Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp

Bài viết Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp giới thiệu đến bạn đọc những nét tiêu biểu về cuộc đời cũng như những thành tựu trong suốt quá trình sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu.

1 1,235 26/12/2023


Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp

1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Đình Chiểu

- Tục gọi là Đồ Chiểu

- Ngày sinh: 1822-1888

- Quê quán: sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời:

+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi

+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến

+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất

2. Sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Đình Chiểu

- Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định...

- Quan điểm sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”

3. Về các tác phẩm tiêu biểu

3.1. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Gồm 2 phần:

- Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp

- Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

b. Nội dung chính tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đoạn trích là cảnh Lục Vân Tiên đánh dẹp bọn con đồ. Vân Tiên trên đường lên Kinh Đô dự thi, chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành. Chàng đã bẻ cây bên đường làm gậy. Xông thẳng vào những kẻ trong tay có vũ khí. Chàng đã đánh tan chúng, cứu được Kiều Nguyệt Nga và cô hầu Kim Liên.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Phương thức biểu đạt tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là Tự sự, miêu tả

d. Thể loại

Tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Qua ngôn ngữ đối thoại Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành”.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

- Từ ngữ mang tính nôm na, bình dân

- Sử dụng nhiều thành ngữ dân gian

- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và miêu tả.

3.2. Lục Vân Tiên gặp nạn

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn

Gồm 2 phần:

- Phần 1: 8 câu đầu: Tội ác của Trịnh Hâm.

- Phần 2: Các câu còn lại: Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông ngư.

b. Nội dung chính tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn

Vân Tiên đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đang trên đường trở về. Vốn có lòng đố kỵ, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội đã hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng rồi trói lại , giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ Trịnh Hâm ra tay hãm hại Lục Vân Tiên.

c. Phương thức biểu đạt tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn

Phương thức biểu đạt tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn là Tự sự, miêu tả

d. Thể loại

Tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn thuộc thể loại Truyện thơ Nôm viết theo thể thơ lục bát.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn

- Qua đoạn trích, người đọc thấy được sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa những người cao cả và những kẻ thấp hèn, đặc biệt cảm nhận được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ dành cho vẻ đẹp của những người dân lao động bình dị

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn

- Tình tiết và diễn biến hành động hợp lí, nhanh gọn

- Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc

- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.

3.3. Lẽ ghét thương

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu - Cuộc đời và sự nghiệp (ảnh 1)

a. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Lẽ ghét thương

- Đoạn thơ được trích từ câu 473 đến câu 504 trong truyện Lục Vân Tiên, được sáng tác trong những năm đầu của thế kỉ 19, khi ông bị mù về dạy học chữa bệnh cho dân ở quê nhà

b. Bố cục tác phẩm Lẽ ghét thương

- Phần 1 (6 câu đầu): Cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên

- Phần 2 (10 câu tiếp): Lời ông Quán bàn về lẽ ghét

- Phần 3 (còn lại): Lời ông Quán bàn về lẽ thương

c. Tóm tắt tác phẩm Lẽ ghét thương

Truyện Lục Vân Tiên kể về một chàng trai văn võ song toàn, trên đường đi thi đã đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga, một tiểu thư con quan. Nguyệt Nga tự nguyện xin gắn bó cùng chàng để đền đáp ơn nghĩa. Trước khi đi thi, được tin mẹ qua đời Vân Tiên phải bỏ thi về quê chịu tang. Chàng khóc thương mẹ đến mù cả mắt. Trịnh Hâm một kẻ vì ghen tài đã lừa đẩy chàng xuống sông. Chàng được vợ chồng Ngư ông cứu sống. Về đến quê chàng bị cha con Võ Thể Loan (vợ chưa cưới) trở mặt bội ước, đem bỏ chàng trong hang núi nhưng chàng được Thần, Phật giúp đỡ. Sau đómắt chàng sáng ra, thi đỗ Trạng Nguyên, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Nguyệt Nga một lòng chung thủy với Vân Tiên. Bị Thái sư bắt cống cho giặc, nàng nhảy sông tự vẫn nhưng được cứu sống. Cuối cùng Vân Tiên thắng trận trở về gặp Nguyệt Nga cả hai kết duyên vợ chồng

