 kg.m/s.
Bài tập bổ sung
Bài 1: Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Quả II có khối lượng gấp 3 lần quả 1. Khi buông tay quả bóng I lăn được 3,6 m thì dừng. Hỏi quá bóng II lăn được quãng đường bao nhiêu, biết hệ số ma sát lăn đối với 2 quả bóng là như nhau.
Bài 2: Một xe ôtô có khối lượng m1 = 6 tấn chuyển động thẳng với vận tốc v1 = 3m/s, đến tông và dính vào một xe gắn máy đang đứng yên có khối lượng m2 = 200kg. Tính vận tốc của các xe.
Bài 3: Một khẩu súng đại bác nằm ngang khối lượng ms = 2 000 kg, bắn một viên đạn khối lượng md = 5 kg. Vận tốc viên đạn ra khỏi nòng súng là 600 m/s. Tìm vận tốc của súng sau khi bắn.
Bài 4: Một viên đạn khối lượng 1 kg đang bay theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với vận tốc 500√2 m/s. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu?
Bài 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Vật rơi tự do không phải hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
C. Hệ gồm: "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác (Mặt trời, các hành tinh...).
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
Bài 6: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó:
A. Tỉ lệ thuận với xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
B. Bằng xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
C. Luôn nhỏ hơn xung lượng của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
D. Luôn là một hằng số.
Bài 7: Định luật bảo toàn động lượng phát biểu:
A. Động lượng của một hệ là đại lượng bảo toàn.
B. Động lượng của một hệ cô lập có độ lớn không đổi.
C. Động lượng của một hệ cô là đại lượng bảo toàn.
D. Động lượng là đại lượng bảo toàn.
Bài 8: Khi nói về động lượng của một vật phát biểu đúng là:
A. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương.
B. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm.
C. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc.
D. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc.
Bài 9: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:
A. Ném một cục đất sét vào tường.
B. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông.
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác.
D. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.
Bài 10: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s2
Các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 10 khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)