Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Xuân Quỳnh.

1 2,559 27/12/2023


Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời và sự nghiệp

Tiếng gà trưa - Ngữ văn lớp 7 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Xuân Quỳnh

- Tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

- Ngày sinh: 6 tháng 10 năm 1942 – 29 tháng 8 năm 1988

- Quê quán: xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội)

- Gia đình: Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.

- Cuộc đời:

Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà từng nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).

Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh theo học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân Quỳnh là hội viên báo Văn Nghệ từ năm 1967, là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương sau đó ly hôn. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh là biên tập viên của Nhà xuất bản Tác phẩm mới.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Xuân Quỳnh

- Tác phẩm:

Các tác phẩm chính:

  • Tơ tằm – Chồi biếc (thơ, in chung phần Chồi biếc, Nhà xuất bản Văn học, 1963), 18 bài thơ
  • Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968), 28 bài thơ
  • Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974)
  • Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978), 34 bài thơ
  • Cây trong phố – Chờ trăng (thơ, in chung phần Chờ trăng, 1981)
  • Sân ga chiều em đi (thơ, 1984)
  • Tự hát (thơ, 1984)
  • Hoa cỏ may (thơ, 1989), 18 bài thơ
  • Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)
  • Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994)
  • Không bao giờ là cuối (thơ, 2011), 21 bài thơ
  • Tiếng gà trưa (1984)

Các tác phẩm viết cho thiếu nhi

  • Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981)
  • Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982), 32 thơ + 16 văn
  • Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985)
  • Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984)
  • Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi, 1986)
  • Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995)
  • Chú gấu trong vòng đu quay (tập truyện)

Các bài thơ được phổ nhạc

  • Sóng (nhóm sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) trong năm 4/2017)
  • Thơ tình cuối mùa thu (Phan Huỳnh Điểu)
  • Thuyền và biển (Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc 12 câu cuối trong những năm 80)
  • Mẹ của anh (Trịnh Vĩnh Thành)

- Thành tựu nghệ thuật:

Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh. Những bài thơ khi hạnh phúc đắm say, lúc đau khổ, suy tư của nhà thơ luôn gần gũi vì được viết với sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ vừa làm vợ, làm mẹ. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã trở nên nổi tiếng như Thuyền và biển, Sóng (viết năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào năm 1968), Hoa cỏ may, Tự hát, Nói cùng anh,... Các bài thơ Sóng, Tiếng gà trưa, Chuyện cổ tích về loài người (Lời ru trên mặt đất, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1978) được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ nhạc rất thành công các bài thơ: Thuyền và biển (4/1963), Thơ tình cuối mùa thu của Xuân Quỳnh.

3. Vinh danh

Ngày 6 tháng 10 năm 2019, nhân dịp kỉ niệm 77 năm ngày sinh của nhà thơ Xuân Quỳnh, Google đã chính thức thay đổi ảnh đại diện logo trên trang chủ của mình thành bức hoạ cách điệu mang dáng hình nhà thơ Xuân Quỳnh cùng với hình ảnh con thuyền lướt trên sóng và đàn chim trên bầu trời. Hình ảnh này nằm trong bộ sưu tập các Doodle của Google được lập ra nhằm tôn vinh những nhân vật, sự kiện nổi tiếng và đáng nhớ có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Như vậy, sau cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và cố họa sĩ Bùi Xuân Phái vừa được Google vinh danh trên trang chủ, Xuân Quỳnh là danh nhân Việt Nam thứ 3 và là người phụ nữ Việt đầu tiên được Google vinh danh.

Tại Sài Gòn, có một con đường nội khu của một khu đô thị mang tên Xuân Quỳnh.

Tại Hà Nội, tên của bà được đặt cho một con phố ở quận Cầu Giấy, nằm trong khu đô thị Trung Yên.

4. Về các tác phẩm tiêu biểu

4.1. Tiếng gà trưa

Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

- Ngũ ngôn.

- Có nguồn gốc từ thơ ca dân gian (từ hát dặm nghệ Tĩnh và về dân gian).

- Một bài có nhiều khổ.

- Một bài khổ có 4 câu và nhiều hơn 4 câu.

- Một câu: Có 5 tiếng (có thể có ít và nhiều hơn).

- Vần linh hoạt.

- Nhịp 3/2 ; 2/3 ; 1/2/2. 3.

b. Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

d. Tóm tắt tác phẩm Tiếng gà trưa

Đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

e. Bố cục tác phẩm Tiếng gà trưa

- Phần 1 (7 câu đầu): Tiếng gà cất lên trên đường hành quân (Hiện tại).

- Phần (26 câu tiếp): Tiếng gà gọi về tuổi thơ(Quá khứ).

- Phần 3 (khổ cuối): Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu (Hiện tại - tương lai).

g. Giá trị nội dung tác phẩm Tiếng gà trưa

- Kỉ niệm tuổi thơ trong sáng

- Tình bà cháu tha thiết và nồng ấm.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tiếng gà trưa

- Thể thơ ngũ ngôn đặc sắc.

