Tác giả Nguyễn Thành Long - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Thành Long - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thành Long.

1 4,614 25/12/2023


Tác giả Nguyễn Thành Long - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Thành Long

- Một số bút danh khác như Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo

- Ngày sinh: 1925-1991

- Quê quán: sinh ra tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam

- Gia đình: con một gia đình viên chức nhỏ

- Cuộc đời:

Năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội và có viết cho báo Thanh Nghị (1943). Trước cách mạng tháng Tám, ông có tham gia sáng tác theo xu hướng lãng mạn nhưng nhìn chung tác phẩm của ông chưa để lại dấu ấn cho người đọc. Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này.

Sau 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản. Có thời gian ông còn tham gia dạy ở trường viết văn Nguyễn Du. Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991 vì bệnh ung thư đại trực tràng, trong cảnh lặng lẽ khi vợ đi công tác nước ngoài, một con đi học nước ngoài, một con nhỏ đi học.

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Thành Long

a. Tác phẩm:

Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi (tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn, bút ký), gồm các các tập:

  • Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950),
  • Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950),
  • Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952),
  • Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956),
  • Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957),
  • Tiếng gọi (truyện, 1960),
  • Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962),
  • Trong gió bão (truyện vừa, 1963),
  • Gang ra (tập bút ký, 1964),
  • Những tiếng vỗ cánh (tập truyện ngắn, 1967),
  • Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972),
  • Nửa đêm về sáng (tập truyện ngắn, 1978),
  • Lý Sơn, mùa tỏi (tập truyện ngắn, 1980),
  • Sáng mai nào, xế chiều nào (tập truyện ngắn, 1984),...

b. Phong cách sáng tác: Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.

c. Vinh danh:

Nguyễn Thành Long nhận được giải thưởng Phạm Văn Đồng do Chi hội văn nghệ liên khu V trao tặng vào năm 1953 cho tập bút ký Bát cơm Cụ Hồ (1952). Ngày 25 tháng 7 năm 2008, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Lặng lẽ Sa Pa

Tác giả Nguyễn Thành Long - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu...cô độc nhất thế gian): Anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

- Phần 2 (tiếp...có vật gì như thế): Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, bác hoạ sĩ và cô kỹ sư.

- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa ba nhân vật.

b. Tóm tắt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện kể về anh thanh niên hai mươi bảy tuổi sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng để cung cấp các số liệu thời tiết đã thu thập được. Trong một lần nọ, anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm. Anh đã kể cho họ nghe về công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của mình. Tuy công việc vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện mỗi ngày. Ông họa sĩ đã phát hiện ra nét đẹp trong phẩm chất, tâm hồn của anh nên muốn vẽ một bức chân dung. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu cho ông những người mà anh cho là xứng đáng hơn. Sau ba mươi phút trò chuyện, đến khi ra về, anh thanh niên đã tặng cho họ một làn trứng. Qua chuyến đi đó, ông họa sĩ và cô kĩ sư đã có những ấn tượng tốt đẹp anh thanh niên - một đại diện về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Phương thức biểu đạt tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là Tự sự

d. Thể loại

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa thuộc thể loại Truyện ngắn

e. Ngôi kể

Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được kể theo Ngôi thứ 3; tác giả đặt điểm nhìn vào ông họa sĩ

g. Giá trị nội dung tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

Truyện giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật chính – anh thanh niên - với những suy nghĩ sâu sắc và lòng yêu nghề nghiệp, với cách sống đẹp, trong công việc thầm lặng một mình giữa núi cao mà vẫn không cô độc, buồn tẻ. Truyện còn ca ngợi và thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc trong cái lặng lẽ của Sa Pa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa những công việc thầm lặng.Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

- Truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lý, cách kể truyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.

- Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già...) => Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện.

- Truyện có chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh và chất thơ ấy còn ở chính trong tâm hồn các nhân vật

1 4,614 25/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: