Tác giả Hoài Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Hoài Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Hoài Thanh.

1 829 21/12/2024


Tác giả Hoài Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp

Tác giả Hoài Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

1. Tiểu sử nhà văn Hoài Thanh

- Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên

- Ngày sinh: 1909-1982

- Quê quán: Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

- Gia đình: gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu

- Cuộc đời:

+ Thời còn đi học, ông từng tham gia phong trào yêu nước và từng bị thực dân Pháp bắt. Ông từng làm Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc ở Huế

+ Sau Cách mạng ông hoạt động chủ yếu trong ngành văn hóa- nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Hoài Thanh

- Các tác phẩm tiêu biểu: Văn chương và hành động, Thi nhân Việt Nam, Có một nền văn hóa Việt Nam, Nói chuyện thơ kháng chiến,....

- Ông là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Một thời đại trong thi ca

Tác giả Hoài Thanh - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Một thời đại trong thi ca

- Phần 1 (từ đầu đến đại thể): đặt vấn đề tinh thần Thơ mới.

- Phần 2 (tiếp theo đến băn khoăn riêng): sự phân biệt thơ cũ và Thơ mới; cảm xúc chủ đạo của Thơ mới.

- Phần 3 (còn lại): niềm tin, hi vọng vào sự phát triển của Thơ mới.

b. Tóm tắt tác phẩm Một thời đại trong thi ca

Văn bản được chia làm ba phần chính. Mở đầu văn bản tác giả Hoài Thanh đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới. Đối với tác giả điều này vô cùng khó khăn, trong cả việc đưa ra và so sánh các tác phẩm và đặt chúng trong bối cảnh của thời đại. Và tác giả đã giúp chúng ta nhận diện thơ mới và thơ cũ một cách khái quát nhất. Sau khi tìm được tinh thần thơ mới, tác giả đi vào cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới đó chính là cái “tôi” cá nhân. Khi cái “tôi” xuất hiện thì quá xa lạ vì họ đã quá quen thuộc với cái “ta” chung và khá rộng. Vả lại cái “tôi” xuất hiện trong bối cảnh tăm tối của đất nước, cả bầu trời của dân tộc đang bị bao phủ bởi bóng ngoại xâm. Ông cũng nói đến cái tôi xuất hiện bởi các nhà tri thức tiểu tư sản như: Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử,.. lúc bây giờ cũng đi vào bế tắc, mất niềm tin khi đứng trước bối cảnh thời đại. Và những nhà thơ mới họ tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng việt. Họ tìm vào quá khứ, vào dĩ vãng để quên đi hiện tại bi thương. Cái bi kịch ngấm ngầm được các nhà thơ gửi vào tiếng Việt để chống chọi với hiện tại, để giữ lòng tin vào ngày mai.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Một thời đại trong thi ca

- Nghị luận, biểu cảm

d. Thể loại tác phẩm Một thời đại trong thi ca

- Tác phẩm Một thời đại trong thi ca thuộc thể loại: Tiểu luận

e. Giá trị nội dung tác phẩm Một thời đại trong thi ca

- Tác phẩm đã nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần Thơ mới: Lần đầu tiên chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Một thời đại trong thi ca

- Nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo, văn phong tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc

3.2. Ý nghĩa văn chương

a. Thể loại

- Tác phẩm Ý nghĩa văn chương thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

b. Xuất xứ

- Văn bản được in trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, 1998.

c. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

d. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (từ đầu đến “lòng vị tha”): Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi.

e. Giá trị nội dung

- Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

f. Giá trị nghệ thuật

- Giàu hình ảnh độc đáo.

- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc

3.3. Xuân Diệu

Xuân Diệu - Tác giả tác phẩm (mới 2024) | Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo

a. Thể loại

- Tác phẩm Xuân Diệu thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

b. Xuất xứ

- In trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân. NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr103 – 105.

c. Hoàn cảnh sáng tác

Đang cập nhật ...

d. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

e. Ý nghĩa nhan đề

Đang cập nhật ...

f. Bố cục văn bản Xuân Diệu

- Phần 1 (Từ Bây giờ khó...hiền lành của điệu thơ): giới thiệu về cốt cách, phong nhã của thơ Xuân Diệu.

- Phần 2 (Tiếp theo đến...mới thực là Xuân Diệu): đặc điểm sáng tác của Xuân Diệu.

- Phần 3 (Phần còn lại): Ví dụ về một số câu thơ nổi bật của Xuân Diệu.

g. Tóm tắt văn bản Xuân Diệu

Văn bản đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh thơ Xuân Diệu là một cái rất riêng nhưng vẫn mang đậm nét đặc trưng của nền văn học Việt Nam ta.

h. Giá trị nội dung

- Văn bản nói về nghệ thuật sáng tác thơ của Xuân Diệu trong nền văn học thơ ca Việt Nam. Qua đó, ta thấy được Xuân Diệu là người một nhà thơ lãng mạn, yêu đời, tha thiết với cuộc sống, Xuân Diệu luôn vươn tới cái hoàn mỹ, tuyệt đích.

i. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng lí lẽ, dẫn chứng đầy thuyết phục.

1 829 21/12/2024


Xem thêm các chương trình khác: