Giáo án Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) trang 161 mới nhất - Toán lớp 4

Với Giáo án Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) trang 161 mới nhất Toán lớp 4 được biên soạn bám sát sách Toán lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 499 lượt xem
Tải về


Giáo án Toán lớp 4 Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) trang 161

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- Thêm yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - SGK + Bảng phụ.

HS: - SGK + vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

5p

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS lên bảng thực hiện : Điền <; >; = ?

a) 27105…7985

b) 72600…726 x 100

- Nhận xét, đánh giá HS.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp nhận xét bài bạn.

1p

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Lắng nghe

30p

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?

? Số nào chia hết cho 2? Số nào chia hết cho 5?

? Số nào chia hết cho 3? Số nào chia hết cho 9?

? Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5?

? Trong những số trên, số nào chia hết cho cả 2 và 5?

? Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3? Vì sao?

? Số nào không chia hết cho cả 2 và 9? Vì sao?

- Nhận xét, chốt các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Những số chẵn thì chia hết cho 2, những số lẻ thì không chia hết cho 2.

+ Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

+ Những số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho.

+ Những số có tổng các chữ số chia hết cho9 thì chia hét cho 9.

- Số chia hết cho 2 là: 7362, 2640, 4136; Số chia hết cho 5 là: 605, 2640.

- Số chia hết cho 3 là: 7362, 2640, 20601; Số chia hết cho 9 là: 7362, 20601

- Những số có tận cùng là 0 thì chia hết cho cả 2 và 5.

- Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 2640

- Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là: 605 , vì số có tận cùng là 5 chia hết cho 5 nhưng tổng các chữ số không chia hết cho 3 nên không chia hết cho 3.

- Số không chia hết cho 2 và 9 là: 605, 1207, vì số này là số lẻ không chia hết cho 2 và tổng các chữ số không chia hết cho 9 nên không chia hết cho 9.

Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tâp.

? Để viết được số thích hợp vào chỗ trống ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS làm bài vào bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng phụ.

- Nhận xét, chữa bài.

? Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5?

? Những số như thế nào thì chia hết cho cả 5 và 3?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Ta dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 để lựa chọn số thích hợp viết vào ô trống.

- 2 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

a. 252; 552; 852

b. 108; 198

c, 920;

d. 255

- 2 HS nêu.

Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

? Số x phải tìm thoả mãn điều kiện gì?

- Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm bài vào bảng phụ.

? x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy?

? Vậy x là số nào?

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- x phải thoả mãn các điều kiện:

+ Là số lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31; x là số lẻ và chia hết cho 5.

- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở.

- Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, x là số lẻ nên có tận cùng là 5.

- x = 25.

Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc và giải thích cách làm.

? Những số như thế nào chia hết cho 2 và 5?

Bài 5: (HDHS nếu còn thời gian).

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

- Làm bài cá nhân: 250; 520

- 2 HS đọc bài làm và giải thích cách làm bài.

- Những số có tận cùng là 0 thì chia hết cho 2 và 5.

4p

C. Củng cố, dặn dò:

? Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9?

- Nhận xét tiết học.Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.

- 4 HS nêu, lớp lắng nghe.

IV. Bài tập Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) trang 161

Bài 1.

Viết theo mẫu:

Đọc số Viết số Số gồm có
Hai mươi tư nghìn ba trăm linh tám 24 308 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 8 đơn vị
Một trăm sáu mươi nghìn hai trăm bảy mươi tư    
  1 237 005  
    8 triệu, 4 nghìn, 9 chục

Bài 2.

Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)

1763; 5794; 20292; 190909

Mẫu: 1763 = 1000 + 700 + 60 + 3

Bài 3.

a) Đọc các số sau và nêu rõ chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào:

67 358; 851 904; 3 205 700; 195 080 126

b) Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau:

103; 1379; 8932; 13 064; 3 265 910

Bài 4.

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau bao nhiêu đơn vị?

b) Số tự nhiên bé nhất là số nào?

c) Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?

Bài 5.

Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:

a) Ba chữ số tự nhiên liên tiếp:

67; ... ; 69

798; 799;....

... ...; 1000; 1001

b) Ba số chẵn liên tiếp:

8; 10; ...

98; ...; 102

...; 1000; 1002

c) Ba số lẻ liên tiếp:

51; 53; ...

199; ...; 203

...; 999; 1001

Bài 6.

Viết vào ô trống (theo mẫu):

Đọc số

Viết số

Số gồm có

Mười tám nghìn không trăm bảy mươi hai

18 072

1 chục nghìn, 8 nghìn, 7 chục, 2 đơn vị

Một trăm bảy mươi nghìn ba trăm chín mươi

   
 

900 871

 
   

7 triệu, 5 trăm nghìn, 1 nghìn, 8 trăm, 2 chục

Hai trăm linh tư triệu bảy trăm linh năm nghìn sáu trăm

   

Bài 7.

Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng.

Số 70 508 có thể viết thành:

A. 70000 + 500 + 50 + 8

B. 70000 + 50 + 8

C. 70000 + 500 +8

D. 7000 + 500 + 8.

Bài 8.

Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):

Trong số 18 072 645, chữ 4 ở hàng chục, lớp đơn vị.

chữ 8 ở hàng …., lớp ….

chữ 0 ở hàng ….., lớp …..

chữ 6 ở hàng ….., lớp …..

Bài 9.

Giá trị của chữ số 3 trong mỗi số ở bảng sau (theo mẫu):

Số

736

1365

51713

103679

3900270

Giá trị của chữ số 3

30

       

Bài 10.

Viết số thích hợp vào ô trống:

Giải vở bài tập Toán 4

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:

Giáo án Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên

Giáo án Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)

Giáo án Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo) trang 164

Giáo án Ôn tập về biểu đồ

Giáo án Ôn tập về phân số

1 499 lượt xem
Tải về