Giáo án Nhân một số tự nhiên với một tổng mới nhất - Toán lớp 4
Với Giáo án Nhân một số tự nhiên với một tổng mới nhất Toán lớp 4 được biên soạn bám sát sách Toán lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Toán lớp 4 Nhân một số tự nhiên với một tổng
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Áp dụng nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + Vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hiện: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 1m2 = ...cm2 15m2 = ...cm2 10000cm2 =...m 10dm22cm2 =...cm2 - Nhận xét, đánh giá HS... |
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn. - Lắng nghe. |
||||||||||||||||||||
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: |
|||||||||||||||||||||
5p |
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: - Viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Yêu cầu HS tính giá trị 2 biểu thức trên ? Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau ? - Vậy ta có: 4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5 |
- 1 HS đọc biểu thức. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp. 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 - Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau, đều bằng 32. |
||||||||||||||||||||
7p |
3. Quy tắc nhân một số với một tổng - Nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. ? Biểu thức trên có dạng là gì?. - Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng: 4 x 3 + 4 x 5 ? Em có nhận xét gì về biểu thức này? ? Khi thực hiện nhân một số với một tổng , chúng ta có thể làm thế nào ? - Gọi số đó là a, tổng là (b + c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó. - Biểu thức có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác ? - Ta có: - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng. |
- HS chú ý lắng nghe. - Biểu thức có dạng: tích của một số nhân với một tổng. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - Biểu thức này có: Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng. Tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng. - Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quảvới nhau . - a x (b + c) - a x b + a x c - HS viết và đọc lại công thức. - Nêu: Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả với nhau. |
||||||||||||||||||||
18p |
4. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu: - Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng. ? Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chữa bài bảng lớp. ? Nếu a = 4 , b = 5 , c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau? ? Như vậy giá trị của 2 biểu thức luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số ? |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS đọc, lớp theo dõi. - a x ( b + c) và a x b + a x c - 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở.
- Hai biểu thức bằng nhau và cùng bằng 28. - Hai biểu thức luôn bằng nhau với mỗi bộ số a, b, c. |
||||||||||||||||||||
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ? Để tính giá trị biểu thức theo 2 cách em làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm vào bảng phụ. C1: 36 x (15 + 5) = 36 x 20 = 720 C2: 36 x (15 + 5) = 36 x 15 + 36 x 5 540 + 180 = 720 - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chữa bài bảng lớp ? Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn ? - GV viết lên bảng biểu thức: 38 x 6 + 38 x 4 - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. ? Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, vì sao ? - Nhận xét, chốt bài: ? Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Em vận dụng theo tính chất nhân một số với một tổng để thực hiện. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở C1: 207 x (21 + 9) = 207 x 30 = 6210 C2: 207 x (21 + 9) = 207 x 21 + 207 x 9 = 4347 + 1863 = 6210 - 2 HS đọc bài - Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép nhân có thể nhẩm được. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm nháp - Cách 2 thuận tiện hơn vì khi đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng, ta tính tổng dễ dàng hơn, ở bước thực hiện phép nhân có thể nhân nhẩm. - 1 HS nêu. |
|||||||||||||||||||||
Bài 3: Tính và so sánh... - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài. ? Giá trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau? ? Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào? ? Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào? ? Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất ? ? Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào ? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. - Bằng nhau. - Có dạng một tổng nhân với một số. - Là tổng của 2 tích. - Các tích trong biểu thức thứ hai là tích của từng số hạng trong tổng của biểu thức thứ nhất với số thứ ba của biểu thức này. - Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng kết quả lại với nhau. |
|||||||||||||||||||||
Bài 4: Áp dụng tính chất... - Yêu cầu cá nhân HS làm bài. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét chốt cách phân tích số đưa về dạng nhân một số với một tổng... |
- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để làm bài. 26 x 11 = 26 x (10 + 1) = 26 x 10 + 26 x 1 = 260 + 26 = 520 |
|||||||||||||||||||||
4p |
C. Củng cố- Dặn dò: ? Nêu tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Nhân một số với một hiệu. |
- 2 HS nhắc lại |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Bài tập Nhân một số tự nhiên với một tổng:
Bài 1.
a) Tính :
235 × (30 + 5) = …………………………
= …………………………
= …………………………
5327 × (80 + 6) = …………………………
= …………………………
= …………………………
b) Tính (theo mẫu) :
Mẫu : 237 × 21 = 237 × (20 + 1)
= 237 × 20 + 237 × 1
= 4740 + 237
= 4977
4367 × 31 = …………………………
= …………………………
= …………………………
= …………………………
Bài 2.
Một trại chăn nuôi có 860 con vịt và 540 con gà.
Mỗi ngày một con vịt hoặc một con gà ăn hết 80g thức ăn.
Hỏi trại chăn nuôi đó phải chuẩn bị bao nhiêu ki-lô-gam thức ăn để đủ cho số gà vịt đó ăn trong một ngày? (giải bằng hai cách)
Bài 3.
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 248m, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính chu vi khu đất đó
Bài 4.
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
4 × (3 + 5 ) và 4 × 3 + 4 × 5
Bài 5.
Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống:
a |
b |
c |
a × (b +c) |
a × b + a × c |
4 |
5 |
2 |
4 × (5 + 2) = 28 |
4 × 5 + 4 × 2 = 28 |
3 |
4 |
5 |
||
6 |
2 |
3 |
Bài 6.
a) Tính bằng hai cách
36 × (7 + 3); 207 × (2 + 6).
b) Tính bằng hai cách (theo mẫu):
Mẫu: 38 × 6 + 38 × 4 = ?
Bài 7.
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
(3 + 5) × 4 và 3 × 4 + 5 × 4.
Từ kết quả so sánh, nêu cách nhân một tổng với một số.
Bài 8.
Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính (theo mẫu):
Mẫu: 36 × 11 = 36 × (10 + 1)
= 36 × 10 + 36 × 1
= 360 + 36 = 396.
a) 26 × 11
35 × 101
b) 213 × 11
123 × 101
Bài 9.
Thực hiện phép tính
a) 213 x (60 + 15) =
b) 26 x (127 + 3) =
c) 415 x (45 + 15)
d) 2019 x (12 + 100)
Bài 10.
Tính
a) 342 x 32 =
b) 515 x 41 =
c) 720 x 21 =
d) 2019 x 11 =
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:
Giáo án Nhân một số với một hiệu
Xem thêm các chương trình khác:
- Bài tập Tiếng Anh lớp 4 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 4 | Giải bài tập Tiếng Anh 4 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 4
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 | Soạn Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 (sách mới)
- Tập làm văn lớp 4 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Việt lớp 4 Văn mẫu lớp 4
- Giải VBT Tiếng Việt lớp 4