- Hình ảnh thơ gần gũi và bình dị.

4.2. Chuyện cổ tích về loài người

Chuyện cổ tích về loài người - Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Thể loại: Thơ năm chữ

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ được rút ra từ tập thơ Lời ru trên mặt đất, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, tr. 49 – 52.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự.

d. Tóm tắt tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người

Bài thơ kể về nguồn gốc loài người với nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Trẻ con là trung tâm của vũ trụ, vạn vật trên trái đất được sinh ra là vì trẻ em. Các sự vật, hiện tượng và con người (mẹ, bà, cha,…) xuất hiện để nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.

e. Bố cục tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Khổ 1: Thế giới thủa sơ khai.

+ Phần 2: Đoạn còn lại: Thế giới khi trẻ con ra đời.

g. Giá trị nội dung tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người

- Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ với sự tưởng tượng hư cấu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em.

- Bài thơ tràn đầy tình yêu thương, trìu mến đối với con người, trẻ em.

- Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ.

- Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều dành cho trẻ em, để yêu mến và giúp đỡ trẻ em.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chuyện cổ tích về loài người

- Thể thơ 5 chữ

- Cách nói ngộ nghĩnh, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo với những hình ảnh thơ kì lạ, bay bổng.

- Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ... sinh động, hấp dẫn.

- Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, cấu trúc nói ngược làm cho bài thơ có một diện mạo riêng: ý vị hóm hỉnh, vui tươi, hồn nhiên mà vẫn đầy chất thơ.

4.3. Cô Gió mất tên

Cô Gió mất tên - Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

a. Thể loại:

Truyện đồng thoại có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa, vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi xuất bản năm 2014.

c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

d. Người kể chuyện: Ngôi thứ ba.

e. Tóm tắt tác phẩm Cô gió mất tên

Câu chuyện “Cô gió mất tên” kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt. Những việc tốt mà chúng ta làm, dù có được nhìn thấy hay không thì cũng sẽ khiến cho bản thân vui vẻ nhẹ nhàng hơn và nhận được sự yêu quý từ mọi người.

g. Bố cục tác phẩm Cô gió mất tên

- Phần 1 (Từ đầu đến ...cô đã đi xa rồi): Cô Gió giúp đỡ mọi người và Đào.

- Phần 2 (Tiếp theo đến ...theo phía ánh sáng mà đi ra): Cô quên mất tên của mình.

- Phần 3 (Còn lại): Cô Gió tìm lại bản thân.

h. Giá trị nội dung tác phẩm Cô gió mất tên

Câu chuyện ngắn mang đến bài học quý giá rằng hãy cứ giúp đỡ mọi người hết mình trong khả năng của bản thân. Miễn sao sự giúp đỡ đó mang lại hạnh phúc, niềm vui cho mọi người thì ắt hẳn bản thân chúng ta cũng vui lây.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cô gió mất tên

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba khách quan, toàn diện.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật, hiện tượng sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình với các biện pháp tu từ.

4.4. Sóng

Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Sóng

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tê ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

- Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào

b. Bố cục tác phẩm Sóng

- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

- Phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

- Phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

- Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

c. Nội dung chính tác phẩm Sóng

Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ . Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son, chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

d. Tóm tắt tác phẩm Sóng

Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ được chia làm 4 phần, phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng, phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu, phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu, phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt. Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

e. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả

g. Thể thơ tác phẩm Sóng

- Tác phẩm Sóng được viết theo thể thơ: 5 chữ (ngũ ngôn)

h. Giá trị nội dung tác phẩm Sóng

- Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.

- Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

i. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Sóng

- Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp.

- Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng.

- Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi nhũng trạng thái cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu.

4.5. Thuyền và biển

Tác giả Xuân Quỳnh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Thể loại

Thuyền và biển thuộc thể loại thơ năm chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1963 và được in trong tập thơ Chồi biếc (1963). Sau này, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.

c. Phương thức biểu đạt

Văn bản Thuyền và biển có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

d. Bố cục văn bản Thuyền và biển

- Phần 1: 3 khổ đầu: tình yêu vừa mới chớm

- Phần 2: 2 khổ thơ tiếp: khi cả hai đã yêu nhau

- Phần 3: 2 khổ thơ tiếp: khi tình yêu đã trở nên sâu đậm

- Phần 4: khổ cuối: nếu cuộc tình phải chia xa

e. Giá trị nội dung

Mượn hình ảnh của tự nhiên để thể hiện nỗi niềm, khát khao được một tình yêu của nhà thơ và hứa sẽ sống hết mình với tình yêu ấy. Dù có ra sao vẫn không lìa xa nhau.

g. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các phép điệp từ.

- Thể thơ 5 chữ, đặc sắc.

- Hình ảnh gợi hình, gợi cảm.

1 2,559 27/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: