Giáo án Luyện tập trang 104 mới nhất - Toán lớp 4

Với Giáo án Luyện tập trang 104 mới nhất mới nhất Toán lớp 4 được biên soạn bám sát sách Toán lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 514 lượt xem
Tải về


Giáo án Toán lớp 4 Luyện tập trang 104

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.

- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - SGK + Bảng phụ.

HS: - SGK + vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng tính diện tích của hình bình hành ABCD với độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm.

? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?

- Nhận xét, đánh giá ý thức học bài của HS.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

- Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo.

1p

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

- Lắng nghe

7p

Bài 1: Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.

- Yêu cầu HS quan sát kĩ các hình để làm bài.

- Gọi HS báo cáo kết quả làm bài.

- Nhận xét, tuyên dương HS làm bài tốt.

? Những hình nào có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau?

? Có bạn nói hình chữ nhật cũng là hình bình hành. Theo em, bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài cá nhân vào vở.

- 3 HS báo cáo kết quả, lớp nhận xét bổ sung:

+ Trong hình chữ nhật ABCD có: AB đối diện với DC; AD đối diện với BC;

+ Trong hình bình hành EGHK có: EG đối diện với KH; EK đối diện với GH;

+ Trong hình tứ giác MNPQ có: MN đối diện với QP; MQ đối diện với NP;

- Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành MNPQ có các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

- Bạn ấy nói đúng, vì hình chữ nhật cũng có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

7p

Bài 2: Viết vào ô trống (theo mẫu):

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài.

? Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm như thế nào ?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS làm vào bảng phụ, lớp làm vào vở.

Đáy

7 cm

14 dm

23 m

Chiều cao

16 cm

13 dm

16 m

Diện tích

112 (cm2)

182 (dm2)

368 (m2)

- 3 HS nối tiếp đọc từng phần của bài.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo.

8p

Bài 3: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b...

- Giảng: Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

P = (a + b) x 2

(a, b cùng đơn vị đo). Yêu cầu HS áp dụng công thức trên để tính diện tích hình bình hành, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chốt bài.

? Nêu cách tính chu vi của hình chữ nhật và hình bình hành?

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Chú ý lắng nghe, nhắc lại cách tính chu vi hình bình hành và tự làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

a, P = (8 + 3 ) x 2 = 22 (cm)

b, P = (10 + 5) x 2 = 30 (dm)

- 2 HS đọc bài làm.

- Nhận xét bài trên bảng phụ.

- 1 HS nêu, lớp theo dõi.

8p

Bài 4: Gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS tóm tắt bài, nêu cách giải.

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo vở kiểm tra bài cho nhau.

- Gọi HS đọc bài bạn, nhận xét.

- Nhận xét, chốt cách tính diện tích hình bình hành.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS tóm tắt bài, nêu cách giải.

Tóm tắt:

Mảnh đất trồng hoa HBH

Độ dài đáy: 40 dm

Chiều cao: 25 dm

S: ... dm2?

- Làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.

Đáp số: 1000dm2

- 3 HS đọc bài bạn, nhận xét.

4p

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu cách tính chu vi, diện tích hình bình hành ?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Phân số.

- 2 học sinh trả lời

IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

V. Bài tập Luyện tập trang 104:

Bài 1.

Hãy nêu tên các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.

Giải bài tập trang 104, 105 SGK Toán 4

Bài 2.

Viết vào ô trống theo mẫu:

Độ dài đáy

7cm

14cm

23cm

Chiều cao

16cm

13cm

16cm

Diện tích hình bình hành

7 × 16 = 112 (cm2)

 

 

 

Bài 3.

Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b

Giải bài tập trang 104, 105 SGK Toán 4

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:

P = (a+ b) × 2 (a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết:

a) a = 8cm; b = 3cm

b) a = 10dm; b = 5dm

Bài 4.

Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của miếng đất đó?

Bài 5.

Tính diện tích hình bình hành sau:

Bài 6.

Hãy tính chiều cao của hình bình hành biết diện tích của hình bình hành là 13950cm2, đáy bằng 90cm.

Bài 7.

Độ dài AH trong hình vẽ dưới đây là:

Bài 8.

Một hình bình hành có tổng độ dài đáy và chiều cao bằng 158cm, đáy lớn hơn chiều cao 12cm. Tính diện tích hình bình hành đó.

Bài 9.

Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 30m, chiều cao 35m. Tính diện tích mảnh đất đó.

Bài 10.

Hình chữ nhật và hình vuông đều là hình bình hành đặc biệt.

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:

Giáo án Phân số

Giáo án Phân số và phép chia số tự nhiên

Giáo án Phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)

Giáo án Luyện tập trang 110

Giáo án Phân số bằng nhau

1 514 lượt xem
Tải về