- Đoạn trích kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Văn Tiên cùng bạn là Vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực gian lận. ông Quán nhìn ra lẽ đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời

d. Phương thức biểu đạt tác phẩm Lẽ ghét thương

-Tự sự, biểu cảm.

e. Thể loại tác phẩm Lẽ ghét thương

- Tác phẩm Lẽ ghét thương thuộc thể loại: Truyện Nôm bác học

g. Giá trị nội dung tác phẩm Lẽ ghét thương

- Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả

h. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lẽ ghét thương

- Lời thơ mộc mạc, chân chất nhưng đậm đà cảm xúc

3.4. Chạy giặc

Tóm tắt Chạy giặc hay, ngắn gọn (5 mẫu) (ảnh 1)

a. Bố cục tác phẩm Chạy giặc

- 2 câu đề: thực dân Pháp nổ súng xâm lược

- 2 câu thực cảnh tượng tan hoang của dân chúng

- 2 câu luận: toàn cảnh sau khi chúng tới

- 2 câu kết: sự ai oán những tên quan phụ mẫu vô dụng, bất tài

b. Phương thức biểu đạt tác phẩm Chạy giặc

- Biểu cảm

c. Thể thơ tác phẩm Chạy giặc

- Tác phẩm Chạy giặc thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật

d. Tóm tắt tác phẩm Chạy giặc

Bài thơ Chạy giặc miêu tả cảnh đau thương của đất nước. Cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược. Tâm trạng của tác giả vô cùng đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan. Tác giả mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước và thái độ căm thù giặc của tác giả.

e. Giá trị nội dung tác phẩm Chạy giặc

Chạy giặc đã tái hiện chân thực cảnh quê hương khi thực dân Pháp đến tàn sát. Bài thơ còn thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết của nhà thơ. Đó là những giây phút đau thương trước cảnh nước mất nhà tan. Ông đã lên tiếng kêu gọi những người có trách nhiệm đứng lên đánh giặc cứu nước và thức tỉnh lòng yêu nước trong mỗi người dân Việt.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chạy giặc

Các biện pháp tu từ như sử dụng từ láy, phép đối; hình ảnh thơ gợi hình, gợi cảm, ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

3.5. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

- Tác phẩm được viết theo yêu cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định, để tế nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 tháng 12 năm 1861

- Ngay khi ra đời bài văn tế đã được truyền tụng khắp cả nước, làm xúc động lòng người

b. Thể loại:

- Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thuộc thể loại: Văn tế

c. Tóm tắt:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Bài văn tế tuy được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, song chính là những tình cảm chân thực của Đồ Chiểu dành cho những người đã xả thân vì nghĩa lớn.

Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là thể văn thường dùng để đọc khi tế, cúng người chết, nó có hình thức tế - tưởng. Bài văn tế thường có các phần: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (hồi tưởng công đức của người chết); Ai vãn (than tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đối với linh hồn người chết). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có kết cấu đủ bốn phần như vậy.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện “ruộng trâu ở trong làng bộ” nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạn.

d. Bố cục:

- Phần 1 - Lung khởi (Hỡi ôi ... tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân

- Phần 2 - Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công

- Phần 3 - Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ

- Phần 4 - Kết (còn lại) ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ

e. Giá trị nội dung tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Tác phẩm là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

g. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Bài văn là thành tựu xuất sắc về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và chất hiện thực, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, sinh động

h. Một số nhận định hay về tác phẩm:

1. “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này”.

(Phạm Văn Đồng)

2. “Sự gắn bó sâu xa với quần chúng là đặc điểm nổi bật trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là nhân tố chủ yếu đào tạo nên con người, sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.”

(Hoài Thanh)

1 1,235 26/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: