Giáo án Tính chất giao hoán của phép nhân mới nhất - Toán lớp 4
Với Giáo án Tính chất giao hoán của phép nhân mới nhất Toán lớp 4 được biên soạn bám sát sách Toán lớp 4 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Toán lớp 4 Tính chất giao hoán của phép nhân
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để làm tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - SGK + Bảng phụ.
HS: - SGK + vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
5p |
A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hiện tính: 341231 x 2 410536 x 3 - Nhận xét, đánh giá HS. |
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài ra nháp, nhận xét bài bạn. |
1p |
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: |
- Lắng nghe |
12p |
2. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân: * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau - Viết lên bảng biểu thức 5x7 và 7x5, sau đó yêu cầu HS tính và so sánh hai biểu thức. - Làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4... - Giảng: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân. - Treo lên bảng bảng số - Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng kẻ sẵn. ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ? ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ? ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ? ? Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a? - Ta có thể viết a x b = b x a. ? Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ? ? Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ? ? Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ? ? Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ? - Yêu cầu HS nêu lại kết luận. |
- HS nêu: 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35 Vậy 5 x 7 = 7 x 5 - HS nêu: 4 x 3 = 3 x 4 … - Lắng nghe. - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng. - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32. - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42. - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20. - Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a. - HS đọc: a x b = b x a. - Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. - Ta được tích b x a. - Không thay đổi. - Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. - 2, 3 HS nêu. |
18p |
3. Thực hành: Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống. ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết lên bảng 4 x 6 = 6 x và yêu cầu HS điền số thích hợp vào . ? Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ? - Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - Gọi HS đọc bài. - Nhận xét, chốt bài: ? Nêu tính chất giao hoán của phép nhân? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - Điền số thích hợp vào . - HS điền số 4. - Vì tích 4 x 6 = 6 x . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = nên ta điền 4 vào . - Làm bài vào vở và kiểm tra bài của bạn. - 3 HS đọc bài. - HS nêu. |
Bài 2: Tính. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chốt bài: ? Nêu cách thực hiện phép nhân với số có một chữ số? |
- 1 HS nêu yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở. - 2 HS đọc bài, lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS nêu. |
|
Bài 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. - Viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này. ? Em đã làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 ? - Yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau. - Yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức c = g và e = b. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chốt về tính chất giao hoán của phép nhân. |
- 1 HS nêu yêu cầu. - HS tìm và nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 - Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45), - HS làm bài. - HS giải thích theo cách thứ hai đã nêu trên: + Vì 3964 = 3000 + 964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964). |
|
Bài 4: Số? - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. - Yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0. - Nhận xét, chốt bài. |
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - Làm bài cá nhân. a x 1 = 1 x a = a; a x 0 = 0 x a = 0 - HS nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0. |
|
4p |
C. Củng cố - dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại công thức, quy tắc tính chất giao hoán của phép nhân. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau: Nhân với 10, 100, 1000,...Chia cho 10, 100, 1000,... |
- HS nhắc lại trước lớp |
IV. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
V. Bài tập Tính chất giao hoán của phép nhân:
Bài 1.
Viết số thích hợp vào chỗ trống
a) 125 x 6 = ...... × 125
b) 364 × 9 = ...... × 364
c) 34 × (4 + 5) = 9 × .....
d) (12 – 5) × 8 = ..... × 7
Bài 2.
Tính theo mẫu:
a) 6 × 125 = ……………
= ……………
b) 9 × 1937 = ……………
= ……………
c) 6 × 2357 = ……………
= ……………
d) 8 × 3745 = ……………
= ……………
e) 7 × 9896 = ……………
= ……………
Bài 3.
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Trong hình bên có:
A. 5 hình chữ nhật
B. 6 hình chữ nhật
C. 8 hình chữ nhật
D. 9 hình chữ nhật
Bài 4.
Với 3 họ: Nguyễn, Trần, Lê và 4 tên: Hà, Nam, Bắc, Trung có thể ghép thành bao nhiêu họ tên khác nhau?
Bài 5.
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
7 × 5 và 5 × 7.
Bài 6.
So sánh giá trị của hai biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
Bài 7.
Viết số thích hợp vào ô trống:
a)
b)
Bài 8.
Tính
a) 1357 ×5
7 × 853
b) 40263 × 7
5 × 1326
c) 23109 × 8
9 × 1427
Bài 9.
Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
a) 4 × 2145
b) (3 + 2) × 1087
c) 3964 × 6
d) (2100 + 45) × 4
e) 10287 × 5
g) (4 + 2) × (3000 + 964)
Bài 10.
Số?
a)
b)
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 hay, chi tiết khác:
Giáo án Nhân với 10, 100, 1000,...Chia cho 10, 100, 1000,...
Giáo án Tính chất kết hợp của phép nhân
Xem thêm các chương trình khác:
- Bài tập Tiếng Anh lớp 4 có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 4 | Giải bài tập Tiếng Anh 4 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 4
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 | Soạn Tiếng Việt lớp 4 Tập 1, Tập 2 (sách mới)
- Tập làm văn lớp 4 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Việt lớp 4 Văn mẫu lớp 4
- Giải VBT Tiếng Việt lớp 4