Giáo án Tính chất kết hợp của phép nhân mới nhất - Toán lớp 4

Với Giáo án Tính chất kết hợp của phép nhân mới nhất Toán lớp 4 được biên soạn bám sát sách Toán lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 845 06/09/2022
Tải về


Giáo án Toán lớp 4 Tính chất kết hợp của phép nhân

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.

- Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK + Bảng phụ kẻ sẵn bảng số (SGK / 60).

HS: - SGK + vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiên tính giá trị của biểu thức:

a) 63 100 : 10

b) 960 1000 : 100

- Nhận xét, đánh giá HS.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.

a) 63 100 : 10 = 6300 : 10

= 630

b) 960 1000 : 100 = 960 000 : 100

= 96 000

1p

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài.

- Lắng nghe

12p

2. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân:

* So sánh giá trị của các biểu thức

- GV ghi biểu thức:(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)

- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức, rồi so sánh giá trị của hai biểu thức này với nhau.

* Giới thiệu tính chất kết hợp.

- Treo lên bảng bảng số.

- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) .

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức

(a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5 ?

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức

(a x b) x c với giá trị của biểu thức a x (b x c) khi a = 5, b = 2, c = 3 ?

? Hãy so sánh giá trị của biểu thức

(a x b) x c với giá trị của biểu thức

a x (b x c) khi a = 4, b = 6, c = 2 ?

? Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (b x c) ?

- Ta có thể viết: (a x b) x c = a x (b x c).

? Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất kết hợp của phép nhân lên bảng.

- HS theo dõi.

- HS tính và so sánh:

(2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24

Và 2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24

Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)

- HS đọc bảng số.

- 3 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng.

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 60.

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 30.

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 48.

- Giá trị của biểu thức (a x b) x c luôn bằng giá trị của biểu thức a x (b x c).

- HS đọc: (a x b) x c = a x (b x c).

- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.

18p

3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: Tính bằng hai cách (theo mẫu):

- Viết lên bảng biểu thức: 2 x 5 x 4

? Biểu thức có dạng là tích của mấy số ?

? Có những cách nào để tính giá trị của biểu thức ?

- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo hai cách.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài bạn.

- Nhận xét, chốt bài.

? Em vận dụng theo tính chất nào để làm bài tập 1?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS đọc biểu thức.

- Có dạng là tích có ba số.

- Có hai cách:

+ Lấy tích của số thứ nhất và số thứ hai nhân với số thứ ba.

+ Lấy số thứ nhất nhân với tích của số thứ hai và số thứ ba.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở.

+ Cách 1: 4 x 5 x 3 = (4 x 5) x 3 = 60

+ Cách 2: 4 x 5 x 3 = 4 x ( 5 x 3) = 60

- Nối tiếp nhau đọc bài làm.

- Nhận xét bài bạn.

- Vận dụng theo tính chất kết hợp của phép tính nhân.

Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Viết lên bảng biểu thức: 13 x 5 x 2

- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách.

? Theo em, trong hai cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, Vì sao ?

- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.

- Gọi HS đọc bài.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.

- Nhận xét, chốt bài.

? Để tính được giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất ta làm thế nào?

- 1 HS nêu yêu cầu.

- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.

- HS đọc biểu thức.

- 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện theo một cách:

13 x 5 x 2 = (13 x 5) x 2 = 65 x 2 = 130

13 x 5 x 2 =13 x (5 x 2) = 13 x 10 = 130

- Trong hai cách trên cách thứ hai thuận tiện hơn vì khi tính theo cách này ở các bước nhân thứ hai chúng ta thực hiện nhân với 10, kết quả chính bằng tích của lần nhân thứ nhất thêm một chữ số 0 vào bên phải.

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a) 13 x 5 x 2 = 13 x ( 5 x 2) = 130

5 x 2 x 34 = ( 5 x 2) x 34 = 340 ...

- Nối tiếp nhau đọc bài làm.

- Ta áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân vào thực hiện tính.

Bài 3: Gọi HS đọc đề bài toán.

? Bài toán cho ta biết những gì ?

? Bài toán hỏi gì ?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài.

- Nhận xét, chữa bài bảng lớp

- Nhận xét, chốt cách trình bày bài toán có lời văn cho HS.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

- Có 8 phòng học, mỗi phòng học có 15 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 2 HS.

- Hỏi có tất cả bao nhiêu HS đang ngồi học?

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở.

Bài giải

Số bộ bàn ghế có tất cả là:

15 8 = 120 (bộ)

Số học sinh có tất cả là:

2 120 = 240 (học sinh)

Đáp số: 240 học sinh.

4p

C. Củng cố- dặn dò:

- Gọi HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân

- Nhân xét tiết học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.

- 2 HS nhắc lại

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Bài tập Tính chất kết hợp của phép nhân:

Bài 1.

Tính rồi so sánh giá trị của 2 biểu thức

(3×2)×2 và 3×(2×2).

Bài 2.

So sánh giá trị của hai biểu thức ?×? và ?×? trong bảng sau:

a b c (a x b) x c a x (b x c)
3 4 5 (3 x 4) x 5 = 60 3 x (4 x 5) = 60
5 2 3 (5 x 2) x 3 = 30 5 x (2 x 3) = 30
4 6 2 (4 x 6) x 2 = 48 4 x (6 x 2) = 48

Bài 3.

Tính nhanh:

(9×4)×25

Bài 4.

Tính bằng hai cách (theo mẫu):

a) 4 x 5 x 3

3 x 5 x 6

b) 5 x 2 x 7

3 x 4 x 5

Bài 5.

Tính bằng cách thuận tiện nhất: 

a) 13 x 5 x 2

5 x 2 x 34

b) 2 x 26 x 5

5 x 9 x 3 x 2

Nhân trước các thừa số có tích tròn chục

Bài 6.

Có 8 phòng học, mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế có 2 học sinh đang ngồi học. Hỏi tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?

Bài 7.

Điền vào chỗ chấm : (9 x 8) x 6=6 x (9 x …)

Bài 8.

Tìm y, biết: 46 x ? x 75=75 x (46 x 8)

C. 2
D. 8

Bài 9.

Tìm số bị chia biết rằng thương bằng tích của 50 và 10, số chia bằng 5 .Vậy số bị chia cần tìm là:

Bài 10.

Có 15 phòng học, mỗi phòng có 20 bộ bàn ghế, mỗi bộ bàn ghế có 4 học sinh đang ngồi học. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?

B. 1200
D. 1840

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:

Giáo án Nhân với số có tận cùng là chữ số 0

Giáo án Đề -xi-mét vuông

Giáo án Mét vuông trang 64

Giáo án Nhân một số tự nhiên với một tổng

Giáo án Nhân một số với một hiệu

1 845 06/09/2022
Tải về